Hỏi: Lối sống bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông của Bác Hồ được tác giả kể và bình trên những mặt nào?
- Nơi ở, làm việc – đơn sơ: Chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao, như cảnh làng quê quen thuộc, chiếc nhà sàn vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, họp Bộ chính trị, làm việc và ngủ.
- Trang phục hết sức giản dị: Bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp; tư trang ít ỏi: Chiếc vali con, vài bộ áo quần, vài vật kỷ niệm.
- Ăn uống đạm bạc: Cá kho, dưa ghém, cà muối, cháo hoa.
Hỏi: Giải thích tên gọi “Dép lốp”, “áo trấn thủ”. Em nhìn thấy trang phục cá nhân này chưa, qua hình ảnh nào? ở đâu?
- Dép lốp: Dép cao su, tận dụng lốp ô tô cũ để làm đế dép, đấy là loại dép vừa bền, vừa tự làm được không phải tốn tiền.
- Áo trấn thủ: Áo ngắn đến thắt lưng, may chằn, bó sát người.
=> Ta thường thấy trang phục cá nhân này qua hình ảnh những anh bộ đội trong chiến đấu chống Pháp, chống Mỹ.
4 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1656 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết 2: Phong cách Hồ Chí Minh (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 2: PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH (tt)
Đọc hiểu vbản (tt) 34’
Đọc vb
Học sinh đọc phần 2
(2) Nét đẹp trong lối sống HCM
Hỏi:
Lối sống bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông của Bác Hồ được tác giả kể và bình trên những mặt nào?
- Nơi ở, làm việc – đơn sơ: Chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao, như cảnh làng quê quen thuộc, chiếc nhà sàn vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, họp Bộ chính trị, làm việc và ngủ.
- Trang phục hết sức giản dị: Bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp; tư trang ít ỏi: Chiếc vali con, vài bộ áo quần, vài vật kỷ niệm.
- Ăn uống đạm bạc: Cá kho, dưa ghém, cà muối, cháo hoa.
Hỏi:
Giải thích tên gọi “Dép lốp”, “áo trấn thủ”. Em nhìn thấy trang phục cá nhân này chưa, qua hình ảnh nào? ở đâu?
- Dép lốp: Dép cao su, tận dụng lốp ô tô cũ để làm đế dép, đấy là loại dép vừa bền, vừa tự làm được không phải tốn tiền.
- Áo trấn thủ: Áo ngắn đến thắt lưng, may chằn, bó sát người.
=> Ta thường thấy trang phục cá nhân này qua hình ảnh những anh bộ đội trong chiến đấu chống Pháp, chống Mỹ.
Chốt:
Ở cương vị là một lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước, nhưng Chủ tịch HCM có một lối sống rất giản dị: Từ việc ở, việc ăn, mặc, cả tư trang cho riêng mình chẳng có gì.
Hỏi:
Lối sống của Bác được rất nhiều tác giả văn chương ca ngợi. Hãy đọc những câu thơ, kể một mẩu chuyện nhỏ nói về điều này, hoặc gt một bức tranh giới thịêu nơi Bác sống?
+ Nơi Bác ở: Sàn mây, vách gió sáng /nghe chim rừng hót sau nhà. Đêm trăng một ngọn đèn khêu nhỏ,/ tiếng suối trong như tiếng hát xa.
+ Anh dắt em vào cõi Bác xưa
Đường xoài hoa trắng nắng đu đưa,
Có hồ nước lặng sôi tăm cá,
Có bưởi, cam thơm, mát bóng dừa,…
+ Bác Hồ đó, chiếc áo nâu giản dị
Màu quê hương bền bỉ, đậm đà…
+ “Cả một đời thanh bạch chẳng vàng son” (Tố Hữu)
+ Người thường bỏ lại đĩa thịt gà mà ăn hết mấy quả cà xứ Nghệ.
Tránh nói to mà đi rất nhẹ trong vườn (Việt Phương).
Hỏi: Em đã thấy vị nguyên thủ quốc gia nào sống như thế chưa? Đọc câu văn bình luận, so sánh?
- Tôi dám chắc không có một vị lãnh tụ, một vị tổng thống hay 1 vị vua hiền nào ngày trước lại sống đến mức giản dị và tiết chế như vậy.”
(Tiết chế = Hạn chế, giữ cho không vượt quá mức)
Chốt: => Lối sống của Bác là có một không hai trong lịch sử, Tuy nhiên:
Hỏi:
Vì sao có thể nói lối sống của Bác là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao?
- Đây không phải là lối sống khắc khổ của những con người tự vui trong cảnh nghèo.
- Đây cũng không phải là cách tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời.
- Đây là lối sống có văn hóa đã trở thành quan niệm thẩm mỹ: Cái đẹp là sự giản dị tự nhiên.
- Lối sống của Bác là cách di dưỡng tinh thần, có khả năng đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác.
-> Giản dị, thanh cao
GV bình giảng
Những tấm gương danh nho ngày trước như:.
Nguyễn Trãi là người có công lớn trong việc phụ tá Vua Lê Lợi cầm quân đánh thắng giặc Minh TK XV. Nhưng khi hòa bình trở lại ông bị ganh ghét bởi những kẻ nịnh thần. Đang làm quan Nguyễn Trãi phải cáo quan về nhà ẩn ở Côn Sơn.
“ Côn Sơn suối chảy rì rầm,
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai
Côn Sơn có đá rêu phơi
Ta ngồi trên đá, như ngồi chiếu êm”.
- Những dòng thơ trong bài thơ cho thấy nhà thơ đã thật sự giao hòa cùng thiên nhiên. Sự giao hòa ấy dựa trên triết lý sâu xa : Con người và thiên nhiên là một, muốn sống thanh thản, con người hãy đến với thiên nhiên, tìm ở thiên nhiên những vẻ đẹp, những biến đổi kì diệu để có cách ứng xử đúng nhất.
- HCT của chúng ta cũng có lối sống giống người xưa, sống gần gũi thiên nhiên. Tuy nhiên, Bác sống là để phục vụ CM, còn những danh nho ngày xưa ,lối sống của họ mang tính ẩn dật, xa rời thói đời tầm thường.
Tóm lại: Có thể nói: Lối sống của Bác là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao, giữa truyền thống và hiện đại.
Hỏi: Bên cạnh cách lập luận chặt chẽ, kết hợp kể và bình, vb còn sử dụng nghệ thuật gì? Hãy chỉ rõ?
- Nghệ thuật đối lập.
+ Vĩ nhân mà hết sức giản dị gần gũi.
+ Am hiểu nhiều nền văn hóa thế giới mà hết sức dân tộc, hết sức Việt Nam.
Hỏi: Vb không chỉ giúp bạn đọc nhận thức được vẻ đẹp trong phong cách HCM mà còn bồi dưỡng cho ta tình cảm gì?
- Yêu mến, kính trọng HCM, có ý thức rèn luyện theo phong cách cao đẹp của Người.
(3)
Tổng kết (5’)
IV. Tổng kết
Hỏi:
Học tập và rèn luuyện theo phong cách HCM là một việc làm thiết thực, thường xuyên của các thế hệ trẻ VN, nhất là lớp trẻ. Theo em, việc học tập ấy có nghĩa gì?
- Cần hoà nhập với khu vực và quốc tế nhưng cũng cần phải giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
Liên hệ thực tế: Học sinh liên hệ qua ăn mặc, xem phim, nghe nhạc,…
- Số em phát biểu.
Ghi nhớ /8-sgk
Tóm lại:
Nêu cảm nhận của em về những nét đẹp trong phong cách HCM (Ghi nhớ/8)
- Những b/p ngth nào được sử dụng trong vb?
(4)
Luyện tập (5’)
1. Kể mẩu chuyện về lối sống giản dị mà cao đẹp của HCM
B. Luyện tập
- HS xung phong kể lại chuyện
(5)
Củng cố - Dặn dò (1’)
- Học ghi nhớ.
- Xem trước bài:
“Các phương châm hội thoại”
File đính kèm:
- TIET 2.doc