Thông tin về các dân tộc Việt Nam

Dân tộc Ba Na

Tên dân tộc: Ba Na (Tơ Lô, Krem, Roh, Con Kde, ALa Công, Krăng).

Dân số: 174.456 người (năm 1999).

Ðịa bàn cư trú: Kon Tum, Bình Ðịnh, Phú Yên.

Thiếu nữ Ba Na

Phong tục tập quán: Thờ nhiều thần linh, hôn nhân tự do, cưới xin theo nếp cổ truyền, sau khi sinh con đầu lòng mới làm nhà riêng. Ở nhà sàn, mỗi làng có một nhà công cộng (nhà rông) to, đẹp ở giữa làng.

Ngôn ngữ: Thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khmer.

Văn hoá: Nhạc cụ đa dạng: cồng, chiêng, đàn T'rưng, Klông pút, Kơni., kèn tơ nốt, arơng,. nghệ thuật chạm khắc gỗ phát triển.

Trang phục: Nam đóng khố, nữ mặc váy.

Kinh tế: Làm rẫy và chăn nuôi. Mỗi làng có lò rèn, phụ nữ dệt vải tự lo đồ mặc cho gia đình, đàn ông đan chiếu, dệt lưới, làm gùi, giỏ,. Mua bán theo chế độ đổi hàng.

 

doc47 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 25/06/2022 | Lượt xem: 239 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Thông tin về các dân tộc Việt Nam, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Liên kết : Ba Na * Bố Y * Brâu – Bru * Vân Kiều * Chăm (Chàm ) * Chơ- Ro * Churu * Chứt * Co * Cơ – Ho Cơ Lao * Cơ- Tu * Cống * Dao * Ê- đê * Giáy * Gia- Rai * Gié Triêng * Hà Nhì * Hoa ( Hán) Hrê *Kháng * Khơ- Me * Khơ-Mú * Kinh ( Việt ) * La Chí * LaHa * La Hủ * Lào * Lô Lô Lự * Mạ * Mảng * Mông ( Mèo)* Mường * Mnông * Ngái * Nùng * Ơ Ðu * Pà Thẻn * Phù Lá Pu Péo * Ra- glai * Rơ măm * Sán Chay ( Cao Lan- Sán Chỉ ) * Sán Dìu * Si La * Tày * Ta-Ôi * Thái * Thổ (4) * Xinh- Mun * Xơ – Ðăng * Xtiêng DANH MỤC Các thành phần dân tộc việt nam ( Ban hành theo quyết định số 121-TCTK/PPCÐ ngày 2 tháng 3 năm1979) (Các dân tộc được xếp theo thứ tự số lượng dân số với các chi tiết về tên gọi và Địa bàn phân bố cư trú) Mã số Tên các thành phần dân tộc Các tên gọi khác Ðịa bàn cư trú chủ yếu (*) 01 Kinh ( Việt ) Kinh Trong cả nước 02  Tày  Ngạn, Phén, Thù Lao, Pa Dí Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Tuyên, Bắc Thái, Hoàng Liên Sơn, Quảng Ninh, Hà Bắc, Lâm Ðồng. 03 Thái ( Thái trắng), Tày Ðăm (Thái Ðen), Tày Mười, Tày Thanh (Mán Thanh), Hàng Bông (Tày Mường), Pa Thay, Thổ Ðà Bắc. Thanh Hoá, Lai Châu, Hoàng Lên Sơn, Hà Sơn Bình, Lâm Ðồng 04 Hoa ( Hán) Triều Châu, Phúc Kiến, Quảng Ðông, Hải Nam, Hạ, Xạ Phạng Thành Phố Hồ Chí minh, Hà Nội, Hậu Giang, Ðồng nai, Minh Hải, Kiên Giang, Hải Phòng,Cửu Long. 05 Khơ- Me Cur, Cul, Cu, Thổ, Việt gốc Miên, Khơ-Me, Krôm Hậu Giang, Cửu Long, Kiên Giang, Minh Hải, Thành phố Hồ Chí Minh, Sông Bé, Tây Ninh 06 Mường Mol, Mual, Mọi, Bi, Ao Tá             ( Âu Tá) Hà Sơn Bình, Thanh Hoá, Vĩnh Phú, Hoàng Liên Sơn, Sơn La, Hà nam Ninh 07 Nùng Xuồng, Giàng, Nùng An, Phàn Sinh, Nùng Cháo, Nùng Lòi, Quí Rim, Khèn Lài... Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Thái, Hà Tuyên, Hà Bắc, Hoàng liên sơn, Quảng Ninh, Thành phố Hồ Chí minh, Lâm đồng. 08 HMông ( Mèo) Mẹo, Hoa, Mèo Xanh, Mèo Ðỏ, Mèo Ðen, Ná mẻo, Mán trắng. Hà Tuyên, Hoàng LiênSơn, Lai Châu, Sơn La, Cao Bằng, Lạng Sơn, Nghệ Tĩnh. 09 Dao Mán, Ðộng, Trại, Xá, Dìu, Miên, Kiềm, Miền, Quần Trắng, Dao Ðỏ, Quần Chẹt, Lô Giang, Dao Tiền, Thanh Y, Lan Tẻn, Ðại Bản, Tiểu Bản, Cóc Ngáng, Cóc Mùn, Sơn Ðầu. Hà Tuyên, Hoàng Liên Sơn, Cao bằng, Lạng Sơn, Bắc thái, Lai Châu, Sơn La, Hà sơn Bình, Vĩnh Phú, Hà Bắc, thanh Hoá, Quảng Ninh. 10 Gia- Rai Giơ -Rai, Tơ-buăn, Chơ Rai, Hơ-bau, Hđrung,Chor Gia Lai, Kôn Tum. 11 Ngái Xín, Lê, Ðản, Khánh Gia. Quảng Ninh, Cao Bằng, Lạng Sơn. 12 Ê- đê Ra- Ðê, Ðê, Kpạ, A-đham,Krung,Ktul, Ðliê Ruê, Blô, Epan, Mđhur  (2)Bih Ðắc-Lắc, Phú Khánh 13 Ba Na Gơ- lar, Tơlô, Giơ-lâng, (Y Lăng), Rơ - ngao, Krem, Rh, ConKđe, A- LaCông,Kpâưng, Công, Bơ- Nâm Gia Lai, Kôm Tum, Nghĩa Bình, Phú Khánh 14 Xơ - Ðăng Xơteng, Hđang, Tơ- đra, Mơ- Nâm, Ha-Lăng, Ca- dong, Kmrâng, ConLan, Bri- La, Tang. Gia Lai, Kômn Tum, Quảng Nam, Ðà Nẵng 15 Sán Chay ( Cao Lan- Sán Chỉ ) Cao Lan, Mán Cao Lan, Hờn Bạn, Sán Chỉ (còn gọi là Sơn Tử và không bao gồm nhóm Sán Chỉ ở Bảo Lạc và chợ Rã) Bắc Thái, Quảng Ninh, Hà Bắc, Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Tuyên. 16 Cơ - Ho Xrê, Nốp( Tu- Lốp), Cơ- don, Chil(3), Lát(lach), Trinh. Lâm Ðồng, Thuận Hải 17 Chăm (Chàm ) Chăm, Chiêm Thành, Hroi Thuận Hải, An Giang, Thành phố Hồ Chí Minh, Nghĩa Bình, Phú Khánh. 18 Sán Dìu Sán dẻo, Trại, Trại Ðất, Mán, Quần Cộc Bắc Thái, Vĩnh Phú, Hà bắc, Quảng Ninh,Hhà Tuyên. 19 Hrê Chăm Rê, Chom,Kre Luỹ. Nghĩa Bình 20 Mnông Pnông, Nông, Pré, Bu- đâng, Ðỉpi,Biat, Gar, Rơ- Lam, Chil. (3) Ðắc Lắc, Lâm Ðồng, Sông Bé 21 Ra- glai Ra-clây, rai, Noang, La- Oang Thuận Hải, Phú Khánh 22 Xtiêng Xa - Ðiêng Sông Bé, Tây Ninh 23 Bru- Vân Kiều Bru, Vân Kiều, Măng Coong, Tri Khùa. Bình  Trị Thiên 24 Thổ (4) Kẹo, Mọn, Cuối, Họ, Ðan- Lai, Ly Hà, Tày Pọng, Con Kha, Xá Lá, Vàng (5) Nghệ Tĩnh, Thanh Hoá ( Nghi Xuân ) 25 Giáy Nhắng, Dẩng, Pầu Thìn, Pu Nà, Cùi Chu (6), Xa. Hoàng Liên Sơn, Lai Châu. 26 Cơ- Tu Ca- Tu, Cao, Hạ, Phương,         Ca- Tang (7) Quảng Nam, Ðà Nẵng, Bình Trị Thiên 27 Gié Triêng Ðgiéh, Tareb, Giang Rẫu Pin, Triêng, Treng, Ta- riêng, Ve (Veh), La-ve, Ca-tang (7) Quảng Nam, Ðà Nẵng, Gia Lai, Kôn Tum. 28 Mạ Châu Mạ, Mạ Ngăn, Mạ Xóp, Mạ Tô, Mạ Krung. Lâm đồng, Ðồng Nai 29 Khơ-Mú Xaá Cẩu, Mứn Xen,Pu Thêng, Tềnh, Tày Hay. Nghệ Tĩnh, Sơn La, Lai Châu, Hoàng Liên Sơn 30 Co Cor, Col, Cùa, Trầu Nghĩa Bình, Quảng Nam, Ðà Nẵng 31 Ta-Ôi Tôi-Ôi, Pa-Co, Pa-Hi( Ba-hi) Bình Trị Thiên 32 Chơ- Ro Dơ-Ro, Châu-Ro Ðồng Nai 33 Kháng Xá Khao, Xá Súa, Xá Dón, Xá Dẩng, Xá Hốc, Xá ái, Xá Bung, Quảng Lâm Lai Châu, Sơn La 34 Xinh- Mun Puộc, Pụa Sơn La, Lai Châu 35 Hà Nhì U Ni, Xá UNi Lai Châu, Hoàng Liên Sơn 36 Churu Chơ-ru, Chu Lâm Ðồng, Thuận Hải 37 Lào Lào Bốc, Lào Nọi Lai Châu, Sơn La, Thanh Hoá, Hoàng Liên Sơn 38 La Chí Cù Tê, La Quả Hà Tuyên 39 LaHa Xá Khao, Khlá Phlạo Lai Châu, Sơn La 40 Phù Lá Bồ Khô Pạ, Mu Di Pạ Xá, Phó, Phổ, Va Xơ Hoàng Liên Sơn, Lai Châu. 41 La Hủ Lao, Pu Ðang, Khù Xung, Cò Xung, Khả Quy Lai Châu 42 Lự Lừ, Nhuồn (Duôn) Lai Châu 43 Lô Lô Mun Di Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Tuyên. 44 Chứt Sách, Máy, Rục, Mã Liêng, A rem, Tu Vang, Pa Leng, Xơ Lang, Tơ- hung, Chà -củi, U- Mo, Xá Lá Vàng Bình Trị Thiên 45 Mảng Mảng Ư , Xá Lá vàng Lai Châu 46 Pà Thẻn Pà Hưng, Tống Hà Tuyên 47 Cơ Lao Hà Tuyên 48 Cống Xắm Khống, Mấng Nhé,           Xá xeng Lai Châu 49 Bố Y Chủng  Chá, Trọng Gia, Tu Di, Tu Din Hoàng Liên Sơn , Hà Tuyên 50 Si La Cuù Dề Xừ, Khả pẻ Lai Châu 51 Pu Péo Ka pèo,, Pen Ti Lô Lô Hà Tuyên 52 Brâu Brao Gia Lai, Kôn Tum. 53 Ơ Ðu Tày Hạt Nghệ Tĩnh 54 Rơ măm Gia Lai, Kôn Tum. 55 Người nước ngoài Chú Thích (1) Là tên người Thái chỉ người Mường (2) Mđhur là một nhóm trung gian giữa người Ê-đê và Gia-rai. Có một số làng Mđhur nằm trong địa phận của tỉnh Gia Lai, Kon Tum và Cheo Reo, tiếp cận với người Gia-rai, nay đã tự báo là ngưòi Gia-rai. (3) Chil là một nhóm địa phương của dân tộc Mnông. Một bộ phận lớn người Chil di cư xuống phía Nam, cu trú lẫn với người Cơ-Ho, nay đã tự báo là Cơ-Ho. Còn bộ phận ở lại quê hương cũ, gắn với người Mnông, vẫn tự báo là người Mnông. (4) Thổ đây là tên tự gọi, khác với tên Thổ trước kia dùng để chỉ nhóm Tày ở Việt Bắc, nhóm Thái ở Ðà Bắc và nhóm Khơ-Me ở đồng bằng sông Cửu Long. (5) Xá Lá Vàng: Tên chỉ nhiều dân tộc sống du cư ở vùng biên giới. (6) Cùi chu ( Quý Châu) có bộ phận ở bảo Lạc ( Cao bằng) sống xen kẽ với người nùng, được xếp vào người nùng. (7) Ca Tang: Tên gọi chung nhiều nhóm người ở miền núi Quảng Nam- Ðà nẵng, trong vùng tiếp giáp với Lào. Cần Phân biệt tên gọi chung này với tên gọi riêng của từng dân tộc. * Một số tên gọi của các tỉnh vẫn thao tên gọi cũ vào thời gian năm 1978. Dân tộc Ba Na Tên dân tộc: Ba Na (Tơ Lô, Krem, Roh, Con Kde, ALa Công, Krăng). Dân số: 174.456 người (năm 1999). Ðịa bàn cư trú: Kon Tum, Bình Ðịnh, Phú Yên. Thiếu nữ Ba Na Phong tục tập quán:  Thờ nhiều thần linh, hôn nhân tự do, cưới xin theo nếp cổ truyền, sau khi sinh con đầu lòng mới làm nhà riêng. Ở nhà sàn, mỗi làng có một nhà công cộng (nhà rông) to, đẹp ở giữa làng. Ngôn ngữ: Thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khmer. Văn hoá: Nhạc cụ đa dạng: cồng, chiêng, đàn T'rưng, Klông pút, Kơni..., kèn tơ nốt, arơng,... nghệ thuật chạm khắc gỗ phát triển. Trang phục: Nam đóng khố, nữ mặc váy. Kinh tế: Làm rẫy và chăn nuôi. Mỗi làng có lò rèn, phụ nữ dệt vải tự lo đồ mặc cho gia đình, đàn ông đan chiếu, dệt lưới, làm gùi, giỏ,... Mua bán theo chế độ đổi hàng. Nhà rông Ba Na Dân tộc Bố Y Tên dân tộc: Bố Y (Chủng Chá, Trọng Gia, Tu Dí, Tu Dìn, Pu Nà). Dân số: 1.864 người (năm 1999). Ðịa bàn cư trú: Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang. Phong tục tập quán: Người Tu Dí Tôn giáo chính là thờ tổ tiên. Nhà ở thường là nền đất, có một sàn gác trên lưng quá giang - là nơi để lương thực và là chỗ ngủ của những người con trai chưa vợ. Lễ cưới của người Bố Y khá phức tạp. Chàng rể không đi đón dâu, cô em gái của chàng rể dắt con ngựa hồng đẹp mã để chị dâu cưỡi lúc về nhà chồng. Khi bố mẹ chết, con cái phải kiêng kỵ nghiêm ngặt trong 90 ngày đối với tang mẹ và 120 ngày đối với tang cha. Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái. Chiếc bừa gỗ-công cụ làm đất của người Bộ Y Dân tộc Brâu Tên dân tộc: Brâu (Brạo). Dân số: 313 người (năm 1999). Ðịa bàn cư trú: Làng Ðăk Mế, xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum. Người Brâu ở Kon Tum Phong tục tập quán: Tự do lấy vợ, lấy chồng, đám cưới tiến hành ở nhà gái, chàng rể phải ở lại nhà vợ khoảng 2 - 3 năm, rồi mới làm lễ đưa vợ về nhà mình. Ngôi nhà truyền thống là nhà sàn. Ngôn ngữ: Thuộc nhóm ngôn ngữ  Môn - Khmer. Trang phục xưa của người Brâu Văn hoá: Người Brâu thích chơi cồng, chiêng. Ðặc biệt có bộ chiêng tha rất có giá trị. Trang phục: Nam đóng khố, nữ quấn váy, đều ở trần. Người Brâu có tục xăm mặt, xăm mình và cà răng. Kinh tế: Sống du canh, du cư, chủ yếu đốt rừng làm rẫy, công cụ sản xuất thô sơ.  Dân tộc Bru - Vân Kiều Tên dân tộc: Bru - Vân Kiều (Trì, Khùa, Ma - Coong). Dân số: 55.559 người (năm 1999). Ðịa bàn cư trú: Tập trung ở miền núi các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế. Phong tục tập quán: Trang phục của người Bru-Vân Kiều Thờ cúng tổ tiên và có tục thờ cúng vật thiêng như thanh kiếm, mảnh bát... Ðặc biệt là tục thờ lửa và thờ bếp lửa. Người trưởng làng có vai trò quan trọng và có uy tín hơn đối với dân làng. Ở nhà sàn nhỏ, nếu gần bờ sông, suối thì các nhà tập trung thành một khu trải dọc theo dòng chảy, nếu ở chỗ bằng phẳng, rộng rãi, các ngôi nhà xếp thành vòng tròn hay hình bầu dục, ở giữa là nhà công cộng. Nam nữ tự do yêu nhau. Trong họ hàng, ông cậu có quyền quyết định đối với việc hôn nhân, cúng lễ, làm nhà của các con cháu. Niềm vui trong lao động Ngôn ngữ: Thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khmer. Văn hoá: Người Bru - Vân Kiều có vốn văn nghệ cổ truyền quý báu. Nhạc cụ có nhiều loại: trống, thanh la, chiêng núm, kèn, đàn (achung, pơ-kua...). Có nhiều làn điệu dân ca: chà chấp là lối vừa hát vừa kể, sim (hát đối nam nữ), ca dao, tục ngữ... Trang phục: Theo trang phục Tây Nguyên. Kinh tế: Làm rẫy, làm ruộng, chăn nuôi, hái lượm săn bắn và đánh cá. Nghề thủ công: đan chiếu lá, gùi... Dân tộc Chăm Tên dân tộc: Chăm (Chàm, Chiêm Thành, Hroi). Dân số: 132.873 người (năm 1999). Ðịa bàn cư trú: Ninh Thuận và một phần nhỏ ở An Giang, Tây Ninh, Ðồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh, tây nam Bình Thuận và tây bắc Phú Yên... Sản phẩm gốm của người Chăm Phong tục tập quán: Theo đạo Hồi (nhóm Bà Ni và nhóm Ixlam) và đạo Bà La Môn (chiếm 3/5 dân số). Duy trì chế độ mẫu hệ, con gái theo họ mẹ. Nhà gái cưới chồng cho con, con trai ở rể. Con gái được thừa kế tài sản, con gái út phải nuôi dưỡng bố mẹ. Ngôn ngữ: Ngôn ngữ thuộc hệ Mã Lai - Đa Đảo. Văn hoá: Nhà ở quay mặt về phía nam hoặc tây. Múa hát dân tộc Chăm rất nổi tiếng. Các lễ hội dân gian truyền thống tiêu biểu của người Chăm đó là: lễ hội Katê (tưởng niệm đấng cha - lễ hội lớn nhất, vui nhất của người Chăm theo đạo Bà La Môn) ; lễ hội Ramưwan - lễ hội điển hình nhất về lễ nghi ở thánh đường của người Chăm theo đạo Hồi; lễ hội Tháp Bà (tưởng niệm nữ thần Mẹ Xứ sở) đến từ Nha Trang - Khánh Hòa; lễ mừng sức khỏe, lễ múa tống ôn đầu năm, lễ cưới của người Chăm An Giang... Trang phục: Trang phục Chăm, vì có nhóm cơ bản là theo đạo Hồi nên cả nam và nữ lễ phục thiên về màu trắng. Có thể thấy đặc điểm trang phục là lối tạo hình áo (khá điển hình) là lối khoét cổ và can thân và nách từ một miếng vải khổ hẹp (hoặc can với áo dài) thẳng ở giữa làm trung tâm áo cho cả áo ngắn và áo dài. Mặt khác có thể thấy ở đây duy nhất là dân tộc còn thấy nam giới mặc váy ở Việt Nam với lối mang trang phục và phong cách thẩm mỹ riêng. Tháp Chàm Kinh tế: Lúa là cây lương thực chính. Nghề phụ là buôn bán và dệt vải. Di tích Chăm miền Trung: - Di sản thế giới Mỹ Sơn - Di tích Trà Kiệu. - Di tích thành Chăm Quảng Ngãi. - Di tích Chăm Bình Ðịnh. - Di tích Chăm Ninh Thuận. ... Dân tộc Chơ Ro Tên dân tộc: Chơ Ro (Ðơ Ro, Châu Ro). Dân số: 22.567 người (năm 1999). Ðịa bàn cư trú: Phần lớn cư trú ở tỉnh Ðồng Nai, một số ít ở tỉnh Bình Thuận. Người Chơ Ro ở Đồng Nai Phong tục tập quán: Coi trọng chế độ mẫu hệ và phụ hệ như nhau. Người Chơ Ro tin mọi vật đều có "hồn" và các "thần linh" chi phối con người, khiến con người phải kiêng kỵ và cúng tế. Lễ cúng "thần rừng" và "thần lúa" là quan trọng. Trước đây sống ở nhà sàn, hiện nay họ đã ở nhà trệt. Ngôn ngữ: Thuộc ngôn ngữ Môn - Khmer, gần với tiếng Mạ, Xtiêng... Văn hoá: Nhạc cụ có bộ chiêng 7 chiếc, đàn ống tre, ống tiêu và hát đối đáp trong lễ hội. Trang phục thiếu nữ Chơ Ro Trang phục: Mặc như người Kinh trong vùng. Nữ thích đeo các vòng đồng, bạc, dây cườm... Kinh tế: Chủ yếu làm rẫy. Nay nhiều nơi phát triển làm lúa nước. Chăn nuôi, hái lượm, săn bắt, đánh cá. Nghề thủ công là đan lát, làm các đồ dùng bằng tre, gỗ. Dân tộc Chu Ru Tên dân tộc: Chu Ru (Cho Ru, Ru). Dân số:14.978 người (năm 1999). Ðịa bàn cư trú: Phần lớn ở Ðơn Dương (Lâm Ðồng), số ít ở Bình Thuận. Phong tục tập quán: Lễ hỏi chồng của người Chu Ru Thờ cúng tổ tiên và chỉ cúng ngoài nghĩa địa. Thờ nhiều thần liên quan đến các nghi lễ nông nghiệp. Sống định canh định cư. Một gia đình gồm 3-4 thế hệ. Hôn nhân một vợ, một chồng, con gái chủ động cưới, người chồng ở rể. Ngôn ngữ: Ngôn ngữ thuộc nhóm Nam Đảo. Văn hoá: Làng gồm nhiều dòng họ hoặc khác tộc cư trú. Ðứng đầu là trưởng làng (Pô plây), sau là thầy cúng. Có vốn dân ca, ca dao, tục ngữ phong phú. Kinh tế: Nghề làm ruộng lâu đời. Trồng dâu, nuôi tằm, chăn nuôi. Nghề thủ công: đan lát, rèn và làm gốm. Nghề phụ: săn bắn, hái lượm. Thiếu nữ Chu Ru Kiểm tra nỏ trước khi lên rẫy Dân tộc Chứt Tên dân tộc: Chứt (Rục, Sách, Mã Liềng, Tu Vang, Pa Leng, Xe Lang, Tơ Hung, Cha Cú, Tắc Cực, U Mo, Xá Lá Vàng). Dân số: 3.829 người (năm 1999). Ðịa bàn cư trú: Sống ở huyện Minh Hoá và Tuyên Hoá (Quảng Bình). Thiếu nữ Rục (Quảng Bình) Phong tục tập quán: Ðịnh canh định cư, nhưng các làng Chứt thường tản mạn. Nhà cửa không bền vững. Người Chứt thờ cúng tổ tiên. Thần nông bảo vệ mùa màng là vị thần cao nhất. Mỗi dòng họ đều có người tộc trưởng, có bàn thờ tổ tiên chung. Trong làng, tộc trưởng nào có uy tín lớn hơn thì được suy tôn làm trưởng làng. Quan hệ vợ chồng của người Chứt bền vững, hiếm xảy ra bất hoà. Việc ma chay đơn giản Ngôn ngữ: Tiếng Chứt thuộc nhóm ngôn ngữ Việt - Mường. Văn hoá: Kho tàng văn nghệ dân gian phong phú. Làn điệu dân ca Kà tưm, Kà lềnh được nhiều người ưa thích. Vốn truyện cổ dồi dào. Nhạc cụ có khèn bè, đàn ống lồ ô loại cho nam và loại cho nữ, sáo 6 lỗ... Kinh tế: Làm ruộng, làm rẫy, săn bắn, hái lượm, đánh cá, chăn nuôi. Nghề mộc và đan lát là phổ biến. Kiểm tra nỏ trước khi lên rẫy Dân tộc Co Tên dân tộc: Co (Cor, Col, Cùa, Trầu). Dân số: 27.766 người (năm 1999). Ðịa bàn cư trú: Huyện Bắc Trà My, Nam Trà My (Quảng Nam), huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi). Cây nêu trong lễ hội đâm trâu Phong tục tập quán: Tin vào thần linh, tiêu biểu là thần lúa. Trước đây, ở nhà sàn dài, nay đã chuyển sang nhà trệt, nhà ngắn. Trưởng làng là người hiểu biết phong tục, giàu kinh nghiệm sản xuất và ứng xử xã hội, được dân làng tín nhiệm cao. Người Co xưa kia không có tên gọi của mỗi dòng họ, về sau nhất loạt mang họ Ðinh, nay lấy họ Hồ của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ngôn ngữ: Thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khmer. Văn hoá: Thiếu nữ Co ở Trà Bồng Người Co thích múa hát, thích chơi chiêng, cồng, trống. Các điệu dân ca phổ biến: Xru, Klu và Agiới. Trang phục: Nam giới ở trần, đóng khố, nữ quấn váy, mặc áo cộc tay, yếm. Trời lạnh mỗi người khoác tấm vải dài, rộng. Phụ nữ quấn nhiều vòng cườm các màu quanh eo lưng. Kinh tế: Làm rẫy là chính, trồng lúa, ngô, sắn... Ðặc biệt là cây quế Quảng. Trang phục của người Cống Phong tục tập quán: Thờ cúng tổ tiên, có một số lễ cúng tập thể, có nghi lễ cầu mùa màng. Hôn nhân tự do. Nhà trai chủ động trong cưới xin, có tục ở rể vài ba năm. Phụ nữ búi tóc ngược lên đỉnh đầu là đã có chồng. Thường có vài ba con mới làm lễ cưới, nhà trai có bạc nén cho nhà gái, cô dâu phải có của hồi môn để đem về nhà chồng. Người cùng họ cách nhau 7 đời mới được lấy nhau. Người Cống ở nhà sàn, mỗi dòng họ có một trưởng họ để lo việc chung. Ngôn ngữ: Sinh hoạt văn hoá Thuộc nhóm ngôn ngữ Tạng Văn hoá: Có lịch riêng. Có nền văn hoá văn nghệ dân gian phong phú, những làn điệu dân ca trữ tình sâu lắng. Kinh tế: Làm nương rẫy, trồng bông để đổi lấy vải. Nghề thủ công: đan lát đặc biệt là đan chiếu mây nhuộm đỏ. Dân tộc Cơ Ho Tên dân tộc: Cơ Ho (Xrê, Nộp, Cơ Lon, Chil, Lát, Tring). Dân số: 128.723 người (năm 1999). Ðịa bàn cư trú: Cao nguyên Di Linh (Lâm Đồng). Người Chil Phong tục tập quán: Thờ nhiều thần linh như thần Mặt Trời, thần Núi, thần Sông... Sống định cư. Người con gái đóng vai trò chủ động trong hôn nhân. Hôn nhân một vợ, một chồng bền vững, đôi vợ chồng sống tại nhà vợ. Ngôn ngữ: Thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khmer. Giã gạo chày đôi Văn hoá: Thơ được gọi là Tampla, giàu chất trữ tình. Có nhiều vũ khúc cổ truyền thường trình diễn trong các dịp lễ hội. Nhạc cụ cổ truyền: Chiêng, trống da nai, khèn bầu, khèn môi, đàn 6 dây... Kinh tế: Sống chủ yếu bằng lúa rẫy và lúa nước. Công cụ làm rẫy gồm rìu, xà gạt, xà bách, gậy chọc lỗ... Dân tộc Cờ Lao Tên dân tộc: Cờ Lao (Ke Lao). Dân số: 1.865 người (năm 1999). Ðịa bàn cư trú: Hà Giang. Kèn Pí Lè một nhạc cụ của người Cờ Lao Phong tục tập quán: Họ sống trên núi cao. ở nhà đất, mỗi bản có khoảng 15-20 nhà. Con cái theo họ cha. Người Cờ Lao có tục đốt nhau của trẻ sơ sinh và làm lễ đặt tên con sau 3 ngày. Thờ cúng tổ tiên 3-4 đời, thờ thần đất tại nhà, thờ thần nương tại hốc đá cao nhất trên nương. Ngôn ngữ: Ngôn ngữ thuộc nhóm Kadai. Văn hoá: Hàng năm có nhiều ngày lễ, trong đó Tết Nguyên Đán là lớn nhất. Trang phục người Cờ Lao Trang phục: Nữ mặc áo dài 5 thân, cài nách. Kinh tế: Làm nương trồng lúa, trồng ngô. Nghề thủ công phổ biến là đan lát và làm đồ gỗ như phên, cót, nong bồ, bàn ghế, yên ngựa...  Dân tộc Cơ Tu Tên dân tộc: Cơ Tu (Ca Tu, Gao, Hạ, Phương, Ca Tang). Dân số: 50.458 người (năm 1999). Ðịa bàn cư trú: Huyện Đông Giang, Tây Giang và Nam Giang (Quảng Nam), huyện A Lưới, huyện Phú Lộc (Thừa Thiên - Huế). Học sinh Cơ Tu sinh hoạt văn hoá cổ truyền Phong tục tập quán: Thờ cúng Giàng (thần). Nhà sàn của người Cơ Tu dựng theo hình vành khuyên hoặc gần giống như thế. Ngôi nhà rông cao, to, đẹp hơn cả, là nơi tiếp khách chung, hội họp, cúng tế, tụ tập chuyện trò vui chơi. Người Cơ Tu theo chế độ phụ hệ, con lấy họ cha, chỉ con trai mới được thừa hưởng gia tài. Việc kết hôn thường mang tính gả bán. Ngôn ngữ: Thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khmer. Trang phục: Nam đóng khố, cởi trần, nữ mặc váy, áo. Ðồ trang sức phổ biến là vòng tay, vòng cổ, khuyên tai. Kinh tế: Trồng cây lương thực theo lối phát rừng làm rẫy, chọc lỗ tra hạt. Ngoài ra còn chăn nuôi, dệt, đan lát, hái lượm, đánh cá, săn bắn. Trao đổi hàng hoá theo cách vật đổi vật. Trang phục ngày hội của người Cơ Tu Dân tộc Cống Tên dân tộc: Cống (Xắm Khống, Mâng Nhé, Xá Xong). Dân số: 1.676 người (năm 1999). Ðịa bàn cư trú: Huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu, ven sông Ðà. Trang phục của người Cống Phong tục tập quán: Thờ cúng tổ tiên, có một số lễ cúng tập thể, có nghi lễ cầu mùa màng. Hôn nhân tự do. Nhà trai chủ động trong cưới xin, có tục ở rể vài ba năm. Phụ nữ búi tóc ngược lên đỉnh đầu là đã có chồng. Thường có vài ba con mới làm lễ cưới, nhà trai có bạc nén cho nhà gái, cô dâu phải có của hồi môn để đem về nhà chồng. Người cùng họ cách nhau 7 đời mới được lấy nhau. Người Cống ở nhà sàn, mỗi dòng họ có một trưởng họ để lo việc chung. Ngôn ngữ: Sinh hoạt văn hoá Thuộc nhóm ngôn ngữ Tạng Văn hoá: Có lịch riêng. Có nền văn hoá văn nghệ dân gian phong phú, những làn điệu dân ca trữ tình sâu lắng. Kinh tế: Làm nương rẫy, trồng bông để đổi lấy vải. Nghề thủ công: đan lát đặc biệt là đan chiếu mây nhuộm đỏ. Dân tộc Dao Tên dân tộc: Dao (Mán, Ðông, Trại, Dìu Miền, Kim Miền, Lù Gang, Làn Tẻn, Ðại Bản, Tiểu Bản, Cốc Ngáng, Cốc Mùn và Sơn Ðầu). Dân số: 620.538 người (năm 1999). Ðịa bàn cư trú: Biên giới Việt - Trung, Việt - Lào, một số tỉnh Trung Du và ven biển Bắc Bộ. Đám cưới người Dao Đỏ ở Tuyên Quang Phong tục tập quán: Thờ tổ tiên là Bàn Hồ. Qua tên đệm xác định dòng họ và thứ bậc. Ma chay theo tục lệ xa xưa. Vài vùng có tục hoả táng cho người chết từ 12 tuổi trở lên. Tục ở rể có thời hạn và vĩnh viễn. Nhà sàn, nhà nửa sàn nửa đất, nhà trệt. Ngôn ngữ: Ngôn ngữ thuộc nhóm Mông - Dao. Văn hoá: Chữ viết là Hán được Dao hoá (chữ Nôm Dao). Trang phục người Dao ở Quảng Ninh Trang phục: Nam mặc quần, áo. Nữ trang phục phong phú hơn với những trang trí hoa văn truyền thống, đầu đội khăn. Kinh tế: Trồng lúa nương, ruộng nước và hoa màu. Nghề thủ công phát triển: dệt vải, rèn, mộc, làm giấy, ép dầu... Dân tộc Ê Đê Tên dân tộc: Ê Ðê (Ra Đê, Ðê, Kpa, Adham, Krung, Ktal, Dlieruê, Blô, Epan, Mdhur, Bích). Dân số: 270.348 người (năm 1999) Ðịa bàn cư trú: Ðắk Lắk, phía nam tỉnh Gia Lai, phía tây của hai tỉnh Khánh Hoà và Phú Yên. Cửa nhà sàn của người Ê Đê Phong tục tập quán: Thờ nhiều thần linh. Nhà sàn và nhà dài. Một nửa chính (Gah) để tiếp khách, nửa còn lại sinh hoạt gia đình (Ôk). Ðầu nhà có sân sàn. Sân sàn ở cửa chính gọi là sân khách. Duy trì chế độ mẫu hệ, con theo họ mẹ. Con trai không được thừa kế. Ðàn ông ở nhà vợ, nếu vợ chết chị em nhà vợ không còn ai thay thế thì về ở với chị hoặc em gái. Ngôn ngữ: Ngôn ngữ thuôc hệ Mã Lai - Đa Đảo. Nhạc cụ của người Ê Đê Văn hoá: Nhạc cụ có chiêng, cồng, trống, sáo, khèn, đàn. Ðing năm là nhạc cụ phổ biến và yêu thích. Kho tàng văn học truyền miệng phong phú: thần thoại, cổ tích, cao dao, đặc biệt là trường ca, sử thi (Khan). Trang phục: Nữ mặc áo, quấn váy màu chàm, hoa văn sặc sỡ. Nam đóng khố, mặc áo. Ðồ trang sức: bạc, đồng, hạt cườm. Kinh tế: Làm rẫy, trồng trọt, chăn nuôi, đan lát, dệt. Nhóm Bích làm ruộng nước theo lối cổ xưa. Dân tộc Giáy Tên dân tộc: Giáy (Nhắng, Dẳng, Pâu Thìn, Pu Nà, Cùi Chu, Xạ) Dân số: 49.098 người (năm 1999) Ðịa bàn cư trú: Tỉnh Lào Cai, Hà Giang, Lai Châu và Cao Bằng. Phong tục tập quán: Thờ tổ tiên, thờ cả bà mụ liên quan đến sinh đẻ và trẻ sơ sinh, thờ thần thổ... Làng người Giáy đông đúc, có khi tới cả trăm nhà. Họ ở nhà sàn hoặc ở nhà trệt. Gian giữa bao giờ cũng để tiếp khách và đặt bàn thờ tổ tiên. Người chồng, người cha có vị thế nổi bật trong gia đình. Con cái lấy họ cha. Nhà trai chủ động việc cưới xin. Phụ nữ Giáy khi mang thai phải kiêng cữ và cúng cầu mong sinh nở yên lành. Trang phục người Giáy Ngôn ngữ: Thuộc hệ ngôn ngữ Tày - Thái. Văn hoá: Có vốn truyện cổ, thơ ca, tục ngữ, câu đố, đồng dao... Trang phục: Nam mặc quần, áo, vấn khăn. Nữ có áo 5 thân xẻ nách bên phải cài cúc, mặc quần, đầu đội khăn hoặc vấn tóc để trần. Kinh tế: Làm ruộng nước là chính, rẫy chỉ là nguồn thu nhập thêm và thường cũng là chỗ chăn nuôi. Nuôi nhiều ngựa để cưỡi, thồ, dùng trâu kéo cày, kéo gỗ. Ném còn-trò chơi truyền thống của người Giáy Dân tộc Gia Rai Tên dân tộc: Gia Rai (Giơ Rai, Tơ Buăn, Hơ Bau, Hdrung, Chor) Dân số: 317.557 người (năm 1999). Ðịa bàn cư trú: Gia Lai, Kon Tum và Ðắk Lắk. Cô dâu chú rể trong ngày cưới Phong tục tập quán: Thờ thần (Giàng), nhiều nghi lễ liên quan đến thần trong sản xuất. Duy trì chế độ mẫu hệ, con theo họ mẹ và được chia tài sản khi lấy chồng. Hôn nhân tự do, con gái chủ động việc hôn nhân. Con trai ở rể, không được thừa kế tài sản. Sống thành làng, ở nhà sàn, mỗi làng có nhà rông. Già làng là người đứng đầu buôn. Ngôn ngữ: Ngôn ngữ thuộc hệ Nam đảo Văn hoá: Nhạc cụ có chiêng, cồng, đàn T'rưng, đàn tưng nưng, đàn klông pút. Có truyền thống múa hát. Nhiều trường ca, truyện cổ nổi tiếng. Trang phục: Giống các dân tộc khác ở vùng Tây Nguyên. Kinh tế: Làm nương rẫy, lúa. Chăn nuôi, đặc biệt có nuôi voi. Nghề thủ công: đan lát, dệt vải. Nghề phụ: săn bắt, hái lượm, đánh cá. Công việc hàng ngày Dân tộc Giẻ Triêng Tên dân tộc: Giẻ Triêng (Dgích, Ta Reh, Giảng Rây, Pin, Triềng, Treng Ta Liêng, Ve, La Ve, Bnoong, Ca Tang). Dân số: 30.243 người (năm 1999). Ðịa bàn cư trú: Kon Tum và miền núi tỉnh Quảng Ninh. Phong tục tập quán: Vui được mùa Thờ thần linh. Việc cúng bái và xem điềm báo lành, dữ là phổ biến. Vật tế thần lớn nhất là con trâu. ở nhà sàn dài, các nhà trong làng được xếp thành hình tròn xung quanh nhà rông. Con gái chủ động trong việc hôn nhân. Ngôn ngữ: Thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khmer. Trang phục: Ðàn ông đóng khố, đàn bà mặc váy quấn hoặc váy ống và che ngực bằng yếm hoặc chính ống váy kéo lên. Kinh tế: Sống chủ yếu bằng nghề làm rẫy, ngoài ra còn săn bắt, chăn nuôi, đánh cá, hái lượm... Trang phục ngày hội của phụ nữ Giẻ Triêng Dân tộc Hà Nhì Tên dân tộc: Hà Nhì (U Ní, Xá U Ní). Dân số: 17.535 người (năm 1999). Ðịa bàn cư trú: La

File đính kèm:

  • docthong_tin_ve_cac_dan_toc_viet_nam.doc
Giáo án liên quan