Tích luỹ văn học - Thực hành làm văn

1.Hoàn cảnh sáng tác của “Tiếng hát con tàu”:

1. Tiếng hát con tàu (in trong tập Ánh sáng và phù sa , xuất bản năm 1960) được gợi cảm hứng từ một chủ trương lớn của Nhà nước vận động nhân dân miền xuôi lên xây dựng kinh tế miền núi vào những năm 1958 - 1960 ở miền Bắc. Nhưng xét sâu hơn, bài thơ ra đời chủ yếu vì nhu cầu giãi bày tình cảm ân nghĩa của tác giả đối với nhân dân, đối với cuộc đời và cách mạng.

2. Bài thơ ra đời khi chưa có đường tàu lên Tây Bắc. Hình ảnh con tàu thực chất là hình ảnh biểu tượng, thể hiện khát vọng lên đường và niềm mong ước của nhà thơ được đến với mọi miền đất nước. Tiếng hát con tàu , như vậy, là tiếng hát của tâm hồn nhà thơ - một tâm hồn tràn ngập niềm tin vào lý tưởng, vào cuộc đời. Tâm hồn nhà thơ đã hóa thân thành con tàu, hăm hở làm cuộc hành trình đến với Tây Bắc, đến với cuộc sống lớn của nhân dân. Đến với đất nước, nhân dân cũng là đến với cội nguồn của cảm hứng sáng tạo nghệ thuật, trong đó có thơ ca.

2.Hoàn cảnh sáng tác của Tây Tiến (Quang Dũng)

1. Khoảng cuối mùa xuân năm 1947, Quang Dũng gia nhập đoàn quân Tây Tiến. Đây là một đơn vị thành lập năm 1947 có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào, bảo vệ biên giới Lào - Việt, đồng thời đánh tiêu hao địch và tuyên truyền đồng bào kháng chiến.

2. Địa bàn hoạt động của đoàn khá rộng: từ Châu Mai, Châu Mộc sang Sầm Nứa rồi vòng về qua miền tây Thanh Hóa. Lính Tây Tiến phần đông là thanh niên Hà Nội thuộc nhiều tầng lớp khác nhau, trong đó có nhiều học sinh, trí thức (như Quang Dũng). Sinh hoạt của họ vô cùng thiếu thốn, gian khổ: trèo đèo, luồn rừng, lội suối, ăn uống kham khổ, ốm đau không có thuốc men (đánh trận tử vong ít, sốt rét tử vong nhiều). Tuy vậy, họ sống rất vui và chiến đấu rất dũng cảm. Lòng yêu nước khiến họ có thể hy sinh tất cả - "Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh ". Vì thế đoàn quân sốt rét vẫn khiến kẻ địch phải khiếp sợ " Quân xanh màu lá dữ oai hùm"

3. Đoàn quân Tây Tiến, sau một thời gian hoạt động ở Lào, trở về thành lập trung đoàn 52. Cuối 1948, Quang Dũng chuyển sang đơn vị khác. Rời xa đơn vị ít lâu, ngồi ở Phù Lưu Chanh (một làng thuộc tỉnh Hà Đông cũ), ông viết bài thơ Nhớ Tây Tiến . (Năm 1957, khi in lại Quang Dũng bỏ chữ "nhớ", có lẽ vì cho là thừa). Bài Tây Tiến rút trong tập Mây đầu ô (NXB Tác phẩm mới, 1986).

 

doc77 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1445 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tích luỹ văn học - Thực hành làm văn, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1.Hoàn cảnh sáng tác của “Tiếng hát con tàu”: 1. Tiếng hát con tàu (in trong tập ánh sáng và phù sa , xuất bản năm 1960) được gợi cảm hứng từ một chủ trương lớn của Nhà nước vận động nhân dân miền xuôi lên xây dựng kinh tế miền núi vào những năm 1958 - 1960 ở miền Bắc. Nhưng xét sâu hơn, bài thơ ra đời chủ yếu vì nhu cầu giãi bày tình cảm ân nghĩa của tác giả đối với nhân dân, đối với cuộc đời và cách mạng. 2. Bài thơ ra đời khi chưa có đường tàu lên Tây Bắc. Hình ảnh con tàu thực chất là hình ảnh biểu tượng, thể hiện khát vọng lên đường và niềm mong ước của nhà thơ được đến với mọi miền đất nước. Tiếng hát con tàu , như vậy, là tiếng hát của tâm hồn nhà thơ - một tâm hồn tràn ngập niềm tin vào lý tưởng, vào cuộc đời. Tâm hồn nhà thơ đã hóa thân thành con tàu, hăm hở làm cuộc hành trình đến với Tây Bắc, đến với cuộc sống lớn của nhân dân. Đến với đất nước, nhân dân cũng là đến với cội nguồn của cảm hứng sáng tạo nghệ thuật, trong đó có thơ ca. 2.Hoàn cảnh sáng tác của Tây Tiến (Quang Dũng) Khoảng cuối mùa xuân năm 1947, Quang Dũng gia nhập đoàn quân Tây Tiến. Đây là một đơn vị thành lập năm 1947 có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào, bảo vệ biên giới Lào - Việt, đồng thời đánh tiêu hao địch và tuyên truyền đồng bào kháng chiến. Địa bàn hoạt động của đoàn khá rộng: từ Châu Mai, Châu Mộc sang Sầm Nứa rồi vòng về qua miền tây Thanh Hóa. Lính Tây Tiến phần đông là thanh niên Hà Nội thuộc nhiều tầng lớp khác nhau, trong đó có nhiều học sinh, trí thức (như Quang Dũng). Sinh hoạt của họ vô cùng thiếu thốn, gian khổ: trèo đèo, luồn rừng, lội suối, ăn uống kham khổ, ốm đau không có thuốc men (đánh trận tử vong ít, sốt rét tử vong nhiều). Tuy vậy, họ sống rất vui và chiến đấu rất dũng cảm. Lòng yêu nước khiến họ có thể hy sinh tất cả - "Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh ". Vì thế đoàn quân sốt rét vẫn khiến kẻ địch phải khiếp sợ " Quân xanh màu lá dữ oai hùm" Đoàn quân Tây Tiến, sau một thời gian hoạt động ở Lào, trở về thành lập trung đoàn 52. Cuối 1948, Quang Dũng chuyển sang đơn vị khác. Rời xa đơn vị ít lâu, ngồi ở Phù Lưu Chanh (một làng thuộc tỉnh Hà Đông cũ), ông viết bài thơ Nhớ Tây Tiến . (Năm 1957, khi in lại Quang Dũng bỏ chữ "nhớ", có lẽ vì cho là thừa). Bài Tây Tiến rút trong tập Mây đầu ô (NXB Tác phẩm mới, 1986). 3. Hoàn cảnh sáng tác của Bên kia sông Đuống 1. Bài Bên kia sông Đuống ra đời năm 1948. Sông Đuống còn gọi là sông Thiên Đức, là một nhánh của sông Hồng nối với sông Thái Bình, chia tỉnh Bắc Ninh ra làm hai phần: nam (hữu ngạn) và bắc (tả ngạn). Quê hương, gia đình Hoàng Cầm ở nam phần tỉnh Bắc Ninh, ngay bên bờ sông Đuống. Khi giặc Pháp chiếm nam phần Bắc Ninh thì Hoàng Cầm đang công tác ở Việt Bắc. Một đêm giữa tháng 4 năm 1948, Hoàng Cầm trực tiếp nghe tin giặc đánh phá quê hương mình, ông xúc động và ngay đêm ấy viết bài Bên kia sông Đuống - "bên này" là đất tự do, hướng về "bên kia" là vùng bị giặc chiếm đóng và giày xéo. 2. Bài thơ đăng lần đầu tiên trên báo Cứu quốc tháng 6 năm 1948. Nó được phổ biến nhanh chóng từ Việt Bắc tới khu Ba, khu Bốn, vào miền Nam và ra tận Côn Đảo. Bản thảo gốc của bài thơ không còn nữa. Vì thế có nhiều dị bản và không có bản nào hoàn toàn đúng với bản gốc. Tất cả đều chỉ dựa theo trí nhớ "mang máng" của tác giả như chính ông đã thú nhận, và trí nhớ của những ngời biên soạn sách hay biên tập báo. Trong SGK này, văn bản Bên kia sông Đuống được chỉnh lí lại dựa trên sự đối chiếu nhiều văn bản khác nhau và trí nhớ được khôi phục đầy đủ hơn của nhà thơ. Văn bản này được tác giả xác nhận là gần với bản gốc hơn cả. 4.Hoàn cảnh sáng tác của Mới ra tù tập leo núi 1. Bài thơ này Chủ tịch Hồ Chí Minh làm sau khi ra tù (khoảng giữa tháng 9 năm 1943), nó không nằm trong Nhật kí trong tù nhưng thường được đặt ở cuối bản dịch tập thơ này như bài kết thúc. Về mặt phong cách nghệ thuật, " Mới ra tù, tập leo núi " không khác gì các bài thơ trong tập Nhật kí trong tù. 2. Trong tập hồi ký Những chặng đường lịch sử (NXB Văn học, Hà Nội, 1976), Đại tướng Võ Nguyên Giáp cho biết về ý nghĩa ngụ ý nhắn tin (về nước) của bài thơ như sau: "Bữa ấy, tôi về cơ quan hội báo tình hình thì thấy anh Đồng, anh Vũ Anh và anh Lã đang xúm xít quanh một tờ báo. Các anh chuyển tờ báo và hỏi tíu tít: - Anh xem có đúng là chữ của Bác không ? Đó là một tờ báo ở Trung Quốc mới gửi về, bên mép trắng có một hàng chữ Hán viết tay. Tôi nhận ngay ra đúng là chữ Bác, Bác viết: "Chúc chư huynh ở nhà mạnh khỏe và cố gắng công tác. ở bên này bình yên". Phía dưới lại có một bài thơ...". Trong cuốn Vừa đi đường vừa kể chuyện, T.Lan lại cho biết hoàn cảnh cảm hứng của bài thơ như sau: "Khi được thả ra, mắt Bác nhìn kém, chân bước không được, Bác quyết tâm tập đi, mỗi ngày 10 bước, dù đau mà phải bò, phải lết cũng phải được 10 bước mới thôi. Cuối cùng Bác chẳng những đi vững mà còn trèo được núi. Lần đầu tiên lên đỉnh núi, Bác cao hứng làm một bài thơ chữ Hán...". 5. Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Tâm tư trong tù Đầu năm 1939, tình hình thế giới trở nên căng thẳng, cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai có nguy cơ bùng nổ, thực dân Pháp trở lại đàn áp phong trào cách mạng ở Đông Dương. Cuối tháng Tư năm ấy, Tố Hữu bị chính quyền thực dân bắt ở Huế trong một đợt khủng bố Đảng Cộng sản. Tâm tư trong tù được viết tại xà lim số 1 nhà lao Thừa Thiên (Huế) trong những ngày đầu tiên nhà thơ bị bắt giam. Bài thơ này mở đầu cho phần "Xiềng xích" của tập thơ Từ ấy (1946). 6.Hoàn cảnh sáng tác của Việt Bắc 1. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp nghị Giơnevơ về Đông Dương được ký kết (tháng 7 năm 1945), hòa bình trở lại, miền Bắc nớc ta được giải phóng. Một trang sử mới của đất nước và một giai đoạn mới của cách mạng được mở ra. 2. Tháng 10 năm 1954, các cơ quan Trung ương của Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc trở về Hà Nội. Nhân sự kiện thời sự có tính chất lịch sử ấy, Tố Hữu sáng tác bài thơ Việt Bắc. Phần đầu bài thơ tái hiện một giai đoạn khổ, vẻ vang của cách mạng và kháng chiến ở chiến khu Việt Bắc nay đã trở thành những kỷ niệm sâu nặng trong lòng người. Phần sau nói lên sự gắn bó giữa miền ngược và miền xuôi trong một viễn cảnh hòa bình tươi sáng của đất nước và kết thúc bằng lời ngợi ca công ơn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của Đảng với dân tộc. Việt Bắc là một đỉnh cao của thơ Tố Hữu và cũng là một tác phẩm xuất sắc của văn học Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. 7. Hoàn cảnh sáng tác của Vi hành 1. Giữa năm 1922, thực dân pháp đưa Vua bù nhìn Khải Định sang Pháp dự cuộc triển lãm thuộc địa Vecxây. Đây là một âm mưu của chúng nhằm lừa gạt nhân dân Pháp: Vị quốc vương An Nam này đại diện cho 1 dân tộc lớn nhất ở Đông Dương, sang Pháp để tỏ thái độ hoàn toàn quy phục "mẫu quốc" và để cảm tạ công ơn "khai hóa" của mẫu quốc. Như vậy tình hình Đông Dương là ổn định và tốt đẹp, nhân dân Pháp nên nhiệt tình ủng hộ cuộc đầu tư lớn vào Đông Dương để khai thác tài nguyên giàu có ở xứ này và tiếp tục đem văn minh tiến bộ đến cho những người dân được nước Pháp bảo hộ. 2. Nguyễn ái Quốc viết "Vi hành" vào đầu năm 1923 để cùng với vở kịch "Con rồng tre" truyện ngắn "Lời than vãn của bà Trưng Trắc" bài báo "Sở thích đặc biệt" (viết năm 1922) lật tẩy âm mưu nói trên của thực dân Pháp. Đồng thời vạch trần tính chất bù nhìn tay sai dơ dáy của Khải Định và tố cáo tính chất điêu trá của những danh từ "văn minh, khai hóa" của chủ nghĩa thực dân. 8.Hoàn cảnh sáng tác của Nhật ký trong tù 1. Nhật ký trong tù là một tập nhật ký bằng thơ viết trong nhà tù. Sau một thời gian về nước và công tác tại Cao Bằng, tháng 8 năm 1942, Nguyễn ái Quốc lấy tên là Hồ Chí Minh lên đường trở lại Trung Quốc với danh nghĩa đại biểu của Việt Nam độc lập đồng minh và Phân ban quốc tế phản xâm lược của Việt Nam để tranh thủ sự viện trợ của quốc tế. Sau nửa tháng trời đi bộ, đến Túc Vinh, Quảng Tây (29-8), Người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam. 14 tháng ở tù (từ mùa thu 1942 đến mùa thu 1943), tuy bị đày ải vô cùng cực khổ ("Sống khác loài người vừa bốn tháng, Tiều tụy còn hơn mười năm trời"), lại bị giải đi quanh quẩn qua gần 30 nhà lao của 13 huyện thuộc Quảng Tây, Người vẫn làm thơ. Người đã sáng tác 133 bài thơ bằng chữ Hán ghi trong một cuốn sổ tay mà Người đặt tên là Ngục trung nhật ký (tức Nhật ký trong tù). 2. Tập Nhật ký trong tù, vì thế, vừa ghi lại được một cách chân thực - chân thực nhiều khi đến chi tiết - bộ mặt đen tối và nhem nhuốc của chế độ nhà tù cũng như của xã hội Trung Quốc thời Tưởng Giới Thạch, vừa thể hiện được tâm hồn phong phú, cao đẹp của người tù vĩ đại. Về phương diện này, có thể xem Nhật ký trong tù như một bức chân dung tự họa con người tinh thần của Chủ tịch Hồ Chí Minh: vừa kiên cường bất khuất -"Thân thể ở trong lao, Tinh thần ở ngoài lao"- vừa mềm mại, tinh tế, hết sức nhạy cảm với mọi biến thái của thiên nhiên và lòng người; vừa ung dung tự tại, hết sức thoải mái, như bay lượn ở ngoài tù, vừa nóng lòng sốt ruột như lửa đốt, khắc khoải ngóng về tự do, mòn mắt nhìn về Tổ quốc; vừa đầy lạc quan tin tưởng; luôn luôn hướng về bình minh và mặt trời hồng, vừa trằn trọc lo âu, không bao giờ nguôi nỗi đau lớn của dân tộc và nhân loại, nhiều đêm một mình đối diện đàm tâm với vầng trăng lạnh. Tất cả bắt nguồn từ bản chất của một tâm hồn yêu nước lớn, một tấm lòng nhân đạo lớn, một cốt cách nghệ sĩ lớn. 9.Hoàn cảnh sáng tác của Tuyên ngôn độc lập 1. Ngày 19 tháng 8 năm 1945, chính quyền ở Hà Nội về tay nhân dân, Ngày 26 tháng 8 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh từ chiến khu cách mạng Việt Bắc về tới Hà Nội. Tại căn nhà số 48, phố Hàng Ngang, Người soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập. Ngày 2.9.1945, tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội, Người thay mặt Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đọc bản Tuyên ngôn Độc lập trước hàng chục vạn đồng bào. 2. Tuyên ngôn Độc lập là một văn kiện có giá trị lịch sử to lớn: tuyên bố chấm dứt chế độ thực dân, phong kiến ở nước ta và mở ra một kỷ nguyên độc lập, tự do của dân tộc. Tuyên ngôn Độc lập là một bài văn chính luận ngắn gọn, lập luận chặt chẽ đanh thép, lời lẽ hùng hồn và đầy sức thuyết phục. 10. Tác giả Nam Cao: 1. Tiểu sử và con người Tiểu sử: Nam Cao tên khai sinh là Trần Hữu Tri. Ông sinh năm 1915 tại làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lý Nhân, tỉnh Hà Nam (nay thuộc xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam). Học xong bậc thành chung ông ước mơ đi xa nhưng không thành vì sức khỏe, trở lại quê hương sau đó ông lên Hà Nội dạy học giữa lúc tình hình có nhiều biến động: quân Nhật đảo chính Pháp ở Đông Dương... Năm 1943, Nam Cao tham gia hội văn hóa cứu quốc do Đảng cộng sản tổ chức và lãnh đạo, tham gia cướp chính quyền ở địa phương. Sau cách mạng tháng Tám, ông tham gia nhiều công tác khác nhau: công tác ở Hội văn hóa cứu quốc, Nam tiến, làm tuyên truyền, tham gia chiến dịch biên giới... Tháng 11 năm 1951, Nam Cao đã bị địch phục kích và bắt được trên đường vào công tác vùng sau lưng địch thuộc Liên khu III và bị chúng bắn chết ở gần Hoàng Đan (thuộc tỉnh Ninh Bình). Con người: Trớc cách mạng, Nam Cao mang nặng tâm sự u uất của một người trí thức giàu tâm huyết phải chịu cảnh bị xã hội bóp nghẹt sự sống con người. Ông luôn giữ cho mình một tấm lòng đôn hậu, chan chứa yêu thương, một lối sống gắn bó với con người, đặc biệt là những người nông dân nghèo khổ. Là một trí thức, Nam Cao đôi lúc không tránh khỏi việc bị ảnh hưởng lối sống của tầng lớp tiểu tư sản, nhưng ông luôn nghiêm khắc tự đấu tranh với bản thân để vượt qua những cám dỗ của lối sống thoát li, hưởng lạc, tầm thường, nhỏ nhen. 2. Sự nghiệp văn học Sáng tác của Nam Cao trước cách mạng tập trung vào hai đề tài chính: cuộc sống người trí thức tiểu tư sản nghèo và cuộc sống người nông dân. - Đề tài người trí thức tiểu tư sản: Tập trung ở tiểu thuyết Sống mòn và các truyện ngắn: Những chuyện không muốn viết; Trăng sáng; Mua nhà; Nước mắt; Đời thừa... Nội dung chủ yếu nhằm miêu tả chân thực tình cảnh nghèo khổ, bế tắc tù túng của tầng lớp này, đồng thời các tác phẩm cũng thể hiện bi kịch tinh thần đau đớn và dai dẳng của người trí thức: những con người có ý thức sâu sắc về sự sống, sống có hoài bão, có nhân cách nhưng cứ bị gánh nặng cơm áo hàng ngày làm cho chết mòn về tâm hồn. ở đề tài này, nhiều sáng tác của Nam Cao cũng đã diễn tả cuộc đấu tranh trong bản thân người trí thức nhằm đạt tới một lẽ sống cao đẹp hơn. - ở đề tài về cuộc sống tăm tối thê thảm của người nông dân đương thời, Nam Cao có các tác phẩm đáng chú ý: Lão Hạc; Chí Phèo; Một đám cưới, Dì Hảo; Một bữa no... Nội dung của các tác phẩm tập trung làm rõ cuộc đời khốn cùng, thê thảm của ngời nông dân: bị ức hiếp, chịu nhiều bất công, bị hắt hủi, xúc phạm về nhân phẩm. Nhà văn đã kết án sâu sắc cái xã hội tàn bạo huỷ diệt cả nhân tính của những con người vốn có bản tính lương thiện. Trong nhiều tác phẩm viết về đề tài người nông dân nhà văn luôn đi sâu phát hiện và khẳng định bản chất lương thiện đẹp đẽ cao quí trong tâm hồn họ, ngay cả khi những người nông dân này bị vùi dập tới mất cả nhân hình, nhân tính. Không chỉ là một đại diện tiêu biểu của trào lưu văn học hiện thực trước cách mạng tháng Tám, Nam Cao còn là cây bút tiêu biểu nhất của chặng đầu nền văn học mới. Sau cách mạng tháng Tám, Nam Cao sáng tác để phục vụ công cuộc kháng chiến. Truyện ngắn "Đôi mắt'”(1948); Nhật ký ở rừng (1948) và tập bút ký Chuyện biên giới (1950) là những sáng tác thành công của Nam Cao góp phần vào nền văn học mới còn rất non trẻ của chúng ta. Là một tài năng độc đáo, lại có một tấm lòng nhân đạo rất sâu sắc. Nam Cao xứng đáng được coi là một nhà văn lớn, một nhà văn có vị trí hàng đầu của nền văn học Việt Nam thế kỷ XX. 3. Quan điểm nghệ thuật Nam Cao thường không phát biểu một cách trực tiếp quan điểm về nghệ thuật mà ông thể hiện nó rải rác trong các sáng tác của mình: Trăng sáng (1943); Đời thừa (1943); Đôi mắt (1948). Trước cách mạng, quan điểm nghệ thuật của Nam Cao thể hiện ở mấy nét lớn như sau: - Nam Cao phủ nhận nghệ thuật lãng mạn thoát li, khẳng định nghệ thuật chân chính phải là nghệ thuật hiện thực gắn bó với đời sống, phản ánh chân thực đời sống. Người cầm bút không được trốn tránh sự thực, dù cho sự thực ấy chẳng nên thơ chút nào. - Quan điểm hiện thực và nhân đạo: tác phẩm văn học có giá trị không chỉ phản ánh sự thực đời sống mà còn phải có giá trị nhân đạo sâu sắc. - Nam Cao coi lao động nghệ thuật là một hoạt động nghiêm túc, công phu; người viết văn phải là người có trách nhiệm, có lương tâm; ông lên án gay gắt sự cẩu thả trong nghề văn. - Văn chương đồng nghĩa với sáng tạo tìm tòi không ngừng cả về hình thức nghệ thuật và nội dung. Sau cách mạng tháng Tám, trong truyện ngắn Đôi mắt, Nam Cao đặt ra vấn đề cách nhìn của nhà văn đối với hiện thực đời sống và con người để viết ra những tác phẩm có ích cho cuộc đời. 4. Đặc điểm nghệ thuật viết truyện của Nam Cao - Cách viết rất chân thực, có tầm khái quát cao, người đọc có cảm tưởng nhà văn không hề hư cấu. Tất cả đều thật, nhưng từ những chuyện xoàng xĩnh đời thường tưởng như không có ý đáng nói đó, nhà văn làm nổi bật những vấn đề có ý nghĩa to lớn về xã hội, nhân sinh - nhiều truyện của Nam Cao có màu sắc triết lí sâu xa. - Xây dựng nhân vật sống động, chân thực, trong đó có những điển hình bất hủ như Chí Phèo, Bá Kiến, lão Hạc... Sở trường miêu tả, phân tích tâm lí, có khả năng đi sâu vào những ngõ ngách tâm tư sâu kín cùng những diễn biến phức tạp trong nội tâm con người (Đời thừa, Chí Phèo, Một đám cưới). - Cách kể chuyện, kết cấu rất linh hoạt, mới mẻ, nhà văn vào chuyện, dẫn chuyện tự nhiên, lôi cuốn, kết cấu thoải mái, có vẻ tùy tiện mà hình thức chặt chẽ, truyện nhiều khi được kể theo quan điểm nhân vật nên giàu sắc thái chân thực. Ngôn ngữ hết sức tự nhiên sinh động, gần với lời ăn tiếng nói hàng ngày của quần chúng, lời kể của tác giả, lời nhân vật thường đan xen biến hóa đ giọng điệu biến hóa linh hoạt. ị "Nam Cao là một trong những nhà văn đem lại cái mới nhất, có đóng góp nhiều nhất cho sự phát triển của văn xuôi nghệ thuật Việt Nam hiện đại" (Nguyễn Hoành Khung) C.Định hớng ra đề và gợi ý giải: Đề 1: Anh (chị) hãy trình bày những hiểu biết của mình về sự nghiệp văn học của Nam Cao. Kể tên những tác phẩm đợc xem nh là tuyên ngôn nghệ thuật của nhà văn trớc và sau cách mạng 8/1945, ghi rõ năm xuất bản. Sử dụng kiến thức mục II về sự nghiệp văn học và mục III về quan điểm nghệ thuật của Nam Cao trong phần kiến thức cơ bản về tác giả. Đề 2. Nếu "Trăng sáng" (1943) và "Đời thừa" (1943) được xem như là tuyên ngôn nghệ thuật của Nam Cao trước cách mạng tháng Tám, thì Đôi mắt (1948) chính là tuyên ngôn nghệ thuật của nhà văn sau cách mạng. Hãy phân tích các truyện ngắn đó để nêu lên sự phát triển của tư tưởng nghệ thuật Nam Cao trong các tuyên ngôn nghệ thuật nói trên. Gợi ý: - Trong quá trình phân tích ba tác phẩm của Nam Cao không nên đi vào việc phân tích tính cách nhân vật mà nên bám sát những quan điểm ý nghĩ của nhân vật để qua đó phát hiện được những tuyên ngôn nghệ thuật của nhà văn; sắp xếp chúng lại một cách có hệ thống để thể hiện rõ bước đường phát triển trong tư tưởng nghệ thuật của Nam Cao. - Những nội dung chính cần có: + Trong truyện ngắn "Trăng sáng", qua những suy nghĩ của Điền - một văn sĩ có cuộc đời gieo neo, vất vả, Nam Cao khẳng định nghệ thuật chân chính phải bắt rễ trong đời sống hiện thực, không được thoát li đời sống để trở thành lừa dối: "Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối; nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than..., "ánh trăng lừa dối" ở đây là hình ảnh tiêu biểu cho văn chương lãng mạn, thoát li, thi vị hòa cuộc sống như ánh trăng thơ mộng và huyền ảo nhưng "làm đẹp những cái thật ra chỉ tầm thường xấu xí, phê phán tính chất thoát li, quay lưng lại với đời sống nhân dân của thứ "nghệ thuật vị nghệ thuật”, Nam Cao đòi hỏi văn học phải bắt rễ từ hiện thực, phải trở về với cuộc sống của hàng triệu con người đau khổ, phải vị nhân sinh, phải là "tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than" và vị trí của nhà văn phải là “đứng trong lao khổ mà mở hồn ra đón lấy tất cả những vang vọng của đời ” + Với "Trăng sáng", Nam Cao đã thể hiện một quan điểm nghệ thuật sâu sắc và tiến bộ. Nhưng Nam Cao không dừng lại ở đấy. Đến "Đời thừa", ông lại gửi gắm những suy tư và những quan niệm sâu sắc của mình về nghề văn và sứ mệnh chân chính của người cầm bút qua nhân vật Hộ. Qua nhân vật Hộ, Nam Cao cho rằng: "Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đã cho. Văn chương chỉ dung nạp được những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có". Câu nói ngắn gọn nhưng nó đã thâu tóm những yêu cầu thật gắt gao, nghiêm túc đối với người sáng tác văn chương. Nghệ thuật đồng nghĩa với sự sáng tạo, nhưng đó cũng không phải là đi tìm cái lạ một cách màu mè, hình thức mà phải là khám phá cho được sự thật. Cũng trong tác phẩm này, qua những quan niệm hết sức đúng đắn và nghiêm túc của Hộ về nghề văn, Nam Cao cho rằng: Nghề văn là một thứ lao động xã hội nghiêm túc đòi hỏi cao về trách nhiệm và lương tâm: "Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương rồi. Nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện" và mục đích của văn chương là nhân đạo: "Một tác phẩm thật giá trị, phải vượt lên trên tất cả các bờ cõi... Nó phải chứa đựng một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, bác ái, sự công bình... Nó làm cho người gần người hơn". + Truyện ngắn "Đôi mắt" được viết trong thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp (1948), là thời điểm "tìm đường" và "nhận đường" của lớp văn nghệ sĩ thuộc thế hệ trước Cách mạng tháng Tám . Qua cách nhìn người và nhìn đời của hai nhà văn Hoàng - con người có cái nhìn phiến diện, sai lệch và Độ - con người có cách nhìn đúng đắn, toàn diện, độ lượng và thông cảm với người lao động; Nam Cao đã đặt ra trong tác phẩm của mình một vấn đề hết sức quan trọng đối với hoạt động sáng tạo nghệ thuật: Đó là cách nhìn của nhà văn đối với hiện thực đời sống, con người để viết ra những tác phẩm có ích cho đời. Đề 3: Trình bày quan điểm nghệ thuật của Nam Cao. Chứng minh rằng Nam Cao đã thực hiện một cách triệt để quan điểm ấy trong các sáng tác của mình (dựa vào các tác phẩm của Nam Cao có trong chơng trình THPT). Gợi ý: Bài làm phải giải quyết 2 vấn đề lớn. Nội dung thứ nhất: Trình bày quan điểm nghệ thuật của Nam Cao. Phân tích chủ yếu là quan điểm nghệ thuật của Nam Cao trước cách mạng (xem phần III quan điểm nghệ thuật và đề 2 ở trên). Nội dung thứ hai: Chứng minh sự thể hiện của những quan điểm nghệ thuật đó trong sáng tác của Nam Cao: + Phủ nhận nghệ thuật lãng mạn thoát li đời sống, chống lại quan điểm nghệ thuật vị nghệ thuật, tác phẩm của Nam Cao đã phản ánh chân thực bộ mặt của đời sống xã hội Việt Nam những năm trước cách mạng. Đó là: Bộ mặt của giai cấp thống trị (nhân vật Bá Kiến - tác phẩm Chí Phèo); Đời sống cực khổ của những ngời nông dân bị đẩy vào con đường lưu manh hóa (Chí Phèo, Năm Thọ, Binh Chức...); Những tấn bi kịch tinh thần đau đớn và dai dẳng của người trí thức tiểu tư sản (Điền - Tác phẩm Trăng sáng; Hộ - Tác phẩm Đời thừa). + Tác phẩm của Nam Cao chứa chan tinh thần nhân đạo: Nhà văn lên án một cách mạnh mẽ những thủ đoạn bóc lột của giai cấp thống trị; ông phát hiện những nét đẹp trong tâm hồn con người, bênh vực và bảo vệ nhân phẩm cho người lao động ngay cả khi họ bị huỷ hoại cả nhân hình, nhân tính (Chí Phèo), ông ca ngợi những tình cảm đẹp đẽ cao thượng của con người (Hộ). + Trong sáng tác, Nam Cao là một cây bút có lương tâm, có ý thức cao về nghề nghiệp. Ông viết không nhiều, nhưng công phu và kỹ lưỡng; không ngừng tìm tòi sáng tạo để có một con đường cho riêng mình. Bước chân vào làng văn khi đề tài về người nông dân và người trí thức đã trở nên quen thuộc, Nam Cao vẫn tìm được những hướng khai thác mới mẻ: vấn đề lưu manh hóa ở một bộ phận nông dân trước cách mạng; bi kịch tinh thần đau đớn dai dẳng ở người trí thức tiểu tư sản... 11. Tác giả Xuân Diệu 1. Cuộc đời - con người Xuân Diệu họ Ngô, cha người huyện Can Lộc, Hà Tĩnh, mẹ người Tuy Phước, Bình Định. Thủa nhỏ Xuân Diệu học chữ Nho, chữ quốc ngữ với cha - ông đồ xứ Nghệ đỗ tú tài kép Hán học vào dạy học ở tỉnh Bình Định lấy bà hai sinh ra Xuân Diệu - Xuân Diệu học được ở cha đức tính cần cù, kiên nhẫn trong rèn luyện tài năng và lao động nghệ thuật. Sinh ra và lớn lên ở quê mẹ: Biển Qui Nhơn với những cơn "gió nồm thổi lên tươi mát" và những con sóng biển muôn đời dào dạt đã tác động không nhỏ đối với hồn thơ nồng nàn sôi nổi của ông. Là con vợ lẽ, phải xa mẹ từ nhỏ và thường bị hắt hủi thiệt thòi lúc còn ấu thơ, cùng với những nỗi niềm khuất kín của một người cả đời một mình với thơ... Hoàn cảnh ấy khiến Xuân Diệu luôn khao khát tình thương và sự cảm thông của người đời. 2. Sự nghiệp Xuân Diệu là một tài năng nhiều mặt, nhưng trước hết ông là một nhà thơ lớn của nền văn học Việt Nam: "người đã đem đến cho thơ ca nhiều cái mới nhất" (Vũ Ngọc Phan - Nhà văn hiện đại). Như số đông các nhà thơ Mới đi theo cách mạng, Xuân Diệu có 2 giai đoạn sáng tác chủ yếu trước và sau cách mạng. a) Trước cách mạng: Với các tập : "Thơ thơ" 1938, "Gửi hương cho gió" (1945) Xuân Diệu trở thành nhà thơ "mới nhất trong những nhà thơ mới", thơ ông luôn rạo rực tình yêu, vội vàng, giục giã mọi người hưởng thụ vẻ đẹp thiên nhiên, tình yêu, cuộc sống. Say đắm nồng nàn vồ vập nhưng vẫn đơn côi bơ vơ. Đó là 2 mặt đối lập mà thống nhất trong tiếng thơ Xuân Diệu thời kỳ này. Thơ Xuân Diệu đổi mới nhiều trong cảm nhận và diễn đạt. Chịu ảnh hưởng sâu sắc của thơ lãng mạn phương Tây từ cảm hứng đề tài, đến tứ thơ, nhịp điệu cú pháp cùng ý thức cái tôi cá nhân. Đồng thời Xuân Diệu vẫn học hỏi ở thơ Phương Đông cổ xưa. Nhờ vậy thơ ông thể hiện được những nét tinh vi tế nhị của lòng người, của cảnh sắc thiên nhiên, được đông đảo độc giả say mê ngưỡng mộ. b) Sau cách mạng: Nhiều tập thơ ra đời tiếp tục khẳng định năng lực và bút lực của Xuân Diệu: Riêng chung (1960), Mũi Cà Mau - Cầm tay (1962) Một khối hồng (1964) Tôi giàu đôi mắt (1970). Khắc phục tâm trạng buồn bã cô đơn thời trước, thơ Xuân Diệu giờ ca ngợi cuộc sống mới xây dựng và chiến đấu, thể hiện sự gắn bó hòa hợp giữa cái riêng và cái chung, giữa cá thể thi sĩ và tập thể nhân dân. Nhà thơ khẳng định: Tôi cùng xương cùng thịt với nhân dân tôi Cùng đổ mồ hôi cùng sôi giọt máu Tôi sống với cuộc đời chiến đấu Của triệu người yêu dấu gian lao Ngoài giọng điệu trữ tình chủ đạo thơ Xuân Diệu thời kỳ sau cách mạng còn thể hiện giọng chính luận, trào phúng, đả kích... có lúc do khuynh hướng "Đại chúng hóa" khiến thơ Xuân Diệu sa vào dông dài nhưng đồng thời cũng đã có những sáng tạo đặc sắc do khai thác nghệ thuật của ca dao dân ca tục ngữ. Tóm lại: Non nửa thế kỷ sáng tác, Xuân Diệu thật sự là nhà thơ lớn của dân tộc ta. Riêng về mặt thơ tình, ông xứng đáng với lời thơ của Khương Hữu Dụng: "Một thế hệ yêu - tỏ tình qua thơ Xuân

File đính kèm:

  • docTICHLUYVAN11-12.doc