Tổng hợp đề kiểm tra 90 phút ngữ văn 11 học kỳ II năm học 2008- 2009

I.Phần I: Trắc nghiệm (3 điểm)

Chọn đáp án đúng cho mỗi câu hỏi sau (Mỗi câu trả lời đúng được 0,2 điểm).

 

1/ Bút danh "Tản Đà" được Nguyễn Khắc Hiếu tạo ra theo cách nào?

a Ghép tên một con sông với tên một ngọn núi ở quê hương ông.

b Ghép tên làng với tên thôn ở quê hương ông.

c Ghép tên một thắng cảnh với tên một thắng cảnh khác ở quê hương ông.

d Ghép tên một ngọn núi với tên một con sông ở quê hương ông.

 

2/ Dòng nào sau đây nêu thông tin chính xác về hoàn cảnh sáng tác bài thơ "Lưu biệt khi xuất dương" của Phan Bội Châu?

a 1912, khi chia tay các đồng chí trong Việt Nam Quang phục hội.

b 1905, khi chia tay các đồng chí trong Đông Du hội.

c 1904, khi chia tay các đồng chí trong Duy Tân hội.

d 1905, khi chia tay các đồng chí trong Duy Tân hội.

 

3/ Đặt trong hoàn cảnh sáng tác (trong tù khốn khổ, đói rét, mệt mỏi.), bài thơ "Chiều tối" cho ta thấy vẻ đẹp gì ở con người Hồ Chí Minh?

a Yêu cảnh vật, thiên nhiên say đắm.

b Quên mình, luôn dành tình yêu cho cuộc sống và con người.

c Yêu con người và công việc lao động.

d Lạc quan, luôn tin tưởng ở tương lai.

 

4/ Bài thơ "Hầu trời" được Tản Đà viết theo dạng thức như thế nào?

a Như một câu chuyện (hư cấu) bằng thơ.

b Như một vở kịch.

c Như một bài "hành".

d Như một bài thơ trữ tình bình thường.

 

5/ Nguyên văn chữ Hán, nhan đề bài thơ "Chiều tối" là gì?

a Hoàng hôn.

b Vãn cảnh.

c Mộ.

d Tảo giải.

 

doc4 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1474 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tổng hợp đề kiểm tra 90 phút ngữ văn 11 học kỳ II năm học 2008- 2009, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI PHÒNG ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ II TRƯỜNG THPT LÊ CHÂN NĂM HỌC 2007-2008 Mã đề 1 MÔN: Ngữ văn - LỚP 11. Thời gian làm bài:90 phút(không kể thời gian giao đề) (Đề gồm …. trang) ----------------------------------------- I.Phần I: Trắc nghiệm (3 điểm) Chọn đáp án đúng cho mỗi câu hỏi sau (Mỗi câu trả lời đúng được 0,2 điểm). 1/ Bút danh "Tản Đà" được Nguyễn Khắc Hiếu tạo ra theo cách nào? a Ghép tên một con sông với tên một ngọn núi ở quê hương ông. b Ghép tên làng với tên thôn ở quê hương ông. c Ghép tên một thắng cảnh với tên một thắng cảnh khác ở quê hương ông. d Ghép tên một ngọn núi với tên một con sông ở quê hương ông. 2/ Dòng nào sau đây nêu thông tin chính xác về hoàn cảnh sáng tác bài thơ "Lưu biệt khi xuất dương" của Phan Bội Châu? a 1912, khi chia tay các đồng chí trong Việt Nam Quang phục hội. b 1905, khi chia tay các đồng chí trong Đông Du hội. c 1904, khi chia tay các đồng chí trong Duy Tân hội. d 1905, khi chia tay các đồng chí trong Duy Tân hội. 3/ Đặt trong hoàn cảnh sáng tác (trong tù khốn khổ, đói rét, mệt mỏi...), bài thơ "Chiều tối" cho ta thấy vẻ đẹp gì ở con người Hồ Chí Minh? a Yêu cảnh vật, thiên nhiên say đắm. b Quên mình, luôn dành tình yêu cho cuộc sống và con người. c Yêu con người và công việc lao động. d Lạc quan, luôn tin tưởng ở tương lai. 4/ Bài thơ "Hầu trời" được Tản Đà viết theo dạng thức như thế nào? a Như một câu chuyện (hư cấu) bằng thơ. b Như một vở kịch. c Như một bài "hành". d Như một bài thơ trữ tình bình thường. 5/ Nguyên văn chữ Hán, nhan đề bài thơ "Chiều tối" là gì? a Hoàng hôn. b Vãn cảnh. c Mộ. d Tảo giải. 6/ Trong bài "Vội vàng" - Xuân Diệu, hình ảnh "Tháng giêng ngon như một cặp môi gần" là một so sánh rất Xuân Diệu. Căn cứ vào đâu là chủ yếu để có thể nói như vậy? a Cảnh vật trong thơ Xuân Diệu luôn đầy sắc dục, tình tứ. b Xuân Diệu nhìn đâu cũng thấy niềm đam mê và hương vị của tình yêu. c Xuân Diệu thường lấy vẻ đẹp của con người, sự sống làm chuẩn mực cho mọi vẻ đẹp. d Xuân Diệu thường có những liên tưởng, so sánh rất táo bạo. 7/ Từ nào trong số các từ sau không phù hợp với nét độc đáo của "cái tôi" trong thơ Xuân Diệu? a Ham sống. b Kiêu sa, khinh bạc. c Rạo rực, băn khoăn. d Yêu đời. 8/ Trong bài thơ "Hầu trời", trong chuyến "hầu trời" bằng tưởng tượng, Tản Đà không nói về điều gì? a Về tình cảnh khốn khó của nhà văn nơi hạ giới. b Về bản thân và về nghề văn. c Về tình trạng đen tối, bất công của xã hội. d Về "sứ mệnh" xã hội mà nhà văn phải gánh vác. 9/ Trong bài "Vội vàng" - Xuân Diệu, ước muốn "tắt nắng, buộc gió" của nhân vật trữ tình "tôi", nói một cách giản dị và thực chất, là ước muốn điều gì? a Muốn có được sức mạnh, quyền năng của tạo hoá. b Muốn có được quyền uy của thượng đế. c Muốn vĩnh viễn hoá hương sắc của tuổi trẻ, mùa xuân. d Muốn chặn đứng bước đi của thời gian. 10/ Trong bài thơ "Đây thôn Vĩ Dạ" - Hàn Mặc Tử, từ "kịp" trong câu thơ "Thuyền ai đậu bến sông trăng đó - Có chở trăng về kịp tối nay" gợi lên điều gì rõ nét nhất đang ẩn chứa trong tâm tư tác giả? a Một nỗi buồn nhớ xa xăm đối với người thương. b Một lời khẩn cầu, hi vọng được gặp lại người thương. c Một niềm mong ngóng, trông đợi đối với người thương. d Một niềm khao khát, một thúc bách chạy đua với thời gian. 11/ Trong thế giới nghệ thuật đầy "xuân sắc và tình tứ", chuẩn mực cao nhất cho cái đẹp của thơ Xuân Diệu là gì? a Vẻ đẹp thuộc về đời sống tâm hồn và tâm linh. b Vẻ đẹp trong đời sống thiên nhiên. c Vẻ đẹp của con người giữa tuổi trẻ và tình yêu. d Vẻ đẹp trong đời sống xã hội. 12/ Trong bài thơ "Từ ấy" - Tố Hữu, bao trùm lên toàn bộ bài thơ là tình cảm gì của tác giả? a Niềm hân hoan của tác giả khi cách mạng tháng Tám thành công. b Niềm sung sướng của nhà thơ khi được tham gia hoạt động cách mạng. c Niềm tự hào của nhà thơ khi được gặp ánh sáng của cách mạng. d Niềm vui lớn của nhà thơ khi được giác ngộ lí tưởng cộng sản. 13/ Trong bài thơ "Chiều tối" - Hồ Chí Minh, sự vận động của cảnh vật và con người từ hai câu đầu đến hai câu cuối cho thấy đặc điểm gì trong tâm hồn Hồ Chí Minh? a Luôn hướng tới cuộc sống đời thường bình dị. b Luôn hướng tới niềm vui, sự sống, ánh sáng và tương lai. c Luôn hướng tới con người, cảnh vật lao động. d Luôn hướng tới hoạt động, vận động của cảnh vật. 14/ Huy Cận sáng tác bài thơ "Tràng giang" vào năm nào? a 1945. b 1938. c 1939. d 1940. 15/ Dòng nào sau đây nêu đúng hoàn cảnh sáng tác của bải thơ "Chiều tối" - Hồ Chí Minh? a Buổi chiều, trên đường chuyển lao từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo. b Khi mới ra tù tập leo núi, nhìn phong cảnh núi rừng. c Khi bị bắt giam ở Ung Ninh bằng thuyền trên sông. d Khi bị bắt giam trong nhà lao Thiên Bảo, nhìn núi rừng qua cửa sổ. II.Phần II (Tự luận) Đề I: Dành cho học sinh học sách nâng cao: Câu 1 (2 điểm): Sau khi học xong trích đoạn “Về luân lí xã hội ở nước ta” – Phan Châu Trinh và “Một thời đại trong thi ca” – Hoài Thanh, em rút ra được điều gì cần lưu ý khi viết một bài văn nghị luận? Câu 2 (5 điểm): Trong các tác giả thơ mới đã học trong chương trình Ngữ văn 11, em yêu thích nhất nhà thơ nào? Nêu cảm nhận hoặc ấn tượng của em về tác phẩm cụ thể (được giới thiệu trong SGK) của nhà thơ mà em yêu thích? Đề II: Dành cho học sinh học sách cơ bản: Câu 1 (2 điểm): Bài học mà em rút ra cho bản sau khi học xong truyện ngắn “Người trong bao” của Sê- khốp là gì? Câu 2 (5 điểm): Trong các tác giả thơ mới đã học trong chương trình Ngữ văn 11, em yêu thích nhất nhà thơ nào? Nêu cảm nhận hoặc ấn tượng của em về tác phẩm cụ thể (được giới thiệu trong SGK) của nhà thơ mà em yêu thích?

File đính kèm:

  • docDe 1.doc
  • docDap an De KTHK II.doc
  • docDe 2.doc
  • docDe 3.doc
  • docDe 4.doc
  • docDe 5.doc
  • docDe 6.doc
  • docKTHK II.doc