D. Tiến trình lên lớp:
- ổn định tổ chức: ()
II. Kiểm tra bài cũ: ()
III. Bài mới: ()
- Đặt vấn đề: ()
- ở tiết 25 các em đã được tìm hiểu câu đố 1,2 của câu chuyện cổ tích em bé thông minh. Sang tiết này ta tiếp tục tìm hiểu câu đố 3,4 – nghệ thuật của câu chuyện.
9 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1497 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết 26 - Bài 7 Văn bản: Em bé thông minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS:
ND:
Tiết 26: : bài 7
văn bản: em bé thông minh
D. Tiến trình lên lớp:
ổn định tổ chức: ()
II. Kiểm tra bài cũ: ()
III. Bài mới: ()
Đặt vấn đề: ()
ở tiết 25 các em đã được tìm hiểu câu đố 1,2 của câu chuyện cổ tích em bé thông minh. Sang tiết này ta tiếp tục tìm hiểu câu đố 3,4 – nghệ thuật của câu chuyện.
2. Triển khai bài: ()
Hoạt động 2: ()
Gọi học sinh đọc từ: Vua và đình thần đến ban thưởng rất hậu.
? So với hai câu đố trên câu đố 3 và lời giải hay ở chổ nào?
? Kết quả cha con cậu bé được nhà vua ban thưởng như thế nào?
Học sinh đọc từ: Hồi đó đến hết.
? So với 3 câu đố trên câu đố này như thế nào? khó hay dễ? Cách giải của em bé có gì đặc biệt?
câu đố này khác 3 câu đố trước đố về chính trị, ngoại giao à sĩ diện quốc gia
quan, đại thần, các ông trạng, các nhà thông thái “vò đầu suy nghĩ” “lắc đầu bó tay”.
Em bé giải bằng cách cột chỉ vào lưng con kiến càng, để con kiến tự xâu chỉ. Trả lời bằng bài đồng dao lục bát.
? tại sao lại giải bằng một bài đồng dao?
giống như một trò chơi lí thú hay em bé cố tình làm như một trò chơi để sứ thần ngoại quốc phải tâm phục khẩu phục.
? Sự so sánh cậu bé với vua, quan, đại thần, ông trạng, nhà thông thái không ai giải ra còn cậu bé chỉ hát lên bài đồng dao hồn nhiên, nhí nhảnh để trả lời. Ta thấy sự so sánh này khẳng định điều gì?
? Trong mỗi lần thử thách em bé đã dùng nhiều cách giải thông minh để giải. Theo em những cách ấy lý thú ở chổ nào?
Đẩy thế bí về phía người ra câu đố, lấy “gậy ông đập lưng ông”
làm cho người đố thấy cái vô lý, phi lí điều họ nói.
lời giải đố không dựa vào kiến thức sách vở mà dựa vào kiến thức đời sống.
Làm cho người ra câu đố, người chứng kiến và người nghe ngạc nhiên vì sự bất ngờ, giản dị và hồn nhiên của lời giải.
? Hãy nêu ý nghĩa của câu chuyện?
Gọi 2 học sinh đọc ghi nhớ.
Hoạt động 3: () Luyện tập
Gọi học sinh kể diễn cảm tóm tắt lại câu chuyện.
Đọc đọc thêm “chuyện lương thế vinh”
I.
II. tìm hiểu văn bản.
1.
2.
3. câu đố 3 và lời giải:
Câu đố
+ đưa ra lúc hai cha con ăn cơmà trả lời ngay.
Trả lời:
+ Thách thức nhà vua rèn cây kim thành dao
àcũng cố niềm tin của mình
4. Câu đố 4 và lời giải.
Câu đố oái oăm cả triều đình không ai giải được.
àTài trí của em bé càng nổi bật sự thông minh hơn người.
Học sinh thảo luận nhóm 3phút.
5. ý nghĩa:
Đề cao trí thông minh và trí khôn dân gian
ý nghĩa hài hước, vui vẽ, hồn nhiên trong đời sống hàng ngày.
ghi nhớ: sgk.
III. Luyện tập.
1. kể diễn cảm.
IV. Cũng cố: ()
Nêu ý nghĩa của truyện? Cho biết em bé trong câu chuyện là một người như thế nào?
V. Dặn dò: ()
Học bài cũ, làm bài tập 2.
Soạn bài mới: “chữa lỗi dùng từ”
NS:
ND:
Tiết 27: chữa lỗi dùng từ
Mục tiêu cần đạt.
Giúp học sinh phát hiện được các lỗi dùng từ sai nghĩa, mối quan hệ giữa các từ gần nghĩa.
Luyện kỹ năng dùng từ đúng nghĩa.
Sữa được các lỗi dùng từ sai.
B. Phương pháp: Phân tích, quy nạp, đàm thoại.
C. chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
Giáo viên: - Nghiên cứu bài, soạn giáo án
2. Học Sinh: - Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
D. Tiến trình lên lớp:
ổn định tổ chức: ()
II. Kiểm tra bài cũ: ()
Kiểm tra vở ghi ở lớp, vở bài tập và vở soạn của cả lớp
III. Bài mới: ()
Đặt vấn đề:()
ở tiết trước chúng ta đã cùng nhau tìm các lỗi các em thường mắc trong dùng từ, đặt câu, chúng ta đã tìm ra nguyên nhân mắc lỗi và cách sữa chữa. và hôm nay chúng ta tiếp tục tìm ra những lỗi còn lại để khi dùng từ, đặt câu cho đúng và chính xác.
2. Triển khai bài: ()
Hoạt động 1: ()Tìm hiểu lỗi dùng từ không đúng nghĩa.
Gọi học sinh đọc ví dụ a, b, c, tr75
? chỉ ra các lỗi dùng từ sai trong các câu?
? Tại sao lại dùng từ sai như vậy? (thảo luận nhóm 2phút)
? Hãy thay các từ đã dùng sai bằng các từ đúng?
Học sinh phát biểu – nhận xét – bổ sung
GV kết luận.
? Muốn câu văn diễn đạt chính xác thì chúng ta phải làm như thế nào?
GV: Khi dùng từ phài biểu đạt đúng nghĩa của từ. Muốn hiểu đúng nghĩa của từ ta phải tra từ điển và giải nghĩa của từ.
Giải nghĩa của từ ta giải theo cách:
Từ
Nghĩa của từ
Yêú điểm
Nhược điểm
Điểm yếu
Đề bạt.
Bầu
Chứng thực
- Chứng kiến
Điểm quan trọng
Điểm yếu kém
Điểm yếu kém
Cấp có thẩm quyền cử một người nào đó giử chức vụ cao hơn.
Tập thể, đơn vị chọn người để giao chức vụ bằng cách bỏ phiếu tín nhiệm hoặc biểu quyết
Xác nhận là đúng sự thật
- Tận mắt nhìn thấy một sự việc nào đó đang xảy ra
? hãy giải nghĩa các từ dùng sai và các từ thay thế?
? Hãy đặt từ thay thế vào câu, đọc cả câu xem nghĩa của câu có thay đổi không?
Hoạt động 2: () Hướng dẫn làm bài tập.
GV treo bảng phụ bài tập 1.
? gạch một gạch dưới các kết hợp từ đúng
? Chọn từ thích hợp điền vào chổ trống.
? Học sinh đọc bài tập 3 (thảo luận 2phút)
Đại diện nhóm trình bày – các tổ khác nhận xét, bổ sung – giáo viên kết luận.
...tống một cú đá vào bụng ...
... tung một cú đá vào bụng ...
... cần thành khẩn nhận lỗi không nên nguỵ biện
... giử gìn những cái tinh tuý của văn hoá dân tộc
Dùng từ không đúng nghĩa.
Ví dụ:
Từ dùng sai:
+ yếu điểm – nhược điểm, yếu điểm
+ Đề bạt – bầu
+ Chứng thực – chứng kiến
Nguyên nhân: không hiểu nghĩa của từ.
+ hiểu sai nghĩa.
+ hiểu nghĩa không đầy đủ
Cách chữa lỗi:
+ phải hiểu đúng nghĩa của từ
+ tra từ điển
II. Luyện tập.
Bài tập 1:
các kết hợp từ đúng:
bản tuyên ngôn
tương laio sán lại
bôn ba hải ngoại
Bức tranh thuỷ mạc
Nói năng tuỳ tiện
2. Chọn từ thích hợp
khinh khỉnh
b. khẩn trương
c. băn khoăn
3. chữa lỗi dùng từ
tống – thay đá = đấm
tung – cú đá
b. thực thà - thành khẩn
bao biện – nguỵ biện
c. Tinh tú – tinh tuý, tinh hoa.
IV. Cũng cố:()
Nêu nguyên nhân vì sao chúng ta lại hay mắc lỗi khi dùng từ.
Trình bày cách khắc phục các lỗi đó.
V. Dặn dò: ()
Đọc phần đọc thêm: nêu một số ý kiến về dùng từ.
Tiết tới kiểm tra văn một tiết về nhà xem lại tất cả các văn bản đã học (nắm ghi nhớ, nội dung truyện các khái niệm truyền thuyết, truyện cổ tích).
NS:
ND:
Tiết 28: Kiểm tra văn
Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh cũng cố kiến thức đã học được qua một số truyện truyền thuyết và cổ tích.
Rèn luyện kỹ năng huy động các kiến thức đã học vận dụng vào bài làm.
Giáo dục học sinh lòng yêu mến, quý trọng cái tốt, phê phán cái xấu.
B. Phương pháp:
C. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
Giáo viên: - ra đề, in đề
2. Học sinh: - ôn tập kĩ bài cũ.
D. Tiến trình lên lớp:
ổn định tổ chức: ()
II. Kiểm tra bài cũ: () – Nêu quy định, quy chế của tiết kiểm tra
III. Bài mới: ()
Đặt vấn đề: () – Phát đề bài.
2. Triển khai bài: () Học sinh làm bài.
Đề bài:
Trắc nghiệm (4 điểm)
Trong các văn bản đã học sau đây, văn bản nào là truyện truyền thuyết, văn bản nào là truyện cổ tích (2đ).
A. Thánh Gióng. B. Sọ Dừa C. Sự tích Hồ Gươm D. Thạch Sanh
2. Em đồng ý với ý kiến nào sau đây, hãy khoanh tròn vào đầu chử cái câu em cho là đúng (2đ)
Sơn Tinh , Thuỷ Tinh là câu chuyện tưởng tượng, kì ảo, giải thích hiện tượng lũ lụt
B. Thần thánh hoá thiên nhiên để bớt sợ hãi.
C. Chuyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh thể hiện sức mạnh, ước mong của người Việt Cổ muốn chế ngự thiên tai.
D. Chuyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh suy tôn, ca ngợi công lao dựng nước của các vua hùng.
E. Truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh bắt nguồn từ thần thoại cổ về của núi Tản Viên nhưng đã được lịch sử hoá thành truyền thuyết.
II. Tự luận (6 điểm)
Hãy nêu ý nghĩa của truyện cổ tích “Em bé thông minh” (3đ)
2. Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh có gì khác thường? Qua đó nhân dân muốn thể hiện điều gì? (2đ)
3. Thế nào là truyền thuyết? (1đ)
B. Đáp án
Trắc nghiệm (4 điểm)
(2 điểm) mỗi câu đáng được 0,5 điểm
Thánh giống – Truyền thuyết
B. Sọ Dừa – Cổ tích
C. Sự tích Hồ Gươm – Truyền thuyết
D. Thạch Sanh – Cổ tích
2. (2 điểm) mỗi câu đúng được 0,5 điểm
A, C, D, E.
II. Tự luận (6 điểm)
Nêu ý nghĩa của truyện cổ tích “Em bé thông minh”
Mỗi ý đúng được 1 điểm
Đây là một truyện cổ tích về nhân vật thông minh – kiểu nhân vật rất phổ biến trong truyện cổ tích Việt Nam và thế giới
Truyện đề cao sự thông minh và trí không của dân gian (qua hình thức giải những câu đố, vượt những thử thách đố oái oăm...)
Truyện tạo nên tiếng cười vui vẽ, hồn nhiên trong đời sống hàng ngày.
2. Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh có những khác thường
Thạch Sanh ra đời là do Ngọc Hoàng sai thái tử xuống đầu thai làm con. (0,5đ)
Bà mẹ mang thai nhiều năm mới sinh ra Thạch Sanh (0,5đ)
Thạch Sanh được thiên thần dạy cho đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông (0,5đ)
Sự ra đời và lớn lên khác thường của Thạch Sanh nhân dân muốn thể hiện điều gì?
Muốn tô đậm tính chất kì lạ, đẹp đẽ cho nhân vật lí tưởng, làm tăng sức hấp dẫn cho câu chuyện (0,5đ)
3. Truyền thuyết là gì?
Truyền thuyết: là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.
IV. Cũng cố: ()
Thu bài kiểm tra và nhận xét tiết kiểm ta.
V. Dặn dò: ()
Học bài cũ, chuẩn bị bài mới: Luyện nói kể chuyện.
NS:
ND:
Tiết 29: luyện nói kể chuyện
Mục tiêu cần đạt.
Giúp hcọ sinh có cơ hội luyện nói làm quen với phát biểu miệng
Biết lập dàn bài kể chuyện và kể miệng một cách chân thật.
Giáo dục ý thức tập thể.
B. Phương pháp: thực hành
C. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
Giáo viên: Soạn bài, nghiên cứu bài mới.
2. Học sinh: - Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
D. Tiến trình lên lớp:
ổn định tổ chức:()
II. Kiểm tra bài cũ:() kiểm tra sự chuẩn bị bài mới ở nhà của học sinh
III. Bài mới: ()
Đặt vấn đề: ()
Luyện nói kể chuyện là một tiết học rất cần thiết và bổ ích, tạo cơ hội cho các em được nói, được kể chuyện trước thập thể một cách mạnh dạn. vì vậy, các em cần phải chú ý và làm tốt theo sự hướng dẫn của cô giáo.
2. Triển khai bài.()
Hoạt động 1: () kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
Chia nhóm kiểm tra chéo sự chuẩn bị của các thành viên trong nhóm – báo cáo kết quả - giáo viên đánh giá.
Hoạt động 2: () hướng dẫn luyện nói trên lớp
Dựa vào các dàn bài các em đã chuẩn bị ở nhà, giáo viên chọn hai đề chuẩn bị tốt của học sinh.
Đề 1: Tự giới thiệu về bản thân
Đề 2: Kể về gia đình mình.
Chia tổ luyện nói theo dàn bài
Sau khi học sinh luyện nói xong chọn 1 tổ 1 em nói trước lớp.
GV: nhắc học sinh lưu ý
Nói to, rỏ ràng.
Tự tin, tự nhiên, đàng hoàng, mắt nhìn vào mọi người.
GV: nhận xét, động viên ghi điểm cuối cùng giáo viên chốt lại : uốn nắn điểm chưa đạt khi học sinh luyện nói và sữa chữa để học sinh nói sao cho đạt.
? Gọi học sinh đọc đoạn văn 1,2. sau đó nhận xét hai đoạn văn ở sgk.
- 2 đoạn văn ngắn gọn, giản dị, nội dung mạch lạc, rỏ ràng, rát phù hợp với việc tập nói.
Chuẩn bi.
II. Luyện nói trên lớp.
IV. Cũng cố: ()
nhận xét chung về tiết tập nói
V. Dặn dò: ()
Lập dàn bài tập nói (kể về một ngày hđ của mình) tự tập nói theo dàn bài đã tập.
chuẩn bị bài mới: Cây bút thần
Học bài cũ, đọc phần đọc thêm.
NS:
ND:
Tiết 30: Bài 8
văn bản: cây bút thần
Mục tiêu cần đạt.
Giúp học sinh hiểu được nội dung, ý nghĩa truyện côt tích cây bút thần và một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu, đặc sắc của truyện.
kể lại được truyện
Giáo dục học sinh lòng yêu quý chú bé hoạ sĩ nhân dân vì dân diệt ác.
B. Phương pháp: phân tích, đàm thoại.
C. chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
Giáo viên: - Soạn bài, tranh minh hoạ
2. Học sinh: - Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
D. Tiến trình lên lớp:
ổn định tổ chức: ()
II. Kiểm tra bài cũ: ()
Kể tóm tắt truyện “Em bé thông minh”
Cảm nhận của em về nhân vật chính của truyện.
III. Bài mới: ()
Đặt vấn đề: ()
Dân tộc nào cũng có kho tàng truyện cổ tích của mình. Bên cạnh những điểm khác biệt, truyện cổ tích của các dân tộc có rất nhiều điểm tương đồng, nhất là về đặc trưng thể loại. đó là truyện cổ tích...
2. Triển khai bài: ()
Hoạt động 1: () Đọc và tìm hiểu chú thích
GV hướng dẫn đọc:
Giọng chậm rãi, bình tĩnh
Phân biệt lời kể và lời một số nhân vật trong truyện.
GV đọc mẩu một đoạn, học sinh cùng đọc tiếp đến hết truyện.
Học sinh nhận xét cách đọc của bạn
Giáo viên kết luận
Gọi học sinh đọc chú thích.
Hoạt động 2: () Tìm hiểu văn bản.
? Nhân vật Mã Lương thuộc kiểu nhân vật phổ biến nào trong truyện cổ tích? Hãy kể tên một sôd nhân vật tương tự trong truyện cổ tích mà em biết?
Mã Lương thuộc loại nhân vật có tài lạ, luôn dùng tài năng để giúp đở mọi người, chống lại kẻ tham lam, độc ác
Thạch Sanh – người dũng sĩ
Sọ Dừa – người mang lốt vật
Em bé thông minh – nhân vật thông minh
? Nhân vật trung tâm gắn liền với hình tượng nghệ thuật nào xuyện suốt truyện?
? Những điều gì giúp Mã Lương vẽ giỏi như vậy? Những điều ấy quan hệ với nhau ra sao?
Đây là phần thưởng xứng đáng cho người say mê, có tâm, có tài, có chí, khổ công học tập. “có chí thì nên”
Sự kết hợp giữa tài năng, đk và phương tiện.
? Vì sao khi có bút thần trong tay, Mã Lương không vẽ riêng cho mình? Không vẽ lương thực, thực phẩm để hưởng thụ mà vẽ gì cho những người dân nghèo?
(thảo luận nhóm 2phút)
Má Lương không vẽ của cải, vật chất có sẳn để hưởng thụ mà vẽ những phương tiện cần thiết cho cuộc sống để người dân sản xuất, sinh hoạt, tạo ra của cải vật chất
Vẽ cày, cuốc, đèn, thùng múc nước ...
? Việc làm của Mã Lương có ý nghĩa gì?
Đọc và tìm hiểu chú thích.
Đọc
2. chú thích.
II. Tìm hiểu văn bản.
Bố cục.
Phân tích
Hình tượng Mã Lương với cây bút thần
Mã Lương vẽ giỏi vì có tài năng do tiên ông tặng cây bút thần và do sự say mê, cần cù, chăm chỉ, thông minh và năng khiếu sẳn cóà Nghệ thuật chân chính chỉ có trong tay những người tài năng, đức độ
2. Mã Lương – Cây bút thần với người dân nghèo.
- Giúp cho người dân đở vất vã nhưng không coi thường giá trị lao động
IV. Cũng cố: () – Nhắc lại nội dung trọng tâm tiết học
V. Dặn dò: () – xem tiếp nội dung văn bản “cây bút thần”, học bài cũ
File đính kèm:
- NV6 TUAN 4.doc