Toán 6 - Chương II: Góc - Bài 7: Thực hành đo góc trên mặt đất

1. Dụng cụ đo góc trên mặt đất

Để đo góc trên mặt đất người ta dùng một dụng cụ gọi là giác kế. Nó gồm một đĩa tròn được đặt nằm ngang trên một giá ba chân. Mặt đĩa tròn được chia độ sẵn. Trên mặt đĩa có một thanh quay xung quanh tâm của đĩa; ở hai đầu của thanh có gắn hai tấm thẳng đứng, mỗi tấm có một khe hở; hai khe hở và tâm của đĩa thẳng hàng (h.40).

 

doc3 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1619 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Toán 6 - Chương II: Góc - Bài 7: Thực hành đo góc trên mặt đất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Toán 6 - Chương II. Góc - Bài 7. Thực hành đo góc trên mặt đất 1. Dụng cụ đo góc trên mặt đất Để đo góc trên mặt đất người ta dùng một dụng cụ gọi là giác kế. Nó gồm một đĩa tròn được đặt nằm ngang trên một giá ba chân. Mặt đĩa tròn được chia độ sẵn. Trên mặt đĩa có một thanh quay xung quanh tâm của đĩa; ở hai đầu của thanh có gắn hai tấm thẳng đứng, mỗi tấm có một khe hở; hai khe hở và tâm của đĩa thẳng hàng (h.40). 2. Cách đo góc trên mặt đất Giả sử cần đo góc ACB trên mặt đất (h.41). Tiến hành đo theo các bước sau: Bước 1: Đặt giác kế sao cho mặt đĩa tròn nằm ngang và tâm của nó nằm trên đường thẳng đứng đi qua đỉnh C của góc ACB (khi móc một đầu dây dọi vào tâm của mặt đĩa thì đầu quả dọi trùng với điểm C). Bước 2: Đưa thanh quay về vị trí 00 và quay mặt đĩa đến vị trí sao cho cọc tiêu đóng ở A và hai khe hở thẳng hàng. Tải trực tiếp tệp hình học động: L6_Ch2_h42.ggb Xem trực tiếp hình vẽ động trên màn hình. Bước 3: Cố định mặt đĩa và đưa thanh quay đến vị trí sao cho cọc tiêu đóng ở B và hai khe hở thẳng hàng. Bước 4: Đọc số đo (độ) của góc ACB trên mặt đĩa. Như ở hình 42, ta đọc được góc ACB = 1000.

File đính kèm:

  • docToán 6 - Chương II - Góc - Bài 7 - Thực hành.doc
Giáo án liên quan