1.Giới thiệu
Mùa xuân đầy thương tích chiến tranh, cuối hạ, đầu thu nước tràn ngập, mùa đông sương giá. Một năm đi qua. Mùa xuân thứ hai đã đến. Màu xanh thẫm của đỗ, của ngô, của lạc, màu xanh non của lá mạ, màu đỏ tươi của ớt chín lấn dần lên các thứ màu nham nhở, man rợ káhc của đất hoang. Cuộc sống vĩ đại đã trở lại rồi. Đoạn văn trên trong tác phẩm Mùa lạc coi là đoạn văn thể hiện cảm hứng chủ đạo của tác phẩm: cảm hứng hồi sinh của cuộc sống mới.
2.Phân tích
2.1Cảm hứng hồi sinh được thể hiện ở tựa đề của tác phẩm
Với cách thể đặt truyện Mùa lạc, Nguyễn Khải đã gợi cho người đọc hình dung về thời gian, không gian của thiên truyện. Thời gian là mùa thu hoặch lạc. Không gian là những bãi trồng lạc xanh ngút ngàn đến giáp rừng. Không gian và thời gian ấy không chỉ hứa hẹn niềm vui về một mùa thu bội mà còn gây ấn tượng về một sức sống xanh ước mơ. Tình yêu và hạnh phúc sẽ được thắp sáng trên mảnh đất trước đây đầy dấu tích của sự huỷ diệt. Lạc còn có nghĩa là vui. Mùa lạc là mùa của niềm vui, mùa của hạnh phúc.
2.2.Cảm hứng hồi sinh được thể hiện ở cách dựng truyện, ở bút pháp miêu tả
- Để thể hiện ý tưởng về sự hồi sinh của cuộc sống, nhà văn Nguyễn Khải đã dùng bút pháp tương phản để khắc hoạ bức tranh thiên nhiên. Nếu mùa xuân năm ngoái đất này còn ngợp lên một rừng cây chó đẻ, dây thép gai, mìn, vỏ đạn đại bác, như nát vì những hố bom, những giao thông hào., đấy là mùa xuân còn đầy thương tích của chiến tranh; thù mùa xuân này là mùa xuân của sự tươi xanh (màu xanh bạt ngàn của đỗ, ngô, lạc, lá mạ, màu đỏ tươi của ớt chín, những chấm hoa đỏ của giàn liễu, màu vàng ửng của đu đủ, bóng lá loáng mướt của rặng chuối.). Sự tương phản của cảnh vật đã góp phần làm sáng tỏ chủ đề về cuôc đổi thay lớn, cuộc đổi mới lớn, nơi trước đây là đất của chiến tranh huỷ diệt thì cuộc sống mới đã đuợc vun trồng và vươn dậy.
- Một điểm độc đáo trong việc khắc hoạ không gian nghệ thuật của tác giả đã xây dựng bức tranh thiên nhiên hoà quyện với bức tranh sinh hoạt của con người. Bên cạnh màu sắc rực rõ của thiên nhiên là những âm thanh, hình ảnh rộn ràng của cuộc sống đời thường: tiếng ngỗng bì bạch, tiếng guốc đi lẹp kẹp, bóng dáng của những chị có mang ở khu gia đình, tiếng cười the thé, tiếng cười thủ thỉ, tiếng la hét, tiếng trẻ em khóc, tiếng máy tuốt lạc, tiếng cười nói trong giờ giải lao. Đấy là sự hồi sinh của thiên nhiên và hồi sinh của cuộc sống con người.
2 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 4204 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tìm hiểu tác phẩm Mùa lạc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1.Giới thiệu
Mùa xuân đầy thương tích chiến tranh, cuối hạ, đầu thu nước tràn ngập, mùa đông sương giá. Một năm đi qua. Mùa xuân thứ hai đã đến. Màu xanh thẫm của đỗ, của ngô, của lạc, màu xanh non của lá mạ, màu đỏ tươi của ớt chín lấn dần lên các thứ màu nham nhở, man rợ káhc của đất hoang... Cuộc sống vĩ đại đã trở lại rồi. Đoạn văn trên trong tác phẩm Mùa lạc coi là đoạn văn thể hiện cảm hứng chủ đạo của tác phẩm: cảm hứng hồi sinh của cuộc sống mới.
2.Phân tích
2.1Cảm hứng hồi sinh được thể hiện ở tựa đề của tác phẩm
Với cách thể đặt truyện Mùa lạc, Nguyễn Khải đã gợi cho người đọc hình dung về thời gian, không gian của thiên truyện. Thời gian là mùa thu hoặch lạc. Không gian là những bãi trồng lạc xanh ngút ngàn đến giáp rừng. Không gian và thời gian ấy không chỉ hứa hẹn niềm vui về một mùa thu bội mà còn gây ấn tượng về một sức sống xanh ước mơ. Tình yêu và hạnh phúc sẽ được thắp sáng trên mảnh đất trước đây đầy dấu tích của sự huỷ diệt. Lạc còn có nghĩa là vui. Mùa lạc là mùa của niềm vui, mùa của hạnh phúc.
2.2.Cảm hứng hồi sinh được thể hiện ở cách dựng truyện, ở bút pháp miêu tả
- Để thể hiện ý tưởng về sự hồi sinh của cuộc sống, nhà văn Nguyễn Khải đã dùng bút pháp tương phản để khắc hoạ bức tranh thiên nhiên. Nếu mùa xuân năm ngoái đất này còn ngợp lên một rừng cây chó đẻ, dây thép gai, mìn, vỏ đạn đại bác, như nát vì những hố bom, những giao thông hào..., đấy là mùa xuân còn đầy thương tích của chiến tranh; thù mùa xuân này là mùa xuân của sự tươi xanh (màu xanh bạt ngàn của đỗ, ngô, lạc, lá mạ, màu đỏ tươi của ớt chín, những chấm hoa đỏ của giàn liễu, màu vàng ửng của đu đủ, bóng lá loáng mướt của rặng chuối...). Sự tương phản của cảnh vật đã góp phần làm sáng tỏ chủ đề về cuôc đổi thay lớn, cuộc đổi mới lớn, nơi trước đây là đất của chiến tranh huỷ diệt thì cuộc sống mới đã đuợc vun trồng và vươn dậy.
- Một điểm độc đáo trong việc khắc hoạ không gian nghệ thuật của tác giả đã xây dựng bức tranh thiên nhiên hoà quyện với bức tranh sinh hoạt của con người. Bên cạnh màu sắc rực rõ của thiên nhiên là những âm thanh, hình ảnh rộn ràng của cuộc sống đời thường: tiếng ngỗng bì bạch, tiếng guốc đi lẹp kẹp, bóng dáng của những chị có mang ở khu gia đình, tiếng cười the thé, tiếng cười thủ thỉ, tiếng la hét, tiếng trẻ em khóc, tiếng máy tuốt lạc, tiếng cười nói trong giờ giải lao... Đấy là sự hồi sinh của thiên nhiên và hồi sinh của cuộc sống con người.
- Cho nên không phải vô ý mà Nguyễn Khải đã miêu tả những biểu tượng hạnh phúc: trong buổi lễ cưới ng ta tặng nhau một quả mìn đã tháo kín làm giá bứt, một quả đạn cối tiện đầu, quét lượt sơn trắng làm bình hoa, một ống khói thuốc mồi để đựng giấy giá thú, giấy khai sinh, dây dù tết làm võng trẻ em. Nghĩa là mầm sống thiêng liêng nhất đã hoài thai và sinh nở: Sự sống nẩy sinh từ trong cái chết, hạnh phúc hiện hình từ trong những hy sinh, gian khổ, ở đời này không có con đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải có sức mạnh để bước qua những ranh giới ấy...
2.3. Cảm hứng hồi sinh được thể hiện tập trung ở sự biến đổi số phận và tâm hồn con người
Sự hồi sinh được nói đến nhiều nhất, tha thiết nhất của tác phẩm chính là sự hồi sinh diễn ra ở số phận con người. Một người lính (Dịu) trải qua chiến tranh lại đối diện với tuổi già và cô đơn. Một cô gái (Duệ) thiếu tình thương từ bé, luôn lo âu, yếu ớt trước cuộc sống. Đặc biệt là Đào, người phụ nữ bất hạnh trong quá khứ: lấy chồng chẳng ra gì, chồng chết, con chết, sống vất vưởng rày đây mai đó, cô đơn trước đường đời đến nỗi hình hài phôi pha dần theo năm tháng. Nhưng khi đến với nông trường Điện Biên, những tâm hồn vốn bị khổ đau, mất mát, nhiều hờn tủi ấy đuợc sưởi ấm bằng tình thương. Ở nơi đấy có những con người tốt bụng, đáng yêu, quan tâm đến nhau. Người lính già gặp đuợc người phụ nữ mình mong ước. Người con gái yếu đuối gặp được một người từng trải, có tâm hồn tron sáng, cao thượng, sẵn sàng nâng đỡ cô. Riêng Đào, lại bừng sáng niềm tin về cuộc sống mới, với bao hạnh phúc chưa từng có ở những tháng năm trước đó.
Sự hồi sinh âm thầm nhưng mãnh liệt nhất ở trong tâm hồn của mỗi người vốn bất hạnh, mà Đào là cá nhân rất điển hình. Từ một người táo bạo, liều lĩnh, ghen tị với mọi người, hờn giận chi thân mình, sẵn sàng chanh chua, đanh đá, đốp chát với bất kỳ ai đã trở nên dịu dàng, rộng lòng tha thứ, sống với những cảm giác, những khao khát rất con người. Qua đó, nhà văn cho thấy, nơi mảnh đất truớc đây là chiến tranh ác liệt thì nay đã bắt đầu nảy nở không chỉ một mùa lạc đầu tiên mà cả những xao xuyến, những khát khao đuợc sống cho đầy đủ cuộc sống con người.
Điện Biên trong Mùa lạc, do đó sẽ không chỉ là cái tên gợi nhớ những chiến tích hào hùng. Điện Biên, cái mảnh đất dính người phải biết ấy, trong cảm hứng của Nguyễn Khải còn là nơi đền bùi cho những tâm hồn thương tổn đó, chữa lành những vết nứt đau, làm tươi lại những con tim cằn héo và đem lại sự êm ấm cho những cảnh đời vắng lặng.
File đính kèm:
- Tim hieu tac pham Mua lac.doc