Tây Tiến là một bài thơ của nhà thơ Quang Dũng, được in trong tập ''Mây đầu ô. Bài thơ này đã được đưa vào giảng dạy trong hệ thống giáo dục ở Việt Nam.
I.Tác giả:
Quang Dũng sinh tại làng Phượng Trì, huyện Đan Phượng tỉnh Sơn Tây (nay thuộc ngoại thành Hà Nội).
Sau khi học Trường sư phạm tại Hà Nội, Quang Dũng làm nhạc công gánh hát rong và làm gia sư tại Hà Nội.
Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, ông chiến đấu trên hai mặt trận: vừa là người cầm bút nhưng cũng vừa là người cầm súng chiến đấu. Năm 1947, ông từng là đại đội trưởng của Trung đoàn Thủ Đô. Ông cũng hoạt động văn nghệ ở Liên Khu III thời kháng chiến, từng là trưởng phòng văn nghệ Liên khu. Ông đã viết rất nhiều truyện ngắn xuất bản và viết kịch, cũng như đã triển lãm tranh sơn dầu cùng với các họa sĩ nổi danh. Ông sáng tác nhạc, bài ''Ba Vì'' của ông đã nổi tiếng ở trong khu kháng chiến. Sau 1954, ông làm biên tập viên tại báo Văn nghệ, rồi chuyển về Nhà xuất bản Văn học.
Ông bị gửi đi chỉnh huấn sau vụ Nhân Văn - Giai Phẩm (1955-1958), và lui về ẩn thân trong nghèo nàn và bệnh tật . Nhà thơ Quang Dũng từ bỏ cõi đời vào ngày 13 tháng 10 năm 1988 tại bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội
5 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2761 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tìm hiểu bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giới thiệu bài thơ Tây Tiến.
Tây Tiến là một bài thơ của nhà thơ Quang Dũng, được in trong tập ''Mây đầu ô. Bài thơ này đã được đưa vào giảng dạy trong hệ thống giáo dục ở Việt Nam.
I.Tác giả:
Quang Dũng sinh tại làng Phượng Trì, huyện Đan Phượng tỉnh Sơn Tây (nay thuộc ngoại thành Hà Nội).
Sau khi học Trường sư phạm tại Hà Nội, Quang Dũng làm nhạc công gánh hát rong và làm gia sư tại Hà Nội.
Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, ông chiến đấu trên hai mặt trận: vừa là người cầm bút nhưng cũng vừa là người cầm súng chiến đấu. Năm 1947, ông từng là đại đội trưởng của Trung đoàn Thủ Đô. Ông cũng hoạt động văn nghệ ở Liên Khu III thời kháng chiến, từng là trưởng phòng văn nghệ Liên khu. Ông đã viết rất nhiều truyện ngắn xuất bản và viết kịch, cũng như đã triển lãm tranh sơn dầu cùng với các họa sĩ nổi danh. Ông sáng tác nhạc, bài ''Ba Vì'' của ông đã nổi tiếng ở trong khu kháng chiến. Sau 1954, ông làm biên tập viên tại báo Văn nghệ, rồi chuyển về Nhà xuất bản Văn học.
Ông bị gửi đi chỉnh huấn sau vụ Nhân Văn - Giai Phẩm (1955-1958), và lui về ẩn thân trong nghèo nàn và bệnh tật…. Nhà thơ Quang Dũng từ bỏ cõi đời vào ngày 13 tháng 10 năm 1988 tại bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội.
II.Nguyên nhân Tây Tiến ra đời:
Tây Tiến là tên của một đơn vị quân đội thành lập năm 1947, có nhiệm vụ phối hợp với quân đội Lào chống quân đội của thực dân Pháp. Chiến sĩ trong đoàn quân này phần đông là thanh niên Hà Nội, trong đó có nhiều học sinh, sinh viên (như nhà thơ Quang Dũng). Chiến đấu khắp các địa bàn thuộc tỉnh Sơn La, Lai Châu, Hòa Bình, miền tây Thanh Hóa, Sầm Nứa (Lào), trong những hoàn cảnh rất gian khổ, vô cùng thiếu thốn, bệnh sốt rét hoành hành dữ dội, nhưng “họ sống rất lạc quan và chiến đấu dũng cảm”.
Cuối năm 1948, Quang Dũng chuyển sang đơn vị khác. Rời xa binh đoàn Tây Tiến chưa bao lâu, tại Phù Chanh (một làng thuộc tỉnh Hà Đông, nay thuộc Hà Nội), ông viết bài thơ ''Nhớ Tây Tiến'', mà sau này ông cho đổi tên là ''Tây Tiến''.
III. Chủ đề & bố cục:
Bài thơ nói lên nỗi nhớ và niềm tự hào về đồng đội thân yêu, những chiến sĩ hào hoa, dũng cảm, giàu lòng yêu nước trong đoàn binh Tây Tiến đã chiến đấu và hy sinh vì Tổ quốc.
Tác giả đã chia bài thơ làm 4 đoạn tương ứng với những hình ảnh và ý tưởng chính:
1.Bức tranh núi rừng Tây Bắc hùng vĩ, dữ dội và mỹ lệ (tương ứng với đoạn 1 và 2, tức từ câu 1 cho đến câu 22).
2. Hình ảnh người lính Tây Tiến hào hùng, hào hoa và đi sâu vào những kỉ niệm của tình quân dân thắm thiết (tương ứng với đoạn 3 tức từ câu 23 cho đến câu 30).
3. Nhắc lại và nhấn mạnh nỗi nhớ (4 câu cuối).
IV. Nhận xét:
Trích một số nhận xét:
Sách ''Ngữ văn 12'' (căn bản) viết:
"Với cảm hứng và ngòi bút tài hoa, Quang Dũng đã khắc họa thành công hình tượng người lính Tây Tiến trên cái nền cảnh thiên nhiên núi rừng miền tây hùng vĩ, dữ dội và mĩ lệ. Hình tượng người lính Tây Tiến mang vẻ đẹp lãng mạn, đậm chất bi tráng sẽ còn có sức hấp dẫn lâu dài đối với người đọc."
Trong sách ''Những bài văn hay'' của GS. Nguyễn Đăng Mạnh & PTS. Trần Đăng Xuyên có đoạn:
"Cảm xúc bao trùm toàn bộ bài thơ là một nỗi nhớ: “Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi”...Qua nỗi nhớ ấy, hình ảnh núi rừng Tây Bắc hùng vĩ, hiểm trở và dữ dội hiện lên như một bức tranh hoành tráng. Và trong bài, người viết không che giấu những gian khổ, hy sinh của người lính Tây Tiến. Chỉ có điều, nó được thể hiện bằng một ngòi bút lãng mạn. Qua cái nhìn của nhà thơ, cái bi bỗng trở thành cái hùng (bi tráng)”.
GS Hà Minh Đức đánh giá:
“Tây Tiến là một sáng tác có giá trị về tư tưởng, về nghệ thuật. Bài thơ được viết ra với những màu sắc thẩm mỹ phong phú. Có cái đẹp hùng tráng của núi rừng hiểm trở, và vẻ đẹp bình dị nên thơ của cuộc sống nơi bản làng quê hương, có cảm hứng mạnh mẽ hòa hợp với chất trữ tình nhẹ nhàng mềm mại trong thơ. Đặc biệt Tây Tiến là bài thơ giàu nhạc điệu, nhạc điệu của cuộc sống và của tâm hồn. Mỗi đoạn thơ mang một nhạc điệu riêng vừa mạnh mẽ, vừa uyển chuyển khi đưa người đọc về với những kỉ niệm xa nên thơ và gợi cảm. Nhà thơ Xuân Diệu có lần đã cho rằng đọc bài thơ Tây Tiến như ngậm âm nhạc trong miệng…”
Nhà thơ Văn Giá, trong một bài viết, đã nêu lên một số ý, đại để như sau:
-Bài thơ được làm theo thể thất ngôn trường thiên vốn có gốc gác từ thơ Đường. Thể thơ này ở dạng phổ biến nhất là giữ nhịp 4/3 hoặc 2/2/3 đi suốt toàn bài. Nhà thơ Quang Dũng không có cải cách gì đáng kể ở cấu trúc nhịp điệu, nhưng về mặt phối âm thanh, ông có những sáng tạo khá thành công. Điều này thể hiện rõ nhất ở các câu thơ hoặc toàn thanh bằng, hoặc thanh bằng chủ đạo: ''Mường Lát hoa về trong đêm hơi, Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi, Mai Châu mùa em thơm nếp xôi, Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ, Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa.''
-Ở một khổ thơ có những tính từ có tính tạo hình như ''khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút,'' nghĩa là khổ thơ đang vẽ ra cái thế hiểm trở của đèo dốc, của đường rừng, bỗng đột ngột chuyển sang cảm giác nhẹ nhõm, đưa người đọc vào một hình dung đẹp: Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi. Những câu thơ tài hoa trong bài, mà câu thơ trên chỉ là một ví dụ, không phải là kết quả do gọt đẽo mà là sản phẩm hoàn toàn tự nhiên của cảm xúc, của nỗi nhớ mãnh liệt...
-Trong Tây Tiến có một chữ “về” rất đáng chú ý: ''hoa về, nhạc về, về đất,'' và đặc biệt ở câu thơ cuối: ''Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi''. Chữ về này dẫu là phụ từ hay động từ, cũng đều gợi lên hướng đến một nơi có khả năng kết nạp , bao dung, lưu giữ; tức là những nơi mà nhà thơ suốt đời mắc nợ, suốt đời để nhớ…Bởi thế, ban đầu bài thơ có cái tên khá rõ ràng là Tây Tiến, hẳn nhà thơ viết ra cốt mong sao cho vợi, cho hả “cái nhớ” ấy. Chẳng biết có đỡ chút nào không, chỉ biết nhờ nỗi nhớ khôn cùng kia, thi sĩ đã để lại một bài thơ xuất sắc.
IV.Tây Tiến:
Sông Mã xa rồi Tây tiến ơi!
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời!
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người
Nhớ ôi Tây tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi
Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa
Tây tiến đoàn quân không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành
Tây tiến người đi không hẹn ước
Đường lên thăm thẳm một chia phôi
Ai lên Tây tiến mùa xuân ấy
Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi.
Phù Lưu Chanh – 1948 (trích trong tập thơ Mây đầu ô, NXB Tác phẩm mới, Hà Nội, 1986).
Bài thơ này đã được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc.
Bùi Thụy Đào Nguyên, giới thiệu.
Tham khảo:
-GS. Nguyễn Đăng Mạnh & PTS. Trần Đăng Xuyên, ''Những bài văn hay'', Nxb Đồng Nai, 1993, 110.
-Văn Giá, “Bình văn”, Nxb Giáo dục, 1997, tr. 75.
-Sách ''Ngữ văn 12'' (căn bản), Nxb Giáo dục, 2008.
-Tác phẩm văn học, bình giảng và phân tích. Sách do GS Hà Minh Đức chủ biên, Nxb Văn học, 2006, tr.67-68.
File đính kèm:
- Gioi thieu Tay Tien cua Quang Dung.doc