A. Mục tiêu cần đạt:
Vận dụng kiến thức về tạo lập văn bản, về văn biểu cảm để viết được bài văn biểu cảm về nguời thân (ông bài, cha mẹ, anh em, thầy cô giáo ), qua đó biểu hiện tình cảm đối với người thân.
Biết vận dụng các kĩ năng dùng từ, đặt câu, dựng đoạn, kết hợp, miêu tả, tự sự để làm bài biểu cảm.
B. Hình thức kiểm tra : Trắc nghiệm và tự luận
C. Ma trận đề
2 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 4201 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết 51, 52: Viết bài tập làm văn số 3 - Văn biểu cảm (lớp 7: năm học 2012 - 2013), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 51,52 VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3- Văn biểu cảm
(Lớp 7 : Năm học 2012- 2013)
A. Mục tiêu cần đạt:
Vận dụng kiến thức về tạo lập văn bản, về văn biểu cảm để viết được bài văn biểu cảm về nguời thân (ông bài, cha mẹ, anh em, thầy cô giáo…), qua đó biểu hiện tình cảm đối với người thân.
Biết vận dụng các kĩ năng dùng từ, đặt câu, dựng đoạn, kết hợp, miêu tả, tự sự để làm bài biểu cảm.
B. Hình thức kiểm tra : Trắc nghiệm và tự luận
C. Ma trận đề
Mức độ
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
TN
TL
TN
TL
Thấp
Cao
Chủ đề : Văn biểu cảm
- Nhớ đặc điểm bài văn biểu cảm, cách lập ý của bài văn biểu cảm
- Hiểu cách sử dụng yếu tố tự sự, miểu tả trong văn biểu cảm
- Hiểu được cách làm bài văn biểu cảm về TPVH
Viết bài văn biểu cảm về con người
Tổng câu
Tổngđiểm
Tỉ lệ
3 câu
1.5đ
15%
3 câu
1.5đ
15%
1 câu
7đ
70%
7 câu
10đ
100%
D. Đề kiểm tra:
Phần I: Trắc nghiệm
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng nhất( câu1,3,4)
Câu1:Trong những cách hiểu sau đây về văn biểu cảm, theo em cách hiểu nào là không đúng.
A. Mỗi bài văn biểu cảm chỉ được bộc lộ một tình cảm nào đó; yêu hoặc ghét; buồn hoặc vui.
B. Mỗi bài văn biểu cảm có thể bộc lộ nhiều cảm xúc, tâm trạng khác nhau, thậm chí trái ngược nhau nhưng tất cả đều nhằm biểu đạt tình cảm chủ đạo xuyên suốt văn bản.
C. Chỉ có thể biểu cảm trực tiếp hoặc gián tiếp:
D. Kết hợp cả biểu cảm trực tiếp hoặc gián tiếp.
Câu 2: Điền đúng ( Đ), sai (S) vào ô trống .
A. c Yếu tố miêu tả, tự sự trong văn biểu cảm do cảm xúc chi phối .
B. c Yếu tố tự sự trong văn biểu cảm thường là những hồi tưởng, liên tưởng, những kỉ niệm.
C. c Nói chung không cần miêu tả và tự sự trong văn biểu cảm và ngược lại cũng không cần biểu cảm trong văn tự sự và miêu tả.
Câu 3: Theo em, quan sát trong văn biểu cảm có tác dụng gì?
A. Giúp biểu hiện tình cảm
B. Giúp tái hiện đối tượng
C. Giúp gợi nhớ về đối tượng
D. Giúp miêu tả cụ thể đối tượng
Câu 4: Thân bài của bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học có nhiệm vụ gì?
A. Giới thiệu về tác phẩm và hoàn cảnh tiếp xúc với tác phẩm
B. Trình bày ấn tượng về tác phẩm
C. Trình bày những cảm xúc, suy nghĩ do tác phẩm gợi lên
D. Cả 3 nhiệm vụ trên
Phần II: Tự luận
Tình cảm của em đối với người mẹ thân yêu
E. Đáp án và biểu chấm.
Phần 1: Trắc nghiệm (3đ)
Mỗi đáp án đúng được 0,5đ
1- C ; 3- A; 4- C
Câu 2: A(Đ) , B(Đ) , C (S)
Phần 2: Tự luận (7đ)
*Về hình thức 1đ:
+ Có bố cục 3 phần rõ ràng : 0,5đ
+ Trình bày sạch đẹp : 0,5đ
* Về nội dung (5đ): có thể đạt theo các nội dụng sau:
a. MB (1đ) : Giới thiệu về mẹ- người em yêu thương nhất và cũng là người thương em nhất
b. TB (4đ) :
- Những đặc điểm về ngoại hình của mẹ gợi cảm xúc cho em (1đ)
- Những việc làm của mẹ thẻ hiện tình yêu thương với em (1đ)
- Những việc làm của em thể hiện tình yêu thương với mẹ (1đ)
- Ước mong của em (1đ)
c. Kết bài (1đ): Mẹ là người tuyệt vời nhất, em yêu mẹ nhất trên đời
File đính kèm:
- Bài TLV số 3- tiết 51-52.doc