Tiết 25 kiểm tra hóa 45 phút

1/Kiến thức:

Qua kiểm tra GV kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh các nội dung sau: ĐLBTKL, lấp PTHH, ý nghĩa PTHH. Từ đó tìm phương pháp giảng dạy phù hợp

2/Kĩ năng:

HS được rèn kỹ năng làm bài , tổng hợp kiến thức.

 

doc9 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1158 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết 25 kiểm tra hóa 45 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :30/11/07 Ngày giảng: 03/12/07. Tiết 25 Kiểm tra 45 phút I/Mục tiêu bài học: 1/Kiến thức: Qua kiểm tra GV kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh các nội dung sau: ĐLBTKL, lấp PTHH, ý nghĩa PTHH. Từ đó tìm phương pháp giảng dạy phù hợp 2/Kĩ năng: HS được rèn kỹ năng làm bài , tổng hợp kiến thức. 3/Thái độ: Giáo dục học sinh tính tự giác khi làm bài. II/Chuẩn bị: -GV: chuẩn bị đề bài -HS: ôn tập lại các kiến thức trong chương III/Nội dung kiểm tra: 1/Tổ chức lớp: 2/Kiểm tra: ( Không). 3/Đề bài: Câu 1: Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau: 1/Cho phản ứng hoá học có sơ đồ sau: A + B C + D + E theo định luật baot toàn khối lượng ta có: 2/Cho Kim loại kẽm phản ứng với dung dịch axitclohiđric theo PTHH sau: Zn + 2HCl ZnCl2 + H2 Khối lượng khí hiđro thoát ra bằng bao nhiêu gam khi cho 6,5 gam kim loại kẽm phản ứng với dung dịch chứa 7,3g HCl, biết rằng sau phản ứng thu được13,6g ZnCl2? a/ 27,4g b/ 14.4g c/ 12,8 d/ 0,2 g e/ 7,5 f/ 2g Câu 2: Nung 200Kg CaCO3 thu được 112Kg CaO và một lượng khí cacbonic. a/Viết PTHH b/Tính khối lượng khí cacbonic thoát ra. Câu 3: Cho các sơ đồ phản ứng sau: a/Ca + O2 ---> CaO b/Fe(OH)3 --->Fe2O3 + H2O c/Fe(NO3) + NaOH ---> Fe(OH)2 + NaNO3 d/C2H4 + O2 ---> CO2 + H2O Hoàn thành các phương trình hoá học có sơ đồ trên Cho biết tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử của các cặp chất trong phản ứng a) 4/Đáp án: Câu 1: 1 – a (1 điểm) 2 – d (1,5 điểm) Câu 2: PTHH: CaCO3 à CaO + CO2 (1 điểm) Ta có: Vậy khối lượng khí cacbonic là 88Kg (2,5 điểm) Câu 3: HS cân bằng đúng mỗi phương trình được 0,5 điểm b/Viết đúng tỉ lệ được 2 điểm IV. thu bài, rút kinh nghiệm: Lớp Sĩ số Số bài Giỏi Khá TB Yếu 8A 8B 8C 8D V. Hướng dẫn học tập ở nhà:: Tiếp tục ôn lại các bài đã học. Đọc trước bài mol, trả lời các câu hỏi: Mol là gì? Khối lượng nol là gì? Thế nào là đktc? Thể tích mol chất khí là gì? Ôn lại các khái niệm NTK, PTK Ngày soạn :05/12/07 Ngày giảng : 08/12/07 Chương III: mol và tính toán hoá học Tiết 26: mol I - Mục tiêu: 1/ Kiến thức: Giúp học sinh nắm được các kháI niệm: mol, khối lượng mol, thể tích mol chất khí Nắm được điều kiện tiêu chuẩn và thể tích chất khí ở đktc Phân biệt khối lượng mol với phan tử khối, nguyen tử khối Biết vận dụng các kiến thức trên vào giảI bài tập 2/Kĩ năng: Hình thành kĩ năng giải các bài tập tính m, n, V chất khí ở đktc, bài tập xác định nguyên tố dựa vào xác định M 3/Thái độ: Giáo dục lòng yêu thích bộ môn cho học sinh II - Chuẩn bị: GV: Máy chiếu, bảng phụ HS: Ôn lại các kháI niệm: NTK, PTK, cách tính PTK III – Tiến trình bài giảng: 1/ Tổ chức lớp: 2/ Kiểm tra bài cũ: không 3/ Bài mới: Các hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 1: đặt vấn đề Hoạt động 2: -GV: Thuyết trình về mol. -GV: Cho học sinh đọc: “Em có biết” để học sinh hình dung con số 6.1023 to nhường nào. Một mol nguyên tử Fe chứa bao nhiêu nguyên tử Fe. 0.5 mol phân tử CO2 có chứa bao nhiêu phân tử CO2. -GV: Chốt lại. Hoạt động 3: -GV: yêu cầu học sinh nhắc lại khái niệm NTK, PTK, ? Khối lượng mol là gì? -HS: tham khảo SGK, trả lời -GV: chốt kiến thức, yêu cầu HS làm bảng: Chất, nguyên tố NTK, PTK KL mol NT, PT N N2 O2 H2O ?So sánh NTK, PTK với KL mol NT, PT? Hoạt động 4: -GV: Yêu cầu học sinh đọc thông tin và hình 3.1. Thể tích mol của chất khí là gì? Hình vẽ 3.1 (SGK) cho biết những gì? ( Cho biết khối lượng mol của các khí N2, O2, H2 là khác nhau, nhưng trong cùng điều kiện to và áp xuất chúng có thể tích bằng nhau). đktc là gì?thể tích mol chất khí ở đktc bằng bao nhiêu? -HS: nghiên cứu SGK, trả lời -GV: Lưu ý cho học sinh: Thể tích mol của những chất rắn hoặc lỏng khác nhau là không như nhau. -GV: giảng giảI, kết luận I - Mol là gì: Mol là lượng chất có chứa 6.1023 nguyên tử hoặc phân tử của chất đó. Số 6.1023 gọi là số Avogađro, KH: N VD: 1 mol nguyên tử Fe có chứa 6.1023 nguyên tử Fe. 1 mol phân tử khí CO2 có chứa 6.1023 phân tử CO2. II - Khối lượng mol là gì: - Khối lượng mol (M) của một chất là khối lượng tính bằng g của N nguyên tử hoặc phân tử chất đó. VD: MN = 14 g. M= 28 g. M=32 g. M=18 g. - N/Xét: NTK, PTK với KL mol NT PT bằng nhau về trị số, khác nhau về khối lượng III - Thể tích mol của chất khí là gì: - Thể tích mol của chất khí là thể tích chiếm bởi N phân tử chất đó. - ở đktc, thể tích mol của chất khí đều bằng 22.4 lít. VD: ở đktc: 1 mol H2 có V = 22,4 l. 4/ luyện tập, củng cố: - Học sinh đọc phần ghi nhớ. - GV chốt lại kiến thức trọng tâm. Tìm thể tích (ở đktc) của: 0.5 mol CO2. 1 mol O2. Tìm khối lượng N phân tử những chất sau: NaCl. N2. 5/ Hướng dẫn học tâp ở nhà: Học sinh về nhà làm các bài tập 1, 2, 3, 4(SGK – Trang ). Ngày soạn : ………….......... Ngày giảng: …………........... Tiết27: Chuyển đổi giữa khối lượng thể tích và lượng chất I - Mục tiêu: 1/ Kiến thức: Nắm được các công thức chuyển đổi giữa khối lượng, lượng chất. Củng cố khái niệm về mol, thể tích mol chất khí, CTHH Biết vận dụng công thức tính m, n, V chất khí ở đktc 2/Kĩ năng: Hình thành kĩ năng tính m, n, M và giải bài tập xác định nguyên tố 3/Thái độ: Giáo dục lòng yêu thích bộ môn cho học sinh. II - Chuẩn bị: GV: bảng phụ HS: ôn tập cách tính PTK III – Tiến trình bài giảng: 1/ Tổ chức lớp: 2/ Kiểm tra bài cũ: HS 1: Mol là gì? Khối lượng mol là gì? HS làm bài tập 3. HS 2: Tìm khối lượng của: 0.5 mol H2SO4. Tìm thể tích của 0,5 mol khí H2 ở đktc 3/ Bài mới: Các hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 1: đặt vấn đề Hoạt động 2: - GV: Hướng dẫn học sinh cả lớp quan sát phần kiểm tra bài cũ của học sinh 2 và đặt vấn đề: Vậy : Muốn tính khối lượng của 1 chất khi biết lượng chất (số mol) và KL mol ta phải làm như thế nào? - HS: Quan sát góc bảng bên phải và rút ra cách tính: - GV: Nếu đặt ký hiệu n là số mol chất, m là khối lượng, các em hãy rút ra biểu thức tính khối lượng? - GV: Ghi lại công thức chuyển đổi bằng phấn màu. - GV: Hướng dẫn học sinh rút ra biểu thức để tính lượng chất (n) hoặc khối lượng mol (M). - GV: Yêu cầu học sinh áp dụng và làm bài tập trong bảng phụ: Tính khối lượng của: 0,15 mol Fe2O3. 0,75 mol MgO. Tính số mol của: 2 g CuO. 10 g NaOH. - HS: 2 HS lên bảng làm bài tập, các HS khác làm vào vở ị yêu cầu các em khác nhận xét. - GV: Treo bảng phụ có bài tập yêu cầu học sinh làm bài tập: Hợp chất A có công thức R2O. Biết rằng 0,25 mol hợp chất A có khối lượng là 15,5 gam. Hãy xác định công thức của A. - Gợi ý: Muốn vậy phải xác định được khối lợng mol của hợp chất A.. Hãy viết công thức tính khối lượng mol (M) khi biết n và m. từ đó tính R, tra bảng → R. I - Chuyển đổi giữa lượng chất và khối lượng chất: Muốn tính khối lượng ta lấy khối lượng mol nhân với số mol. m : Khối lượng. n : Số mol chất. m = n x M.ị .ị Bài tập: Bài 1: a/= 56x2 + 16x3 = 160 (g). ị = nxM = 0,15x160 = 24 (g). b/= 24 + 16 = 40 (g). ị = nxM = 0.75x40 = 30 (g). c/= 64 + 16 = 80 (g). ị (mol). d/= 23 + 16 + 1 = 40 (g). ị (mol). Bài 2: . . . Vậy R là Natri (Na). Công thức của A là Na2O. 4/ luyện tập, củng cố: - GV: Chốt lại các kiến thức cơ bản. - GV: Treo bảng phụ, yêu cầu HS làm bài tập điền vào trỗ trống. n(mol) m(gam) Vđktc (lít) Số phân tử CO2 N2 SO3 CH4 0,01 0,2 0,05 0,25 0,44 5,6 4 4 0,224 4,48 1,12 5,6 0,6.1023 1,2.1023 0,3.1023 1,5.1023 Hỗn hợp 4 chất trên Đại diện mỗi nhóm lên điền 1 hàng. Các nhóm nhận xét lẫn nhau. GV: Chuẩn lại kiến thức đúng cho HS. 5/ Hướng dẫn học tâp ở nhà: Học sinh về nhà làm các bài tập 1, 2, 3, 4, 5, 6 (SGK – Trang 67 ). Ôn lại các kiến thức về công thức hoá học, đơn chất, hợp chất. Ngày soạn : ………............ Ngày giảng: ………….......... Tiết28: Chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng chất, luyện tập (Tiếp theo) I - Mục tiêu: 1/ Kiến thức: - Học sinh biết vận dụng các công thức chuyển đổi về khối lượng thể tích và lượng chất để làm các bài tập. - Tiếp tục củng cố các công thức trên dới dạng các bài tập đối với hỗn hợp nhiều khí. Bài tập xác định công thức hoá học khi biết khối lợng và số mol. - Củng cố các kiến thức về công thức hoá học của đơn chất và hợp chất. 2/Kĩ năng: - Hình thành và phát triển kĩ năng vận dụng các kiến thức về mối liên hệ giữa m,n,V vào giải bài tập 3/Thái độ: - Giáo dục lòng yêu thích bộ môn cho học sinh II - Chuẩn bị: III – Tiến trình bài giảng: 1/ Tổ chức lớp: 2/ Kiểm tra bài cũ: HS 1: Em hãy viết công thức chuyển đổi giữa lợng chất và khối lợng. áp dụng tính khối lượng của: 0,35 mol K2SO4. 0,015 mol AgNO3. HS 2: Hãy viết công thức chuyển đổi giữa lợng chất và thể tích chất khí. áp dụng tính V (ở đktc) của: 0,125 mol khí CO2. 0,75 mol khí CO2 (hoặc CO). 3/ Bài mới: Các hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 1: đặt vấn đề Hoạt động 2: - GV: Cho HS quan sát phần kiểm tra bài cũ của HS 2 còn để lại bên phải của bảng và đặt câu hỏi: Vậy muốn tính thể tích của 1 lượng chất khí ( ở đktc) chúng ta làm như thế nào? - HS: trả lời - GV: Nếu đặt n là số mol chất, đặt V là thể tích của chất khí ở đktc → yêu cầu HS rút ra công thức. GV: Treo bảng phụ có bài tập và yêu cầu HS làm: Tính thể tích (ở đktc) của: 0,25 mol chất khí Cl2. 0,625 mol chất khí CO. Tính số mol của: 2,8 lít khí CH4 (ở đktc). 3,36 lít khí CO2 (ở đktc). -GV: treo bảng phụ đề bài tập: Hợp chất B ở thể khí có công thức RO2. Biết rằng khối lượng của 5.6 lít khí B (ở đktc) là 16 g. Hãy xác định công thức B. (GV: gợi ý hướng giải) II - Chuyển đổi giữa lượng chất và thể tích chất khí như thế nào: Muốn tính thể tích khí (ở đktc) ta lấy lượng chất (số mol) nhân với thể tích của 1 mol khí (ở đktc là 22.4 lít). V = n x 22,4.ị n = Bài 1: V= 0,25 x 22,4 = 5,6 (l). VCO = 0,625 x 22,4 = 14 (l). n= . n= . Bài 2: . . MR = 64 – 16.2 = 32 ị R là Na. Công thức của chất B là SO2. 4/ luyện tập, củng cố: GV: Chốt lại các kiến thức cơ bản. Bài tập: Thành phần của hỗn hợp khí Số mol (n) của hỗn hợp khí (mol) Thể tích của hỗn hợp ở đktc (lít) Khối lợng của hỗn hợp (gam) 0,1 mol CO2. 0,4 mol O2. 0,5 11,2 17,2 0,2 mol CO2. 0,3 mol O2. 0,5 11,2 18,4 0,25 mol CO2. 0,25 mol O2. 0,5 11,2 19 0,3 mol CO2. 0,2 mol O2. 0,5 11,2 19,6 0,4 mol CO2. 0,1 mol O2. 0,5 11,2 20,8 5/ Hướng dẫn học tâp ở nhà: Học sinh về nhà làm các bài tập 3b, 5, 6(SGK – Trang 67 ).

File đính kèm:

  • doc25.H.doc
Giáo án liên quan