Thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tập luyện tích cực của bộ môn thể dục trong nhà trườngTHCS

Như chúng ta đã biết, một trong những vấn đề quan trọng hiện nay đang được Đảng và Nhà nước ta quan tâm đến đó là sức khoẻ. Sức khoẻ là vốn quý nhất của con người và nó là trạng thái của cuộc sống hoàn toàn hạnh phúc về thể chất, tinh thần chứ không phải chỉ là không bị các bệnh tật.

 Vậy làm thế nào để giữ được sức khoẻ và phát triển con người một cách cân đối hài hoà. Đó là một câu hỏi đang đặt ra trước mắt cho những người giáo viên chúng ta.

 Ở các trường THCS vấn đề giáo dục thể chất rất cần thiết, nó là một trong những hoạt động cơ bản ở nhà trường, nó bồi dưỡng thế hệ trẻ trở thành những con người phát triển toàn diện, có sức khoẻ dồi dào, thể chất cường tráng, có dũng khí kiên cường để kế tục sự nghiệp cách mạng của Đảng một cách đắc lực và sống một cuộc sống tươi vui lành mạnh. Vì vậy, để đạt được tiêu chuẩn tốt và nâng cao chất lượng giáo dục thể chất trong nhà trường thì trước hết ta phải hiểu được TDTT là gì?

 Thể dục thể thao là một bộ phận của nền giáo dục cộng sản chủ nghĩa. Là một trong năm mặt của nền giáo dục chủ nghĩa xã hội. Một yêu cầu không thể thiếu được trong việc thực hiện mục đích giáo dục. Nhằm đào tạo thế hệ thanh thiếu niên, học sinh trở thành những con người phát triển toàn diện

 

doc7 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1992 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tập luyện tích cực của bộ môn thể dục trong nhà trườngTHCS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tập luyện tích cực của bộ môn thể dục trong nhà trường THCS A. Đặt vấn đề: Như chúng ta đã biết, một trong những vấn đề quan trọng hiện nay đang được Đảng và Nhà nước ta quan tâm đến đó là sức khoẻ. Sức khoẻ là vốn quý nhất của con người và nó là trạng thái của cuộc sống hoàn toàn hạnh phúc về thể chất, tinh thần chứ không phải chỉ là không bị các bệnh tật. Vậy làm thế nào để giữ được sức khoẻ và phát triển con người một cách cân đối hài hoà. Đó là một câu hỏi đang đặt ra trước mắt cho những người giáo viên chúng ta. ở các trường THCS vấn đề giáo dục thể chất rất cần thiết, nó là một trong những hoạt động cơ bản ở nhà trường, nó bồi dưỡng thế hệ trẻ trở thành những con người phát triển toàn diện, có sức khoẻ dồi dào, thể chất cường tráng, có dũng khí kiên cường để kế tục sự nghiệp cách mạng của Đảng một cách đắc lực và sống một cuộc sống tươi vui lành mạnh. Vì vậy, để đạt được tiêu chuẩn tốt và nâng cao chất lượng giáo dục thể chất trong nhà trường thì trước hết ta phải hiểu được TDTT là gì? Thể dục thể thao là một bộ phận của nền giáo dục cộng sản chủ nghĩa. Là một trong năm mặt của nền giáo dục chủ nghĩa xã hội. Một yêu cầu không thể thiếu được trong việc thực hiện mục đích giáo dục. Nhằm đào tạo thế hệ thanh thiếu niên, học sinh trở thành những con người phát triển toàn diện Thể dục thể thao là một trong những hình thức rèn luyện để phát triển cơ thể. Một yếu tố cần thiết cơ bản nhằm đào tạo con người mới xã hội chủ nghĩa. Là cơ sở để con người tiếp thu tốt nắm mặt giáo Đức - Trí- Thể- Mỹ là lao động sản xuất. Mục đích giáo dục thể dục là bồi dưỡng thế hệ trẻ trở thành người phát triển toàn diện. Với nhận thức sâu sắc, để tuổi trẻ học đường luôn phát triển hài hoà cân đối thì việc giảng dạy môn thể dục trong nhà trường cần tiếp tục đổi mới và đổi mới theo hướng tập luyện tích cực. Giờ dạy luôn lấy học sinh làm tung tâm, thầy là chủ thể của hoạt động dạy - trò là chủ thể của hoạt động học. Hiện nay các bộ môn văn hoá cũng đang áp dụng theo hướng tích cực đó. Vậy với bộ môn TD thì việc đổi mới theo phương pháp này cự kỳ hợp lý và cần thiết. Hiện nay chương trình thể dục đã bám sát với mục tiêu và mục đích của học sinh. Nội dung tiết học lồng ghép giữa phần cứng và phần mềm được kết hợp hài hoà giữa các môn Thể dục Điền kinh và môn thể thao. Với việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực này có tác dụng nâng cao sức khoẻ cho học sinh, tăng cường thể chất cường tráng, hạn chế bệnh học đường. Lấy tập luyện làm chính tăng cường khối lượng và cường độ vận động trong một giờ học. Giảng giải, phân tích kỷ thuật ngắn gọn dành thời gian cho cho học sinh tập luyện nhiều hơn, hạn chế mức nghỉ ngơi trong giờ. Nội dung bài học số lần tác động được lặp lại nhiều hơn, tần số cao hơn làm cho cơ thể học sinh được phát triển hài hoà cân đối và hoàn thiện các tố chất nhanh - mạnh, bền dẻo và sự khéo léo. Đó là sự tác động lớn có hiệu quả của phương pháp dạy học theo hướng tập luyện tích cực mà tôi đã thực hiện trong những năm qua. B, giải quyết vấn đề: I. áp dụng phương pháp: Để sắp xếp giờ học theo hướng tập luyện tích cực thì một giờ học phải mang nhiều nội dung. Vì vậy khi thực hiện một tiết dạy giáo viên phải chú ý đến phương pháp lồng ghép và thực hiện đảm bảo mang tính nguyên tắc của môn học Ví dụ: - Phần đội hình đội ngũ, chạy nhanh, chạy bền cần kết hợp với trò chơi đá cầu, dành cờ chiến thắng, nhóm số, người thừa thứ 3, ... - Phần bật nhảy, chạy bền nên kết hợp với trò chơi nhảy ô tiếp sức, khéo vướng chân, nhảy dây, .... - Phần ném bóng, chạy bền: Cần kết hợp với các trò chơi ném vòng vào cổ chai , cưỡi ngựa tung bóng, nhảy dây,... - Với các nội dung và bài học có khối lượng vận động lớn nên kết hợp với các trò chơi thả lỏng. Vậy muốn thực hiện tốt phương pháp lồng ghép trên giáo viên phải: - Luôn chú ý đến sân chơi, bãi tập, mua sắm thêm dụng cụ cần thiết cho nội dung các bài học - Lập kế hoạch bộ môn, kế hoạch cá nhân để chủ động trong các tiết học, trong học kỳ, trong cả năm học sao cho chương trình nội khoá mang tính chất chủ động và khoa học. - Bài soạn phải chi tiết, cụ thể và đạt được những yêu cầu chung như sau: 1, Phần mở đầu: - Tập trung học sinh , ổn định tổ chức, kiểm diện, nhận lớp, phổ biến nội dung và yêu cầu bài học - Khởi động chung : Tập bài tập thể dục phát triển toàn thân. - Khởi động các khớp : Xoay các khớp. - Các động tác bổ trợ. 2, Phần cơ bản: - Kiểm tra bài cũ: - Bài mới: Phân tích kỹ thuật hết sức ngắn gọn, dễ hiểu, nội dung chính xác và thị phạm - sửa sai động tác cho học sinh. - Lồng ghép một hoặc hai nội dung bài học hợp lý trong phần tự chọn vào giờ học và sử dụng phân nhóm, quay vòng để đạt được lượng vận động cần thiết, tăng khả năng tiếp nhận các động tác ở học sinh. Cuối giờ củng cố nội dung bài học và sử dụng trò chơi vận động( Tuỳ thuộc vào nội dung của từng bài học) - Tuỳ theo điều kiện tính chất của từng nội dung trong một tiết học để có thể dùng nội dung tăng thể lực cuối giờ nhằm tăng cường khả năng rèn luyện thể chất học sinh. - Khen, động viên những học sinh có kỷ thuật động tác và thành tích tốt trong giờ học. Góp ý, nhắc nhở những em chậm tiến, thực hiện động tác còn yếu, chưa nhiệt tình trong giờ học. 3, Phần kết thúc. - Chơi một trò chơi thư giản ngắn gọn tạo không khí vui vẻ, thoải mái cho học sinh. - Làm động tác thả lỏng các bộ phận của cơ thể. - Nhận xét giờ học và hướng dẫn tập thêm ở nhà. II. Ví dụ cụ thể: Tiết PPCT 41: Bật nhảy- Ném bóng- Chạy bền ở chương trình Thể dục lớp 7 tôi thực hiện như sau: 1, Phần mở đầu:(9- 10 phút) a, Tập trung lớp, ổn định tổ chức- Giáo viên nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu bài học. b, Khởi động chung: Tập bài thể dục phát triển toàn thân. Gồm 6 động tác: Vươn thở, tay ngực, lườn, vặn mình, lưng bụng và động tác chân. c, Khởi động các khớp: Xoay khớp cổ chân, cổ tay, xoay cánh tay, xoay đầu gối, đảo hông. d, Các động tác bổ trợ: Chạy bước nhỏ, chạy nâng cao đùi, chạy đạp sau, chạy gót chạm mông, bật xa, đá lăng chân trước sau, tung bóng từ tay nọ sang tay kia, ... Tập luyện theo đội hình: x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 2, Phần cơ bản(30 phút): 2.1, Bài cũ: a, Thực hiện động tác chạy đà nhảy xa kiểu ngồi ? b, Đà một bước ném bóng xa ? (GV gọi 2 - 3 em lên thực hiện động tác, học sinh nhận xét, giáo viên củng cố lại, cho điểm). 2.2, Bài mới: a, Bật nhảy: Luyện tập bật nhảy bằng 2 chân tay với vào vật trên cao. - Chạy đà tự do nhảy xa kiểu ngồi. b, Ôn tung và bắt bóng bằng hai tay, ngồi xổm tung và bắt bóng, ... Đứng vai hướng ném xoay người ném bóng, đà 1 bước ném xa. *GV nhắc học sinh cần lưu ý trong bật nhảy thì giậm nhảy mạnh, người hơi chếch, 2 tay đưa ra sau, hai tay hoặc một tay với vào vật. - Xác định đúng chân giậm nhảy. - Khi chạm cát không để mông hoặc 2 tay chạm cát phía sau. Trong ném bóng: Cần chú ý các động tác bổ trợ cho kỹ thuật ném bóng đứng chân rộng hoặc bằng vai, không dùng sức của cả cánh tay để tung bóng. * Chia lớp làm 2 nhóm, cử 2 em làm nhóm trưởng. + Nhóm nam: Ôn nội dung bật nhảy. + Nhóm nữ: Ôn nội dung ném bóng. (Những em chưa đến lượt thực hiện động tác có thể nhảy dây). - Giáo viên chú ý đi nhắc nhở, sửa sai động tác cho học sinh., sau đó 2 nhóm đổi nội dung cho nhau. * Tập trung học sinh chơi trò chơi "Nhảy ô tiếp sức" - Chia lớp thành 2 đội. Đội hình trò chơi: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 x x x x xuất phát Chia trong 3 hiệp đội nào thắng 2 hiệp là đội đó thắng cuộc. *Củng cố bài: giáo viên gọi mỗi nhóm 4 - 5 em thực hiện lại nội dung chính của bài học. Gọi học sinh nhóm này nhận xét nhóm kia, giáo viên nhận xét, củng cố bài học c, Chạy bền: Luyện tập chạy bền. - Cho học sinh chạy bền theo từng tốp (2 - 3 tốp), cự ly 400m (nam) và 300m (nữ). 3. Kết thúc ( 4-5 phút): 3.1, Chơi trò chơi: "Làm theo hiệu lệnh". Đội hình trò chơi 3.2, Thả lỏng các khớp: Rủ tay, chân, rung bắp đùi, bắp cẳng chân. 3.3, Nhận xét: Tuyên dương nhóm em thực hiện bài học tốt. Nhắc nhở những em chưa nhiệt tình trong tập luyện, thực hiện động tác chưa thật chính xác. 3.4, Bài tập về nhà: - Ôn chạy đà tự do nhảy xa kiểu ngồi. - Ôn đà một bước ném bóng xa. - Luyện tập chạy bền. III: Kết quả đạt được: Sau khi vận dụng tốt phương pháp tập luyện tích cực thì chất lượng giờ học ngày một tốt hơn, đó là cơ sở rèn luyện kỹ năng vận động cho học sinh rèn luyện và phát triển thể lực toàn diện tạo điều kiện tốt cho thành tích kiểm tra thi đấu các môn điền kinh và thể thao. Đối với các môn thể thao, 100% số học sinh biết tham gia thi đấu các môn như đá cầu, cầu lông, cờ vua. Đặc biệt ở đây không có em nào không thực hiện đúng kỹ thuật hoặc thành tích quá thấp. Sau khi tiếp tục áp dụng phương pháp kết quả đạt được cụ thể như sau: bảng thống kê kết quả qua 3 năm : Năm học Lớp Số HS Kết quả xếp loại Giỏi Khá Đạt yêu cầu Chưa đạt yêu cầu Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % 2003-2004 7A 40 4 10 16 40 14 35 6 15 7B 42 5 12 15 36 16 38 6 14 7C 40 5 13 17 42 14 35 4 10 2004-2005 7A 39 6 15 17 44 12 31 4 10 7B 36 5 14 16 45 12 33 3 8 7C 37 7 19 20 54 9 24 1 3 2005-2006 7A 39 8 21 22 56 7 18 2 5 7B 39 9 23 20 51 8 21 2 5 7C 42 10 24 25 60 6 14 1 2 Trên đây là những kết quả đạt được qua quá trình áp dụng đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tập luyện tích cực C: Kết luận và kiến nghị: I: Kết luận: Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh là một quá trình lâu dài. Để đảm bảo một giờ học tốt theo hướng tập luyện tích cực thì giáo viên cần phải nhận thức đầy đủ hơn, đúng đắn hơn về bộ môn, về một giờ dạy có chất lượng và hiệu quả cao. Muốn vậy cần phải có sự đầu tư trước cho bài soạn, cần phải chuẩn bị tốt về sân bãi, dụng cụ, những điều kiện cần thiết cho một giờ lên lớp, những phương pháp vận dụng trong giờ học sao cho hợp lý, giờ học sinh động và phong phú, học sinh hăng say tập luyện tăng cường thể lực, hạn chế thấp nhất bệnh học đường. Như vậy ngay từ đầu năm học chúng ta phải vạch cho mình một kế hoạch cá nhân về bộ môn một cách cụ thể, kế hoạch đó hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, học kỳ, cả năm học sao cho tất cả công việc giảng dạy và xây dựng phong trào thành một khối thống nhất tuần tự thực hiện đạt hiệu quả cao. II. Kiến nghị: - Nhà trường cần trang bị thêm thiết bị dạy học nhiều hơn nữa để phục vụ cho giờ học được tốt hơn. - Quy hoạch sân chơi bãi tập có khoa học hơn đảm bảo cho quá trình học tập của các em đạt chất lượng cao hơn. Trên đây là những kinh nghiệm nhỏ của bản thân tôi đúc rút trong quá trình giảng dạy. Tôi muốn đưa ra đây để các bạn đồng nghiệp cùng tham khảo, mong rằng nó cũng có những điều bổ ích trong công tác dạy thể dục ở trường THCS, đồng thời cũng mong muốn các bạn đồng nghiệp bổ sung để kinh nghiệm được hoàn chính hơn, đáp ứng được nhu cầu dạy và học trong giai đoạn hiện nay, cùng một mục đích chung là góp phần giúp thế hệ trẻ trở thành những con người phát triển toàn diện có ích cho đất nước, làm chủ tương lai. Cuối cùng rất mong được sự quan tâm của ban lãnh đạo nhà trường và các cấp trên tạo mọi điều kiện giúp đỡ để chương trình dạy học thể dục thể thao ngày càng phát triển./. Ngày 04/05/2006

File đính kèm:

  • docTD 6 Doi moi pp day hoc theo huong tich cuc.doc