Tìm hiểu về nền kinh tế Nhật Bản

Xếp hạng GDP

Thứ 3 theo tổng GDP (PPP) (2005); Thứ 16 theo GDP (PPP) bình quân đầu người (2005)

GDP 5,200 tỷ USD (ước 2006)

Tốc độ tăng trưởng GDP 2,8% (ước 2006)

GDP bình quân đầu người (GDP thực) 38.500 USD (ước 2006)

GDP theo lĩnh vực nông nghiệp: (1,6%) công nghiệp: (25,3%) dịch vụ: (73,1%) (2006 est.)

Lạm phát

0,3% (ước 2006)

Dân số dưới mức nghèo khổ

13,5% Sau khi trù thuế và các khoản chuyển giao.

Lực lượng lao động 66,44 triệu (ước 2006.)

Lực lượng lao động theo nghề nghiệp nông nghiệp (4,6%), công nghiệp (27,8%), dịch vụ (67,7%) (2004)

Thất nghiệp

4,1% (ước 2006)

Các ngành chính Sản xuất xe cộ, thiết bị công nghiệp và vận tải, điện tử, hóa chất, luyện thép, máy công cụ, chế biến thực phẩm, kim loại màu

 

 

doc6 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 945 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tìm hiểu về nền kinh tế Nhật Bản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tìm hiểu về nền kinh tế Nhật Bản Kinh tế Nhật Bản Tiền tệ Yên Năm tài chính 1 tháng 4 – 31 tháng 3 Các tổ chức thương mại APEC, WTO và OECD Thông tin xung quanh Xếp hạng GDP Thứ 3 theo tổng GDP (PPP) (2005); Thứ 16 theo GDP (PPP) bình quân đầu người (2005) GDP 5,200 tỷ USD (ước 2006) Tốc độ tăng trưởng GDP 2,8% (ước 2006) GDP bình quân đầu người (GDP thực) 38.500 USD (ước 2006) GDP theo lĩnh vực nông nghiệp: (1,6%) công nghiệp: (25,3%) dịch vụ: (73,1%) (2006 est.) Lạm phát 0,3% (ước 2006) Dân số dưới mức nghèo khổ 13,5% Sau khi trù thuế và các khoản chuyển giao. Lực lượng lao động 66,44 triệu (ước 2006.) Lực lượng lao động theo nghề nghiệp nông nghiệp (4,6%), công nghiệp (27,8%), dịch vụ (67,7%) (2004) Thất nghiệp 4,1% (ước 2006) Các ngành chính Sản xuất xe cộ, thiết bị công nghiệp và vận tải, điện tử, hóa chất, luyện thép, máy công cụ, chế biến thực phẩm, kim loại màu Các bạn hàng Xuất khẩu 590,3 tỷ USD f.o.b. (ước 2006) Các đối tác chính Mỹ 22,9%, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa 13,4%, Hàn Quốc 7,8%, Đài Loan 7,3%, Hong Kong 6,1% (2005) Nhập khẩu 524,1 tỷ USD f.o.b. (2006 est.) Các bạn hàng Trung Quốc 21%, Hoa Kỳ 12,7%, Saudi Arabia 5,5%, UAE 4,9%, Australia 4,7%, Hàn Quốc 4,7%, Indonesia 4% (2005) Tài chính công Nợ công Tương đương 176,2% GDP; bao gồm cả nợ trong nước. (2006) Nợ nước ngoài 1547 tỷ USD (30 tháng 6 2006) Thu ngân sách nhà nước 1,411 nghìn tỷ (2006) Chi ngân sách nhà nước 1,639 nghìn tỷ; bao gồm cả chi đầu tư (cho các công trình công cộng) vào khoảng 71 tỷ (ước 2006) Viện trợ kinh tế cho nước ngoài ODA, 9,7 tỷ (2/2007), Nhật chủ yếu là viện trợ cho Indonesia, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Philippines và Bangladesh Kinh tế Nhật Bản là một nền kinh tế thị trường phát triển. Quy mô nền kinh tế này theo thước đo GDP với tỷ giá thị trường lớn thứ hai trên thế giới sau Mỹ, còn theo thước đo GDP ngang giá sức mua lớn thứ ba sau Mỹ và Trung Quốc. 1. Quá trình phát triển a.Một số số liệu về kinh tế Nhật Bản Tỷ lệ thất nghiệp năm 2005: 4,4%. Tỷ lệ lạm phát năm 2005: -1,3% (giảm phát) Tổng sản phẩm nội địa (GDP) năm 2005: khoảng 4,9 nghìn tỉ $. Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2005 so với năm trước: 2,6%. Cân đối ngân sách chính quyền trung ương năm 2005: tương đương -5,4% GDP (thâm hụt). Tổng số nợ trong dân của chính phủ Nhật chiếm 140% GDP (khoảng 6500 tỉ USD) cao nhất trên thế giới. Tổng số nợ xấu khó đòi 375 tỉ $ (tính đến tháng 7 năm 2003). Dự trữ ngoại tệ tính đến tháng 3 năm 2004: 826,6 tỉ $, nhiều nhất thế giới. Xuất khẩu (3 năm 2004): 544,24 tỉ USD. Nhập khẩu (3 năm 2004): 431,78 tỉ USD. Tỉ trọng các ngành kinh tế chính: Nông nghiệp: 2,1% Giao thông vận tải: 6,3% Công nghiệp: 26,8% Lưu thông: 12,5% Xây dựng: 10,3% Các ngành khác: 37,9% Sau thời kì kinh tế "bong bóng" 1986-1990, từ năm 1991 kinh tế Nhật Bản phát triển ì ạch. Trong những năm 1992-1995 tốc độ tăng trưởng hàng năm chỉ đạt 1,4%, năm 1996 là 3,2%. Hình ảnh về Tokyo, thành phố không ngủ đêm. Đặc biệt, từ 1997, và nhất là từ đầu 1998, kinh tế Nhật bị lâm vào suy thoái nghiêm trọng nhất kể từ sau cuộc khủng hoảng dầu lửa năm 1974 đến nay với những biểu hiện khủng hoảng hệ thống tài chính tiền tệ, đồng Yen, chứng khoán giảm giá mạnh, nợ xấu khó đòi tăng cao, sản xuất trì trệ và tỉ lệ thất nghiệp hoàn toàn đạt con số kỷ lục trong 45 năm nay (5,5% tháng 12 năm 2002). Năm 1997, GDP thực chất - 0,7%, năm 1998 là -1,8%. Cuộc suy thoái kinh tế lần này của Nhật chủ yếu mang tính chất cơ cấu liên quan đến mô hình phát triển của Nhật đang bị thách thức với một môi trường đã thay đổi khác trước. Vấn đề phục hồi kinh tế thông qua đẩy mạnh cải cách cơ cấu kinh tế, tài chính, ngân hàng đang là một vấn đề cấp bách đặt ra trước mắt đối với chính phủ Nhật. Nhật Bản đang xúc tiến 6 chương trình cải cách lớn trong đó có cải cách cơ cấu kinh tế, giảm thâm hụt ngân sách, cải cách khu vực tài chính và sắp xếp lại cơ cấu chính phủ... Cải cách hành chính của Nhật được thực hiện từ tháng 1 năm 2001. Dù diễn ra chậm chạp nhưng cải cách đang đi dần vào quỹ đạo, trở thành xu thế không thể đảo ngược ở Nhật Bản và gần đây đã đem lại kết quả đáng khích lệ, nền kinh tế Nhật đã phục hồi và có bước tăng trưởng năm 2003 đạt trên 3%, quý I/2004 đạt 6%. 2. Nông nghiệp Lúa, một loại cây trồng quan trọng của Nhật Bản. Sườn núi ở Nhật Bản thường quá dốc để có thể canh tác trong khi phần lớn đồng bằng giờ đây lại được sử dụng để phát triển đô thị hay cho mục đích công nghiệp. Với những nơi đất đai có độ dốc vừa phải, người ta phải tạo thành ruộng bậc thang để trồng trọt. Nhật Bản có lượng mưa lớn và thời tiết ở hầu hết các đảo ngoại trừ Hokkaido đều ấm áp, thế nhưng đất nước này lại phải hứng chịu các trận bão vào đầu mùa thu và tuyết rơi dày trong mùa đông. Ở miền duyên hải, các vùng đồng bằng có thể đương đầu với nguy cơ sóng thần đôi lúc xảy ra và một vài vùng núi là nạn nhân của những đợt núi lửa phun trào. Dù trong hoàn cảnh khó khăn như vậy, trồng trọt vẫn giữ vai trò rất quan trọng đối với kinh tế Nhật Bản. Giữ vai trò chủ đạo trong ngành nông nghiệp là việc canh tác lúa nước. Tuy nhiên, nhiều trang trại có quy mô nhỏ. Hầu hết nông dân làm việc bán thời gian và phần lớn việc đồng áng do phụ nữ đảm nhận. Hầu hết các ruộng lúa ở Nhật đều được gieo cấy và thu hoạch bằng máy móc hiện đại. Lúa nước cần có những điều kiện đặc biết để sinh trưởng. Thóc thường được gieo trong nhà kính cho đến khi nảy mầm thành mạ. Sau đó, mạ sẽ được cấy với điều kiện rễ mạ phải các mặt nước ít nhất 10cm. Ngoài ra còn cần tới các công trình thủy nông để đáp ứng việc tưới tiêu cho các cánh đồng. Cuối cùng, sang thu lúa chín và trước khi được gặt về lúa ngả màu nâu vàng như lúa mì. Lúa nước trồng được khắp nơi trên Nhật Bản. Tuy nhiên, lúa hầu hết được tròng ở miền cực nam và tại đây có nhiều vùng chuyên canh tác lúa như Niigata. Mặc dù lúa nước rõ ràng là cây trồng quan trọng nhất ở Nhật Bản, nhưng người Nhật canh tác cả các loại ngũ cốc khác, như là lúa mạch để cung cấp rượu bia. Rất nhiều loại rau quả, như cà chua, dưa chuột, khoai lang, rau diếp, táo, củ cải và quả anh đào cũng được gieo trồng. Chè cũng được trồng nhiều ở Nhật Bản, đặc biệt là ở các thửa ruộng bậc thanh trên sườn núi. Sản phẩm chính từ chè là trà xanh hay ocha, được người dân khắp nơi trong nước sử dụng. Chè được trồng chủ yếu ở phía nam đảo Honshu. 3. Ngư nghiệp Đây là chợ cá Tsukiji ở Tokyo, Nhật Bản. Tại đây có các phiên đấu giá cá ngừ thu hút rất đông khách du lịch. Để có thể xem được các phiên đấu giá, người ta phải có mặt từ 5 giờ sáng. Suốt trong nhiều năm, số cá Nhật Bản đánh bắt được lớn hơn bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới. Người Nhật cũng tiêu thụ một lượng lớn cá và các hải sản. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, Nhật Bản cũng như các quốc gia có ngành ngư nghiệp phát triển khác đều phải chứng kiến tình trạng cạn kiệt của các ngư trường ven biển và xa bờ. Ngư nghiệp Nhật Bản tuột dốc do trữ năng lượng cá ở các vùng nước ven biển cạn kiệt và những quy định quốc tế về hạn chế đánh bắt cá ở các vùng biển sâu. Hiện nay ngư nghiệp nước này chỉ còn xếp thứ ba trên thế giới. Để bù đắp sản lượng cá thiếu hụt, Nhật Bản phát triển ngành nuôi trồng thuỷ sản. Nước này còn tăng số lượng hàng thuỷ hải sản nhập khẩu, năm 2002 đạt 3,88 triệu tấn. Cá vẫn đóng vai trò quan trọng trong bữa ăn và chiếm gần 40% lượng protein động vật được hấp thụ của người Nhật – con số này cao hơn nhiều so với hầu hết các nước phương Tây. 4. Công nghiệp Ô tô, một trong những sản phẩm chính trong công nghiệp của Nhật Bản. Công nghiệp Nhật Bản bắt đầu phát triển từ thế kỷ 18. Với việc đất nước mở cửa thông thương sau cuộc Phục hưng Minh Trị năm 1868, công nghiệp Nhật Bản đã phát triển nhanh chóng. Sang thế kỷ 20, Nhật Bản đã có thể trang bị cho lực lượng quân đội hùng hậu bằng chính tiềm lực công nghiệp của nước này về sắt thép, đóng tàu, sản xuất xe cộ, chế tạo máy bay và sản xuất vũ khí. Trong suốt những thập niên đầu thế kỷ 20, Nhật Bản bành trướng ra bên ngoài. Quân đội Nhật đã chiếm được những vùng lãnh thổ rộng lớn, đáng chú ý nhất là Triều Tiên và Mãn Châu Lý của Trung Quốc. Đến tháng 12 năm 1941, Nhật Bản tấn công căn cứ hải quân Mỹ ở Trân Châu cảng, Hawaii. Mỹ tham gia Chiến tranh Thế giới thứ hai, chống lại Nhật và Đức. Ban đầu, ưu thế nghiêng vệ Nhật Bản, nhưng đến năm 1945, các thành phố của nước này đã ở trong tầm ném bom của đối phương. Phần lớn các ngành công nghiệp Nhật Bản trở thành mục tiêu ném bom của quân Đồng Minh. Máy bay ném bom của quân Đồng minh đã tàn phá các thành phố lớn như Tokyo, Niigata, Osaka, Fukuoka, Hiroshima và Nagasaki. Năm 1945, sau khi Nhật Bản bại trận, các nhà công nghiệp của nước này bắt đầu quá trình tái tiết các nhà máy. Bước sang thế kỷ 21, công nghiệp Nhật Bản đang thay đổi. Sự phát triển ban đầu của công nghiệp Nhật Bản đã dựa vào công nghiệp nặng như sắt thép, hoá chất và đóng tàu. Các ngành này đã trải qua một cuộc phục hưng lớn lao trong hai thập niên 1950 và 1960, và giữ vai trò quan trọng ở Nhật Bản cũng như các quốc gia khác. Kể từ đó, các ngành công nghiệp mới trong các lĩnh vực hàng tiêu dùng (máy giặt và vô tuyến) và công nghệ cao (máy tính và đồ điện tử tân tiến) đã phát triển. Các ngành này kết hợp cùng các công nghiệp truyền thống để hình thành nên một khu công nghiệp khổng lồ được gọi là Vành đai Thái Bình Dương trải dài từ phía đông Honshu cho tới Kyushu. 5. Thương mại và dịch vụ a. Thương mại Nhật Bản là một trong những quốc gia thương mại lớn nhất trên thế giới. Từ năm 1945, thương mại xuất khẩu tăng trưởng đáng kể và đến năm 2003 đạt giá trị 54,55 nghìn tỷ yên. Hiện nay lợi nhuận mà Nhật Bản thu được từ xuất khẩu đã lớn hơn chi tiêu cho nhập kẩu và thặng dư thương mại vào năm 2003 đạt 10,19 nghìn tỷ yên. Sự mất cân bằng trong cán cân thương mại với Nhật đã khiến nhiều nước lo ngại. Các nước này cho rằng Nhật Bản đã dựng lên các rào cản đối với hàng hoá nhập khẩu từ các quốc gia khác. Nhật Bản đã có một số động thái tích cực để giải quyết vấn đề này, ví dụ như trong vòng 20 năm qua hỗ trợ tài chính của chính phủ cho nông dân đã giảm xuống. Điều này đồng nghĩa với việc người nông dân trồng lúa ở các nước khác có thể bán được sản phẩm của họ ở Nhật. b Dịch vụ Một khu trung tâm mua sắm ở Yokohama. Lao động trong các ngành bán lẻ và dịch vụ của Nhật tăng rất nhanh. Trong khi đó, số người làm việc trong ngành công nghiệp chế tạo và nông nghiệp giảm xuống. Sự chuyển dịch về lực lượng lao động nói trên một phần là do những tiến bộ về công nghệ. Giờ đây ở các nông trang và trong các nhà máy, các loại máy móc tinh vui và robot đảm nhiệm một cách nhanh chóng và hiệu quả những công việc có tính lặp đi lặp lại, đơn giản và nguy hiểm. Đồng nghĩa với những công việc như vậy ngày càng giảm. Tốc độ đô thị hoá tăng kéo theo sự gia tăng nhu cầu về các dịch vụ hỗ trợ như giao thông, viễn thông và những ngành dịch vụ công cộng. Ngành giải trí và du lịch tăng trưởng mạnh mẽ. c. Mua sắm Số lượng lớn những người làm việc trong các ngành dịch vụ là sự phản ánh về xã hội tiêu dùng của Nhật Bản. Người Nhật rất thích mua sắm; trên thực tế, việc mua sắm đang được xem như một thứ tôn giáo hiện đại của nước này. Vào mỗi Chủ nhật, tại nhiều đại lộ, ô tô không được lưu thông để những đoàn người mua sắm có thể đi lại dễ dàng hơn. Dù vậy, vào giờ nghỉ trưa của các ngày chủ nhật, việc mua bán tại siêu thị có thể bị chậm lại. Nỗi ám ảnh mua sắm kể trên là kết quả từ sự thịnh vượng của Nhật Bản – khi đất nước trở nên phồn vinh hơn thì người dân có nhiều tiền để tiêu xài hơn. Trong thập niên 1960, ba thứ tài sản quý giá, tính trên bình quân số hộ là máy giặt, tủ lạnh và ti vi. Đến thập niên 1980, ba thứ này nhường chỗ cho xe hơi, máy điều hoà và ti vi màu. Những hàng hoá khác như piano, giường kiểu phương Tây, điện thoại di động và máy tính xách tay đã trở nên phổ biến. Mặc dù trang phục truyền thống như áo kimono đã thông dụng trở lại nhưng người Nhật bây giờ hầu hết là mặc trang phục phương Tây như quần jeans, áo khoác và áo thun. d. Ngành du lịch Người Nhật là một trong những dân tộc ưa thích du lịch nhất trên thế giới và dành một phần đáng kể trong thu nhập khả dụng của họ cho các kỳ nghỉ ở nước ngoài. Thế nhưng ngành du lịch trong nước của Nhật Bản lại không mấy thu hút khách nước ngoài. Năm 2003, có đến 13,30 triệu lượt người Nhật đi du lịch nước ngoài trong khi chỉ có 5,21 triệu du khách đến Nhật Bản. Năm 2002, nước này xếp thứ 32 trên thế giới về du lịch nội địa, thấp hơn so với nhiều quốc gia láng giềng ở Đông Nam Á như Singapore và Malaysia. Hiện nay, hầu hết khách du lịch tới Nhật Bản là người Đài Loan, Mỹ, Hàn Quốc và Anh. 6. Giao thông vận tải và thông tin liên lạc Tàu shinkansen của Nhật Bản có thể chạy với vận tốc trên 300km/h. Cảnh quan địa lý của Nhật Bản, cùng với nhiều hiểm hoạ thiên nhiên của nước này là một thách thức đáng kế đối với sự phát triển của mạng lưới thông tin liên lạc. Mặc dù vậy, người Nhật đã đầu tư rất nhiều tiền của để cải thiện cơ sở hạ tầng về giao thông vận tải. Hệt thống vận tải nổi tiếng nhất của Nhật Bản là mạng lưới tàu cao tốc, được gọi là shinkansen. Đây là bản đồ mạng lưới shinkansen dày đặc ở Nhật Bản. Chính phủ Nhật thấy phải có một hệ thống tàu cao tốc. Những đường ray mới được thiết kế để cho phép có thêm nhiều tuyến chạy thẳng trong cả nước và những đoàn tàu tốc hành được sản xuất dựa trên công nghệ tiên tiến nhất thời bấy giờ. Các con tàu này hội đủ các yếu tố về tốc độ, đúng giờ, đáng tin cậy và thoải mái. Tàu shinkansen vẫn là một trong những đoàn tàu nhanh nhất thế giới và mới đây mới bị tàu TGV của Pháp vượt qua. Tuy nhiên, những loại tàu cao tốc khác không phải là shinkansen vẫn được đầu tư đáng kể, chẳng hạn như tàu siêu tốc Sonic chạy trên tuyến đường ngoằn nghoèo ở đông Kyushu, nối Hakata và Oita. Hệ thống vận tải đô thị cũng được cải thiện. Mỗi thành phố lại có các hệ thống vận tải khác nhau – xe điện ở Okayama và Hiroshima, tàu điện ngầm ở Kyoto và xe lửa chạy trên một đường ray ở Kita-Kyushu. 7.Những thách thức về kinh tế Vào cuối thập niên 1980, những người làm việc cho các tập đoàn lớn đã trải qua một thời kỳ đặc biệt. Quan hệ chủ thợ tốt đẹp. Giới chủ trả lương tăng lên theo tuổi tác và còn các khoản phúc lợi khác như tiền hưu trí và chăm sóc y tế. Đổi lại, nhân viên trung thành, hợp tác với người chủ và làm việc chăm chỉ. Năng suất nhờ đó được nâng cao, khiến cho Nhật Bản có thể cạnh tranh với các nước có chi phí lao động thấp hơn. Tuy nhiên, nền kinh tế đã trì tệ trong suốt thập niên 1990. Kể từ năm 1996, GNP của Nhật sụt giảm và đến nay vẫn chưa hồi phục. Trái lại, các vụ phá sản và gánh nặng nợ nần của các tập đoàn lại tăng lên. Tình trạng đó buộc các công ty phải cắt giảm chi phí. Song, sa thải lao động không phải là biện pháp ứng phó truyền thống của Nhật Bản mỗi khi khó khăn về kinh tế. Những chỉ số vệ tỷ lệ thất nghiệp ở Nhật Bản. a. Tác động của nạn thất nghiệp Hình ảnh những người vô gia cư ở quận San’ya, Tokyo. Kể từ năm 1990, số người thất nghiệp đã tăng gấp đôi. Con số này vẫn thấp hơn nhiều nếu đem so với các tiêu chuẩn phương Tây, nhưng nếu xét theo các tiêu chuẩn của Nhật Bản, tình trạng thất nghiệp gia tăng đã gây ra một số hậu quả nghiêm trọng. Số vụ tự tử tăng lên rõ rệt. Tổng chi phí phúc lợi xã hội tăng từ 47.220 tỷ yên lên tới 81.400 tỷ yên vào năm 2001. Các vụ phạm pháp cũng tăng khá nhanh, từ 1.637.000 vụ vào năm 1990 lên đến 2.790.000 vụ vào năm 2003. Những cái lều tạm, trong đó có hàng chục người vô gia cư với số phận hẩm hiu của họ. b. Những người vô gia cư Thất nghiệp là thảm hoạ đối với một số người ở Nhật Bản. Trong một xã hội coi trọng tính hữu ích và tỷ lệ thất nghiệp rất thấp, một số người đã không thể bày tỏ với gia đình về số phận bi đát của họ. Để giữ được sự tôn trọng của mọi người, họ tiếp tục rời nhà vào mỗi sáng và trở về khi trời tối mịt, cho đến khi tiền tiết kiệm của họ hết nhẵn và họ buộc phải giãi bày tình cảnh của mình với những người thân. Những người khác lại gia nhập vào đội ngũ “những kẻ sa cơ lỡ vận” ở những khu như Airin ở khu thương mại của Osaka, tại đó họ sống dựa vào sự bố thí của các tổ chức từ thiện. Một số người ngủ trên đường phố hoặc trong công viên ở các thành phố lớn như Tokyo chẳng hạn. Công viên Hibaya ở Tokyo là một ví dụ. Những nơi trú ngụ khác là các cây cầu ở Kyoto, các bến tàu và các ga điện ngầm ở các thành phố lớn. Một vài kẻ kém may mắn đó chỉ có một vài dụng cụ thiết yếu, song một số người vô gia cư lại được sống trong ngôi nhà tạm dựng bằng vải bạt với khá nhiều dụng cụ gia dụng – một số trong số đó còn có cả điện. Thế nhưng còn có những số phận bi đát hơn nhiều. Nghiện ngập, hoặc thậm chí là tự tử là những hậu quả khi người ta mất đi kế sinh nhai, tài sản và sự tôn trọng của mọi người. Nguồn : 1. vi.wikipedia.org 2. xaluan.com 3. vnexpress.net

File đính kèm:

  • docKinh te Nhat Ban(1).doc
Giáo án liên quan