Ngoại khoá là hình thức tổ chức dạy học ngoài lớp, không quy định bắt buộc trong chương trình; hoạt động này dựa trên sự tự nguyện tham gia của một số hay số đông học sinh có hứng thú, yêu thích bộ môn và muốn tìm tòi, sáng tạo nội dung học tập Địa lý.
Tuy vậy trong quá trình dạy học giáo viên mới chỉ chú trọng vào việc truyền đạt kiến thức cho học sinh trong các giờ học chính khoá trên lớp chứ rất ít tổ chức cho các em các giờ học Địa lý ngoài lớp.
Đối với học sinh cấp THCS các em đang ở lứa tuổi “không còn là trẻ con nhưng lại chưa phải là người lớn”. Các em đang rất tò mò, thích những cái lạ, thích khám phá và đặc biệt rất thích được vui chơi. Chính vì thế giáo viên cần nắm bắt được đặc điểm tâm sinh lý này để tổ chức những buổi học ngoại khoá kết hợp giữa kiến thức địa lý đã dạy ở trên lớp với những hiểu biết của học sinh cùng với môi trường xung quanh để vừa khắc sâu kiến thức vừa tạo hứng thú yêu thích môn học cho học sinh.
6 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 487 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tổ chức hoạt độngngoại khoá Địa lý cho học sinh THCS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đặt vấn đề.
Lời mở đầu.
Ngoại khoá là hình thức tổ chức dạy học ngoài lớp, không quy định bắt buộc trong chương trình; hoạt động này dựa trên sự tự nguyện tham gia của một số hay số đông học sinh có hứng thú, yêu thích bộ môn và muốn tìm tòi, sáng tạo nội dung học tập Địa lý.
Tuy vậy trong quá trình dạy học giáo viên mới chỉ chú trọng vào việc truyền đạt kiến thức cho học sinh trong các giờ học chính khoá trên lớp chứ rất ít tổ chức cho các em các giờ học Địa lý ngoài lớp.
Đối với học sinh cấp THCS các em đang ở lứa tuổi “không còn là trẻ con nhưng lại chưa phải là người lớn”. Các em đang rất tò mò, thích những cái lạ, thích khám phá và đặc biệt rất thích được vui chơi. Chính vì thế giáo viên cần nắm bắt được đặc điểm tâm sinh lý này để tổ chức những buổi học ngoại khoá kết hợp giữa kiến thức địa lý đã dạy ở trên lớp với những hiểu biết của học sinh cùng với môi trường xung quanh để vừa khắc sâu kiến thức vừa tạo hứng thú yêu thích môn học cho học sinh.
Thực trạng của vấn đề nghiên cứu.
Thực trạng.
Trong thời gian trực tiếp giảng dạy ở trường THCS Nga Điền, do điều kiện về thời gian nên hầu như giáo viên chỉ mời truyền thụ kiến thức cho học sinh ngay tại lớp chứ chưa tạo được một buổi học ngoại khoá nào để gây hứng thú cho học sinh, giúp các em có thêm tầm hiểu biết và yêu thích môn học hơn.
Kết quả , hiệu quả của thực trạng trên.
Từ thực tế đó tôi mạnh dạn chọn đề tài “ Tổ chức hoạt độngngoại khoá Địa lý cho học sinh THCS” với mục đích là giúp giáo viên Địa lý có thêm một số kinh nghiệm nhỏ trong quá trình giảng dạy nhằm thu hút sự ham học Địa lý của học sinh.
Giải quyết vấn đề.
Các giải pháp thực hiện.
Đặc điểm cơ bản của hoạt động ngoại khoá.
Hoạt động ngoại khoá Địa lý được phân biệt với các hình thức tổ chức dạy học khác bởi những nét chủ yếu sau:
Hoạt động ngoại khoá là hoạt động ngoài giờ học trên lớp, không được quy định trong chương trình nội khoá.
Là hoạt động tự nguyện của cá nhân hay nhóm học sinh có cùng hứng thú, sở thích, mối quan tâm về một vấn đề nào đó của nội dung học tập.
Khi tổ chức hoạt động ngoại khoá giáo viên không trực tiếp hoạt động cùng học sinh, nhưng phải là người hướng, tổ chức, tư vấn, giám khảo cho các trò chơi và có thể trong nhiều trường hợp cần thiết còn là người chỉ đạo, điều khiển các hoạt động ngoài giờ học của học sinh.
Nội dung hoạt động ngoại khoá thường liên quan với nội dung học tập trong chương trình và phù hợp với hoàn cảnh của địa phương và đặc điểm của các em tham gia hoạt động.
Khi tổ chức hoạt động ngoại khoá giáo viên không tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động ngoại khoá với các hình thức tương tự như một giờ học chính khoá.
Các hạot động ngoại khoá Địa lý ở trường THCS.
Các hoạt động ngoại khoá địa lý ở trường THCS rất đa dạng, có thể xếp vào các hệ thống phân loại khác nhau, tuỳ vào cơ sở phân loại. Ví dụ:
Nếu dựa vào quy mô số học sinh tham gia hoạt động, có thể xếp các hoạt động ngoại khoá vào 3 loại:
+ Hoạt động cá nhân.
+Hoạt động nhóm.
+ Hoạt động tập thể ( toàn lớp).
Nếu dựa vào loại hình hoạt động, có thể chia các hạot động ngoại khoá địa lý thành :
+ Tổ địa lý.
+ Câu lạc bộ địa lý.
+ Đố vui địa lý.
+ Dạ hội địa lý.
Mỗi loại hoạt động ngoại khoá địa lý có nội dung riêng, được đặc trưng bởi phương pháp tiến hành và cách thức tổ chức thích hợp. Tuy nhiên, chúng có liên hệ chặt chẽ với nhau. Trong nhiều trường hợp, mỗi loại hình này có thể được htực hiện trong hình thức tổ chức khác. Ví dụ: Đố vui địa lý tuy là một hạot động ngoại khoá độc lập với câu lạc bộ địa lý nhưng có thể tiến hành trong các buổi sinh hoạt câu lạc bộ địa lý, xem như là một phần của chương trình câu lạc bộ.
Các giải pháp để tổ chức thực hiện.
Đối với giáo viên:
Để tổ chức tốt một giờ học ngoại khoá giáo viên phải lựa chọn được nội dung phù hợp cho hoạt động.
Để tiến hành giờ học ngoại khoá giáo viên cần nắm vững các nguyên tắc sau:
- Tổ chức hoạt động ngoại khoá phải phù hợp với đặc điểm tâm lý, trình độ nhận thức và hoàn cảnh học tập của học sinh, phù hợp với điều kiện vật chất và thời gian học sinh có thể thu xếp được, phù hợp với đặc điểm của nhà trường và đặc điểm địa lý của địa phương.
Nội dung ngoại khoá phải kết hợp chặt chẽ với nội khoá vừa nhằm bổ sung, mở rộng kiến thức nội khoá hoặc củng cố, vận dụng kiến thức nội khoá trong thực tiễn, vừa có tác dụng gây hứng thú học tập ở học sinh, phát huy các năng lực sơ trưòng của học sinh.
Tạo cơ hội, điều kiện để lôi cuốn tất cả mọi học sinh trong lớp có trình độ học lực khác nhau vào các hoạt động ngoại khoá phù hợp với năng lực, hoàn cảnh của các em. Kích thích tinh thần ham học của các em.
Hoạt động ngoại khoá tuy là hình thức tự nguyện của học sinh, nhưng cần phải đề cao tinh thần kỷ luật, ý thức tập thể, thói quen nề nếp.
Đề cao vai trò chủ động, tính tích cực, sáng tạo và tính tự quản, sáng kiến cá nhân của học cinh.
Tranh thủ sự giúp đỡ, ủng hộ của phụ huynh học sinh. Liên kết và phối hợp chặt chẽ với các tổ chức Đoàn, Đội và tổ chức xã hội khác nhau ở trong và ngoài nhà trường tạo ra sức mạnh tập thể trong hoạt động ngoại khoá.
- Hoạt động ngoại khoá rất đa dạng, giáo viên có thể lựa chọn một hình thức mà giáo viên thấy phù hợp với học sinh với điều kiện về thời gian và tình hình địa phương.
Đối với học sinh trường THCS Nga Điền, hoạt động ngoại khoá phù hợp nhất đó là tổ chức trò chơi Địa lý ngay tại phòng học.
Trò chơi địa lý trong hoạt động ngoại khoá là trò chơi học tập, có tác dụng mở rộng, nâng cao hiểu biết Địa lý và các kỹ năng hoạt động của học sinh. Tổ chức trò chơi tốt vừa phát huy được sự nhanh trí, sáng tạo, vừa rèn luyện tính tự lập và tinh thần tập thể của các em. Ngoài ra, hứng thú học tập, niềm tin và tình cảm của học sinh được nâng cao, môn địa lý sẽ gần gũi với các em hơn.
Trò chơi Địa lý có hai khía cạnh quan trọng:
+ Nội dung trò chơi là nội dung Địa lý hoặc có liên quan trực tiếp, giúp mở rộng, nâng cao kiến thức, kỹ năng địa lý đã học ở nhà trường.
+ Mang đầy đủ tính chất của một trò chơi: Có luật chơi, cách chơi, gây hứng thú và sự thi đua giữa các em, giữa các nhóm, tổ.
Trò chơi Địa lý tuy là hình thức ngoại khoá sinh động, hấp dẫn, nhưng khi tổ chức trò chơi, giáo viên cần lưu ý:
+ Không lạm dụng trò chơi, dễ gây nhàm chán.
+ Trò chơi phải luôn được biến đổi cho phù hợp với trình độ và lứa tuổi, cũng như hoàn cảnh thực tế của học sinh.
+ Không chú trọng nhiều đến chuyện thắng thua, chống biểu hiện cay cú, hơn thua.
+ Khuyến khích học sinh hoạt động tập thể, đề cao tinh thần đoàn kết, cộng tác, trao đổi học hỏi để cùng tiến bộ.
Ví dụ 1: Trò chơi “ô chữ”.
Mục tiêu: Qua ô chữ giáo viên giúp học sinh xác định được tên một số nước ở châu Mỹ.
Cách chơi:
Giáo viên kẻ trước một ô chữ, yêu cầu học sinh tìm tên của các nước ở châu Mỹ.
C
H
Â
U
M
ĩ
Giáo viên chiếu lên bảng ( bằng máy chiếu) kết quả đúng:
C
U
B
A
C
H
I
L
Ê
Â
P
Ê
R
U
C
Ô
L
Ô
M
B
I
A
M
ĩ
Tương tự như vậy giáo viên có thể tổ chức thêm cho học sinh một ô chữ nữa:
Câu hỏi: Tìm tên bốn biển trong các ô trống này:
B
I
ể
N
Đáp án của ô chữ :
B
A
C
H
H
A
I
C
A
R
I
B
Ê
B
I
ể
N
B
Ă
C
N
A
U
Y
Ví dụ 2: Trò chơi “kẻ dấu tên”:
Giáo viên tổ chức cho học sinh thành hai nhóm, mỗi nhóm 2 học sinh:
1 học sinh lên bảng ghi chính xác tên thuật ngữ.
1 học sinh ở dưới đọc khái niệm về thuật ngữ đó.
Ví dụ:
1, Bộ phận của đại dương, nằm gần hoặc xa đất liền có đặc điểm về độ mặn. HS ghi: Biển.
2, Dạng địa hình có bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng, đôi khi có đồi. Độ cao tuyệt đối từ 500m trở lên. HS ghi: Cao nguyên.
3, Đoạn cuối của một con sông, nơi có lòng sông có độ dốc nhỏ và tác động bồi tụ phù sa ở đây chiếm ưu thế. HS ghi: Hạ lưu sông.
4, Đồng bằng phù sa thấp, bằng phẳng, do các sông lớn bồi đắp ở cửa sông. HS ghi: Châu thổ.
5, Đồng cỏ vùng ôn đới, có khí hậu hanh khô, ít mưa. HS ghi: Thảo nguyên.
6, Nơi có nguồn nước ngọt và các điều kiện thích hợp với sự sinh sống của các sinh vật cũng như con người trong các hoang mạc. HS ghi: ốc đảo.
2. Đối với học sinh.
- Khi tham gia hoạt động ngoại khoá học sinh cần phải chuẩn bị tốt kiến thức đã học. Đọc kỹ phần tư kiệu tham khảo, đọc kỹ phần tra cứu thuật ngữ.
- Trong khi chơi trò chơi cần phải có tình thần đồn đội, biết kết hợp sức mạnh tập thể nhưng đồng thời cũng phát huy được tư duy của bản thân.
C. Kết luận.
Qua thực tế vận dụng “Hoạt động ngoại khoá” ở khối 7 tại trường THCS Nga Điền toi thấy kết quả rất khả quan. Đa số học sinh có hứng thú học tập , các em rất thoải mái không gò bó như giờ học chính khoá. Các em sôi nổi hào hứng và mạnh dạn hơn, em nò cũng muốn thể hiện khả năng hiểu biết của mình. Tuy nhiên do điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất nên những buổi học ngoại khoá không được tổ chức thường xuyên.
Trên đây chỉ là một chút kinh nghiệm nhỏ của tôi trong việc thực hiện hoạt động ngoại khoá ở môn địa lý mà tôi đã thực hiện. Với khuôn khổ của một sáng kiến kinh nghiệm và khả năng còn hạn chế của bản thân chắc chắn không tránh khỏi những sai sót trong quá trình thực hiện, vì thế tôi mong muốn được đồng nghiệp đóng góp ý kiến để có thể áp dụng sáng kiến này vào thực tế giảng dạy đạt hiệu quả cao hơn nữa.
Nga Điền, tháng 4 năm 2009.
Người thực hiện
Nguyễn Thị Xinh
File đính kèm:
- sang kien kinh nghiem nam hoc 2008 2009.doc