Tiết 24 Luyện tập - Dương Tiến Mạnh

+ HS được củng cố, luyện tập vận dụng 3 định lí về quan hệ giữa đường kính và dây.

+ Vận dụng giải các bài tập trong SGK và SBT. Rèn luyện kỹ năng giải bài toán chứng minh hình học, phát hiện vấn đề cho bài học sau.

*Trọng tâm: Vận dụng giải các bài tập trong SGK và SBT. Rèn luyện kỹ năng giải bài toán chứng minh hình học

 

doc3 trang | Chia sẻ: quoctuanphan | Lượt xem: 995 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết 24 Luyện tập - Dương Tiến Mạnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GV: Dương Tiến Mạnh Soạn ngày:25/11/2007 Dạy ngày:1/12/2007 Tiết 24 luyện tập I/ Mục tiêu: + HS được củng cố, luyện tập vận dụng 3 định lí về quan hệ giữa đường kính và dây. + Vận dụng giải các bài tập trong SGK và SBT. Rèn luyện kỹ năng giải bài toán chứng minh hình học, phát hiện vấn đề cho bài học sau. *Trọng tâm: Vận dụng giải các bài tập trong SGK và SBT. Rèn luyện kỹ năng giải bài toán chứng minh hình học II/ Chuẩn bị GV: Thước thẳng, bảng phụ, phấn mầu, com pa HS: Bảng nhóm, bút dạ, học bài làm bài tập, com pa III/ Các hoạt động dạy học TG Hoạt động của thày Hoạt động của trò 7’ 1. Kiểm tra bài cũ HS1: Phát biểu, vẽ hình, ghi giả thiết, kết luận nội dung định lí 1 + định lí 2 (ở định lí 2 cần chú ý điều gì ? ) HS2: Phát biểu, vẽ hình, ghi giả thiết, kết luận nội dung định lí 3, cho biết quan hệ ĐL3 và ĐL2 +GV cho nhận xét, đánh giá và củng cố lại tác dụng của 3 ĐL trong việc áp dụng làm các BT, từ đó vào bài. HS phát biểu định lý và trả lời câu hỏi 13’ 2 Bài tập 10 (SGK – 104) + Hướng dẫn HS vẽ thêm điểm M là trung điểm của BC, nối M với E, nối M với D. + Các tam giác EBC và DBC có đặc điểm gì? Nhắc lại trung tính chất của trung tuyến ứng với cạnh huyền trong tam giác vuông ? + Khi 4 điểm B, E, C, D cùng thuộc đường tròn tâm M thì dây BC có đặc điểm gì ?. + Nhắc lại định lí 1 (vận dụng cho đường tròn tâm M với BC là đường kính còn DE là dây không đi qua tâm, từ đó chứng minh được DE < BC). + HS đọc đề bài, vẽ hình, ghi GT, KL. GT Cho DABC; BD^ AC; CE^AB KL a) B,E,C,D cùng thuộc đường tròn b) DE < BC E D B M C + HS trả lời các gợi ý của GV để tìm ra chứng minh Chứng minh: Gọi M là trung điểm của BC. Ta có : Suy ra EM = DM = BM = CM. Vậy 4 điểm B, E, C, D cùng cách đều M nên có nằm trên đường tròn tâm là M. (đpcm) + HS tự hoàn thành phần b) 15’ 3. Bài tập 11 (SGK – 104) +GV yêu cầu HS đọc đề bài, cả phần gợi ý vẽ thêm hình phụ là kẻ OM vuông góc với CD. + Tứ giác AHKB là hình gì ? + Đoạn OM là đường gì của hình thang ? vì sao ? + So sánh đoạn MH và MK ?. + Phát biểu định lí 2 về đường kính vuông góc với dây cung.Từ đó so sánh MC và MD. Từ hai biểu thức vừa tìm ra so sánh được CH và DK. + HS đọc đề bài, vẽ hình, ghi GT, KL. GT Cho(O) đường kính AB;dây CD;AH ^ AB; BK ^ AB. KL CH = DK H C D M K A B O + HS trả lời các gợi ý của GV để tìm ra chứng minh Chứng minh: Kẻ OM vuông góc với CD. Do AH ^ AB và BK ^ AB nên AH // KB. Từ đó AHKB là hình thang. Do O là trung điểm cạnh AB và OM ^ HK nên OM // AH từ đó OM là đường trung bình của hình thang AHBK. Suy ra MH = MK (1) Lại do OM ^ CD nên theo định lí 2 ta suy ra: CM = MD (2). Từ (1) và (2) suy ra : MH - CM = MK - MD Tức là CH = DK (đpcm) 10’ O I 4. Luyện tập củng cố +Bài tập 18 (SBT) GV cho học sinh làm tại lớp BT18 (SBT - Tr 130). + Qua BT này củng cố định lí 2 về đường kính vuông góc với dây thì đi qua trung điểm của dây ấy. đ qua bài tập GV đặt vấn đề: nếu bài toán chỉ cần biết IA và bán kính là đủ thì nếu IA mà nhỏ hơn 1,5 cm thì dây BC tìm được sẽ lớn hơn hay nhỏ hơn 5,2 cm ? + Nếu còn thời gian GV hướng dẫn BT19 và 20 ở SBT và có thể giao thành BTVN + HS đọc đề bài; ghi giả thiết, kết luận. Giải: Vì OA vuông góc với BC tại trung điểm I của OA nên ta có: OI = OA = 3:2 = 1,5 (cm) Xét tam giác vuông OBI ta có: BI ằ 2,6 (cm). Do OA ^ BC nên BI = IC vậy BC = 2BI Tức là BC = 2.2,6 = 5,2 (cm). 5. Hướng dẫn + Nắm vững nội dung 3 định lí về đường kính và dây cung trong một đường tròn. + Vận dụng nội dung các định lí trên để giải các bài tập còn lại trong sách bài tập + Chuẩn bị cho bài học sau . (Liên hệ giữa dây và khoảng cách từ tâm đến dây) * BTVN: BT(19),(20),(22),(23),( SBT Trang 131).

File đính kèm:

  • docTiet23.doc