A. Phần chuẩn bị
I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức, kĩ năng tư duy
* Giúp học sinh HS:
- Cảm nhận được tình cảm tha thiết, lòng biết ơn sâu nặng của người cán bộ cách mạng đối với VB và sự gắn bó của VB với CM ua dòng hồi tưởng về cảnh và người ở chiến khu VB, với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
- Thấy được nghệ thuật giàu tính dân tộc của bài thơ, thể hiện trong kết cấu, hình ảnh, giọng điệu, thể thơ và ngôn ngữ.
2. Tư tưởng- tình cảm
Thêm trân trọng những tình cảm đẹp của người chiến sĩ Cách mạng với nhân dân VB, đó là truyền thóng ân nghĩa và đạo lí thuỷ chung của dân tộc.
II. Phương tiện thực hiện
- SGK, SGV, tài liệu tham khảo
- SGK, tài liệu tham khảo
III. Cách thức tiến hành
Đọc sáng tạo, gợi tìm, trả lời câu hỏi, chia nhóm thảo luận.
B. Tiến trình dạy học
* ổn định tổ chức (1 phút)
I. Kiểm tra bài cũ: ( Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS - 1 phút)
II. Bài mới:
5 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1728 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết 18 - Đọc văn Việt Bắc, tác giả Tố Hữu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 28/9 Ngày giảng : 30/9/2008
Tiết 18 - Đọc văn
Việt Bắc
Tố Hữu
A. Phần chuẩn bị
I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức, kĩ năng tư duy
* Giúp học sinh HS:
- Cảm nhận được tình cảm tha thiết, lòng biết ơn sâu nặng của người cán bộ cách mạng đối với VB và sự gắn bó của VB với CM ua dòng hồi tưởng về cảnh và người ở chiến khu VB, với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
- Thấy được nghệ thuật giàu tính dân tộc của bài thơ, thể hiện trong kết cấu, hình ảnh, giọng điệu, thể thơ và ngôn ngữ.
2. Tư tưởng- tình cảm
Thêm trân trọng những tình cảm đẹp của người chiến sĩ Cách mạng với nhân dân VB, đó là truyền thóng ân nghĩa và đạo lí thuỷ chung của dân tộc.
II. Phương tiện thực hiện
- SGK, SGV, tài liệu tham khảo
- SGK, tài liệu tham khảo
III. Cách thức tiến hành
Đọc sáng tạo, gợi tìm, trả lời câu hỏi, chia nhóm thảo luận..
B. Tiến trình dạy học
* ổn định tổ chức (1 phút)
I. Kiểm tra bài cũ: ( Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS - 1 phút)
II. Bài mới:
* Giới thiệu bài mới
Ở tiết trước chúng ta đã chứng kiến một cảnh chia tay đầy lưu luyến bịn rịn của người đi kẻ ở. Tiếp theo cảnh đó là nỗi niềm của họ với cảnh, với người và với cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc…
Hoạt động của GV & HS
Yêu cầu cần đạt
- Thiên nhiên được miêu tả ở những thời điểm nào? Đặc điểm chung là gì?
a. Nỗi nhớ về cảnh và người Việt Bắc (13 phút)
- Thiên nhiên VB hiện lên với vẻ đẹp đa dạng theo thời gian, không gian khác nhau (sương sớm, nắng chiều, trăng khuya, các mùa trong năm).
- HS tìm những câu thơ đặc tả cảnh và người VB.
* Cảnh Việt Bắc
- Cảnh ấm áp thân thương
" Nhớ từng bản khói cùng sương /Sớm khuya bếp lửa người thương đi về"
- Cảnh thơ mộng trữ tình
"Nhớ gì như nhớ người yêu/Trăng lên đầu núi nắng chiều lưng lương"
- Nét đẹp đặc trưng của VB
"Nhớ sao tiéng mõ rừng chiều/Chày đêm nện cối đều đều suối xa"
- Cảnh sinh hoạt ở chiến khu
"Nhớ sao lớp học i tờ (…)Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo"
- Cảnh thiên nhiên bốn mùa
+ Mùa đông: rừng xanh ngút ngàn điểm hoa chuối "đỏ tươi"…
+ Mùa xuân: màu trắng của hoa mơ rừng…
+ Mùa hạ: Màu vàng của rừng phách, tiếng nhạc ve...
+ Mùa thu: đêm trăng thơ mộng…
" Mỗi mùa mang một nét đặc trưng riêng, thời khắc đặc tả mùa thu khác với các mùa khác trong năm (đêm)…
* Con người Việt Bắc
- Người làm nương dẫy: "Đèo cao…"
- Người đan nón: "nhứ người…"
- Người hái măng: "Nhớ cô em…"
- Người mẹ VB "Nhớ người mẹ (…) ngô"
- Đồng bào Việt Bắc:"Thương nhau chia củ…cùng".
- Em có nhận xét gì về cảnh và người VB?
- Cảnh và người hoà quện, tình đồng chí, nghĩa đồng bào, yêu thiên nhiên, yêu đất nước, yêu đời.
- Giúp HS phân tích đoạn ("Rừng…chung).
- Em có nhận xét gì về cách sắp xếp các câu thơ?
Đoạn thơ được sắp xếp xen kẽ cứ một câu tả cảnh lại một câu tả người, thể hiện ự gắn bó giữa cảnh và người.
- Nét đẹp riêng của cảnh qua mỗi mùa trong năm là gì?
Mỗi mùa mang một nét đặc trưng riêng, song đều đẹp, thơ mộng, trữ tình…
- Con người VB hiện lên với những nét đẹp nào qua bức tranh bốn mùa đó?
- "Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng"" tư thế vững trãi cả con người làm chủ núi rừng.
- "cô em gái hái măng một mình"" chăm chỉ, chịu thương, chịu khó…
- "chuốt từng sợ giang"" sự cần mẫn…
- "ân tình thuỷ chung" "nét đẹp của tình người- sự thuỷ chung…
"Người VB mang đầy đủ những nét đẹp cần có ở con người đó là sự tự tin, vững trãi, chịu thương, chịu khó, đầy tình nghĩa…
- Cuộc sống và con người VB còn được hiện lên qua những hình ảnh, chi tiết nào?
"cảnh sinh hoạt bình dị của người dân VB. Nét đẹp nhất chính là nghĩa tình và lòng quyết tâm đùm bọc, che chở cho CM hi sinh tất cả vì kháng chiến dù cuộc sống còn nhiều khó khăn.
- Tìm những câu thơ viết về kỉ niệm kháng chiến và rút ra nhận xét về cách nói của nhà thơ về những kỉ niệm ấy?
c. Những kỉ niệm kháng chiến (5 phút)
-"Những đường VB của ta (…)Bước chan nát đá muôn tàn lửa bay".
" Cảnh rộng lớn, tấp nập, sôi động …mang đạm nét tráng ca.
- Nhịp điệu, giọng điệu có gì khác so với các đoạn trước?
- Nhịp thơ thay đổi từ chạm, dài sang nhịp ngắn, mạnh mẽ, dồn dập.
- Giọng thơ từ trầm lắng chuyển sang giọng sôi nổi, náo nức.
- Cảm nhận của em về những câu thơ sau? ("Ở đâu u ám ám thù (…)Trông về VB mà nuôi chí bền").
- Khắc hoạ VB- quê hương cách mạng, nơi đặt niềm tin tưởng, hi vọng của cả dân tộc thành một vùng đất linh thiêng không thể phai mờ.
- Cảm hứng về kháng chiến, về CM gắn liền vơi cảm hứng ca ngợi lãnh tụ (VB và cụ Hồ là một). Đây là một đực điểm thường thây trong thơ TH.
- Em hãy khái quát những đặc sắc về nghệ thuật của đoạn thơ.
* Những đặc sắc về nghệ thuật (2 phút)
- Tính trữ tình- chính trị: VB là khúc hát ân tình thuỷ chung của những người CM với lãnh tụ, Đảng và cuộc kháng chiến.
- Giọng thơ tâm tình ngọt ngào, tha thiết
- Nghệt thuật biểu hiện giàu tính dân tộc. Thể hiện ở thể thơ lục bát, kết cấu đối đáp, nghệ thuật sử dụng hình ảnh và biện pháp so sánh, ẩn dụ quen thuộc của ca dao.
- GV hướng dẫn HS làm bài tập nâng cao.
- Yêu cầu: HS chỉ ra được sự tiếp thu và vận dụng nhuần nhuyễn ca dao, dân ca của TH trong bài VB"tư tưởng, t/c của thời đại hoà nhập vào mạch tâm hồn, tình cảm và truyền thống thẩm mĩ của dân tộc, nhân dân.
Luyện tập (5 phút)
* Phong vị ca dao, dân ca thể hiện ở cấp độ và phương diện khác sau:
+ Kết cấu đối đáp trong khung cảnh chia tay đầy lưu luyến- đây là một môtíp quen thuộc trong ca dao, dân ca.
- Những từ "mình', "ta" và cấu trúc lời hỏi, lời đáp đối ứng, gợi nhớ đến nhiều câu ca dao về tình cảm lứa đôi.
- "Mình về có nhớ ta chăng
Ta về ta nhơ hàm răng mình cười"
- "Tiện đây mận mới hỏi đào
Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?
Mận hỏi thì đào xin thưa
Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào".
+ Rất nhiều hình ảnh ước lệ quen thuộc của ca dao, dân ca được TH sử dụng rất thich hợp vơi khung cảnh và tâm trạng trong bài VB, như "Nhìn cây nhớ núi nhìn sông nhớ nguồn", "Nguồn bo nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu,"Nước trôi lòng suói chẳng trôi", "Đá mòn nhưng dạ chẳn mòn"...
- Phong vị ấy còn thể hiện ở âm điệu thiết tha, quyến luyến như những lời ru trong ca dao, dân ca.
+ Không chỉ dừng ở những yếu tô hình thức, phong vị ca dao, dân ca còn thâm sâu trong nội dung tư tưởng- cảm xúc. Đó là ự trân trọng tha thiết vơi mọi nghĩa tình, ân tình, đề cao đạo lí thuỷ chung, on sắt vốn là những quan niệm đạo lí và cách sống đã thành truyền thóng của dân tộc và được thể hiện âu đậm trong ca dao, dân ca.
+ Nhờ thấm đượm phong vị ca dao, dân ca mà bài thơ đã tạo được sự hoà quện, thống nhất giữa nội dung mang tính cách mạng với truyền thống tinh thần và thẩm mĩ của dân tộc, làm cho tư tưởng, tình cảm, hiện thực mới của thời đại nhập vào nguồn mạch dân tộc một cách tự nhiên.
- Học thuộc lòng "Kết quả cần đạt" (SGK)
III. TỔNG KẾT (1 phút)
Đọc thêm: Bác ơi!
Tố Hữu
Hoạt động của GV & HS
Yêu cầu cần đạt
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Hoàn cảnh và mục đích sáng tác (SGK)
- Xác định chủ đề bài thơ
2. Chủ đề (2 phút)
Thể hiện sâu sắc nỗi đau đớn, tiếc thương vô hạn của nhà thơ, của nhân dân với Bác Hồ. Đó còn là lòng biết ơn, ca ngợi công lao trời biển, tấm gương sáng ngời của Bác. Đồng thời thể hiện quyết tâm đi theo đường Cách mạng Bác đã tìm ra.
- Tìm những câu thơ bộc lộ rõ điều ấy?
- Cảm nhận của em về nỗi đau qua những câu thơ đó?
II. TÌM HIỂU VĂN BẢN (8 phút)
1. Nỗi đau đớn tiếc thương vô hạn của nhà thơ và dân tộc ta đối với Bác.
- Không gian thiên nhiên như hoà với tâm trạng đau đớn của con người.("Đời tuôn nước mắt trời tuôn mưa").
- Nỗi đau tê dại ("Con lại lần theo lói sỏi quen").
- Cảnh vật xung quanh vắng lạnh: thiếu vắng Người bên thang gác, quanh mặt hồ… ('Ướt lạnh vườn rau", "Phòng lặng/rèm buông/tắt/ánh đèn")."nhịp thơ chẻ nat ra nhơ tấm lòng của con người tan nat, đau đớn.
- Tang tóc đau thương đến bất ngờ phải bật lên câu hỏi ("Bác đã đi rồi sao, Bac ơi!").
- Cảnh vật, tin chiến thăng không thể làm dịu nỗi đau đớn ("Mùa thu đang đẹp nắng xanh trời/ Miền nam đang thắng mơ ngày hội/ Rước Bác vào thăm thấy Bác cười").
2. Hình tượng Bác Hồ
- Hình tượng Bác hiện lên như thế nào qua bài thơ?
- Bác chưa bao giờ được thảnh thơi vì khi nào Người cũng sâu nặng "nỗi thương đời". Vì trái tim Bác "Ôm cả non sông, mọi kiếp người"- "Góp nỗi đau khổ của mỗi người, mỗi gia đình lại thì thành nỗi đau khổ của riêng tôi"(Nói với một nhà báo Cuba).
- Tình thương của Bác gắn liền với lí tưởng và lẽ sống: ("Tự do cho mỗi đời nô lệ/ Sữa để em thơ lụa tặng già", "Nâng niu tất cả chỉ quên mình").
- Bác vĩ đại mà giản dị, gần gũi, khiêm nhường:
"Bác để tình thương … những lôi mòn").
3. Khẳng định quyết tâm trọn đời đi theo con đường của Bác
- Nén đau, không để kẻ thù nghe ta khóc"Ôi Bác Hồ…khóc nhiều").
- Bác đã nhập vào hàng ngũ những người bất tử ("Bác đã lên…tiến lên").
- Khí phách Bác truyền cho con cháu ("Yêu Bác lòng ta…Trường Sơn").
III. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài (2 phút)
- Học thuộc lòng 2 bài thơ
- Nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ là gì?
- Trong nỗi nhớ của người đi - kẻ ở, điều gì khiến em xúc động nhất, vì sao?
- Chuẩn bị: Đọc kĩ bài tác gia Tố Hữu, trả lời câu hỏi trong SGK…
File đính kèm:
- Viet Bac Doc them Bac oi tiet 2.doc