Tiểu luận tốt nghiệp - Thưc trạng và giải pháp giáo dục đạo đức ở trường THCS vai trò của người hiệu trưởng

mục lục

Nội dung Trang

Mở đầu . 3

Nội dung. 6

I- Cơ sở lý luận. 6

1) Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê-ninvề đạo đức . 6

2) Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức. 7

II- Thực trạng về đạo đức và giáo dục đạo đức học sinh hiện nay

của trường THCS Đồng Mỹ .11

1) Khái quát về đặc điểm tình hình của trường THCS Đồng Mỹ. 11

2) Thực trạng về đạo đức và giáo dục cho đạo đức học sinh hiện nay. 12

III- Phương hướng, giải pháp, kiến nghị . 17

1) Phương hướng . 17

2) Giải pháp . 17

3) Kiến nghị . 21

 Kết luận . 22

 Tài liệu tham khảo . 23

 nhận xét của giảng viên chấm . 24

 

doc31 trang | Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 641 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tiểu luận tốt nghiệp - Thưc trạng và giải pháp giáo dục đạo đức ở trường THCS vai trò của người hiệu trưởng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Cao đẳng sư phạm quảng bình ----------—&–----------- Lê Quốc Toản Thưc trạng và giải pháp giáo dục đạo đức ở trường THCS vai trò của người hiệu trưởng tiểu luận tốt nghiệp khoá bồi dưỡng hiệu trưởng trường THCS Người hướng dẫn: TS. Bùi Khắc Sơn Đồng Hới, tháng 4 năm 2004 mục lục Nội dung Trang Mở đầu ...................................................................................................... 3 Nội dung................................................................................................... 6 I- Cơ sở lý luận........................................................................................ 6 1) Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê-ninvề đạo đức ....................... 6 2) Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức....................................................... 7 II- Thực trạng về đạo đức và giáo dục đạo đức học sinh hiện nay của trường THCS Đồng Mỹ ..................................................................11 1) Khái quát về đặc điểm tình hình của trường THCS Đồng Mỹ............... 11 2) Thực trạng về đạo đức và giáo dục cho đạo đức học sinh hiện nay..... 12 III- Phương hướng, giải pháp, kiến nghị .................................................. 17 1) Phương hướng ....................................................................................... 17 2) Giải pháp ........................................................................................... 17 3) Kiến nghị .......................................................................................... 21 Kết luận ............................................................................................ 22 Tài liệu tham khảo ...................................................................... 23 nhận xét của giảng viên chấm .................................................. 24 mở đầu Đạo đức là tiêu chuẩn, nguyên tắc được dư luận xã hội thừa nhận, quy định hành vi của con người với nhau và của con người đối với xã hội; là phẩm chất tốt đẹp của con người do tu dưỡng theo tiêu chuẩn đạo đức mà có; là một trong những hình thái ý thức xã hội, là hệ thống các chuẩn mực, nguyên tắc, có tính chất đánh giá, mệnh lệnh đối với hành vi cá nhân, quan hệ thực tiễn, hệ thống này biểu hiện và phản ánh bản chất xã hội của con người. Đạo đức chính là mối quan hệ lẫn nhau giữa xã hội và cá nhân. Và thể hiện hiện thực hoá hệ thống này thì chỉ cần đến lòng tin của cá nhân và dư luận xã hội. Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội. Tuy nhiên không nên cho rằng cứ có được một tồn tại xã hội tốt đẹp là tự khắc mỗi cá nhân sẽ có ý thức đạo đức tốt đẹp. Với tư cách là ý thức xã hội, ý thức đạo đức phản ánh tồn tại xã hội như là yêu cầu chung của xã hội. Nhưng các cá nhân riêng biệt tiếp thu yêu cầu đó ở mức độ nào lại phụ thuộc vào những đặc điểm hoạt động riêng biệt của họ. Chính vì thế, một mặt hoạt động của các cá nhân đóng vai trò quyết định của việc hình thành bộ mặt đạo đức riêng của họ, và mặt khác ý thức đạo đức chung của xã hội được biểu hiện thông qua muôn vàn sắc thái đặc thù của các cá nhân. Giáo dục đạo đức cho học sinh là bộ phận hữu cơ của công tác giáo dục toàn diện và đó là bộ phận của quá trình hoạt động sư phạm tổng thể. Quá trình này nhằm giúp học sinh hình thành ý thức đạo đức; bồi dưỡng tư tưởng đạo đức, tình cảm; rèn luyện hành vi, thói quen đạo đức. Giúp học sinh trong quá trình chuyển hoá giá trị đạo đức xã hội thành ý thức đạo đức cá nhân và giá trị đạo đức được biểu hiện ở đạo đức cá nhân. Giáo dục đạo đức cho học sinh có vị trí và tầm quan trọng hàng đầu trong quá trình giáo dục. Như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “ Bây giờ phải học, học để yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học, yêu đạo đức “. Như vậy, học để có đạo đức, để yêu đạo đức, để hành động có đạo đức. Và Bác Hồ đã chỉ rõ: “ Người có tài mà không có đức là người vô dụng “. Cho nên cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “ Trí và đức quan hệ với nhau mật thiết, nhưng cuối cùng đức vẫn là quan trọng nhất “. Học sinh THCS là bậc học bản lề, kế thừa, phát huy kết quả giáo dục đạo đức của bậc học Tiểu học vừa dạy đạo đức vừa Giáo dục công dân, cho nên chú trọng hình thành phẩm chất công dân ( phẩm chất đạo đức và trình độ thực hiện pháp luật ). Học sinh trường THCS sau khi học xong sẽ phân luồng, vì vậy phải giáo dục đạo đức và giáo dục phẩm chất công dân cho các em có ý nghĩa vô cùng quan trọng, giúp các em trở thành người lao động mới. Trong những năm gần đây, đất nước ta đã mạnh mẽ chuyển đổi cơ chế, thực sự bước vào thời kỳ đổi mới đất nước về mọi mặt. Trong bối cảnh đó, ngành giáo dục cũng phải đổi mới để vươn lên. Được Đảng và Nhà nước quan tâm lãnh đạo; được các cấp, các ngành và mọi tầng lớp nhân dân quan tâm ủng hộ; đặc biệt là từ khi có Nghị quyết Trung ương 02 (khoá VIII) của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về giáo dục và đào tạo thì công tác giáo dục và đào tạo đã có những chuyển biến tích cực và phát triển mạnh mẽ; đã gặt hái được nhiều kết quả đáng tự hào. Trong đó vấn đề giáo dục đạo đức nhân cách cho học sinh ở trường phổ thông cũng có những bước tiến bộ đáng kể. Song, trong sự chuyển đổi của cơ chế thì mặt trái của nền kinh tế thị trường đã ảnh hưởng không ít đến công tác giáo dục đạo đức nhân cách học sinh. Cho nên, trên thực tế thì tình trạng đạo đức học sinh xuống cấp vẫn chưa khắc phục được bao nhiêu, vẫn còn xảy ra những vụ vi phạm hành vi đạo đức học sinh một cách nghiêm trọng; không chỉ là đánh nhau, ăn cắp, vô lễ, xúc phạm đến thầy, cô giáo mà còn là thủ phạm gây ra cả án mạng, thậm chí gây án mạng ngay trong trường học với bạn mình và đối với cả giáo viên. Điển hình như: Tại trường PTTH Phùng Khắc Khoan (Thạch Thất - Hà Tây), vào ngày 31/01/2001, Nguyễn Anh Tuấn học sinh lớp 10A10 đã bị bạn cùng trường dùng dao đâm đứt động mạch cổ, làm Tuấn chết ngay tại chỗ, mà nguyên nhân là trước đó chỉ có xích mích, mâu thuẫn nhỏ với nhau. Hay như tai Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Bạc Liêu, vào ngày 14/5/1999, thầy giáo Bùi Mạnh Quân vừa là giáo viên chủ nhiệm lớp, vừa là giáo viên dạy Toán bị một học sinh trong lớp gây sự và bất ngờ dùng đá đập vào đầu, thầy Quân phải vào bệnh viện cấp cứu; vì với lý do đơn giản là trong giờ thi Toán học kỳ II, thầy Quân phát hiện học sinh đó mang tài liệu vào phòng thi mà không giao nộp tài liệu theo yêu cầu của thầy rồi tự ý rời khỏi phòng thi và sau 15 phút, cậu học sinh đó đã có hành động như thế. Điều làm cho chúng ta băn khoăn nhất là công sức của các thầy, cô giáo bỏ ra không ít, nhưng kết quả thu được về mặt giáo dục đạo đức trong nhà trường chưa tương xứng. Rất nhiều người đã có những lời phàn nàn, đại loại “học sinh bây giờ không như học sinh cách đây mươi mười lăm năm trở về trước”, “cơ chế thị trường đã có những tác động xấu đến nhà trường” ... Quả có thế thật, vào các trường Mầm non, Tiểu học ta chưa thấy có nhiều vấn đề đáng ngại vì dẫu sao ở lứa tuổi này, cô giáo vẫn còn nhiều uy lực, còn là hình mẫu cho các trò noi theo. Có khi các cháu nhỏ còn tin cô hơn tin bố mẹ mình. Lớn hơn một chút, ở các trường THCS, nhất là các lớp cuối cấp và ở các trường PTTH, đã xuất hiện học sinh cá biệt. ý thức đạo đức với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, do bản chất của nó thường phát triển chậm hơn so với tồn tại xã hội. Vì thế việc giáo dục đạo đức, nhất là giáo dục đạo đức cộng sản cho thanh thiếu niên, phải được đặt ra như một vấn đề thường xuyên, tuân theo những hình thức và biện pháp khoa học. Vậy thì tình hình giáo dục đạo đức cho học sinh hiện nay như thế nào? Và cụ thể là thực trạng giáo dục đạo đức học sinh trong nhà trường phổ thông nói chung và trường THCS nói riêng ra sao? Đó là vấn đề mà tôi muốn đề cập đến trong tiểu luận này; mà cụ thể là tại trường THCS Đồng Mỹ - Thị xã Đồng Hới. nội dung I- Cơ sở lý luận: 1) Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê-nin về đạo đức: Đạo đức là những chuẩn mực, những phương thức cơ bản điều tiết hành vi của con người; là một hình thái ý thức xã hội; là một dạng của quan hệ xã hội (quan hệ đạo đức ); là đối tượng nghiên cứu của đạo đức học. Xét về mặt nội dung, đạo đức phản ánh tồn tại xã hội. Những thời đại khác nhau, những cộng đồng người khác nhau có những hệ thống đạo đức khác nhau, chúng phản ánh những tồn tại xã hội khác nhau. Đạo đức không thể tách rời cuộc sống con người, đạo đức bắt nguồn từ tồn tại xã hội, từ lao động sản xuất, từ cuộc đấu tranh chống thiên nhiên... của con người. Vì vậy, sự phát sinh và phát triển của đạo đức được quy định bởi sự phát sinh, phát triển tồn tại xã hội và là kết quả của sự phát triển lịch sử. Chính con người bằng lao động sản xuất và thông qua các mối quan hệ xã hội, qua kinh nghiệm của chính cuộc sống của mình đã xây dựng nên những chuẩn mực giá trị đạo đức. Như vậy, bản chất đạo đức trước hết là sự phản ánh giá trị cao đẹp của đời sống con người, giữa cá nhân với cá nhân và cá nhân với xã hội. Những chuẩn mực, nguyên tắc giá trị đạo đức được thể hiện trong ý thức, hành vi của con người như: con người suy nghĩ và hành động, tự nguyện, tự giác thực hiện các nghĩa vụ đạo đức trên cơ sở đã được nhận thức và nâng lên thành tình cảm, trách nhiệm đối với bản thân mình trước xã hội. Trong xã hội có giai cấp, đạo đức bao giờ cũng mang tính giai cấp. Vì vậy, mọi cuộc đấu tranh và hoạt động cải tạo xã hội của quần chúng nhân dân lao động đã làm nên những giá trị đạo đức chân chính, tiến bộ. Bản chất xã hội và bản chất giai cấp của đạo đức trong xã hội có giai cấp tuy có khác nhau nhưng lại thống nhất trong một nền đạo đức xã hội. Các giai cấp xã hội chỉ có thể duy trì những lợi ích của giai cấp mình trong đạo đức, nếu chúng có thể làm cho những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức đó giống như lợi ích chung của toàn xã hôi. Như vậy trong một nền đạo đức xã hội có giai cấp, bản chất xã hội và bản chất đạo đức có quan hệ biện chứng với nhau, vừa thống nhất vừa mâu thuẫn. Con người sống trong xã hội, muốn trở thành con người có đạo đức, sống thiện, sống có ích cho mình và cho xã hội phải hiểu và sống theo các quy tắc, chuẩn mực đạo đức xác định do xã hội đề ra. Chức năng giáo dục của đạo đức giúp cho con người nắm vững được những quan điểm, những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực đạo đức cơ bản mà nhờ đó con người có thể lựa chọn, điều chỉnh, đánh giá các hiện tượng đạo đức xã hội, cũng như tự đánh giá các hành vi của bản thân mình. Thông qua quá trình giáo dục, những phẩm chất đạo đức của cá nhân, những nhân cách tốt đẹp của cá nhân mới được dần dần hình thành. Thông qua giáo dục và tự giáo dục, tính tích cực trong mỗi người được nhân lên, từ đó mỗi chủ thể đạo đức xác định rõ trách nhiệm của mình trong cuộc sống cá nhân, gia đình và xã hội. Đạo đức và pháp luật đều là hình thái ý thức xã hội, đều có tác dụng điều chỉnh ý thức và hành vi của con người cho phù hợp với yêu cầu chung của xã hội, hướng con người hoàn thành tốt nghĩa vụ đối với xã hội. Có thể nói, đạo đức và pháp luật ví như hai đường tròn đồng tâm. Tuy nhiên, giữa chúng có sự khác nhau cơ bản. Tuy pháp luật và đạo đức có khác nhau, nhưng chúng có quan hệ với nhau rất chặt chẽ. Luật pháp thể hiện ý chí của giai cấp thống trị, vì vậy trong xã hội khi giai cấp thống trị tiến bộ đại diện cho xu thế đi lên của xã hội thì những quy định của luật pháp cũng đáp ứng và phù hợp với những yêu cầu chung của nền đạo đức xã hội. 2) Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức: Đạo đức cách mạng do Hồ Chí Minh đề xướng về lý luận và dày công xây đắp trong thực tiễn là đạo đức mang bản chất và phẩm chất của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, kết hợp nhuần nhuyễn và sinh động với những truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc ta và những tinh hoa hoa đạo đức của loài người. Khi bàn về đạo đức, Hồ Chí Minh rất hay sử dụng những khái niệm, phạm trù đạo đức đã quen thuộc với dân tộc ta từ lâu đời, trong đó có đạo đức Nho giáo, Phật giáo, nhưng Người đã đưa vào đó những nội dung mới, có khi hoàn toàn mới, đồng thời Người bổ sung những khái niệm, phạm trù đạo đức của thời đại mới. Chính vì thế mà có sự hòa nhập những giá trị đạo đức mới với những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, làm cho quan niệm và tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh luôn luôn gần gũi, dễ hiểu đối với nhân dân, với mọi người. Theo cách diễn đạt bình dị của người, đạo đức như gốc của cây, ngọn nguồn của sông suối, sức mạnh của con người, sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa. Như vậy, từ Hồ Chí Minh, nền đạo đức mới của dân tộc ta bắt đầu hình thành và phát triển mạnh mẽ, thấm sâu vào đời sống, trở thành một bộ phận hết sức quan trọng khắc họa diện mạo và đặc trưng của nền văn hóa Việt Nam, của Văn hiến Việt Nam hiện đại. Từ cuộc sống thực của nhân dân, cuộc đời thực của con người và xã hội Việt Nam, từ sự từng trải sâu sắc và tu dưỡng của chính mình, từ niềm tin lớn lao vào khát vọng và sức vươn lên cái chân, cái thiện, cái mỹ của con người, Hồ Chí Minh đã dày công xây đắp các phẩm chất đạo đức cho con người Việt Nam, cho mọi người, mọi đối tượng trong mọi lĩnh vực hoạt động và sinh sống của con người, trong mọi phạm vi và trong các quan hệ phong phong phú, phức tạp, tinh tế của con người... Từ đó, Người khái quát thành những phẩm chất cơ bản của con người Việt Nam, những chuẩn mực chung của nền đạo đức cách mạng Việt Nam. Một là, trung với nước, hiếu với dân là phẩm chất bao trùm nhất, quan trọng nhất. Hai là, yêu thương con người là một trong những phẩm chất đẹp đẽ và cao cả nhất mà Hồ Chí Minh yêu cầu và khẳng định đối với con người Việt Nam và chính Hồ Chí Minh đã chứng minh tuyệt vời phẩm chất đó bằng toàn bộ cuộc đời mình. Ba là, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư là những phẩm chất được Hồ Chí Minh đề cập nhiều nhất, thường xuyên nhất trong các bài viết, bài nói về đạo đức cách mạng. Bốn là, tinh thần quốc tế chân chính, trong sáng là yêu cầu và phẩm chất đạo đức mới của giai cấp công nhân và nhân dân lao động nhằm vào mối quan hệ rộng lớn, vượt ra ngoài quốc gia, dân tộc, xây dựng tình đoàn kết “bốn phương vô sản đều là anh em”. Để xây dựng nền đạo đức mới, cùng với việc đúc kết thành lý luận đạo đức nhằm chỉ đạo thực tiễn, Hồ Chí Minh đồng thời xác định những nguyên tắc và phương châm để định hướng cho sự lãnh đạo của Đảng và cho việc rèn luyện, tu dưỡng đạo đức của mỗi con người. Đây là một đặc trưng rất riêng, độc đáo của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh. Một là, nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức là một yêu cầu, một phương châm lớn và sâu sắc để xây dựng đạo đức mà bằng cả cuộc đời mình, Hồ Chí Minh đã thực hiện một cách triệt để, nghiêm túc và trọn vẹn. Chính luận điểm này đã thể hiện rõ một phương châm xây dựng đạo đức là vấn đề nêu gương. Không gì thuyết phục hơn, có sức cảm hóa và lôi cuốn hơn trong lĩnh vực đạo đức bằng việc nêu gương. Hai là, xây đi đôi với chống, muốn xây phải chống, chống nhằm mục đích xây là con đường để xây dựng đạo đức mới, là nguyên tắc được Hồ Chí Minh khẳng định và vận dụng thường xuyên, linh hoạt, đầy sáng tạo trong chỉ đạo thực hiện. Ba là, phải tu dưỡng đạo đức suốt đời, kiên trì, bền bỉ, hàng ngày, bởi vì “Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”. Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, đã là người thì ai cũng có chỗ hay, chỗ dở, cái xấu, cái tốt, ai cũng có thiện, có ác ở trong bản thân mình, trong lòng mình. Vì vậy, cần có cách nhìn biện chứng và nhân văn để phát triển cái thiện, đẩy lùi cái ác trong mỗi con người và đặc biệt quan trọng là từng cần phải tự rèn luyện, tu dưỡng, dám đấu tranh với chính mình để làm cho “phần tốt ở trong mỗi người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu bị mất dần đi, đó là thái độ của người cách mạng”. Thế hệ trẻ là lực lượng quyêt định sự phát triển của cánh mạng, của dân tộc. Hồ Chí Minhkhẳng định, để thế hệ trẻ xứng đáng với tương lai thì thế hệ đi trước, những bậc cha anh phải có trách nhiệm bồi dưỡng thế hệ trẻ. Đó cũng là trọng trách lớn lao của cách mạng, của Đảnng. Bởi vậy, trong Di chúc, Hồ Chí Minh căn dặn: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”. Hồ Chí Minh khẳng định rằng: Dân tộc Việt Nam ta có truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo. Dân ta vì trọng đạo làm người mà tôn sư và coi trọng giáo dục. Mục tiêu là học để làm người, để trở thành tài. Phương châm giáo dục truyền thống là “Tiên học lễ, hậu học văn” và “cần khổ học”. Với Hồ Chí Minh, cách mạng càng phát triển càng đòi hỏi đông đảo đội ngũ cán bộ các thế hệ, đòi hỏi dân trí phải được nâng cao, giáo dục phải phát triển để làm nhiệm vụ chăm lo bồi dưỡng các thế hệ cách mạng, trong đó đặc biệt quan trọng là thế hệ trẻ. Nói về mục đích của nền giáo dục cách mạng, Hồ Chí Minh nêu rõ: “Các thầy giáo có nhiệm vụ nặng nề và vẻ vang là đào tạo cán bộ cho dân tộc. Vậy giáo dục là thật thà phụng sự nhân dân”. Đồng thời Người khẳng định: “Giáo dục trong nhà trường chỉ là một phần, còn cần có sự giáo dục ngoài xã hội, trong gia đình để giúp cho việc giáo dục trong nhà trường tốt hơn”. Về đội ngũ những người thầy giáo, Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Nếu không có thầy giáo dạy dỗ con em nhân dân, thì làm sao mà xây dựng chủ nghĩa xã hội được? Vì vậy nghề thầy giáo là rất quan trọng, rất vẻ vang”. Phải xây dựng đội ngũ những “người thầy giáo tốt - thầy giáo xứng đáng là thầy giáo” II- Thực trạng về đạo đức và giáo dục đạo đức học sinh hiện nay của trường THCS Đồng Mỹ: 1/ Khái quát về đặc điểm tình hình của trường THCS Đồng Mỹ: Trường THCS Đồng Mỹ - Thị xã Đồng Hới được thành lập từ tháng 6 năm 1990, sau khi có chủ trương tách cấp II ra khỏi cấp I ở các trường PTCS của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Với nhiệm vụ giáo dục giảng dạy học sinh là con em của 4 phường trung tâm thị xã Đồng Hới. Đó là các phường: Đồng Mỹ, Đồng Phú, Hải Thành, Hải Đình. Đến năm học 1996-1997 tách được trường THCS Hải Đình và đến năm học 2000 - 2001 lại tách thêm được trường THCS Đồng Phú. Hiện nay, nhà trường còn phải đảm nhận học sinh là con em của hai phường còn lại; song trên thực tế tại trường có học sinh là con em của 10 xã, phường theo học với tổng số 883 em trên 23 lớp. Hầu hết là học sinh chăm ngoan, có ý thức, động cơ, thái độ học tập, rèn luyện và tu dưỡng tốt. Đội ngũ cán bộ giáo viên nhà trường với tổng số 55 đồng chí. Trong đó: - Đảng viên: 36 đồng chí. - Trình độ Đại học: 21 đồng chí - Năng lực sư phạm: Có 50 đồng chí loại Tốt và 5 đồng chí loại Khá. Tập thể cán bộ giáo viên nhà trường có truyền thống đoàn kết nhất trí cao trong mọi công việc cũng như trong các hoạt động tập thể. Mỗi cán bộ giáo viên ý thức được trách nhiệm của mình đối với công việc và các hoạt động của nhà trường, biết chăm lo bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ. Thực sự là một đội ngũ có chất lượng cao. Nhà trường lại được lãnh đạo ngành, các cấp chính quyền đặc biệt quan tâm chỉ đạo và tạo mọi điều kiện cho trường hoạt động tốt; đồng thời luôn luôn có sự phối hợp chặt chẽ và hỗ trợ giúp đỡ, cổ vũ, động viên của Hội cha mẹ học sinh. Cho nên nhà trường đã được xây dựng và phát triển không ngừng; nhà trường đã có một bề dày thành tích đáng trân trọng. 2/ Thực trạng về đạo đức và giáo dục đạo đức cho học sinh hiện nay: - Hầu hết học sinh của trường chăm, ngoan, có ý thức rèn luyện và tu dưỡng tốt, các em đã thực sự rèn luyện theo 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên và nhi đồng một cách có hiệu quả cao. Song không phải như thế mà chứng tỏ nhà trường đã có nhiều thuận lợi trong mọi điều kiện và việc giáo dục đạo đức học sinh của nhà trường đã đạt đến mức hoàn chỉnh trọn vẹn. Đó là vẫn còn một số ít học sinh có hiện tượng vi phạm đạo đức: Sống lêu lỏng, buông thả, có tính tự do, gây gỗ đánh nhau, trộm vặt, xin đểu, bỏ nhà đi lang thang vài ngày, ... Là một trường trung tâm thị xã, song điều kiện hoàn cảnh gia đình học sinh thực sự quá chênh lệch về mọi mặt, từ điều kiện kinh tế đến các thành phần trong xã hội: Là con gia đình cán bộ cấp tỉnh, con gia đình nông dân, gia đình ngư dân, con gia đình buôn bán lớn, buôn bán nhỏ,v.v... Cho nên trong công tác giáo dục đạo đức học sinh tại trường khá phức tạp và đa dạng. Để đạt được những kết quả như trên, tập thể cán bộ giáo viên nhà trường đã bỏ ra không ít công sức của mình, nhưng không phải là không có học sinh vi phạm đạo đức. * Biện pháp, cách thức tác động của nhà trường: Nhà trường đã xác định: Để thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục học sinh một cách toàn diện thì công tác giáo dục đạo đức cho học sinh là nhiệm vụ hàng đầu. Chính vì vậy, bằng nhiều hình thức, biện pháp nhà trường đã làm tốt nhiệm vụ này: Từ việc điều tra nắm tình hình điều kiện, hoàn cảnh gia đình từng học sinh (hoàn cảnh kinh tế, điều kiện sinh hoạt gia đình, tính cách bố mẹ, cách giáo dục con cái, tình cảm của các thành viên trong gia đình với nhau, ...) đến việc lập kế hoạch, tìm biện pháp giáo dục thích hợp từng đối tượng. Từ việc tổ chức phối hợp với phụ huynh trong công tác giáo dục đến việc tổ chức hoạt động tập thể để lôi cuốn học sinh, từ việc tổ chức vận động, tuyên truyền, giáo dục đến việc xử lý vi phạm hành vi đạo đức một cách nghiêm minh để làm gương, v.v... Chính vì vậy, nhà trường đã đạt được kết quả trong công tác giáo dục đạo đức học sinh thật đáng phấn khởi: Năm học Xếp loại 1990 -1991 1996 - 1997 2000 - 2001 2002-2003 Tốt 48,8% 54,3% 67,9% 75,2% Khá 41,2% 37,8% 28,6% 22,4% Trung bình 8,5% 7,5% 3,2% 2,2% Yếu 1,5% 0,4% 0,3% 0,2% * Nguyên nhân: - Nguyên nhân của ưu điểm: Nhà trường đã xác định được công tác giáo dục đạo đức học sinh là nhiệm vụ hàng đầu trong công tác giáo dục toàn diện của nhà trường. Học sinh hiện nay đa số có thái độ, động cơ, ý thức rèn luyện và tu dưỡng tốt, các em xác định được quyền và nghĩa vụ học tập của mình ở nhà trường. Về phía gia đình, hầu hết các bậc làm cha, làm mẹ đều thực sự quan tâm đến việc dạy dỗ con cái; đã biết lo lắng và xác định tương lai cho con cái. Về phương diện xã hội: Hiện nay các cấp, các ngành đều quan tâm đến công tác giáo dục - đào tạo, tạo nhiều điều kiện hỗ trợ cho giáo dục. Như: Phối hợp cùng với nhà trường để giáo dục con em trong cơ quan, trong tiểu khu, thôn, xóm, tổ chức trao quà, phát thưởng cho học sinh học giỏi, học sinh vượt khó để học tập nhằm động viên các cháu đồng thời khuyến khích các cháu học tập tiến bộ hơn, ... - Nguyên nhân của những mặt chưa tốt: Trong nhà trường, vẫn còn một số ít giáo viên làm việc chưa thực sự đều tay, có lúc, có khi còn buông lỏng, ít quản lý học sinh thường xuyên. Một bộ phận nhỏ học sinh học yếu dẫn đến không muốn học, không muốn đến trường, tự ti đâm ra quậy phá. Mặt khác, như ta đã biết: Trước đây, cuộc sống khó khăn thiếu thốn trăm bề, chăm sóc và giáo dục trẻ em cũng là một việc quan trọng nhưng nó được chuyển xuống hàng thứ yếu bởi tất cả đều hướng ra tiền tuyến. Trẻ em ngày đó dường như biết ý thức hơn và ít đòi hỏi hơn. Nhưng ngày nay, cuộc sống đã đổi thay, đời sống vật chất ngày một cao hơn, nhu cầu của con người ngày được đáp ứng đầy đủ hơn thì vấn đề giáo dục trẻ lại trở nên phức tạp hơn. Có không ít các bậc cha mẹ than phiền rằng việc dạy dỗ trẻ càng ngày càng trở nên khó khăn. Như vậy một câu hỏi được đặt ra: Có nghịch cảnh này là do đâu? Muốn giải pháp vấn đề này chúng ta phải nhìn nhận một cách trung thực vào cách giáo dục của chính những bậc cha mẹ trong xã hội ngày nay. Một số gia đình giáo dục trẻ em theo lối truyền thống, nặng về sự nghiêm khắc có khi đến mức khắt khe. Đa số những kiểu gia đình này nghĩ rằng: Cần để cho trẻ phải vất vả, thậm chí khổ ải, chính trong sự khổ ải này trẻ sẽ có tính tự lập, có nghị lực để vươn lên. Và họ đã rèn con bằng cách phạt chúng, khi chúng có lỗi lầm. Con cái vừa làm hỏng hay đổ vỡ cái gì đã bị bố mẹ phạt, có những đứa trẻ không phải là học kém mà chỉ vì mải chơi không chịu làm bài tập thế là lập tức bị bố mẹ phạt không cho xem ti vi rồi bắt làm những công việc nặng nhọc... Nhiều học sinh tâm sự rằng: “Bố mẹ em cứ mắng em là hay nói dối nhưng em có lỡ làm sai việc gì chẳng để cho em phân trần bố mẹ em đã mắng em là đồ đuểnh đoảng, rồi phạt không cho em đi chơi với bạn nữa”. Có những ông bố, bà mẹ lại thích giảng giải quá nhiều về những khó khăn của những năm tháng đã qua, tới mức chính các con của họ phải thốt lên: “Nhiều khi chúng em ngồi nghe bố em nói cả buổi mà chẳng hiểu bố em nói gì nữa”. Một học sinh khác lại ấm ức: “Khi bố em nói điều gì chưa đúng, em vừa định nói thì đã bị bố quát: “Câm ngay, trứng khôn hơn vịt à?”. Ta không muốn trách những bậc cha mẹ này bởi họ đã đi qua những năm tháng thăng trầm của đất nước, mọi thứ có thể đổi bằng xương máu. Có được thành quả ngày nay là một sự kỳ diệu khó tưởng tượng nổi. Cũng chính vì vậy mà họ không đễ dàng quen được với cách sống của lớp trẻ ngày nay. Nhưng mặt khác, cũng phải thấy rằng nếu chỉ dạy trẻ bằng biện pháp này sẽ không đem lại kết quả như mong muốn. Ngược lại, một số bậc cha mẹ lại nghĩ: Đời mình đã khổ phải để cho con cái sung sướng, thoải mái sau này chúng không thể trách mình được. Đây là một lý do dẫn tới việc cha mẹ tạo thành quả, con cái là người phá bỏ. Bên cạnh đó một số gia đình khá giả cũng vậy, học đáp ứng đầy đủ mọi đòi hỏi của con cái mà không cần tìm hiểu xem lý do đó c

File đính kèm:

  • docGD DAO DUC HOC SINH.doc
Giáo án liên quan