Tìm hiểu chung Nỗi lòng - Đặng Dung

Bài thơ Cảm hoài của danh tướng Đặng Dung được dạy trong chương trình Ngữ văn 10 nâng cao, có những điểm đáng bàn:

Trước hết, phần chú thích không chính xác, ở trang 158, chú thích số 4 viết:

"Hàng thịt, câu cá: dịch chữ đồ điếu (đồ: hàng thịt, điếu: câu cá), chỉ Phàn Khoái bán thịt (***)(***)(***), Hàn Tín câu cá, sau giúp Hán Cao tổ làm nên sự nghiệp lớn"

Trong tích Hán sở tranh hùng có nói Phàn Khoái làm nghề bán thịt (***)(***)(***), Hàn Tín câu cá ở sông Hoài, nhưng có lẽ cần phải bổ sung chi tiết câu cá gắn điển tích về Khương Tử Nha là ông lão câu cá - câu thời sau giúp nhà Chu lập nên nghiệp lớn, nổi tiếng hơn nhiều. Hàn Tín hay được nhắc đến với tích lòn trôn hàng thịt, xin cơm phiếu mẫu mà làm nên nghiệp lớn!

Bản dịch thơ của học giả Phan Võ cũng cần xem lại vì có nhiều câu chưa đúng tinh thần nguyên tác, học mất hứng thú! Theo tôi, cần có nhiều bản dịch để đối chiếu và nhất là không câu nệbuuộcc học sinh phải thuộc bản dịch trong sách giáo khoa. Sau đây là một loạt các bản dịch khác về bài Cảm hoài, xin bổ sung làm tư liệu:

 

doc4 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2912 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tìm hiểu chung Nỗi lòng - Đặng Dung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tìm hiểu chung Nỗi lòng - Đặng Dung Về bài nỗi lòng của Đặng Dung Trần Hà Nam Bài thơ Cảm hoài của danh tướng Đặng Dung được dạy trong chương trình Ngữ văn 10 nâng cao, có những điểm đáng bàn: Trước hết, phần chú thích không chính xác, ở trang 158, chú thích số 4 viết: "Hàng thịt, câu cá: dịch chữ đồ điếu (đồ: hàng thịt, điếu: câu cá), chỉ Phàn Khoái bán thịt (***)(***)(***), Hàn Tín câu cá, sau giúp Hán Cao tổ làm nên sự nghiệp lớn" Trong tích Hán sở tranh hùng có nói Phàn Khoái làm nghề bán thịt (***)(***)(***), Hàn Tín câu cá ở sông Hoài, nhưng có lẽ cần phải bổ sung chi tiết câu cá gắn điển tích về Khương Tử Nha là ông lão câu cá - câu thời sau giúp nhà Chu lập nên nghiệp lớn, nổi tiếng hơn nhiều. Hàn Tín hay được nhắc đến với tích lòn trôn hàng thịt, xin cơm phiếu mẫu mà làm nên nghiệp lớn! Bản dịch thơ của học giả Phan Võ cũng cần xem lại vì có nhiều câu chưa đúng tinh thần nguyên tác, học mất hứng thú! Theo tôi, cần có nhiều bản dịch để đối chiếu và nhất là không câu nệbuuộcc học sinh phải thuộc bản dịch trong sách giáo khoa. Sau đây là một loạt các bản dịch khác về bài Cảm hoài, xin bổ sung làm tư liệu: 1. Bản dịch của Phan Kế Bính, trích trong VN Sử Lược của Trần Trọng Kim Việc đời bối rối tuổi gìa vay, Trời đất vô cùng một cuộc say, Bần tiện gặp thời lên cũng dễ, Anh hùng lỡ bước ngẫm càng caỵ Vai khiêng trái đất mong phò chúa, Giáp gột sông trời khó vạch mâỵ Thù trả chưa xong đầu đã bạc, Gươm mài bóng nguyệt biết bao ràỵ 2. Bản dịch trong Việt Nam Nhân Vật Chí Vựng Biên của Hồ Đắc Hàm và Thái Văn Kiểm Tuổi về gìa, phải thời bối rối, Cả đất trời một hội mê say, Gặp thời kẻ dở nên hay, Anh hùng lỡ vận, đắng cay trăm phần. Lòng cứu chúa muốn vần trái đất, Gột giáp binh khôn dắt sông trời. Thù còn đầu đã bạc rồi, Mấy phen dưới nguyệt chuốt mài lưỡi gươm. 3. Bản dịch của Phan Võ Việc thế lôi thôi tuổi tác này, Mênh mông trời đất hát và say, Gặp thời đồ điếu thừa nên việc, Lỡ vận anh hùng luống nuốt caỵ Giúp chúa những lăm giằng cốt đất, Rửa dòng không thể vén sông mâỵ Quốc thù chưa trả già sao vội, Dưới nguyệt mài gươm đã bấy chầỵ 4.Bản dịch của Đào Hữu Dương Tuổi gìa lận đận nỗi tình đời, Vô tận vần xoay khoảng đất trời, Ti tiện gặp thời lên chẳng khó, Anh hùng lỡ bước hận nhiều thôi. Vác non phò chúa trên vai nặng, Gột giáp qua mây mặt nước trôi Thù nước chưa xong đầu sớm bạc, Dưới trăng mài kiếm mấy thu rồi. 5. Bản dịch của Vũ Hải Tiêu Thế cuộc mênh mang tuổi sớm gìa, Đất trời thu lại chỉ say ca, Gặp thời đồ điếu thành công dễ Lỡ vận anh hùng nuốt hận đa. Giúp chúa những mong nâng địa trục, Rửa binh không lối kéo thiên hà. Quốc thù chưa trả đầu mau bạc, Bao độ mài gươm dưới nguyệt tà. 6. Bản dịch của Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu Việc đời man mác, tuổi già thôi! Ðất rộng trời cao chén ngậm ngùi Gặp gỡ thời cơ may những kẻ Tan tành sự thế luống cay ai ! Phò vua bụng những mong xoay đất, Gột giáp sông kia khó vạch trời. Đầu bạc giang san thù chửa trả, Long tuyền mấy độ bóng trăng soi. 7. Bản dịch của Thiện Nhân Nguyễn Khánh Do Thế sự ngổn ngang tuổi luống rồi, Đất trời thu lại hát say thôi, Anh hùng nuốt đắng khi tàn vận, Đồ điếu nên công lúc gặp thời. Giúp chúa rắp tâm nâng trái đất, Rửa binh khôn lối kéo sông trời. Quốc thù chưa báo đầu mau bạc, Bao độ gươm mài bóng nguyệt soi. SO SÁNH BẢN DỊCH NGHĨA VÀ BẢN DỊCH THƠ. Ở câu 01: Từ “dằng dặc” hay “bối dối” trong bản dịch nghĩa, bản dịch thơ dịch là “lôi thôi” là chưa đạt. “Dằng dặc”: kéo dài mãi không dứt, không cùng”; “rối bời”: rối và bề bộn ngổn ngang, làm cho khó tháo gỡ hoặc giải quyết. “Lôi thôi”:rắc rối, gây ra nhiều chuyện phiền phức. Ở câu 2:cụm từ: “đắm trong cuộc rượu hát ca” trong bản dịch nghĩa, bản dịch thơ dịch là “hát và say” là chưa đạt. “Đắm ... ca” thể hiện điều không thích nhưng vẫn phải làm với mong muốn giải toả tâm trạng, tâm trạng vẫn không hề được giải toả; “hát và say” thể hiện niềm vui khi được chìm trong hát ca và men rượu. Ở câu 7: cụm từ “mà mái tóc đã bạc sớm” trong bản dịch nghĩa, bản dịch thơ dịch “già sao vội” là chưa đạt. Cụm từ trong bản dịch nghĩa cho thấy tâm trạng trăn trở, luyến tiếc ... của nhà thơ rõ hơn bản dịch thơ. Ở câu 8: Cụm từ “mang gươm báu mài dưới bóng trăng” trong bản dịch nghĩa, bản dịch thơ dịch là “dưới nguyệt mài gươm” là chưa đạt. “Mang ... trăng” không chỉ thấy vẻ đẹp lung linh tráng lệ của người anh hùng mà còn thấy thanh gươm người anh hùng đang mài là thanh gươm báu? Đã là gươm báu thì cần gì phải mài, hơn nữa còn mài đi, mài lại? ...còn cụm từ “dưới nguyệt mài gươm” chưa diễn tả hết được những ý trong bản dịch nghĩa.

File đính kèm:

  • doctim hieu chung Noi long Dang Dung.doc