I. TỔ HỢP
§1. Hai qui tắc đếm cơ bản
A. Tóm tắt giáo khoa
1. Qui tắc cộng :
Giả sử một công việc có thể được tiến hành theo môt trong k phương án A2 , A2 , . .
. ,Ak .Phương án A1 có thể thực hiện bởi n1 cách,phương án A2 có thể thực hiện bởi
n2 cách , . . . , phương án Ak có thể thực hiện bởi nk cách .Khi đó công việc có thể
thực hiện bởi n1 + n2 + . . . + nk cách
2. Qui tắc nhân
Giả sử một công việc nào đó bao gồm k công đoạn A1 , A2 , . . .,Ak .Công
đoạn A1 có thể thực hiện theo n1 cách ,công đoạn A2 có thể thực hiện theo n2
cách , . . . ,công đoạn Ak có thể thực hiện theo nk cách .Khi đó công việc có
thể thực hiện theo n1.n2. . .nk cách
60 trang |
Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 779 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tổ hợp và xác suất, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trần Thành Minh - Phan Lưu Biên – Trần Quang Nghĩa
www.saosangsong.com.vn
Tổ hợp và xác suất 2
I. TỔ HỢP
§1. Hai qui tắc đếm cơ bản
A. Tóm tắt giáo khoa
1. Qui tắc cộng :
Giả sử một công việc có thể được tiến hành theo môt trong k phương án A2 , A2 , . .
. ,Ak .Phương án A1 có thể thực hiện bởi n1 cách,phương án A2 có thể thực hiện bởi
n2 cách , . . . , phương án Ak có thể thực hiện bởi nk cách .Khi đó công việc có thể
thực hiện bởi n1 + n2 + . . . + nk cách
2. Qui tắc nhân
Giả sử một công việc nào đó bao gồm k công đoạn A1 , A2 , . . .,Ak .Công
đoạn A1 có thể thực hiện theo n1 cách ,công đoạn A2 có thể thực hiện theo n2
cách , . . . ,công đoạn Ak có thể thực hiện theo nk cách .Khi đó công việc có
thể thực hiện theo n1.n2. . .nk cách
B.Giải toán
Dạng 1 :Đếm số phần tử của tập hợp sử dụng qui tắc cộng
Ví dụ 1 : Trên kệ sách có 12 quyển sách tham khảo Toán 11 và 6 quyển sách tham
khảo Lý 11.Hỏi một học sinh có bao nhiêu cách chọn một trong hai loại sách nói trên
Giải
Học sinh có hai phương án chọn .Phương án 1 là chọn một quyển sách Toán 11,phương
án này có 12 cách chọn
Phương án 2 là chọn một quyển sách Lý 11,phương án này có 6 cách chọn
Vậy học sinh có : 12 + 6 cách chọn một trong hai lại sách nói trên.
Ví du 2 : Cho tập hợp E = { }, ,a b c .Có bao nhiêu cách chọn một tập hơp con khác r
rỗng của E.
Giải
Phương án 1 : có 3 cách chọn một tập con của E gồm một phần tử
Phương án 2 : có 3 cách chọn một tập con của E gồm 2 phần tử
Phương án 3 : có một cách chọn một tập con của E gồm 3 phần tử
Vậy có 3 + 3 + 1 = 7 tập con khác rỗng của tập E
Tổ hợp và xác suất 3
Dạng 2 :Đếm số phần tử của tập hợp sử dụng qui tắc nhân
Ví dụ 3 : Một lớp học có 40 học sinh.Giáo viên chủ nhiệm muốn chọn một ban điều
hành lớp gồm một lớp trưởng,một lớp phó và một thủ quỹ.Hỏi có bao nhiêu cách chọn
biết rằng mỗi học sinh đều có thể làm một nhiệm vụ
Giải
Có 40 cách chọn một lớp trưởng
Sau khi chọn xong lớp trưởng có 39 cách chọn một lớp phó
Sau khi chọn xong một lớp trưởng và một lớp phó ,có 38 cách chọn một thủ quỹ
Vậy có tất cả 40.39.38 = 58.280 cách chọn ban điều hành lớp
Ví dụ 4 : Từ trường Lê Hồng Phong đến trường Nguyễn Thị Minh Khai có 4 con
đường đi và từ trường Nguyễn Thị Minh Khai đến trường Lê Quí Đôn có 3 con
đường đi.Hỏi có bao nhiêu cách đi của một học sinh trường Lê Hồng Phong muốn
đến rủ một học sinh của trường Nguyễn Thị Minh Khai cùng đến trường THPT Lê
Quí Đôn tham dự lễ hội?
Giải
Có 4 con đường đi từ trường Lê Hồng Phong đến trường Nguyễn Thị Minh Khai và có
3 con đường đi từ trường Nguyễn Thị Minh Khai đến đường Lê Quí Đôn ,như vậy có
2.3 = 12 cách đi từ trường Lê Hồng Phong đến trường Lê Quí Đôn qua ngõ trường
Nguyễn Thị Minh Khai
Ví dụ 5 : Cho tập hợp E = { }1, 2,3, 4,5,6,7,8,9 .Từ các phần tử của E có thể lập được
bao nhiêu số tự nhiên chẵn gồm 4 chữ số khác nhau:
Giải
Gọi số đó là x = 1 2 3 4a a a a
x là số chẵn nên có 4 cách chọn số a4 ∈{ 2,4,6,8}
Vì các số khác nhau nên có 8 cách chọn số a3 , có 7 cách chọn số a2 và có 6 cách chọn
số a1
Vậy theo qui tắc nhân thì có 2.8.2.6 = 1344 số tự nhiên được thành lập
C. Bài tập rèn luyện :
2.1 .Từ TP.Hố Chí Minh đi đến TP. Nha Trang có thể đi bằng ô tô , tàu hỏa , hay tàu
thủy .Mỗi ngày có 6 chuyến ô tô, có 4 chuyến tàu hỏa và 3 chuyến tàu thủy.Hỏi có bao
nhiêu sự lựa chọn để đi từ TP.Hồ Chí Minh đến Nha Trang?
Tổ hợp và xác suất 4
2..2. Một lớp học có 20 học sinh nam và 15 học sinh nữ .
a) Giáo viên chủ nhiệm muốn chọn một học sinh nam hay nữ dự trại hè của
trường.Hỏi có bao nhiêu cách chọn ?
b) Giáo viên chủ nhiệm muốn chọn một học sinh nam và một họcsinh nữ dự
lễ hội của trường bạn .Có bao nhiêu các chọn?
2..3. Cho tập hợp E = { }2, 4,6 Hỏi có thể lập được bao nhiêu số tự nhiên khác nhau
có những chữ số khác nhau chọn từ các phần tử của E.
2.4. Trong cuộc thi vấn đáp về môn sử , giám khảo soạn 10 câu hỏi về sử Việt Nam, 6
câu hỏi về sử thế giới .Mỗi thí sinh rút thăm một câuhỏi .Hỏi mỗi thí sinh có bao nhiêu
khả năng chọn một câu hỏi?
2.5. Có tất cả bao nhiêu số lẻ nhỏ hơn 80?
2.6 Giả sử có 2 đường nối từ tỉnh A đến tỉnh B và có 3 đường nối từ tỉnh B đến tỉnh
C.Chúng ta muốn đi từ tỉnh A sang tỉnh C qua ngã tỉnh B và trở về theo ngã đó .Có tất
cả mấy hành trình đi về nếu :
a) phải dùng cùng một đường để đi và về
b) dùng đường nào cũng được để đi và về
c) phải dùng những đường khác nhau làm đường đi và đường về trên cả hai
chặn A – B và B – C ?
2.7. Có tất cả mấy số có thể thành lập được với các chữ số : 2.2.6.8 nếu :
a) số đó lớn hơn 200 và nhỏ hơn 600
b) số đó có 3 chữ số khác nhau
2.8. Biển số xe máy , nếu không kể mã số vùng , gồm có 6 kí tự .Trong đó kí tự ở vị trí
thứ nhất là một chữ cái (trong bảng 24 chữ cái),ở vị trí thứ hai là một chữ số thuộc tập
hợp { }1.2.3.4.5.6.7.8.9 ,ở bốn vị trí kế tiếp là bốn chữ số chọn trong tập hợp
{ }0,1, 2,3, 4,5,6,7,8,9 Hỏi nếu không kể mã số vùng thì có thể làm được bao nhiêu
biển số xe máy khác nhau?
2.9. Có bao nhiêu số tự nhiên :
a) có 4 chữ số mà cả 4 chữ số là số lẻ ?
b) có 5 chữ số mà các chữ số cách đều chữ số đứng giữa thì giống nhau?
Tổ hợp và xác suất 5
2.10. Người ta ghi nhãn các chiếc ghế ngồi trong một rạp hát bằng hai ký tự :ký tự ở vị
trí đầu tiên là một chữ cái ( trong bảng 24 chữ cái) và ký tự ở vị trí thứ hai là một số
nguyên dương 1,2 , . . . , 30. Hỏi có tất cả bao nhiêu chiếc ghế đuợc ghi nhãn khác
nhau trong rạp hát?
D. Hướng dẫn – Đáp số
2.1 Theo qui tắc cộng ta có : 6 + 4 + 3 = 13 sự lựa chọn
2.2 Lớp học có 20 nam và 15 nữ
a) Nếu chọn một nam hay một nữ thì theo qui tắc cộng có 20 + 15 = 35 cách chọn
b) Nếu chọn một nam và một nữ thì theo qui tắc nhân có 20.15 = 300 cách chọn
2.3 Có 3 số tự nhiên khác nhau có một chữ số
Có 6 số tự nhiên khác nhau có hai chữ số khác nhau
Có 6 số tự nhiên khác nhau có ba chữ số khác nhau
Vậy có tất cả 3 + 6 + 6 = 15 số tự nhiên
2.4.Thí sinh có 10 cách chọn một câu hỏi Sử Việt Nam hay 6 cách chọn một câu hỏi Sử
Thế giới .Vậy có 10 + 6 = 16 cách chọn một câu hỏi.
2.5. Số phải tìm có một chữ số : 5 số ( chọn một trong 5 số lẻ 1.2.2.2.9)
Số phải tìm có hai chữ số x = 1 2a a . Vì x là số lẻ nên có 5 cách chọn cho chữ số a2 , x
nhỏ hơn 80 nên có 7 cách chọn cho chữ số a1 ( chọn trong các số 1,2,3,4,5,6,7) .Do đó
có 2.7 = 35 cách chọn số lẻ có hai chữ số
Vậy có 5 + 35 = 40 số lẻ nhỏ hơn 80.
2.6. Có 2 con đường đi từ A đến B và 3 con đường đi từ B đến C , do đó theo qui tắc
nhân có 2.3 = 6 hành trình đi từ A đến C qua ngã B
a) nếu dùng cùng một đường để đi và về thì có 6 cách chọn
b) nếu dùng đường nào cũng được để đi và về thì có 6. 6 = 36 hành trình
c) nếu dùng những đường khác nhau làm đường đi và đường về trên cả hai chặn A – B
và B - C thì có 6.2 = 12 hành trình đi và về vì có 6 cách chọn đường đi nhưng
đường về chỉ có 2 cách chọn đường về từ C – B và một cách chọn đường về B – A.
2.7. a) Số tự nhiên lớn hơn 200 và nhỏ hơn 600 có ba chữ số 1 2 3a a a
Vì chỉ được chọn trong các số 2. .4 .6 .8 nên có hai cách chọn a1 là số 2 và 4 và các chữ
số không khác nhau nên có 4 cách chọn a2 và 4 cách chọn a3
Vậy có tất cả 2.2.4 = 32 số lớn hơn 200 và nhỏ hơn 600
Tổ hợp và xác suất 6
b) Số tự nhiên có ba chữ số khác nhau 1 2 3a a a nên có 4 cách chọn a1 , 3 cách chọn a2
và 2 cách chọn a3 .Vậy có 2.2.2 = 24 số gồm ba chữ số khác nhau
Bảng chữ số xe máy không kể mã vùng hiện nay có dạng F 5 – 6202
• Có 24 cách chọn một chữ cái ở vị trí đầu
• Có 9 cách chọn một chữ số cho vị trí thứ hai (không có số 0)
• Có 10 cách chọn một chữ số cho mỗi vị trí trong bốn vị trí còn lại (có
số 0)
Vậy theo qui tắc nhân có : 22.9.10.10.10.10 = 2 160 000 biển số xe
2.9 a) Có 5 chữ số lẻ là 1, 3 , 5 , 7 , 9 .Số phải tìm gồm 4 chữ số 1 2 3 4a a a a
Các chữ số không khác nhau nên mỗi chữ số ai có 5 cách chọn một trong 5 số lẻ .Vậy
theo qui tắc nhân có : 2.2.2.5 = 625 số phải tìm
b) Số phải tìm gồm 5 chữ số 1 2 3 4 5a a a a a với a1 ≠ 0 và theo yêu cầu bài toán thì a1 = a5
; a2 = a4 .Như vậy có 9 cách chọn chữ số a1 và a5 ; có 10 cách chọn a2 và a4 và có 10
cách chọn số chính giữa a3 .Vậy theo qui tắc nhân có : 9.10.10 = 900 số phải tìm.
2.10 Nhãn của ghế có dạng A12 chẳng hạn
Có 24 cách chọn một chữ trong 24 chữ cái
Có 30 cách chọn một số nguyên dương trong tập hợp { }1, 2,...,30
Vậy theo qui tắc nhân có : 22.30 = 720 nhãn
§ 2. HOÁN VỊ , CHỈNH HỢP VÀ TỔ HỢP
A.Tóm tắt giáo khoa :
Hoán vị :
Định nghĩa : Cho tập hợp A có n phần tử . Khi sắp xếp n phần tử này theo một thứ tự ,ta
được một hoán vị các phần tử của tập A
Ví dụ : Cho tập hợp A = { }, ,a b c .Các hoán vị của A là các bộ ba thứ tự (a,b,c) ; (a, c
,b) ; (b.a.c) ; (b.c.a) ; (c,a,b) ; (c.b.a)
b) Số các hoán vị : Cho số nguyên dương n .Số các hoán vị của một tập hợp có n phần
tử là : Pn = n(n – 1)(n – 2). . . 2.1 = n! (1)
Ví dụ : Số hoán vị của tập hợp A = { }, ,a b c gồm 3 phần tử là
3! = 1.2.3 = 6
Chỉnh hợp :
Định nghĩa : Cho tập hợp A gồm n phần tử và số nguyên k với
1≤ k ≤ n. . Khi lấy ra k phần tử của A và sắp xếp chúng theo một thứ tự, ta được một
chỉnh hởp chập k của n phần tử của A (gọi tắt là chỉnh hợp chập k của A)
Tổ hợp và xác suất 7
Ví dụ : Cho tập hợp A = { }, ,a b c .Các chỉnh hợp chập 2 của A là :
(a,b) ; (b,a) ; (a,c) ; (c,a) ; (b,c) ; (c.b)
b) Số các chỉnh hợp : Cho các số nguyên n và k với 1≤ k ≤ n.Số các chỉnh hợp chập k
của một tập hợp có n phần tử là :
A kn = n(n – 1)(n – 2). . .(n – k +1) (2)
Ví dụ : Một lớp học có 40 học sinh.Giáo viên chủ nhiệm muốn chọn một học sinh làm
lớp trưởng , một học sinh làm lớp phó và một học sinh làm thủ quỹ.Hỏi có bao nhiêu
cách chọn?
Giải: Giáo viên chủ nhiệm muốn chọn 3 học sinh trong số 40 học sinh làm 3 chức vụ
phân biệt (có thứ tự) .Vậy có tất cả :
3
40A = 40.39.38 = 59 280 cách chọn khác nhau
Ghi chú :1/ Theo định nghĩa ta thấy một hoán vị của tập hợp n phần tử là một chỉnh
hợp chập n của tập hợp đó nnA = n!
2/ Công thức (2) có thể viết dưới dạng
!
( )!
k
n
nA
n k
= − (3)
với qui ước 0! = 1
Tổ hợp :
a) Định nghĩa : Cho tập hợp A gồm n phần tử và số nguyên k với
1≤ k ≤ n. Mỗi tập con của A có k phần tử được gọi là một tổ hợp chập k của n phần tử
của A ( gọi tắt là một tổ hợp chập k của A)
Như vậy một tổ hợp chập k của A là một cách chọn k phần tử của A (không quan tâm
đến thứ tự)
Ví dụ : Cho tập hợp A = { }, ,a b c .Các tổ hợp chập 2 của A là :
{ } { } { }, ; , ; ,a b a c b c
b) Số các tổ hợp : Cho các số nguyên n và k với 1≤ k ≤ n. Số các tổ hợp chập k của
một tập hợp có n phần tử là :
( 1)( 2)...( 1)
! !
k
k n
n
A n n n n kC
k k
− − − += = (4)
Ghi chú : Với 1≤ k ≤ n ta có thể viết công thức (4) dưới dạng :
!
!( )!
k
n
nC
k n k
= − (5) với qui ước
0
nC = 1
c) H ai công thức cơ bản về tổ hợp
k n k
n nC C
−= với mọi số nguyên n và k thỏa 0 ≤ k ≤ n
Tổ hợp và xác suất 8
1
1
k k k
n n nC C C
−
+ = + với mọi số nguyên n và k thỏa 1≤ k≤ n
Ví dụ : Trong mặt phẳng cho 5 điểm trong đó không có 3 điểm nào thẳng hàng
a) Hỏi có bao nhiêu đoạn thẳng nối liền các điểm đó?
b) Hỏi có bao nhiêu tam giác mà đỉnh là các điểm đó?
Giải
a) Một đoạn thẳng nối liền 2 điểm chọn trong 5 điểm cho
Vậy có 25
5.4 10
2!
C = = đoạn thẳng
b) Một tam giác được tạo ra bởi 3 điểm chọn trong 5 điểm đã cho.
Vậy có : 35
5.4.3 10
3!
C = = tam giác
B. Giải toán :
Dạng 1 : Bài toán sắp xếp các phần tử theo thứ tự : dùng chỉnh hợp hay hoán vị
Ví dụ 1 : Một nhóm học sinh gồm 7 nam và 4 nữ. Hỏi có bao nhiêu cách xếp 10 học
sinh đó vào một ghế dài sao cho :
a) Học sinh nam phải ngồi liền nhau và
b) Nhóm 4 học sinh nữ ngồi chính giữa
Giải
a) Bảy học sinh nam ngồi liền nhau xem như một vị trí x nên ta sắp xếp x và 4 nữ là
một hoán vị 5 phần tử : có 5! cách
Sau đó sắp xếp 7 nam sinh trong vị trí x là một hoán vị 7 phần tử : có 7! cách .Vậy theo
qui tắc nhân có 5!.7! = 604800
b) Bốn học sinh nữ ngồi chính giữa nên chiếm một vị trí y cố định nên sắp 7 học sinh
trên 7 chỗ : có 7! cách
Sau đó hoán vị 4 nữ sinh trong vị trí y : có 4! cách
Vậy có 4!.7! = 120960 cách
Ví dụ 2 : Có bao nhiêu cách xếp 6 người vào 6 ghế xếp theo bàn tròn nếu không có
sự khác biệt giữa các ghế này?
Giải
Tổ hợp và xác suất 9
DA
B C
EF
CF
A B
DE
Hình dưới đây cho ta thấy hai lối
xếp đặt giống hệt nhau,mặc dầu
A thật sự ngồi ở ghế khác.Như
vậy trong việc ngồi xung quanh
bàn tròn ,có một người ngồi tự do
và 5 người còn lại chia nhau ngồi
5 ghế còn lại.
Vậy có tất cả 5! = 120 cách xếp 6 người ngồi vào 6 ghế của bàn tròn.
Ví dụ 3 : Có thể thành lập bao nhiêu số gồm 5 chữ số khác nhác nhau và trong đó
nhất thiết phải có chữ số 8 ?
Giải
Xét tập hợp các số tự nhiên E = { }0,1, 2,3, 4,5,6,7,8,9 và số gồm 5 chữ số : x =
1 2 3 4 5a a a a a
• Dạng a1 = 8 thì có m1 = 49A = 9.8.2.6 = 3024 số
• Dạng a1 ≠ 0 và 8 thì
* có 8 cách chọn a1 { }1, 2,3, 4,5,6,7,9∈
* có 4 cách chọn một trong bốn chữ số a2 , a3 , a4 , a5 bằng 8
* lập 3 chữ số còn lại trong tập hợp E \ { }1,8a : có 38A = 8.2.6 = 336
Do đó có m2 = 8.2.336 = 10 752 số dạng này
Vậy số gồm 5 chữ số khác nhau và trong đó nhất thiết phải có chữ số 8 là :
m1 + m2 = 3024 + 10752 = 13776 số
Ví dụ 4 : Một bàn dài có hai dãy ghế đối diện nhau,mỗi dãy gồm 6 ghế. Người ta
muốn xếp chỗ ngồi cho 6 học sinh trường Lê Hồng Phong và 6 học sinh trường Trần
Đại Nghĩa vào bàn nói trên.hỏi có bao nhiêu cách xếp trong mỗi trường hợp sau :
a) Bất cứ hai học sinh nào ngồi cạnh nhau hoặc đối diện nhau thì khác trường
với nhau.
b) Bất cứ hai học sinh nào ngồi đối diện nhau thì khác trường nhau.
Giải
Bước 1 : xếp chỗ cho hai nhóm học sinh ngồi cạnh nhau hoặc đối diện thì khác trường
với nhau thì có hai cách : ( P là học sinh Lê Hồng Phong và N là học sinh Trần Đại
Nghĩa) P N P N P N N P N P N P
N P N P N P P N P N P N
Tổ hợp và xác suất 10
Bước 2 : Trong nhóm học sinh P có 6! cách sắp xếp 6 em vào 6 chỗ ngồi
Trong nhóm học sinh N có 6! cách sắp xếp 6 em vào 6 chỗ ngồi
Vậy có 2 . 6! . 6! = 1 036 800 cách
b) Học sinh thứ nhất trường P có 12 cách chọn ghế ngồi trước
Sau đó chọn một trong 6 học sinh trường N ngồi đối diện với học sinh trường P thứ nhất
: có 6 cách chọn
Học sinh thứ hai của trường P còn 10 chỗ để ngồi : có 10 cách chọn chỗ ngồi cho học
sinh thứ hai trường P . Chọn một trong 5 học sinh còn lại của trường N ngồi đối diện
với học sinh thứ hai của trường P : có 5 cách
Tiếp tục như cách trên ta có :
12 × 6 × 10 ×5 × 8 × 4 ×6 × 3 × 4 × 2 × 1 ×1 = 33 177 600 cách
Ví dụ 5 : Cho tập hợp số : E = { }0,1, 2,3, 4,5 .Hỏi có thể thành lập bao nhiêu số có 3
chử số khác nhau và không chia hết cho 3
Giải
• Số gồm 3 chữ số khác nhau thành lập từ các chữ số của E kể cả số 0 ở vị trí
hàng trăm là : A 36 = 120
• Số gồm 3 chữ số khác nhau thành lập từ các chữ số của E mà số 0 đứng ở vị trí
hàng trăm là 25A = 20
• Số chia hết cho 3 khi tổng các chữ số chia hết cho 3 .Như vậy trong tập E các
tập con các chữ số sau đây có tổng chia hết cho 3 : {0,1,2} ; {0,2,4} ; {0 ,4 ,5}
; {0,1,5 ; {1,2,3} ; {2,3,4} ; {1,3,5} .
Do đó có 2.3! – 2.2! = 36 số chia hết cho 3
Vậy có tất cả : 120 – 20 – 36 = 64 số phải tìm
Ví dụ 6 : Cho tập hợp { }1, 2,3, 4,5,6,7,8,9A =
a) Có bao nhiêu tập con X của tập A thỏa mãn điều kiện X chứa 1 và không chứa 9 ?
b) Có bao nhiêu số tự nhiên chẵn gồm 5 chũ số đôi một khác nhau lấy từ tập A mà
không bắt đâu bởi 135 ?
Giải
a) Xét tập hợp B = { }2,3, 4,5,6,7,8 .Vì tập X không chứa 9 nên X\{ }1 là tập con của B
.Như vậy mỗi tập con của B hợp với { }1 thì được tập X là tập con của A chứa 1 và
không chứa 9 .Vậy số tập con X thỏa mãn điều kiện bài toán là 27 = 128
Tổ hợp và xác suất 11
b) Xét số x = 1 2 3 4 5a a a a a gồm 5 chữ số khác nhau lấy từ A .Vì x là số chẵn nên có 4
cách chọn chữ số a5 { }2, 4,6,8∈ .Sau khi chọn a5 thì còn lại 8 chữ số của A để chọn
các số còn lại nên có A 48 = 8.2.6.5 = 1680
Do đó có 4 × 1680 = 6720 số chẵn gồm 5 chữ số khác nhau .
Mặt khác số x bắt đầu bởi 135 gồm có 5 × 4 = 20 số
Vậy số các số x thỏa mãn bài toán là 1680 – 20 = 1660
Dạng 2 : Bài toán chọn các phần tử không phân biệt thứ tự :dùng tổ hợp
Ví dụ 7 : a) Có tất cả bao nhiêu đường chéo trong một tứ giác lồi n cạnh?
b) Đa giác lồi nào có số cạnh và số đường chéo bằng nhau?
Giải
a) Đa giác lồi n cạnh gồm có n đỉnh.Do đó có tất cả 2
( 1)
2n
n nC −= đoạn thẳng nối liền
các đỉnh này.Các đoạn thẳng này gồm các cạnh và các đường chéo
Vậy số đường chéo là
( 1) ( 3)
2 2
n n n nn− −− =
b) Số cạnh và số đường chéo bằng nhau khi :
( 3)
2
n n −
= n
Do đó n(n – 3) = 2n hay n – 3 = 2 ( vì n > 0 )
Vậy n = 5 .Suy ra ngủ giác lồi có số cạnh và số đường chéo bằng nhau
Ví dụ 8 : Một nhóm giáo viên gồm có 16 người trong đó có 2 cặp vợ chồng. Hiệu
trưởng muốn chọn 8 giáo viên vào hội đồng giáo dục nhà trường.Hỏi có bao nhiêu
cách chọn nếu hội đồng này phải có một cặp vợ chồng ?
Giải
Có 2 cách chọn một cặp vợ chồng và số giáo viên còn lại ngoài 2 cặp vợ chồng là12
,hiệu trưởng phải chọn 6 giáo viên trong 12 người này .
Có tất cả 612C = 924 cách chọn
Vậy có tất cả 2 . 924 = 1848 cách chọn thành viên của hội đồng.
Ví dụ 9 : Giáo viên chủ nhiệm muốn chia 10 học sinh thành 3 nhóm, một nhóm gồm 5
học sinhlàm công tác xã hội,một nhóm gồm 3 học sinh làm vệ sinh và một nhóm gồm
2 học sinh giữ trật tự. Hỏi có mấy cách chia?
Tổ hợp và xác suất 12
Giải
Chọn 5 học sinh trong 10 học sinh có 510C = 252
Khi chọn xong nhóm thứ nhất ,giáo viên chọn 3 học sinh trong 5 học sinh còn lại nên
có 35C = 10 cách chọn
Khi chọn xong hai nhóm này thì còn lại 2 học sinh cho nhóm thứ ba
Vậy có tất cả 252 . 10 = 2520 cách chọn.
Ví dụ 10 : Từ một nhóm học sinh gồm 8 nam và 6 nữ ,giáo viên muốn chọn một tổ
công tác gồm 6 học sinh.Hỏi có bao nhiêu cách chọn biết rằng tổ công tác phải có
nam và nữ
Giải
Chọn 6 học sinh trong 14 học sinh thì có 614C cách chọn
Số cách chọn 6 học sinh nam trong 8 học sinh nam là 68C
Số cách chọn 6 học sinh nữ trong 6 học sinh nữ là 1
Vậy số cách chọn tổ công tác gồm 6 học sinh phải có nam và nữ là :
6
14C -
6
8C - 1 = 3003 – 28 – 1 = 2974 cách chọn
Dạng 3 : Phương trình , bất phương trình chứa Pn , ;k kn nA C
Aùp dụng công thức chỉnh hợp và tổ hợp ;k kn nA C cần chú ý n , k ∈N và k ≤ n để
chọn nghiệm
Ví dụ 11 : Giải phương trình : Px . A 2x + 72 = 6(A
2
x + 2Px ), trong đó Px là số hoán vị
của x phần tử và A 2x là số chỉnh hợp chập 2 của x phần tử
Giải
Ta có Px = x! và A 2x = x(x – 1) .Do đó
Px . A 2x + 72 = 6(A
2
x + 2Px ) ⇔ x!.x(x – 1) + 72 = 6 [x(x – 1) + 2x!] với x≥ 2 và x
nguyên dương
⇔ x![x(x – 1) – 12]= 6x2 – 6x + 72 ⇔ x!(x2 – x – 12) = 6(x2 – x – 12) = 0⇔ (x2 – x
– 12)(x! – 6 ) = 0 ⇔
2 4 3( )12 0
3! 6
x hay x loaix x
xx
⎡ = = −− − = ⎡⇔⎢ ⎢ == ⎣⎣
Vậy nghiệm của phương trình là x = 3 và x = 4
Tổ hợp và xác suất 13
Ví dụ 12 : Giải phương trình : 2 2 2 21 2 3 42 2 149x x x xC C C C+ + + ++ + + =
(x là số nguyên dương , knC là số tổ hợp chập k của n phần tử)
Giải
Ta có : 2 2 2 21 2 3 42 2 149x x x xC C C C+ + + ++ + + = với x là số nguyên dương .
⇔ ( 1) 2( 2)( 1) 2( 3)( 2) ( 4)( 3) 149
2! 2! 2! 2!
x x x x x x x x+ + + + + + ++ + + =
⇔ x2 + x + 2(x2 + 3x + 2) + 2(x2 + 5x + 6) + x2 + 7x + 12 = 298
⇔ 6x2 + 24x - 270 = 0 ⇔ x2 + 4x – 45 = 0 ⇔ x = 5 hay x = -9 (loại)
Vậy nghiệm của phương trình là x = 5
Ví dụ 13 : Giải hệ phương trình :
2 5 90
5 2 80
y y
x x
y y
x x
A C
A C
⎧ + =⎨ − =⎩
( trong đó knA và
k
nC lần lượt là số tổ hợp và số tổ hợp chập k của n phần tử)
Giải
Ta có :
!
( )!
y
x
xA
x y
= − và
!
!( )!
y
x
xC
y x y
= − với x , y là số nguyên dương và x ≥ y
Do đó
2 5 90
5 2 80
y y
x x
y y
x x
A C
A C
⎧ + =⎨ − =⎩
⇔
! 20
( )!20
!10 10
!( )
y
x
y
x
x
x yA
xC
y x y
⎧ =⎪⎧ −= ⎪⇔⎨ ⎨=⎩ ⎪ =⎪ −⎩
⇔ ! 2
( 1) 20
y
x x
=⎧⎨ − =⎩ Vậy x = 5 và y = 2
Ví dụ 14 : Giải bất phương trình : 2 212 3 30x xC A+ + <
Giải
Điều kiện x là số nguyên ≥ 2
Ta có 2 212 3 30x xC A+ + < ⇔ 2( 1)2!
x x+
+ 3x(x-1) < 30
⇔ x2 + x + 3x2 – 3x – 30 < 0 ⇔ 4x2 – 2x – 30 < 0 ⇔ 2x2 – x – 15 < 0
⇔ -5/2 < x < 3 Vậy nghiệm của bất phương trình là x = 2
Tổ hợp và xác suất 14
Dạng 4 : Chứng minh một đẳng thức,một bất đẳng thức chứa ;k kn nA C
Ví dụ 15 : Chứng minh rằng : 1 2 2n n nn k n k n kA A k A
+ +
+ + ++ =
Giải
Ta có : 1 2
( )! ( )! ( )!(1 1)
( 1)! ( 2)! ( 1)!
n n
n k n k
n k n k n k kA A
k k k
+ +
+ +
+ + + + −+ = + =− − − =
( )!
( 1)!
k n k
k
+
−
=
2
2( )! .
!
n
n k
k n k k A
k +
+ =
Ví dụ 16 : Chứng minh rằng : 2 2 22 2n nC C n= +
Giải
Ta có :
2
2 2 2
2
2 (2 1) 2 ( 1) 2 2 ( 1) 2
2! 2! 2!n n
n n n n n n n nC n C− + − + −= = = = +
Ví dụ 17 : Chứng minh rằng với 0 ≤ k ≤ n thì : 22 2 2. ( )n n nn k n k nC C C+ − ≤
Giải
Xét dãy số uk = 2 2.
n n
n k n kC C+ − > 0
Ta có : 2 2
1 2 1 2 1
(2 )! (2 )!.
. !( )! !( )!
(2 1)! (2 1)!. .
!( 1)! !( 1)!
n n
k n k n k
n n
k n k n k
n k n k
u C C n n k n n k
n k n ku C C
n n k n n k
+ −
+ + + − −
+ −
+ −= = + + − −
+ + − −
=
2 2
2 2
1 2 2 ( 2).
2 1 2 ( 1)
n k n k n k n k k
n k n k n k n k k
+ + − + + − −=+ + − − − − − > 1
vì [2n2 + (k+2)n – k2 – k}- [2n2 – (k-1)n – k2 – k] = (2k + 1)n > 0
Do đó uk > uk+1 .Vậy dãy số uk giảm nên ta có uk ≤ u0 = 22 2 2. ( )n n nn n nC C C=
Suy ra : 22 2 2. ( )
n n n
n k n k nC C C+ − ≤
Dạng 5 : Tính tổng của các số tự nhiên thỏa điều kiện cho trước
Ví dụ 18 : Có bao nhiêu số tự nhiên gồm 6 chữ số đôi một khác nhau lấy từ số
1,2,3,4,5,6. Tính tổng của các số này
Tổ hợp và xác suất 15
Giải
Một số tự nhiên gồm 6 chữ số đôi một khác nhau lấy tứ 1,2,3,4,5,6 là một hoán vị của
6 chữ số này .Vậy có P6 = 6! = 720 số
Để tính tổng số các số này ta nhận thấy mỗi số x = 243165 liên kết với một số duy nhất
x’ = 534612 mà tổng các chữ số theo hàng đơn vị,chục
File đính kèm:
- To hop xac suat.pdf