I/MỤC TIÊU:
1-Kiến thức
- Mô tả được TN về tác dụng từ của dòng điện.
- Trả lời được câu hỏi từ trường tồn tại ở đâu.
- Biết cách nhận biết từ trường
2-Kĩ năng
- Lắp đặt thí nghiệm
- Nhận biết từ trường
3-Thái độ : Ham thích tìm hiểu hiện tượng vật lý
II/CHUẨN BỊ:
Mỗi nhóm Giá TN, 1kim nam châm đặt trên giá có trục thẳng đứng
1nguồn điện 3V hoặc 4,5V, 1công tấc, 5đoạn dây nối dài 30cm, 1biến trở, 1đoạn dây dẫn bằng constantan dài 40cm, 1Ampekế có GHĐ1,5A và ĐCNN 0,1A.
III,TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1 - Kiểm tra bài cũ: ( Hoạt động 1)
2 - Bài mới.
3 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 652 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết 23, bài 22: Tác dụng từ của dòng điện - Từ trưòng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lớp: Tiết: (tkb). Ngày giảng: Sĩ số: Vắng:
Tiết 23, bài 22: tác dụng từ của dòng điện - từ trưòng
I/Mục tiêu:
1-Kiến thức
- Mô tả được TN về tác dụng từ của dòng điện.
- Trả lời được câu hỏi từ trường tồn tại ở đâu.
- Biết cách nhận biết từ trường
2-Kĩ năng
- Lắp đặt thí nghiệm
- Nhận biết từ trường
3-Thái độ : Ham thích tìm hiểu hiện tượng vật lý
II/Chuẩn bị:
Mỗi nhóm Giá TN, 1kim nam châm đặt trên giá có trục thẳng đứng
1nguồn điện 3V hoặc 4,5V, 1công tấc, 5đoạn dây nối dài 30cm, 1biến trở, 1đoạn dây dẫn bằng constantan dài 40cm, 1Ampekế có GHĐ1,5A và ĐCNN 0,1A.
III,Tổ chức hoạt động dạy và học:
1 - Kiểm tra bài cũ: ( Hoạt động 1)
2 - Bài mới.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động của trò
Hoạt động1: kiểm tra, tổ chức tình huống Học tập
1.Kiểm tra
-Gọi một HS lên bảng chữa bài tập 21.2, 21.3 SBT từ kết quả đó nêu đặc điểm của nam châm
-Yêu cầu cả lớp lắng nghe, nêu NX
2.Tổ chức tình huống học tập
Đặt vấn đề như SGK
Một HS lên bảng chữa bài tập. Các HS dưới lớp theo dõi nêu nhận xét và hoàn chỉnh câu trả lời của bạn
Tiết 23, bài 22:
tác dụng từ của dòng điện - từ trưòng
Hoạt động 2: Phát hiện tính chất từ của dòng điện
-Yêu cầu HS nghiên cứu cách bố trí TN trong hình 22.1 SGK
-Gọi HS nêu mục đích TN, cách bố trí và tiến hành TN
-Yêu cầu các nhóm tiến hành TN Quan sát trả lời C1
-GV lưu ý HS bố trí TN sao cho đoạn dây dẫn AB song song với trục của kim nam châm, kiểm tra điểm tiếp xúc trước khi đóng công tấc ề Quan sát hiện tượng xảy ra với kim nam châm. Ngắt công tấc ềQuan sát vị trí của kim nam châm lúc này
-TN đó chứng tỏ điều gì ?
-Thông báo: Dòng điện chạy qua dây dẫn thẳng hay dây dẫn có hình dạng
bất kỳ đều gây tác dụng lực (lực từ) lên kim nam châm đặt gần nó ta nói dòng điện có tác dụng từ
-Cá nhân HS nghiên cứu TN, nêu mục đích, cách bố trí và tiến hành TN
+Mục đích TN là kiểm tra xem dòng điện chạy qua dây dẫn thẳng có tác dụng từ hay không ?
+Bố trí TN như hình22.1
-Tiến hành TN theo nhóm sau đó trả lời C1
+C1: Khi cho dòng điện chạy qua dây dẫn ềkim nam châm bị lệch đi. Khi ngắt dòng điện kim nam châm lại trở về vị trí cũ
-HS rút ra kết luận về tác dụng từ của dòng điện
I/Lực từ
1.Thí nghiệm
Trả lời C1
2.Kết luận
- Không gian xung quanh nam châm, xung quanh dòng điện có khả năng tác dụng lực từ lên kim nam châm đặt trong nó. Ta nói trong không gian đó có tù trường.
- tại mỗi vị trí nhất định trong từ trường của thanh nam châm hoặc của dòng điện, kim nam châm đều chỉ một hướng xác định.
Hoạt động 3: Tìm hiểu từ trường
-Nêu vấn đề: Trong TN trên kim nam châm đặt dưới dây dẫn điện thì chịu tác dụng của lực từ. Có phải chỉ có vị trí đó mới có lực từ tác dụng lên kim nam châm hay không ? Làm thế nào để trả lời được câu hỏi đó ?
-Gọi HS nêu phương án kiểm tra ềThống nhất cách tiến hành TN
-Yêu cầu các nhóm HS làm TN theo phương án đã đề xuất với dây dẫn có dòng điện và với thanh nam châm
ềThống nhất trả lời C2, C3
-Gợi ý: Hiện tượng xảy ra đối với kim nam châm trong TN trên chứng tỏ không gian xung quanh dòng điện, xung quanh nam châm có gì đặc biệt
-Yêu cầu HS đọc kỹ kết luận trong SGK và nêu câu hỏi : Từ trường tồn tại ở đâu ?
-HS trao đổi vấn đề mà GV đặt ra, đề xuất phương án TN kiểm tra
-HS làm TN theo nhóm để trả lời C2, C3
+C2: Kim nam châm lệch khỏi hướng Nam- Bắc
+C3: Kim nam châm luôn chỉ một hướng xác định
-HS rút ra kết luận về không gian xung quanh dòng điện, xung quanh nam châm tồn tại một từ trường
II/Từ trường
1.Thí nghiệm
Trả lời C2, C3
2.Kết luận: Nơi nào trong không gian có lực từ tác dụng lên kim nam châm thì nơi đó có từ trường.
Hoạt động 4: Tìm hiểu cách nhận biết từ trường
-GV: Người ta không nhận biết trực tiếp từ trường bằng các giác quan ềCó thể nhận biết từ trường bằng cách nào ?
-Có thể gợi ý cho HS cách nhận biết từ trường đơn giản nhất : Từ các TN đã làm ở trên, hãy rút ra cách dùng kim nam châm (nam châm thử) để phát hiện ra từ trường
-HS nêu cách nhận biết từ trường :
Dùng kim nam châm thử đặt vào không gian cần kiểm tra. Nếu có lực từ tác dụng lên kim nam châm thì nơi đó có từ trường
3.Cách nhận biết từ trường
Dùng kim nam châm thử đặt vào không gian cần kiểm tra. Nếu có lực từ tác dụng lên kim nam châm thì nơi đó có từ trường
HĐ 5: Vận dụng
-Yêu cầu HS nhắc lại cách bố trí và tiến hành TN chứng tỏ xung quanh dòng điện có từ trường
-GV thông báo : TN này được gọi là TN Ơ-xtét do nhà bác học Ơ-xtét tiến hành năm 1820 Kết quả của TN mở đầu cho bước phát triển mới của điện từ học thế kỷ 19 và 20
-Yêu cầu cá nhân HS hoàn thành C4 ềCách nhận biết từ trường
-HS nêu lại cách bố trí TN chứng tỏ xung quanh dòng điện có từ trường
-Cá nhân HS hoàn thành C4,
III/Vận dụng
Trả lời C4, C5, C6
+C4: Đặt kim nam châm lại gần dây dẫn AB. Nếu kim nam châm lệch khỏi hướng Nam-Bắc thì dây dẫn AB có dòng điện chạy qua và ngược lại
3.Hướng dẫn về nhà
-Học thuộc phần ghi nhớ,
-Trả lời C5, C6 bài tập 23.1_23.4 SBT vật lý
File đính kèm:
- tac dung tu cua dong dientu truongvat ly 9.doc