A. MỤC TIÊU BÀI DẠY
1. Kiến thức:
- Hiểu được thế nào là các thao tác lập luận, những lợi ích to lớn của việc vận dụng tổng hợp các thao tác lập luận đối với công việc làm văn.
2. Kỹ năng.
- Nắm được kiến thức và khả năng kết hợp một số thao tác nghị luận cơ bản để có thể nâng cao hiệu quả làm văn nghị luận đối với công việc làm văn nghị luận.
- Tích hợp GDBVMT: Thông qua bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống gd hs ý thức bảo vệ môi trường.
3. Về thái độ.
- Giáo dục học sinh có ý thức trau rồi sự lập luận, thái độ tư duy nghiêm túc.
B. CHUẨN BỊ
- Thầy: SGK, Giáo án, TL thiết kế bài dạy.
- Trò: SGK, Vở ghi, bài soạn.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
* Ổn định tổ chức (1’)
1. Kiểm tra bài cũ: (5’)
Kiểm tra vở soạn của học sinh.
2. Bài mới.
* Lời vào bài(1’) ở các buổi học trước chúng ta đã được học về các thao tác lập luận riêng lẻ. Tiết học hôm nay chúng ta sẽ luyện tập để biết cách vận dụng tổng hợp, hài hoà các thao tác ấy trong khi làm văn. Vì thực tế cho thấy rằng không một bài văn nào có thể thành công nếu ta chỉ dùng duy nhất một thao tác lập luận.
3 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 6299 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết 42 làm văn: Luyện tập vận dụng tổng hợp các thao tác lập luận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: /11/2012 Ngày dạy: 12A /11/2012
12G /11/2012
Tiết 42: Làm văn
LUYỆN TẬP VẬN DỤNG TỔNG HỢP
CÁC THAO TÁC LẬP LUẬN
A. MỤC TIÊU BÀI DẠY
1. Kiến thức:
- Hiểu được thế nào là các thao tác lập luận, những lợi ích to lớn của việc vận dụng tổng hợp các thao tác lập luận đối với công việc làm văn.
2. Kỹ năng.
- Nắm được kiến thức và khả năng kết hợp một số thao tác nghị luận cơ bản để có thể nâng cao hiệu quả làm văn nghị luận đối với công việc làm văn nghị luận.
- Tích hợp GDBVMT: Thông qua bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống gd hs ý thức bảo vệ môi trường.
3. Về thái độ.
- Giáo dục học sinh có ý thức trau rồi sự lập luận, thái độ tư duy nghiêm túc.
B. CHUẨN BỊ
- Thầy: SGK, Giáo án, TL thiết kế bài dạy.
- Trò: SGK, Vở ghi, bài soạn.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
* Ổn định tổ chức (1’)
1. Kiểm tra bài cũ: (5’)
Kiểm tra vở soạn của học sinh.
2. Bài mới.
* Lời vào bài(1’) ở các buổi học trước chúng ta đã được học về các thao tác lập luận riêng lẻ. Tiết học hôm nay chúng ta sẽ luyện tập để biết cách vận dụng tổng hợp, hài hoà các thao tác ấy trong khi làm văn. Vì thực tế cho thấy rằng không một bài văn nào có thể thành công nếu ta chỉ dùng duy nhất một thao tác lập luận.
* Nội dung:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
? Hãy nhắc lại những thao tác lập luận mà các em đã được học, cùng những đặc trưng cơ bản của từng thao tác?
? Thế nào là thao tác lập luận CM.
? Vì sao những yếu tố này tưởng là xa lạ với văn nghị luận nhưng kỳ thực nếu biết vận dụng hợp lí thì chúng sẽ làm văn nghị luận bớt khô khan, trìu tượng.
? Bài viết đã vận dụng mấy thao tác lập luận?
? Em hãy viết một văn bản kết hợp các thao tác nghị luận.
? Hướng dẫn học sinh luyện tập ở nhà?
BT1: Sưu tầm hai đoạn văn trong đó tác giả đã sử dụng kết hợp các thao tác lập luận.
BT2: Viết bài văn nghị luận có sử dụng kết hợp ít nhất ba thao tác lập luận khác nhau theo chủ đề.
BT3: Nêu mấy nhận xét nhỏ về nghệ thuật viết tiểu thuyết?
Qua bài luyện tập này em rút ra được kinh nghiệm gì trong quá trình lập luận?
Tích hợp GD bảo vệ môi trường: Hướng dẫn hs viết bài văn nghị luận xã hội về vấn đề bảo vệ môi trường trong đó sử dụng ít nhất 3 thao tác lập luận.
( về nhà làm)
I. Luyện tập trên lớp: (25’)
1. Ôn tập về các thao tác lập luận và những đặc trưng cơ bản của thao tác lập luận.
Bài tập 1: (6’)
- Thao tác lập luận phân tích:
Chia đối tượng thành nhiều yếu tố, bộ phận nhỏ để có thể nhận biết đối tượng một cách cặn kẽ, thấu đáo.
- Thao tác lập luận so sánh:
Làm rõ thông tin về sự vật bằng cách đem nó đối chiếu với đối tượng sự vật khác quen thuộc hơn, cụ thể hơn để chỉ ra sự giống và khác nhau giữa chúng.
- Thao tác lập luận giải thích:
Là giảng giải về các vấn đề liên quan đến đối tượng một cách cụ thể, rõ ràng cho người nghe, người đọc hiểu tường tận.
- Thao tác lập luận chứng minh:
Mục đích của việc chứng minh là làm người ta tin tưởng về những ý kiến, nhận xét có đầy đủ căn cứ từ trong những sự thật hoặc chân lí hiển nhiên.
- Thao tác lập luận bác bỏ:
Chính là dùng lý lẽ và chứng cứ để gạt bỏ những quan điểm, ý kiến sai lệch hoặc thiếu chính xác từ đó nêu ý kiến đúng của mình để thuyết phục người nghe.
- Thao tác lập luận bình luận:
Nhằm đề xuất và thuyết phục người đọc tán đồng với nhận xét đánh giá, bàn luận của mình về một hiện tượng trong đời sống hoặc trong văn học.
- Tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh: Những yếu tố này có thể đem lặi cụ thể, sống động cho văn nghị luận.
*. Bài tập 2:( HS làm bài ở nhà)
2. Tìm hiểu về sự vận dụng tổng hợp các thao tác lập luận?
- Thao tác lập luận phân tích.
- Thao tác lập luận chứng minh.
- Thao tác lập luận bình luận.
- Thao tác tự sự miêu tả, biểu cảm.
*. Bài tập 3:
- Bài viết vận dụng tổng hợp ít nhất ba thao tác lập luận khác nhau.
3. Viết bài văn nghị luận vận dụng tổng hợp các thao tác lập luận.(8’)
II. Luyện tập ở nhà:
*. Bài tập 1: Sưu tầm bài văn hay.
*. Bài tập 2: Viết bài văn.(10’)
Một tác phẩm mới ra đời luôn tạo ra những dư luận khác nhau. Tại sao lại có hiện tượng như vậy? Trước hết phải nói rằng đay chính là sự quan tâm của độc giả trước trước sáng tác của người nghệ sĩ. Xem rằng đây chính là thể hiện sự quan tâm của độc giả trước vấn đề văn học,song chúng ta nên để ý đến vấn đề khác của vấn đề; đó là chất lượng của sự khen chê đố như thế nào,có xác thực và đáng tin cậy không bởi vì không phải lời khen nào cũng là chính xác có lợi cho tác phẩm, tôi lấy ví dụ bài Tây Tiến thuở đầu mới ra đời nó còn bị chê rất nhiều, người ta chê nó lãng mạn quá, tư sản quá, không tạo được khí thế cách mạng cho người lính va cần phải gạt bỏ nó ra khỏi đới sống văn học cũng nư trong lòng bạn đọc, chính vì thế mà bao niêu năm Tây Tiến bị bỏ rơi như đưa trẻ mồ côi không ai nâng đỡ. rõ ràng là phải qua thời gian để kiểm nghiệm giá trị của tác phẩm. Ngược lại có nững tác phẩm thì chưa ráo mực đã được dư luận khen hết lời, bởi nó tân thời được cải biên, chỉ vì chưa có ai có, hưng có lẽ mọi người chỉ hú ý đến cái mới mà không chú ý đến chất lượng thực của nó. Người ta không cần chú ý đến phần nội dung cốt lõi, bỏ qua tác dụng và ảnh hưởng xã hội của tác phẩm để rồi khi bàn đi tính lại thì lại phải chôn vùi khẩn trương đứa con đẻ vốn được coi là khả ái đó.
*. Bài tập 3: (Đọc văn bản SGK) (4’)
- Biết vận dụng nhiều thao tác lập luận trong khi làm bài, viết bài.
3. Hướng dẫn HS học, làm bài (2’).
a. Bài cũ.
- làm các bài còn lại.
- Đọc các bài mẫu.
b. Bài mới.
- Đọc bài Quá trình văn học và phong cách văn học trước.
- Tiết sau học văn.
RÚT KINH NGHIỆM
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- Tiet 42 12cb chuan.doc