I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Trả lời được những câu hỏi trong phần tự kiểm tra.
- Vận dụng kiến thức và kĩ năng đã chiếm lĩnh được để giải thích và giải các bài tập trong phần vận dụng.
2. Kỹ năng:
Hệ thống được kiến thức thu thập được về Quang học để giải thích các hiện tượng Quang học.
Hệ thống hóa được các bài tập về Quang học.
3. Thái độ:
2 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 680 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết 66 : Tổng kết chương III: Quang học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 20/4/2013
Ngày dạy : 24/4/2013
TIẾT 66 : TỔNG KẾT CHƯƠNG III: QUANG HỌC
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Trả lời được những câu hỏi trong phần tự kiểm tra.
- Vận dụng kiến thức và kĩ năng đã chiếm lĩnh được để giải thích và giải các bài tập trong phần vận dụng.
2. Kỹ năng:
Hệ thống được kiến thức thu thập được về Quang học để giải thích các hiện tượng Quang học.
Hệ thống hóa được các bài tập về Quang học.
3. Thái độ:
Siêng năng, nhanh nhẹn.
II. Chuẩn bị của GV và HS.
Các câu hỏi và bài tập trong phần tổng kết chương III.
III. Tiến trình giảng dạy
1. Ổn định tổ chức lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Không.
3. Bài mới:
- Đặt vấn đề:Các em đã tìm hiểu xong toàn bộ nội dung của chương III, để giúp cho các em hệ thống lại những kiến thức đã học và giải được các bài tập liên quan thì chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1 : ôn tập lý thuyết
- GV yêu cầu HS trả lời phần tự kiểm tra từ câu 1 đến câu16.
- Câu 3 gọi HS lên bảng vẽ, HS dưới lớp nhận xét.
- Một HS khác lên vẽ ảnh của vật qua TKHT.
- Gọi một số HS khác trả lời câu hỏi tiếp.
- Yêu cầu cả lớp nhận xét và GV củng cố lại câu trả lời.
- Yêu cầu HS làm các bài tập vận dụng.
- Đối với các câu trắc nghiệm, yêu cầu HS trả lời nhanh.
- Gọi 2 HS lên làm bài tập 22 và bài 23.
- HS dưới lớp làm vào vở bài tập.
- Nhận xét phần bài làm của bạn trên bảng.
- GV củng cố cách vẽ. ( chú ý đến dấu mũi tên, anh thật hay ảnh ảo ).
I. Tự kiểm tra.
1. a. Tia sáng bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa nước và không khí. Đó là hiện tượng khúc xạ.
b. Góc tới bằng 600 . Góc khúc xạ nhỏ hơn 600.
2. - Thấu kính hội tụ có tác dụng hội tụ chùm tia tới song song tại một điểm, hoặc TKHT cho ảnh thật của một vật ở rất xa tại tiêu điểm của nó.
- TKHT có phần rìa mỏng hơn phần giữa.
3. Tia ló qua tiêu điểm chính của thấu kính.
4. - Vẽ tia đi qua quang tâm.
- Tia tới song song với trục chính.
5. TK có phần giữa mỏng hơn phần rìa là TK phân kì
6. Nếu ảnh của tất cả các vật đặt trước một TK đều là ảnh ảo thì đó là TK phân kì.
7. Vật kính của máy ảnh là TKHT. Ảnh của vật cần chụp hiện trên phim. Đó là ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật.
8. Xét về mặt quang học hai bộ phận quan trọng nhất của mắt là thể thủy tinh và màng lưới. Thể thủy tinh tương tự như vật kính, màng lưới tương tự như phim trong máy ảnh.
10.Mắt cận không nhìn rõ những vật ở xa. Khi nhìn các vật ở gần người cận thị phải đưa vật đó lại gần sát mắt. Để khắc phục tật cận thị , người cận phải đeo kính phân kì sao cho nhìn được các vật ở xa.
11. Kính lúp là dụng cụ dùng để quan sát những vật rất nhỏ. Kính lúp là TKHT có tiêu cự có tiêu cự không được dài hơn 25cm.
13. Muốn biết trong chùm sáng do một đèn ống phát ra có những màu nào ta cho chùm sánh đó chiếu qua một lăng kính hay chiếu vào mặt ghi của một đĩa CD.
14. Cho hai chùm ánh sáng chiếu vào cùng một chỗ trên một màn ảnh màu trắng hoặc cho hai chùm ánh sáng đó vào mắt.
15. Trong việc sản xuất muối người ta sử dụng tác dụng nhiệt của ánh sáng MT. Nước trong nước biển sẽ bị nóng lên và bốc hơi.
4. Củng cố :
GV nhắc lại những kiến thức cần nắm trong chương III, cần chú ý cách vẽ ảnh của một vật qua TKHT và TK phân kì.
5. Dặn dò :
Về nhà các em làm tiếp các bài tập còn lại trong chương III ở phần vận dụng, tiết sau nghiên cứu sang chương mới, bài 59.
File đính kèm:
- tiet 66 tong ket chung III quang hoc.doc