Thiết kế tiết dạy học theo phương pháp mới bộ môn Hoá học ở trường THCS

Cùng với sự phát triển của nền công nghệ trên toàn cầu, nhiều nhà khoa học đã không ngừng nghiên cứu, tiếp thu thành tựu mới của lí luận dạy học hiện đại để đưa nền giáo dục Việt Nam ngày một phát triển hơn,đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao của nhân dân. Việc định hướng đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) đã được thống nhất theo tư tưởng tích cực hoá hoạt động của học sinh dưới sự tổ chức hoạt động của giáo viên: Học sinh tự giác chủ động tìm tòi, phát hiện kiến thức và có ý thức vận dụng linh hoạt sáng tạo các kiến thức kỹ năng đã thu nhận được. Song trong những chuyên đề bồi dưỡng giáo viên thường xuyên tài liệu vẫn còn thiên nhiều về tìm hiểu nội dung môn học hơn là tìm hiểu những vấn đề chính của PPDH. Nên khi chuẩn bị một giờ lên lớp giáo viên không khỏi băn khoăn và khó định hướng phương pháp cụ thể cho một giờ daỵ.

Với ý thức tìm hiểu PPDH mới qua nhiều năm học đầu tư nghiên cứu, không ngừng học hỏi đồng nghiệp, tích luỹ kinh nghiệm tôi đã mạnh dạn “Thiết kế tiết dạy học theo phương pháp mới bộ môn hoá học ở trường THCS”.

 

doc10 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1417 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế tiết dạy học theo phương pháp mới bộ môn Hoá học ở trường THCS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thiết kế tiết dạy học theo phương pháp mới bộ môn hoá học ở trường THCS a. đặt vấn đề. Cùng với sự phát triển của nền công nghệ trên toàn cầu, nhiều nhà khoa học đã không ngừng nghiên cứu, tiếp thu thành tựu mới của lí luận dạy học hiện đại để đưa nền giáo dục Việt Nam ngày một phát triển hơn,đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao của nhân dân. Việc định hướng đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) đã được thống nhất theo tư tưởng tích cực hoá hoạt động của học sinh dưới sự tổ chức hoạt động của giáo viên: Học sinh tự giác chủ động tìm tòi, phát hiện kiến thức và có ý thức vận dụng linh hoạt sáng tạo các kiến thức kỹ năng đã thu nhận được. Song trong những chuyên đề bồi dưỡng giáo viên thường xuyên tài liệu vẫn còn thiên nhiều về tìm hiểu nội dung môn học hơn là tìm hiểu những vấn đề chính của PPDH. Nên khi chuẩn bị một giờ lên lớp giáo viên không khỏi băn khoăn và khó định hướng phương pháp cụ thể cho một giờ daỵ. Với ý thức tìm hiểu PPDH mới qua nhiều năm học đầu tư nghiên cứu, không ngừng học hỏi đồng nghiệp, tích luỹ kinh nghiệm tôi đã mạnh dạn “Thiết kế tiết dạy học theo phương pháp mới bộ môn hoá học ở trường THCS”. b. giải quyết vấn đề. ở chương trình hoá học phổ thông cơ sở “Bazơ” là một trong những tiết dạy mang tính lý thuyết quan trọng. Với phương pháp dạy học cũ, học sinh chỉ được tiếp thu một cách thụ động nên khi giải các loại bài tập các em kém linh hoạt, thường nhẫm lẫn giữa tính chất kiềm và bazơ không tan. Với bản thiết kế giờ dạy theo phương pháp mới sau khi học các em đã có khả năng giải cácloại bài tập liên quan có tính khoa học logic và hiệu quả hơn. Sau đây là: Thiết kế một giờ dạy hoá học 9. Bài 9. Bazơ (Tiết 16 - Chương II) i. mục tiêu. 1, Kiến thức. - Nắm vững định nghĩa Bazơ, biết cách gọi tên và phân loại bazơ - Nắm được tính chất hoá học của bazơ (chưa đề cập đến phản ứng giữa kiềm và dung dịch muối), biết nhận biết dung dịch kiềm bằng chỉ thị màu. 2, Kỹ năng. - Rèn luyện kỹ năng viết phương trình phản ứng có liên quan. - Rèn luyện các thao tác thí nghiệm và sử dụng hoá chất có thêm kĩ năng giải các bài tập sử dụng phản ứng trung hoà. 3, Thái độ, tình cảm, tư duy. - Qua thí nghiệm và nghiên cứu về bazơ tạo niềm tin yêu bộ môn hoá học từ đó yêu thích học tập bộ môn tạo hướng tìm tòi nghiên cứu hoá học ứng dụng. - Có khả năng tư duy phương pháp nhận biết, dung dịch axit và dung dịch kiềm. II. tài liệu, đồ dùng dạy học. 1, Tài liệu. - SGK hoá 9, SGV hoá 9, sách bài soạn hoá 9, sách bài tập hoá 9, các loại sach tham khảo hoá 9 (hoá căn bản, chuyên đề bồi dưỡng…) 2, Đồ dùng dạy học. - Hoá chất: Na0H rắn, nước cất, Phelnoltalein không màu, quỳ tím, dung dịch Na0H, Cu(0H)2 cho sẵn vào ống nghiệm. - Dụng cụ: ống nghiệm 10 cái, kẹp gỗ, ống pi pét, đèn cồn, thìa xúc hoá chất, giá thí nghiệm có kiềng đốt. - Bảng tính tan - Máy chiếu hắt, bản phim trong vi tính sẵn tính chất hoá học điều chế bazơ không tan và bazơ kiềm, đề và cách giải bài toán ở phần bài cũ. - Bảng grap công thức hoá học. - Phiếu học tập (theo số lượng học sinh) ra về nhà. III. bài cũ. (5’) gọi đồng thời 2 học sinh: 1, Nêu tính chất hoá học của H2S04 loãng và viết phương trình phản ứng minh hoạ. 2, Bật đèn chiếu đề bài lên bảng. Để trung hoà 400ml dung dịch H2S04 1M người ta cần dùng vừa đủ 200g dung dịch Na0H. Tính C% dung dịch Na0H đã dùng ? (Học sinh tự nguyện) Học sinh theo dõi bài làm của bạn và nhận xét. Giáo viên bổ sung cho điểm. iv. hoạt động dạy và học. a. Vài bài (1’). Ta đã biết một trong những tính chất quan trọng của axit là tác dụng bazơ à muối + nước. Vậy bazơ là hoá chất như thế nào ? Ngoài tính chất đó còn những tính chất nào nữa ? Để hiểu rõ về bazơ, tiết học hôm nay, chúng ta sẽ nghiên cứu. Giáo viên viết mục bài lên bảng. b. Hoạt động dạy và học. Nội dung - Thời lượng Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Định nghĩa. (4’) Ngoài Na0H hãy nêu 1 số CTHH của bazơ mà em biết? Xét về thành phần các CTHH đó có điểm gì giống nhau ? Viết CTHH bazơ khác ngoài Na0H Phân tích thành phần, rút ra định nghĩa. Là hợp chất mà phân tử có 1 nguyên tử kim loại liên kết với 1 hay nhiều nhóm hiđroxit (0H). VD: Na0H, Ca(0H)2, Al(0H)3 Bazơ là gì ? Bổ sung định nghĩa. Có nhận xét gì về quan hệ giữa hoá trị kim loại với số nhóm 0H. Trả lời. Công thức chung: M(0H)n Nếu kí hiệu kim loại là M hãy lập công thức chung của bazơ. Treo bảng grap giáo viên đã chuẩn bị sẵn chữ cắt và lắp thành các công thức: H20, HN03, NaCl, Cu(N03)2. Yêu cầu học sinh từ những chữ của CT trên, hãy lắp thành 2 CT bazơ Lập công thức chung bazơ. HS: Lên lắp lại những chữ của công thức trên để tạo thành 2 công thức là bazơ. (HS lắp thành: Na0H, Cu(0H)2 2, Cách gọi tên. (3’) Nghiên cứu gọi tên bazơ. Nêu nguyên tắc chung gọi tên bazơ Nghiên cứu SGK. Trả lời Tên bazơ = tên KL (thêm hoá trị nếu KL có nhiều hoá trị) + hiđroxit Nếu KL có nhiều hoá trị, gọi như thế nào để phân biệt được ? Viết 1 số CT lên bảng và cho HS gọi tên. Trả lời. HS gọi tên các CT: Mg(0H)2, K0H, Fe(0H)2, Fe(0H)3. 3, Phân loại. (4’) Lấy 2 ống nghiệm đựng H20 cho 1 ít Na0H, Cu(0H)2, vào từng ống nghiệm, khuấy. Dựa vào tính tan, em phân bazơ làm mấy loại. Quan sát, nhận xét. Phân loại Bazơ tan trong nước (kiềm) Na0H, Ba(0H)2… Bazơ không tan trong nước. VD: Cu(0H)2, Fe(0H)3… Treo bảng tính tan lên. Tìm những bazơ tan và không tan trong nước. Lấy ví dụ. Từ tính chất hoá học ta điều chế kiềm bằng cách nào ? Có thể điều chế được bazơ không tan như vậy không? Giới thiệu màu của 1 số bazơ không tan. Nghiên cứu bảng tính tan Trả lời - lấy ví dụ Trả lời Trả lời 4, Tính chất hoá học. (15’) a, Làm đổi màu chất chỉ thị. - Với quỳ tím: Dung dịch kiềm làm quỳ tím à xanh. - Phenoltalein (không màu) à hồng Ta đã biết những tính chất hoá học nào của bazơ ? Đưa cho HS 1 ống nghiệm đựng d2 Na0H và 1 mẫu quỳ tím Cho học sinh xem PP (không màu) cho 1-2 giọt dung dịch PP vào dung dịch Na0H. Nhắc lại tính chất hoá học bazơ từ những bài học trước. Cho 1 học sinh làm thí nghiệm nhúng quỳ tím vào dung dịch Na0H. Học sinh khác đều quan sát, nhận xét Quan sát, nhận xét b, Tác dụng oxit axit: Kiềm+oxit axitàM+nước Ca(0H)2+C02àCaC03+H20 P205 + 6Na0H à 2Na3P04 + 3H20. Tính chất đặc trưng của oxit axit là gì ? Viết 2 PT minh hoạ. Trả lời 1 HS lên bảng viết 2 PTPƯ minh họa. (Có thể HS lấy PƯ ở C02+ kiềmàmuối axit vẫn được) c, Tác dụng axit: Bazơ+axità Muối+nước K0H+ HClà NaCl+ H20. 2Fe(0H)3+ 3H2S04à Fe2(S04)3 + 6H20. Hãy nhắc lại phản ứng trung hoà là phản ứng như thế nào? Lấy 2 PTPƯ minh hoạ (nếu HS không lấy bazơ không tan tác dụng với axit thì GV có thể dẫn dắt thêm) Trả lời 1 HS lên bảng viết 2 PTPƯ minh họa. d, Bazơ không tan bị nhiệt phân à oxit bazơ tương ứng + nước. Cu(0H)2 à Cu0 + H20 2Fe(0H)3 à Fe203 + 3H20 Lắp ống nghiệm đựng Cu(0H)2 vào giá thí nghiệm đốt. Dùng đèn cồn hơ nóng ống nghiệm rồi đốt tập trung tại chỗ Cu(0H)2 Trên thành ống nghiệm có gì? Trong ống nghiệm chất ở dưới ống nghiệm là màu gì? Bột màu đen là Cu0 Viết phương trình phản ứng biểu diễn của thí nghiệm trên. Nung bazơ không tan tạo ra gì? Tương tự, viết PTPƯ khi nung Fe(0H)3 Quan sát màu Cu(0H)2, nhận xét Quan sát nhận xét.Trả lời. Trả lời: Những giọt nước. Trả lời Trả lời 1 HS lên bảng viết PTPƯ Trả lời Toàn bộ HS viết ở giấy nháp và 1 HS lên bảng viết phương trình phản ứng của Fe(0H)3 đ, Tác dụng muối (sẽ học sau) c, Kết luận. (5’). Giáo viên phát phiếu học tập cho học sinh và trên đèn chiếu, kẻ sẵn bảng mẫu sau: Bazơ tan (kiềm) Bazơ không tan Tính chất hoá học. Cho học sinh điền vào bảng trên và trả lời, giáo viên bổ sung vào bảng ở đèn chiếu. Bazơ tan (kiềm) Bazơ không tan Tính chất hoá học. - Làm đổi màu chất chỉ thị: Quỳ tím à xanh PP (không màu) à hồng. - Tác dụng oxit axit à M + nước hoặc muối axit VD: 2Na0H + C02à Na2C03+H20 hay Na0H + C02 à NaHC03 - Tác dụng axit à M + nước VD: K0H + HCl à KCl + H20. - Tác dụng muối à muối mới + bazơ mới (sẽ học sau). - Tác dụng axit à Muối + nước 2Fe(0H)3 + 6HCl à 2FeCl3 + 6H20 Bị nhiệt phân tích à oxit bazơ + nước Cu(0H)2 à Cu0 + H20 V/. bài tập. (6’): Phân 4 nhóm làm 4 bài tập SGK: Kẻ bảng 4 phần chia học sinh làm 4 nhóm nghiên cứu từng bài tập. Sau khi đã thảo luận ở nhóm, gọi đại diện 4 học sinh lên bảng làm. Giáo viên bổ sung bài của học sinh. Vi/. hướng dẫn học ở nhà (1’). - Đọc trước bài Na0H. - Phát phiếu học tập học sinh về nhà học bài gồm các bài tập. 1, Trong các chất sau, chất nào là kiềm, chất nào là bazơ không tan ? Gọi tên các chất đó và viết công thức oxit bazơ tương ứng. K0H; Mg(0H)2; NaHC03; Al203; Ba0H)2; Fe(0H)3. 2, Hoàn thành các phương trình phản ứng sau. a, Ca(0H)2 + S02 à e, Fe(0H)3 + H2S04 à b, Ba(0H)2 + HCl à g, Cu(0H)2 + HN03 à c, K0H + N205 à h, Zn(0H)2 à d, Na0H + H3P04 à i, Al(0H)3 à 3, Bằng phương pháp hoá học phân biệt các dung dịch. Na0H, H2S04; HCl; H20. Sau đó đến tiết 17 tôi đã ra kiểm tra 15’ với đề kiểm tra như sau: a, Gọi tên và phân loại các bazơ sau: K0H, Ba(0H)2, Cu(0H)2 2, Điền từ đúng sai vào các câu sau. a, Nhúng quỳ tím vào Cu(0H)2 quỳ tím à xanh. b, Nhúng quỳ tím vào Ca(0H)2 quỳ tím à xanh c, Cho 1 ít giọt PP (không màu) vào dung dịch K0H à hồng. 3, Hoàn thành các phương trình phản ứng sau (nếu có). a, K20 + H20 à b, Zn0 + H20 à c, Fe(0H)2 à d, Al(0H)3 + HCl à e, Ca(0H)2 + H2 S04 à g, P205 + K0H à c. kết luận. So với năm học trước chưa thực hiện đề tài cũng đề kiểm tra đó, kết quả bài kiểm tra như sau: Lớp 9A 9B 9C Năm học: 2001-2002 (chưa thực hiện đề tài) Sĩ số: 40 44 50 Điểm 9-10 1:2,5% 1 : 2,5% 3 : 6% Điểm 7-8 3 :7,5% 4 :10% 6 : 12% Điểm 5 - 6 25 :62,5% 28 :64,5% 31 : 62% Dưới 5 11 :27,5% 10 :23% 10 : 20% Năm học 2002-2003 (thực hiện theo đề tài) Sĩ số 38 42 50 Điểm 9-10 3 : 8% 5 :12% 10 : 20% Điểm 7-8 7 : 18,5% 9 :21,5% 18 : 36% Điểm 5 - 6 27: 71% 28 :67% 22 : 44% Dưới 5 1 : 2,5% 1 :2,5% 0 Qua việc sử dụng kinh nghiệm này tôi thấy chất lượng học sinh ngày một tăng lên rõ rệt. Để đạt được điều đó, người giáo viên phải tự học hỏi nâng cao trình độ, đầu tư thiết kế bài dạy chu đáo, chuẩn bị thí nghiệm (nếu có) và các dụng cụ học tập hiện đại phục vụ bài học như đèn chiếu, video giúp học sinh hấp dẫn với môn học hơn, càng ngày càng lôi cuốn học sinh thích học, thích nghiên cứu bộ môn đưa lại kết quả cao. Với kinh nghiệm bản thân về thiết kế giờ dạy theo phương pháp mới, bước đầu đã thành công và có sự khởi sắc mới. Song chắc rằng tôi sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, mong được sự góp ý của các nhà chuyên môn, bạn bè đồng nghiệp để cách thiết kế giờ dạy theo phương pháp mới này càng một hoàn thiện hơn. * ý kiến đề xuất. Để thiết kế được một giờ dạy theo phương pháp người giáo viên phải không ngừng học hỏi và đầu tư nhiều thời gian vào 1 giáo án, chuẩn bị phiếu học tập, thí nghiệm, vi tính lên bản phim trong … tức là người giáo viên phải có trách nhiệm cao trong bài soạn nên tôi đề xuất lãnh đạo các cấp, các ngành một vài ý sau: 1, Bố trí giáo viên dạy đúng chuyên môn và cùng khối lớp 2, Nên giảm số giờ dạy cho giáo viên đứng lớp (hiện nay đang 20 tiết/tuần). 3, Với bộ môn hoá học nên cấp phát một số băng hình thí nghiệm và một số dụng cụ bảo vệ như khẩu trang, găng tay… 4, Mở lớp dạy vi tính cho giáo viên. * * * * * * * * * * * Điều chế. oxit bazơ + nước à kiềm. VD: Na20 + H20 à 2Na0H oxit bazơ + axit à Muối + nước VD: Cu0 + 2HCl à CuCl2 + H20 Muối + kiềm à Bazơ không tan + muối. CuCl2 + 2Na0H à Cu(0H)2 + 2NaCl. I - Cơ sở lý luận: Để có một giờ dạy theo phương pháp mới, người giáo viên phải biết thiết kế một giáo án cụ thể gồm những phần nào và nội dung từng phần. Trong một giáo án người giáo viên phải xác định được 5 phần: mục tiêu, tài liệu và đồ dùng dạy học, bài cũ, bài mới, phụ lục. Nội dung cơ bản từng phần: I/. mục tiêu: Do yêu cầu của xã hội hiện đại, mục tiêu giáo dục phải thay đổi để đào tạo con người thích ứng với xã hội, với bản thân người học, với bộ môn hoá học ở chương trình THCS cần cung cấp cho học sinh một hệ thống kiến thức phổ thông cơ bản thiết thực đầu tiên về hoá học. Hình thành cho các em một kỹ năng phổ thông cơ bản và thói quen làm việc khoa học góp phần làm nền tảng cho việc giáo dục XHCN trong nền khoa học công nghệ hiện đại, phát triển năng lực nhận thức, năng lực hành động tạo bước cho con đường nhận thức tiến lên cao hơn và đi vào cuộc sống lao động thực tiễn. Về mục tiêu cụ thể gồm có 3 phần: 1, Kiến thức: Nắm được hệ thống kiến thức phổ thông cơ bản ban đầu của mỗi bài học đồng thời nắm được một số kiến thức cơ bản kĩ thuật tổng hợp nhiên liệu, sản phẩm, thiết bị sản xuất hoá chất và môi trường. 2, Kỹ năng: Có được một số kĩ năng phổ thông cơ bản và thói quen làm việc khoa học của hoá học là quan sát thực nghiệm, phân loại thu thập tra cứu, phân tích tổng hợp, giải thích một số vấn đề đơn giản thực tiễn, biết cách thao tác chính xác thí nghiệm và có thói quen làm việc khoa học. 3, Tình cảm, thái độ, tư duy: Có lòng yêu thích học tập bộ môn, yêu chân lí khoa học, có niềm tin về sự tồn tại và biến đổi vật chất tuyên truyền sâu rộng trong cuộc sống, có ý thức trách nhiệm và hoà hợp với môi trường. Từ đó có khả năng tư duy về vấn đề đã học để phát triển cao hơn hoặc vận dụng trong cuộc sống lao động kỹ thuật. II/. tài liệu, đồ dùng dạy học: Sử dụng, ngiên cứu tài liệu chu đáo đồng thời nghiên cứu thêm những tài liệu có liên quan để vững vàng trong khi lên lớp. Coi trọng thí nghiệm thực hành nên cần quan tâm đến đồ dùng thí nghiệm và sử dụng, phương tiện, kĩ thuật dạy học như máy chiếu, bằng hình, máy tính… để tạo hứng thú học tập tăng thêm đầu óc sáng tạo cho học sinh. iii/. bài cũ: Là những kiến thức cơ bản của những bài học trước có liên quan đến bài mới. Trong quá trình lên lớp, việc hỏi bài cũ có thể tiến hành đầu giờ hoặc được lồng ghép khi giảng bài mới. iv/. bài mới: A. Vào bài: Nêu vấn đề, tạo tình huống. Tuy rằng đây không phải là nội dung chủ yếu nhưng nó làm tiền đề để dẫn dắt có sức lôi cuốn hấp dẫn học sinh tìm tòi vấn đề được đặt ra. B. Hoạt động dạy và học: Là nội dung cốt yếu của bài. Trong phần này giáo viên nên thiết kế 4 cột, nội dung từng hoạt động của bài, trong từng hoạt động thầy làm gì, trò làm gì và thời lượng cho từng hoạt động đó. C. Kết luận: Tóm tắt lại những nội dung chính của bài bằng câu hỏi để học sinh trả lời nội dung cơ bản cần nhớ. Lúc này giáo viên có thể phát phiếu học tập các câu hỏi trắc nghiệm để biết được thông tin học sinh nắm bài chắc chắn chưa. Cũng tuỳ vào từng bài mà giáo viên có thể ra thêm bài tập định tính hay định lượng, vừa kiểm tra nội dung bài vừa giúp học sinh định hướng và có kỹ năng kỹ xảo giải bài tập. V/. phụ lục (giao nhiệm vụ về nhà): Thông tin tham khảo. Bài tập ở nhà (có thể dùng thêm phiếu học tập) Chuẩn bị cho giờ học sau. II - Cơ sở thực tiễn:

File đính kèm:

  • docThiet ke bai giang theo pp moi.doc
Giáo án liên quan