Tổng hợp câu hỏi trắc nghiệm môn Điện dân dụng

Câu 1/ Dây dẫn điện, các thiết bị điện và đồ dùng điện được gọi là những:

A. Kí hiệu điện của mạch điện.

B. Phần tử của mạch điện.

C. Mạch điện.

D. Sơ đồ điện của mạch điện.

Câu 2/ Động cơ điện (máy giặt, máy bơm nước ) là thiết bị điện chuyển điện năng thành:

A. Nhiệt năng.

B. Quang năng.

C. Cơ năng.

D. Tất cả đều đúng.

Câu 3/ Đèn huỳnh quang là thiết bị điện chuyển điện năng thành:

A. Nhiệt năng.

B. Quang năng.

C. Cơ năng.

D. Hóa năng.

Câu 4/ Đơn vị đo điện áp là:

A. Ampe (A)

B. Volt (V )

C. Ohm ( )

D. Watt (W)

Câu 5/ Điện áp pha là điện áp đo giữa :.

A. 2 dây pha

B. 1 dây pha, 1 dây trung tính.

C. 3 dây pha

D. 2 dây pha, 1 dây trung tính.

 

doc48 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 02/07/2022 | Lượt xem: 345 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tổng hợp câu hỏi trắc nghiệm môn Điện dân dụng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN ĐIỆN DÂN DỤNG Chương I : CÔNG NGHIỆP ĐIỆN – ĐIỆN NĂNG Câu 1/ Dây dẫn điện, các thiết bị điện và đồ dùng điện được gọi là những: Kí hiệu điện của mạch điện. Phần tử của mạch điện. Mạch điện. Sơ đồ điện của mạch điện. Câu 2/ Động cơ điện (máy giặt, máy bơm nước) là thiết bị điện chuyển điện năng thành: Nhiệt năng. Quang năng. Cơ năng. Tất cả đều đúng. Câu 3/ Đèn huỳnh quang là thiết bị điện chuyển điện năng thành: Nhiệt năng. Quang năng. Cơ năng. Hóa năng. Câu 4/ Đơn vị đo điện áp là: Ampe (A) Volt (V ) Ohm () Watt (W) Câu 5/ Điện áp pha là điện áp đo giữa :. 2 dây pha 1 dây pha, 1 dây trung tính. 3 dây pha 2 dây pha, 1 dây trung tính. Câu 6/ Dòng điện một chiều là dòng điện có: Chiều và trị số không đổi theo thời gian. Trị số không đổi và chiều thay đổi theo thời gian Chiều dòng điện thay đổi theo thời gian. Trị số thay đổi và chiều không đổi theo thời gian Câu 7/ Dòng điện xoay chiều ở nước ta có tần số: f = 45 Hz (héc) f = 50 Hz (héc) f = 55 Hz (héc) f = 60 Hz (héc) Câu 8/ Ở Việt Nam có các dạng sản xuất điện năng Quang năng, nhiệt năng Thủy năng, hóa năng Nhiệt năng, thủy năng Nguyên tử, thủy năng Câu 9/ Điện năng có tính ưu việt : Dễ sản xuất và dễ truyền tải Không tổn hao năng lượng Ít có sự cố Trị số ổn định Câu 10/ Tại nơi tiêu thụ điện năng, điện áp thường được máy biến áp giảm xuống : 500 đến 1.000 V 220 V đến 380 V 20 V đến 110 V 110V Câu 11/ Việc tiết kiệm điện năng là của đối tượng nào? Cơ quan, xí nghiệp. Công nhân. Học sinh. Mọi người. Câu 12/ Kiến thức cơ bản về kĩ thuật điện bao gồm: An toàn điện, vật liệu điện, cung cấp điện. Khí cụ điện, máy điện, vật liệu điện. Cung cấp điện, an toàn điện, vật liệu điện, khí cụ điện, máy điện An toàn điện, máy điện. Câu 13/ Đồ dùng điện được xem là tải như: Cầu chì Cầu dao Quạt điện Công tắc Câu 14/ Mạch điện bao gồm : Máy phát điện và tải Tải, dây và nguồn Nguồn, tải, thiết bị Biến thế, dây dẫn Câu 15/ Có 2 loại nguồn điện chủ yếu là : Nguồn điện 1 chiều và nguồn điện 2 chiều Điện 1 pha. Nguồn điện 1 chiều và nguồn điện xoay chiều Điện 3 pha Câu 16/ Dòng điện xoay chiều có tính chất : Gây nguy hiểm, có cường độ nhỏ. Cung cấp điện cho tải. Cường độ lớn, gây tử vong. Có trị số cường độ và chiều dòng điện thay đổi theo thời gian. Câu 17/ Dòng điện xoay chiều có ký hiệu P . . N ~ AC a, b, c đều đúng Câu 17/ Một thiết bị điện có chữ viết tắt “DC”, nghĩa là sử dụng nguồn điện nào ? Hai chiều. Ba chiều. Xoay chiều. Một chiều. Câu 19/ Một thiết bị điện có chữ viết tắt “AC”, nghĩa là sử dụng nguồn điện nào ? Hai chiều. Ba chiều. Xoay chiều. Một chiều. Câu 20/ Dòng điện xoay chiều là dòng điện có : Chiều và trị số không đổi. Chiều thay đổi, trị số không đổi. Trị số không đổi, chiều thay đổi. Chiều và trị số thay đổi theo thời gian. Câu 21/ Đơn vị đo cường độ dòng điện là : Kilôvôn ( kV ) Ampe ( A ) Vôn ( V ) Vôn Ampe ( VA ) Câu 22/ Điện năng có các ưu điểm sau : Sản xuất dễ dàng, sử dụng dễ dàng, dễ biến đổi sang các năng lượng khác. Sản xuất dễ dàng, sử dụng khó khăn, dễ biến đổi sang các năng lượng khác. Sản xuất dễ dàng, sử dụng dễ dàng, không biến đổi sang các năng lượng khác. Sản xuất dễ dàng, sử dụng khó khăn, không biến đổi sang các năng lượng khác. Câu 23/ Để sản xuất Điện năng ta cần phải có: Nhà máy điện, các nguồn năng lượng. Nguồn điện, các năng lượng. Máy phát điện, các năng lượng. Thiết bị điện, các năng lượng. Câu 24/ Điện năng có thể biến đổi sang các năng lượng : Quang năng, cơ năng, điện năng. Quang năng, cơ năng, nhiệt năng Quang năng, điện năng, nhiệt năng Nhiệt năng, cơ năng, điện năng Câu 25/ Điện năng được truyền đi với tốc độ : 300.000 km/giây. 300.000 km/phút. 30.000 km/giây. 300.000 km/giờ. Câu 26/ Nhà máy thủy điện là nhà máy sử dụng nguồn năng lượng để sản xuất ra điện : Dầu hỏa, than đá. Nước. Gió. Ánh sáng mặt trời. Câu 27/ Nhà máy nhiệt điện là nhà máy sử dụng nguồn năng lượng để sản xuất ra điện : Dầu hỏa, than đá. Nước. Gió. Ánh sáng mặt trời. Câu 28/ Để tiết kiệm điện năng ta nên : Tắt hết các thiết bị trong nhà. Chỉ sử dụng ánh sáng tự nhiên. Sử dụng hợp lí điện trong sinh hoạt. Sử dụng hợp lí điện trong sản xuất và trong sinh hoạt Câu 29/ Dòng điện một chiều là dòng điện có : Chiều và trị số không đổi. Trị số không đổi, chiều thay đổi. Chiều không đổi, trị số thay đổi. Chiều và trị số thay đổi theo thời gian. Câu 30/ Điện áp là gì : Là lưu lượng điện đi qua một đơn vị dây dẫn và cố định trong 1 giây. Là mức độ chênh lệch giữa mức điện cao và mức điện thấp. Là khả năng cản trở dòng điện của vật dẫn. Là lượng điện mà thiết bị tiêu thụ trong 1 giờ. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN ĐIỆN DÂN DỤNG CHƯƠNG II : DỤNG CỤ VÀ VẬT LIỆU KỸ THUẬT ĐIỆN –—˜™ Câu 1/ Vật liệu dẫn điện là những vật liệu: Không cho dòng điện đi qua. Cho dòng điện đi qua dễ dàng. Cho dòng điện đi qua dễ dàng ở nhiệt độ bình thường. Cho dòng điện đi qua ở nhiệt độ cao. Câu 2/ Vật liệu dẫn điện có thể là : Dung dịch. Chất rắn, chất lỏng, chất hơi. Kim loại. Phi kim loại. Câu 3/ Cao su, sành sứ, nhựa, thủy tinh thuộc nhóm vật liệu : Vật liệu dẫn điện. Vật liệu dẫn từ. Vật liệu cách điện. Vật liệu bán dẫn. Câu 4/ Khoen kín chỉ được sử dụng cho: Dây đơn lõi 1 sợi. Dây cáp. Dây đơn lõi nhiều sợi. Tất cả đều đúng. Câu 5/ Một mối nối tốt phải đạt những yêu cầu sau: Đảm bảo an toàn và đẹp. Dẫn điện tốt, đảm bảo về mặt an toàn điện, đẹp, có độ bền cơ học tốt. Đạt yêu cầu về mặt mỹ thuật và dẫn điện tốt. Dây dẫn phải có hình dáng như cũ và có độ bền cơ học tốt. Câu 6/ Vật liệu có điện trở suất càng nhỏ thì sẽ: không dẫn điện dẫn điện rất tốt dẫn điện không tốt dẫn điện trung bình Câu 7/ Vật liệu dẫn điện có : Điện trở suất nhỏ Điện trở suất rất lớn Độ bền cơ học cao Độ bền cơ học rất cao Câu 8/ Hơi thủy ngân dùng làm: bộ phận cách điện trong máy phát, động cơ điện bộ phận dẫn điện trong vỏ khí cụ điện bộ phận dẫn điện trong đèn cao áp bộ phận cách điện trong lõi biến thế cao tần Câu 9/ Hợp kim Niken - crôm dùng làm: Lõi dẫn từ trong máy phát, động cơ điện Vỏ khí cụ điện Ăng ten Dây đốt nóng của bếp điện Câu 10/ Vật liệu dẫn điện gồm các vật liệu sau: Nhựa, sứ, dầu cáp Hơi thủy ngân, nicrôm Mica, amiăng, pherít Hợp kim, thép kỹ thuật. Câu 11/ Vật liệu cách điện gồm các vật liệu sau: Nhựa, sứ, dầu cáp Giấy cách điện, nicrôm Mica, amiăng, pherít Hợp kim, thép kỹ thuật. Câu 12/ Vật liệu cách điện có : Độ bền cơ học cao Điện trở suất rất nhỏ Điện trở suất rất lớn Độ bền cơ học thấp Câu 13/ Vật liệu dẫn điện là vật liệu: Không cho dòng điện đi qua. Cho dòng điện đi qua dễ dàng ở nhiệt độ trung bình. Cho dòng điện đi qua dễ dàng. Cho dòng đoện đi qua ở nhiệt cao. Câu 14/ Trên dây dẫn có ghi 0,5 là : Tiết diện dây Bán kính dây Đường kính dây Chiều dài dây Câu 15/ Để dây dẫn không quá nóng khi sử dụng cần chọn: Kích thước dây Khả năng dẫn điện dây dẫn Khả năng dẫn nhiệt dây dẫn Tiết diện dây phù hợp cường độ dòng điện sử dụng Câu 16/ Để mối nối dẫn điện tốt, khi nối dây ta cần: Cạo sạch lõi trước khi nối dây Điện trở của mối nối nhỏ Nhỏ gọn về kích thước nhưng bền chắc Bọc băng keo sau khi nối Câu 17/ Để mối nối cách điện tốt, khi nối dây ta cần: Cạo sạch lõi trước khi nối dây Điện trở của mối nối nhỏ Nhỏ gọn về kích thước Bọc băng keo sau khi nối Câu 18/ Vật liệu dẫn từ có đặc tính: Dẫn từ kém Dẫn điện kém Cách điện tốt Dẫn từ tốt Câu 19/ Anico là vật liệu thường dùng làm: Lõi dẫn từ của máy biến áp Lõi dẫn từ của nam châm điện Nam châm vĩnh cửu Anten Câu 20/ Vật cách điện là: Thuỷ tinh, đồng, nhựa. Thuỷ tinh, cao su, sứ Nhôm, vàng, gỗ. Nước muối, nhựa, caosu. Câu 21/ Dây đơn cứng là dây dẫn điện có? Lõi gồm nhiều sợi xoắn lại bằng đồng hoặc nhôm có vỏ bọc Lõi gồm nhiều sợi xoắn lại bằng đồng hoặc nhôm không vỏ bọc Lõi gồm 1 sợi bằng đồng hoặc nhôm có vỏ bọc Lõi gồm 1 sợi bằng đồng hoặc nhôm không vỏ bọc Câu 22/ Để tiếp điện vào bàn ủi ta dùng loại dây dẫn nào? Dây đơn cứng Dây đơn mềm Dây đôi mềm Dây đôi mềm ,có vỏ chịu nhiệt Câu 23/ Vật liệu dẫn điện là những chất ở bình thường cho đi qua dễ dàng . A. Nhiệt độ, dòng điện. B. Áp suất, dòng điện. C. Nhiệt độ, điện. D. Áp suất, điện. Câu 24/ Vật liệu dẫn điện là vật liệu : Cho dòng điện đi qua dễ dàng ở nhiệt độ cao. Cho dòng điện đi qua dễ dàng ở nhiệt độ bình thường. Không cho dòng điện đi qua dễ dàng ở nhiệt độ bình thường. Không cho dòng điện đi qua dễ dàng ở nhiệt độ cao. Câu 25/ Chọn vật liệu dẫn điện : A. Đồng, vonfram, amiăng. B. Chì, nhôm, vecni. C. Nhôm, đồng, vonfram. D. Thủy tinh, amiăng, vecni. Câu 26/ Vật liệu cách điện là những chất ở bình thường không cho đi qua dễ dàng . A. Nhiệt độ, dòng điện. B. Áp suất, dòng điện. C. Nhiệt độ, điện. C. Áp suất, điện. Câu 27/ Chọn vật liệu cách điện : A. Thủy tinh, sứ, than kỹ thuật điện. B. Đồng, nhôm, vecni. C. Thủy tinh, sứ, amiăng . D. Đồng, nhôm, chì. Câu 28/ Qui trình thực hiện một mối nối dây dẫn điện : Gọt vỏ cách điện, làm sạch đầu lõi dây, quấn lõi dây, bọc cách điện. Gọt vỏ cách điện, làm sạch đầu lõi dây, quấn lõi dây. Gọt vỏ cách điện, quấn lõi dây, bọc cách điện. Quấn lõi dây, bọc cách điện. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN ĐIỆN DÂN DỤNG Chương III : AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG NGHỀ ĐIỆN –—˜™ Câu 1/ Những yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến mức độ nguy hiểm của tai nạn điện giật: Điện trở người, trị số dòng điện qua người, thời gian dòng điện qua người, đường đi của dòng điện qua người, tần số dòng điện. Cường độ, điện áp, điện trở người và vị trí tiếp xúc với điện. Điện áp khu vực, thời gian tiếp xúc, tần số dòng điện và sức khỏe của mỗi người. Cả 3 câu trên đều đúng. Câu 2/ Tần số dòng điện: Càng cao càng nguy hiểm. Càng thấp càng nguy hiểm. Cao hay thấp đều nguy hiểm. Cao hay thấp đều không nguy hiểm. Câu 3/ Các nguyên nhân gây tai nạn điện cho người: Chạm phải vật mang điện, bộ phận bị chạm vỏ Điện áp bước Phóng hồ quang Cả 3 câu trên đều đúng Câu 4/ Để thực hiện nguyên tắc an toàn điện: Luôn kiểm tra độ cách điện của các thiết bị điện. Hạn chế sử dụng thiết bị điện tối đa. Luôn sử dụng các dụng cụ có bọc cách điện khi sửa chữa điện. Câu A và C đúng Câu 5/ Để cứu người bị điện giật, việc đầu tiên phải làm là: Di chuyển người bị điện giật ra khỏi khu vực có điện. Báo ngay cho chi nhánh điện lực gần nhất để xử lý. Ngắt ngay nguồn điện nơi xảy ra tai nạn. Gọi bác sĩ đến ngay. Câu 6/ Điều kiện áp dụng đối với phương pháp nối trung hòa bảo vệ an toàn cho thiết bị dùng điện là: Dùng cho cả mạng điện hạ thế và cao thế. Chỉ dùng khi hệ thống điện có dây trung hòa. Dùng khi sửa chữa đường dây có điện thế cao. Tất cả đều đúng. Câu 7/ Điều kiện áp dụng đối với phương pháp nối đất bảo vệ an toàn cho thiết bị dùng điện là: Dùng cho cả mạng điện hạ thế và cao thế. Chỉ dùng khi hệ thống điện có dây trung hòa. Dùng khi sửa chữa đường dây có điện thế cao. Tất cả đều đúng. Câu 8/ Hiệu điện thế an toàn là: Hiệu điện thế không gây nguy hiểm cho người khi chạm vào. Hiệu điện thế 12v đối với môi trường dễ cháy, dễ dẫn điện. Hiệu điện thế 36v đối với môi trường khô sạch. Tất cả đều đúng. Câu 9/ Em hãy sắp xếp thứ tự các việc làm khi cứu người bị điện giật theo trình tự dưới đây: Nhanh chóng cắt nguồn điện, tách nạn nhân ra khỏi vật mang điện. Người cấp cứu phải hết sức bình tĩnh, quan sát kỹ hiện trường. Mời bác sĩ hoặc đưa nạn nhân đến bệnh viện kịp thời. Thực hiện hô hấp nhân tạo cho đến khi nạn nhân tự hô hấp được. 2-1-4-3. 1-4-3-1. 2-3-1-4. 1-2-3-4. Câu 10/ Các biện pháp thực hiện bảo vệ an toàn điện là: Định kỳ kiểm tra tình trạng cách điện ở các thiết bị dùng điện. Dùng dụng cụ và thiết bị bảo vệ. Thực hiện nghiêm các qui định an toàn điện khi sửa điện. D/ Tất cả đều đúng. Câu 11/ Điện trở người phụ thuộc Da và diện tích tiếp xúc Trọng lượng cơ thể Áp suất và cơ bắp Da và cơ bắp Câu 12/ Chạm vào nồi cơm điện bị giật là do Không cẩn thận Không cách điện an toàn Nồi bị hỏng cách điện Tay bị ướt Câu 13/ Để kiểm tra trực tiếp có điện, ta sử dụng Tuavit Bút thử điện Đèn báo Bóng đèn Câu 14/ Dụng cụ lao động phải : Gọn nhẹ Có cách điện nơi tiếp xúc với vật Sử dụng được với U > 1200 V Có tay cầm cách điện đạt yêu cầu Câu 15/ Khi người chạm vào phần tử mang điện, cơ thể ở trạng thái co giật, mê mang bất tỉnh, từ 4-6 giây có thể chết đó là tác dụng: Gây chấn thương Kích thích Rối loạn Tê liệt Câu 16/ Nếu người đến gần vật mang điện có hiệu điện thế cao(từ hơn 6kv) sẽ có hiện tượng gây chấn thương cho người do: Điện áp bước Chạm vỏ Phóng điện hồ quang Vô ý Câu 17/ Người ta dùng dây dẫn nối tiếp các bộ phận mà ta có thể tiếp xúc với sàn đứng khi ta làm việc là biện pháp : Nối đất Nối trung hòa Nối đẳng thế Nối tiếp đất Câu 18/ Khi sửa chữa mạch điện hoặc mạch thiết bị điện ở nơi ẩm ướt cần phải có phương tiện bảo vệ: Kìm Tuốc-nơ-vít Ủng, găng tay cách điện Thước đo Câu 19/ Một con chim 2 chân đậu trên 1 dây điện trần có hiệu điện thế 220V mà không nguy hiểm là do có hiện tượng gì về điện xảy ra ? Đẳng thế. Đẳng dòng. Nối đất. Nối trung hòa. Câu 20/ Trong mạch điện khi có sự cố “chạm vỏ”, cầu chì bị đứt, không gây nguy hiểm cho người là biện pháp an toàn nào? Nối trung hòa. Nối đất. Nối đẳng thế. Nối đẳng áp. Câu 21/ Trình tự sơ cứu người bị điện giật là : Tách nạn nhân ra khỏi vật mang điện, đưa nạn nhân đến cơ quan y tế. Tách nạn nhân ra khỏi vật mang điện, hô hấp nhân tạo, đưa nạn nhân đến cơ quan y tế. Tách nạn nhân ra khỏi vật mang điện, co duỗi tay. Tách nạn nhân ra khỏi vật mang điện, hà hơi thổi ngạt. Câu 22/ Để kiểm tra sự “chạm vỏ”, ta dùng thiết bị nào ? Tua vít. Kìm. Bút thử điện. Băng keo cách điện. Câu 23/ Khi sửa chữa điện ta không nên: Ngắt aptomat, rút phích cắm điện. Rút nắp cầu chì và cắt cầu dao. Cắt cầu dao, rút phích cắm điện và ngắt aptomat. Dùng tay trần chạm vào dây điện không có vỏ bọc cách điện (dây trần). Câu 24/ Phát biểu nào sau đây là sai : Cường độ dòng điện càng lớn thì càng nguy hiểm. Thời gian dòng điện qua cơ thể càng lâu thì càng nguy hiểm. Điện trở người càng cao thì càng nguy hiểm. Tần số dòng điện càng thấp thì càng nguy hiểm. Câu 25/ Thời gian tiếp xúc với dòng điện , điện trở người , mức độ nguy hiểm Càng lâu, càng thấp, càng cao. Càng lâu, càng cao, càng cao. Càng lâu, càng thấp, càng giảm. Cả 3 câu đều sai Câu 26/ Khi bị điện giật nguyên nhân là do : Chạm vào thiết bị rò điện. Chạm vào phần tử mang điện. Phóng điện cao áp. A, B, C đúng. Câu 27/ Nối đất bảo vệ là : Nối vỏ của thiết bị bằng kim loại xuống đất. Nối dây pha xuống đất. Nối dây trung tính xuống đất. Nối phần tử mang điện của thiết bị xuống đất. Câu 28/ Nối trung tính bảo vệ là : Nối dây pha xuống đất. Nối dây trung tính xuống đất. Nối dây trung tính xuống vỏ kim loại của thiết bị. Nối dây trung tính với phần tử mang điện của thiết bị. Câu 29/ Nối trung tính bảo vệ có tác dụng : Bảo vệ cho thiết bị khi xảy ra chạm vỏ. Bảo vệ cho thiết bị khi xảy ra ngắn mạch. Bảo vệ cho thiết bị khi xảy ra quá tải. Bảo vệ cho người sử dụng khi xảy ra chạm vỏ. Câu 30/ Các biện pháp thực hiện an toàn điện : Định kì kiểm tra tình trạng cách điện các thiết bị. Sử dụng các phương tiện bảo vệ. Thường xuyên kiểm tra nối đất, nối trung tính. A, B, C đúng. Câu 31/ Khi thấy người bị điện giật ta phải : Dùng tay kéo người bị nạn ra khỏi nguồn điện. Cúp cầu dao hoặc tháo nắp cầu chì nơi gần nhất. Hô hấp nhân tạo cho nạn nhân. A, B, C đúng. Câu 32/ Phương pháp sơ cứu người bị điện giật : Lấy khăn ước lau mặt nạn nhân. Cạo gió cho nạn nhân. Hô hấp nhân tạo cho nạn nhân. Đặt nạn nhân nằm úp rồi ấn vào lưng nạn nhân. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN ĐIỆN DÂN DỤNG Chương IV : KHÍ CỤ ĐIỆN DÙNG TRONG MẠNG ĐIỆN SINH HOẠT. –—˜™ Câu 1/ Cho biết tên gọi của ký hiệu: Công tắc. Ổ cắm 3 lỗ. Công tắc kép. Rờ le. Câu 2/ Cho biết tên gọi của ký hiệu điện: Chuông điện Công tắc đơn Công tắc kép Nút nhấn thường hở (nút chuông). Câu3/ Cho biết tên gọi của ký hiệu điện: Đảo điện Cầu dao Cầu dao 1 pha Cầu dao 2 pha Câu 4/ Cho biết tên gọi của ký hiệu điện: Chuông điện Máy biến áp Động cơ điện Cả 3 đều sai Câu5/ Cho biết tên gọi của ký hiệu điện: Ballast Điện trở Tụ điện Chuông điện Câu 6/ Khi cầu chì bị đứt ta có thể thay thế bằng cách: Dùng giấy bạc trong bao thuốc lá. Dây đồng có cùng đường kính. Dây chì có cùng đường kính. Dây nhôm có cùng đường kính. Câu 7/ Khí cụ điện là gì? là những thiết bị đóng cắt, bảo vệ, điều khiển, tiếp điện. là những thiết bị bảo vệ mạch điện là những thiết bị an toàn cho mạch điện là những thiết bị đo điện Câu 8/ Khí cụ điện hạ thế gồm có: Cầu dao, công tắc, chuông điện, ổ cắm Cầu chì, công tắc, ổ cắm, cầu dao. Công tắc, trấn lưu, nút nhấn, ổ cắm Ổ cắm, starter, cầu dao, công tắc Câu 9/ Hãy lựa chọn đúng nhất loại khí cụ điện nào vừa có tác dụng đóng ngắt dòng điện, vừa có tác dụng bảo vệ: Công tắc. Cầu dao. Cầu chì. Đảo điện. Câu 10/ Cầu chì là loại khí cụ điện có chức năng dùng để: Đóng, ngắt dòng điện. Bảo vệ quá tải và ngắn mạch cho thiết bị và đường dây . Tiếp điện. Cả B và C đều đúng. Câu 11/ Ổ cắm điện là loại khí cụ điện có chức năng dùng để: Đóng, ngắt dòng điện. Bảo vệ mạch điện. Tiếp điện. Cả 3 đều sai. Câu 12/ Công tắc là loại khí cụ điện có chức năng dùng để: Đóng, ngắt dòng điện. Bảo vệ mạch điện. Tiếp điện. Cả A và B đều đúng. Câu 13/ Trong mạng điện sinh hoạt tại sao phải đặt cầu chì trên dây pha? Để bảo vệ mạch điện và thiết bị khi có sự cố ngắn mạch hoặc quá tải. Để tiếp điện cho thiết bị. Để đóng, ngắt dòng điện vào thiết bị. Cả A,B,C đều đúng Câu 14/ Hiện nay trong mạng điện dân dụng, CB là khí cụ được dùng để thay thế cho: Cầu chì Cầu dao Đảo điện Cả A và B đều đúng Câu 15/ Trên vỏ ổ điện thường ghi: Pđm – Uđm Iđm – Rđm Iđm – Uđm Iđm - Pđm Câu 16/ Các thiết bị dùng để đóng cắt dòng điện: Cầu dao, cầu chì Ổ điện, công tắc Đuôi đèn, phích điện Công tắc, cầu dao Câu 17/ Trên vỏ công tắc có ghi số liệu kỹ thuật: Pđm – Uđm f đm – Uđm Iđm – Uđm Iđm - Pđm Câu 18/ Công tắc mắc trước phụ tải và : Trên dây trung hòa, sau cầu chì Trên dây trung hòa, sau cầu dao Trên dây pha, sau ổ điện Trên dây pha, sau cầu chì Câu 19/ Trên vỏ cầu dao có ghi số liệu như: 500V-100W 10A -250V 200W-10A 10A-500W Câu 20/ Trên vỏ cầu dao có ghi số liệu kỹ thuật: Pđm – Uđm f đm – Uđm Iđm – Uđm Iđm - Pđm Câu 21/ Dây chảy cầu chì bị đứt khi : U tăng U giảm I tăng I giảm Câu 22/ Trong sử dụng,cầu dao dùng để đóng ngắt toàn bộ mạng điện có công suất khá lớn nên thường được đặt ở: Đường dây chính Đường dây trung tính Đường dây phụ Đường dây cao áp Câu 23/ Công dụng của đảo điện dược dùng để chuyển điện từ 2 nguồn cung cấp khác nhau hoặc dùng để: Đảo chiều quay động cơ Đóng ngắt dòng điện Bảo vệ khi có sự cố Tiếp điện cho đồ dùng điện Câu 24/ Công dụng của công tắc là gì ? Đóng ngắt dòng điện cho phụ tải có điện áp trên 500V và cường độ dòng điện dưới 5A. Đóng ngắt dòng điện cho phụ tải có điện áp dưới 500V và cường độ dòng điện trên 5A. Đóng ngắt dòng điện cho phụ tải có điện áp dưới 500V và cường độ dòng điện dưới 5A. Đóng ngắt dòng điện cho phụ tải có điện áp 220V và cường độ dòng điện 5A. Câu 25/ Nếu dây chảy của cầu chì bị đứt, ta phải thay dây chảy như thế nào ? Cùng vật liệu và có tiết diện lớn hơn dây chảy cũ. Cùng vật liệu và tiết diện bé hơn dây chảy cũ. Khác vật liệu và có tiết diện bằng dây chảy cũ. Bằng dây chì và có tiết diện bằng dây chảy cũ. Câu 26/ Cầu dao 1 pha là khí cụ điện dùng để: Đóng cắt trực tiếp mạch điện. Đóng cắt trực tiếp mạch điện, luôn có cầu chì đi kèm để bảo vệ quá tải, ngắn mạch. Đóng cắt gián tiếp mạch điện. Đóng cắt gián tiếp mạch điện, luôn có cầu chì đi kèm để bảo vệ quá tải, ngắnmạch. Câu 27/ Công tơ điện 1 pha có công dụng: Đo công suất. Đo điện năng tiêu thụ trong mạch điện xoay chiều. Đo điện năng tiêu thụ trong mạch điện xoay chiều 1 pha. Đo điện năng tiêu thụ trong mạch điện xoay chiều 1 pha có tần số xác định. Câu 28/ Cầu chì bảo vệ trong mạch điện phải phù hợp với: Cường độ dòng điện định mức Hiệu điện thế định mức. Số lượng thiết bị trong mạch. Công suất định mức của thiết bị. Câu 29/ Mạng điện sinh hoạt gồm : Mạch bảo vệ và mạch điều khiển. Mạch phân phối và mạch điều khiển. Mạch chính và mạch nhánh. Mạch phân phối và mạch bảo vệ. Câu 30/ Công tắc là khí cụ điện dùng để dòng điện có trị số : A. Đóng cắt, nhỏ. B. Bảo vệ, nhỏ. C. Tiếp điện, nhỏ. D. Đóng cắt, lớn. Câu 31/ Cầu chì là khí cụ điện dùng để , dòng điện có trị số : A. Bảo vệ, đóng cắt, lớn. B. Bảo vệ, đóng cắt, nhỏ. C. Tiếp điện, đóng cắt, lớn. D. Tiếp điện, bảo vệ, nhỏ. Câu 35/ Vị trí lắp cầu chì trong mạch điện là : Trên dây trung hoà, sau phụ tải. B. Trên dây trung hoà, trước phụ tải. C . Trên dây pha, sau phụ tải. D. Trên dây pha, trước phụ tải. Câu 36/ Cầu dao là khí cụ điện dùng để dòng điện có trị số : A. Đóng cắt và bảo vệ, lớn. B. Bảo vệ, lớn. C. Đóng cắt, lớn. D. Tiếp điện, lớn. Câu 37/ Cầu dao chống giật dùng để : A. Bảo vệ khi ngắn mạch. B. Bảo vệ khi quá tải. C. Bảo vệ khi có dòng điện rò. D. A, B, C đúng. Câu 38/ Ổ điện là thiết bị dùng để : Đóng cắt dòng điện cho các thiết bị. Bảo vệ dòng điện cho các thiết bị. Tiếp điện cho các thiết bị. A, B, C đúng. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN ĐIỆN DÂN DỤNG Chương V : THIẾT BỊ TỎA SÁNG – –—˜™ Câu 1/ Thiết bị chiếu sáng là thiết bị biến đổi điện năng thành: Quang năng. Nhiệt năng. Cơ năng. Thủy năng. Câu 2/ Nguyên tắc hoạt động của đèn dây tóc (đèn bóng tròn) là: Do đốt tim đèn mà phát sáng. Do phóng điện tử trong khí nén. Do cảm ứng mà phát sáng. Cả B và C đều đúng Câu 3/ Dây tóc (tim đèn) của đèn dây tóc (đèn bóng tròn) được chế tạo bằng: Hợp kim mayso. Hợp kim nicrôm. Hợp kim vônfram. Hợp kim niken. Câu 4/ Trong bóng đèn dây tóc (đèn bóng tròn) người ta rút hết không khí trong bóng đèn và bơm vào: Khí neon. Khí trơ. Khí heli. Khí nitơ. Câu 5/ Vì sao khi chế tạo đèn dây tóc (đèn bóng tròn ), người ta rút hết không khí trong bóng đèn và nạp vào khí trơ : Để tăng tuổi thọ và chất lượng ánh sáng của đèn. Để bóng đèn không bị vỡ dưới tác dụng của nhiệt độ cao. Để có thể sử dụng được tối đa công suất định mức của đèn. Để ánh sáng đèn phát ra được ổn định. Câu 6/ Trên bóng đèn dây tóc (đèn bóng tròn ) có các số liệu định mức sau: Uđm, Iđm. Uđm, Pđm. Iđm, Pđm. Rđm, Uđm. Câu 7/ Trên đèn dây tóc (đèn bóng tròn) có ghi 220V, 15W, các số liệu này lần lượt có ý nghĩa là: Điện áp và công suất định mức đèn. Công suất và tần số dòng điện định mức của đèn. Điện áp và dòng điện định mức của đèn. Điện áp và tần số dòng điện định mức của đèn. Câu 8/ Ưu điểm của đèn dây tóc (đèn bóng tròn): Tiết kiệm điện năng. Phát sáng ổn định. Ánh sáng trắng. Tuổi thọ cao. Câu 9/ Nhược điểm của đèn dây tóc (đèn bóng tròn )là : Cấu tạo phức tạp khi sử dụng. Ánh sáng của đèn gần với ánh sáng của ngọn lửa. Hiệu suất phát sáng thấp, tuổi thọ ngắn. Ánh sáng của đèn nháp nháy, không liên tục. Câu 10/ Nguyên tắc hoạt động của đèn huỳnh quang là: Do đốt tim đèn mà phát sáng. Do phóng điện tử trong khí trơ. Do cảm ứng mà phát sáng. Cả B và C đều đúng. Câu 11/ Bộ phận chính của đèn huỳnh quang là: Ống thủy tinh, chân đèn. Lớp bột huỳnh quang, hai điện cực. Ống thủy tinh, hai điện cực, chân đèn. Hai điện cực, chân đèn. Câu 12/ Cấu tạo của bộ đèn huỳnh quang gồm có các bộ phận : Bóng đèn, trấn lưu (ballast), con mồi (starter),. Bóng đèn, trấn lưu (ballast), chân đèn. Bóng đèn, con mồi (starter), chân đèn. Bóng đèn, trấn lưu (ballast), con mồi (starter), máng và chân đèn. Câu 13/ Tim của bóng đèn huỳnh quang được làm bằng: Hợp kim Mayso. Hợp kim nicrôm. Hợp kim Vônfram. Hợp kim niken. Câu 14/ Tác dụng của lớp bột huỳnh quang trong đèn huỳnh quang là : Cho đèn phát ra ánh sáng trắng. Tăng số điện tử tự do. Đổi ánh sáng cực tím không thấy được thành ánh sáng thấy được. Cho tim đèn bền hơn. Câu 15/ Màu sắc ánh sáng của đèn huỳnh quang phát ra phụ thuộc vào: Điện áp cung cấp cho đèn. Cường độ dòng điện qua đèn. Con mồi (starter) và trấn lưu (ballast). Thành phần hóa học của lớp bột huỳnh quang. Câu 16/ Trấn lưu (ballast) trong mạch điện đèn huỳnh quang có nhiệm vụ: Tăng điện áp ban đầu để đèn khởi động. Ổn định điện thế đèn khi đèn đã sáng. Tăng điện áp ban đầu để đèn khởi động và ổn định dòng điện qua đèn khi đèn đã sáng. Tăng điện áp ban đầu để đèn khởi động và dòng điện qua đèn khi đèn đã sáng. Câu 17/ Trong bộ đèn huỳnh quang, con mồi (starter) có nhiệm vụ: Khởi động đèn lúc ban đầu Tăng áp cho đèn lúc ban đầu Ổn định dòng điện cho đèn Duy trì dòng điện qua đèn. Câu 18/ Dùng đèn thử để kiểm tra con mồi (starter) ; con mồi (starter) còn tốt thì đèn thử sẽ: Sáng – tắt liên tục. Không sáng. Sáng tỏ. Sáng mờ. Câu 19/ Dùng đèn thử

File đính kèm:

  • doctong_hop_cau_hoi_trac_nghiem_mon_dien_dan_dung.doc
Giáo án liên quan