Tổng hợp đề luyện tập thi Đại học Hóa học

Câu 1: 1- Cho hỗn hợp X gồm (CuO, Al2O3, Al). Hãy nêu phương pháp hóa học tách riêng 3 chất nguyên chất sao cho khối lượng không đổi.

2- Viết các phương trình phản ứng mà các chất sau đây có

a) Tính khử: SO2; NH3; H2S; HCl.

b) Tính oxihóa: SO2; NaNO3 ; CuO ; KMnO4 ; MnO2

3- Trong một dung dịch có các ion: Mg2+ , NH , Na+ , HCO, Cl . Hãy nêu và giải thích:

 - Trong dung dịch có thể có những chất nào?

 - Cô cạn dung dịch có thể thu được những chất rắn nào?

 - Nung nóng hỗn hợp sau cô cạn có thể thu được những chất gì ?

4- Viết các phản ứng thực hiện các biến hóa sau, mỗi mũi tên 1 phản ứng:

FeFeSO4FeCl2Fe(NO3)2Fe(OH)2Fe2O3Fe2(SO4)3 FeSO4 H2SO4

 

doc48 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 09/07/2022 | Lượt xem: 396 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tổng hợp đề luyện tập thi Đại học Hóa học, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề 1 Câu 1: 1- Cho hỗn hợp X gồm (CuO, Al2O3, Al). Hãy nêu phương pháp hóa học tách riêng 3 chất nguyên chất sao cho khối lượng không đổi. 2- Viết các phương trình phản ứng mà các chất sau đây có a) Tính khử: SO2; NH3; H2S; HCl. b) Tính oxihóa: SO2; NaNO3 ; CuO ; KMnO4 ; MnO2 3- Trong một dung dịch có các ion: Mg2+ , NH , Na+ , HCO, Cl- . Hãy nêu và giải thích: - Trong dung dịch có thể có những chất nào? - Cô cạn dung dịch có thể thu được những chất rắn nào? - Nung nóng hỗn hợp sau cô cạn có thể thu được những chất gì ? 4- Viết các phản ứng thực hiện các biến hóa sau, mỗi mũi tên 1 phản ứng: Fe®FeSO4®FeCl2®Fe(NO3)2®Fe(OH)2®Fe2O3®Fe2(SO4)3® FeSO4 ® H2SO4 Câu 2: 1- Ba hợp chất A, B, C cùng có công thức phân tử C3H6O2. Xác định công thức cấu tạo trong các trường hợp sau, viết các phản ứng minh họa: - A làm tan đá vôi. - B tác dụng với Na, tráng bạc, không tác dụng với NaOH. - C tráng bạc, tác dụng với NaOH, không tác dụng với Na. 2- Từ khí thiên nhiên, các chất vô cơ xúc tác tự chọn, hãy điều chế các polime sau: PVA (polivinylaxetat), PVC (polivinylclorua), polivinylic. Câu 3: Cho kim loại A tác dụng với dung dịch muối của kim loại B thu được kim loại B và dung dịch muối của kim loại A. 1. Cho biết điều kiện để phản ứng xảy ra theo cơ chế trên. 2. Nêu 2 ví dụ khác nhau vê phản ứng của kim loại tác dụng với dung dịch muối không xảy ra theo cơ chế trên? Câu 4: 1. Hai chất hữu cơ A và B đơn chức tạo ra bởi ba nguyên tố C, H, O và Đều có 34,78% oxi về khối lượng. Nhiệt độ sôi của A là 78,30C và của B là -23,60C. a. Tìm công thức phân tử và công thức cấu tạo của A và B. b. Hoàn thành phương trình phản ứng sau: AA1A2A3A4A5B 2. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 4,34 gam gồm 2 hợp chất hữu cơ X, Y là đồng phân của nhau thu được 3,584 lít khí CO2 (đkc), 2,88 gam H2O và 1,46 gam HCl. a. Tìm công thức phân tử của X, Y. b. Xác định công thức cấu tạo của X biết đun nóng X với dung dịch NaOH thu được xeton, viết phương trình phản ứng. c. Xác định công thức cấu tạo của Y biết đun nóng Y với dung dịch NaOH thu được anđehit, viết phương trình phản ứng. Câu 5: Lắc 0,81 gam bột Al trong 200 ml dung dịch chứa AgNO3 và Cu(NO3)2 một thời gian, thu được chất rắn A và dung dịch B. Cho A tác dụng với NaOH dư thu được 100,8 ml khí H2 (đo ở điều kiện chuẩn) và còn lại 6,012 gam hỗn hợp hai kim loại. Cho B tác dụng với NaOH dư, được kết tủa, nung đến khối lượng không đổi thu được 1,6 gam một oxit. Tính nồng độ CM của AgNO3 và Cu(NO3)2 trong dung dịch đầu. Câu 6: Đốt cháy hoàn toàn 1,8 gam một hợp chất A chứa các nguyên tố C, H, O và chỉ có một loại nhóm chức cần dùng hết 2,464 lít khí O2 và thu được 1,792 lít khí CO2 (Đktc) 1- Xác định công thức phân tử của A? 2- Viết công thức cấu tạo của A biết rằng: Lấy 0,9 gam chất A cho tác dụng với một lượng CuO dư, sau phản ứng được một chất rắn, hòa tan chất rắn trong dung dịch HCl dư thấy còn lại 0,64 gam chất rắn không tan. 3- Nếu cho 0,88 gam A’ (A’ là sản phẩm sau oxy hóa A) tác dụng với dung dịch Ag2O (dư) trong NH3 thì thu được bao nhiêu gam bạc ? Đề 2 Câu 1: 1. Đi từ quặng pirit sắt, muối ăn, đá vôi, nước, không khí và các chất xúc tác đầy đủ. Viết các phương trình phản ứng điều chế Fe, Fe2(SO4)3, FeCl2, dung dịch nước javel, clorua vôi. 2. Viết phương trình phản ứng và cho biết hiện tượng xảy ra trong mỗi trường hợp sau: a. Cho dung dịch NaOH từ từ vào dung dịch AlCl3 cho tới dư. b. Cho dung dịch AlCl3 từ từ vào dung dịch NaOH cho tới dư c. Sục khí SO2 vào dung dịch KMnO4 cho tới dư. d. Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch Fe(NO3)2. e. Cho dung dịch Al2(SO4)3 vào dung dịch Na2CO3. f. Sục khí CO2 từ từ vào dung dịch Ca(OH)2 cho tới dư. Câu 2: 1. Viết cấu hình electron của S+4 và Fe2+ và viết các phản ứng chứng minh các hợp chất chứa chúng vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử. Cho biết số thứ tự của S và Fe lần lượt là 16 và 26. 2. Không dùng hóa chất nào khác, hãy phân biệt 4 dung dịch chứa bốn hóa chất sau: NaCl, NaOH, HCl và phenolphtalein. 3. Trộn 300 ml dung dịch HCl 0,05 mol/l với 200 ml dung dịch Ba(OH)2 a mol/l thu được 500 ml dung dịch có pH = 2. Tính a? Câu 3: 1. Từ xenlulozơ, các chất vô cơ, xúc tác cần thiết, hãy viết các phương trình phản ứng điều chế glixerin, axit acrylic, rượu n-propylic, xenlulozơ trinitrat. 2. Viết công thức cấu tạo các đồng phân ứng với công thức phân tử C5H6O4 biết rằng khi thủy phân chúng bằng dung dịch NaOH dư thì chỉ thu được một muối và một rượu Đều không phải là hợp chất tạp chức. Câu 4: 1. Khi chưng khô gỗ để sản xuất axit axetic người ta thu được dung dịch chứa CH3COOH, CH3OH, (CH3)2CO. Nêu phương pháp hóa học để thu được ba chất riêng biệt. 2. Viết phương trình phản ứng điều chế tơ nilon-6 và tơ Enang từ monome tương ứng. Cho biết tại sao ta không nên ngâm vải lụa tơ tằm và áo len trong xà phòng đậm đặc. 3. Giải thích tại sao anilin và phenol dễ dàng tác dụng với Br2 ngay ở điều kiện thường và cho sản phẩm thế vào vị trí 2,4,6, trong khi đó benzen phản ứng thế Br2 cần có mặt xúc tác bột Fe. 4. Thủy tinh hữu cơ là gì? Viết phương trình phản ứng điều chế thủy tinh hữu cơ đi từ axit và rượu tương ứng. Câu 5: Cho 7,22 gam hỗn hợp X gồm Fe và kim loại M có hóa trị không đổi. Chia hỗn hợp thành hai phần bằng nhau. Hòa tan hết phần 1 trong dung dịch HCl, được 2,128 lít H2. Hòa tan hết phần 2 trong dung dịch HNO3 loãng thu được 1,792 lít khí NO duy nhất (dung dịch sau phản ứng không có muối NH4NO3). 1. Xác định kim loại M và % khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp X. 2. Cho 3,61 gam X tác dụng với 100 ml dung dịch A chứa Cu(NO3)2 và AgNO3. Sau phản ứng thu được dung dịch B và 8,12 gam chất rắn C gồm ba kim loại. Cho chất rắn C tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 0,672 lít khí H2. Các thể tích khí đo ở điều kiện chuẩn, các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính nồng độ mol/l của Cu(NO3)2 và AgNO3 trong dung dịch A. Câu 6: Đốt cháy hoàn toàn một lượng rượu A đơn chức thu được CO2 và nước với tỷ lệ khối lượng mCO: mHO = 11: 6. 1. Tìm công thức phân tử của rượu A. 2. Đun nóng 12g rượu A với H2SO4 đặc thu được olefin B với hiệu suất phản ứng là K: Cho olefin B hợp nước hoàn toàn thu được hỗn hợp rượu C. Chia C làm hai phần bằng nhau: Cho phần 1 tác dụng với Na dư được 0,896 lít H2 (đktc). Oxi hóa phần 2 bằng CuO nung nóng thu được hỗn hợp D. Cho hỗn hợp D tác dụng với dd Ag2O dư trong NH3 được 0,648g Ag. a. Tính hiệu suất phản ứng K. b. Tính hiệu suất phản ứng tạo mỗi rượu của hỗn hợp C từ olefin B và rút ra kết luận. Đề 3 Câu 1: 1. Tìm số lượng mỗi loại hạt cơ bản trong nguyên tử Al. Tính ra gam khối lượng của 1020 nguyên tử nhôm trên. Viết cấu hình electron của Al và cho biết vị trí (chu kỳ, phân nhóm) của Al trong bảng HTTH? 2. Viết các phương trình phản ứng theo dãy chuyển hóa sau (cho biết ứng với mỗi ® là một phương trình phản ứng và mỗi chất hóa học ứng với một chữ cái). E dư + H2O dd C dd C dd C dd A vừa đủ (H) +H2O dd A dư dd A B D Al B D B D D D F B Cho biết dung dịch A và dung dịch C là axit và bazơ thông dụng có thể điều chế đi từ dung dịch muối ăn. 3. Viết các phương trình phản ứng điều chế Al, Fe, Cu riêng biệt từ hỗn hợp gồm FeS2, Al2O3 và Cu2S. Câu 2: Hàm lượng của kim loại M trong MCl3 và MBr3 tỷ lệ với nhau theo tỷ số 1,184: 0,65 1. Xác định tên của M. 2. Viết phương trình phân tử, phương trình dạng ion của các phản ứng sau: a. MCl2 tác dụng với dung dịch AgNO3 dư. b. MxOy + HNO3 ® NO + c. Khí H2S + dung dịch MCl3. d. Dung dịch K2CO3 tác dụng với dung dịch MCl3 Câu 3: 1. Anđêhit là gì? Chọn Etanal làm ví dụ, viết 2 phản ứng để chứng tỏ Anđehit vừa có khả năng bộc lộ tính oxy hóa, vừa có khả năng bộc lộ tính khử. 2. Đốt cháy 5,8 gam một Anđêhit no hai lần Andehit mạch hở A cần vừa đủ 4,8 gam oxy. Tìm cấu tạo của A ? 3. Nêu phương pháp phân biệt A (tìm được ở trên) với Metanal. Từ A và metanal viết các phương trình phản ứng điều chế 2 este mạch hở C4H6O4. Câu 4: 1. Chất hữu cơ A đơn chức cấu tạo từ (C; H; O; N) Nitơ chiếm 15,73% theo khối lượng, 1mol A tác dụng với NaOH giải phóng 1 mol NH3. Viết cấu tạo và đọc tên A. Viết phản ứng của A với Ba(OH)2; H2SO4 đun nhẹ. 2. B1; B2 là hai đồng phân của A đều thực hiện được phản ứng trùng ngưng tạo ra Polipeptit. Viết công thức cấu tạo, đọc tên B1; B2 , viết phản ứng trùng ngưng của mỗi chất. Dung dịch B1 hoặc B2 trong nước có môi trường gì? Tại sao? Câu 5: Cho m gam X (FeS; Al2S3) vào dung dịch H2SO4 loãng dư, đun nhẹ (để thoát hết khí) thu được dung dịch A. 1/2 dung dịch A làm mất màu vừa hết 400ml dung dịch KMnO4 0,05M. 1/2 dung dịch A cho tác dụng với NaOH dư lọc và nung kết tủa được p gam bột. Lấy phần nước lọc cho tác dụng HCl vừa đủ để trung hòa NaOH dư sau đó lại thêm 120 ml HCl 1M nữa, được 3,12 gam kết tủa (Thí nghiệm trong điều kiện có oxy). 1. Tìm m, p ? 2. Muốn đốt cháy vừa hết m gam X cần một lượng oxy do nhiệt phân mấy gam KMnO4 ? Câu 6: Cho 25,6 gam đất đèn chứa 75% CaC2 tác dụng hết với H2O dư. Trộn C2H2 tạo thành với H2 và qua xúc tác nung nóng thu được hỗn hợp khí X không chứa H2. Cho X qua Ag2O/NH3 dư thu được 9,6 gam kết tủa. Khí còn lại làm mất màu vừa hết 25,28 gam KMnO4 trong dung dịch thu được chất hữu cơ A. Cho A hơi qua CuO nung nóng thu được hợp chất hữu cơ B đa chức với hiệu suất 100%. Lượng B tác dụng hết với Ag2O/NH3 dư thu được m gam hợp chất hữu cơ C. 1. Viết các phương trình phản ứng xảy ra. Gọi tên A, B, C. 2. Tính tỉ khối hơi của X so với H2. 3. Tính khối lượng m. Đề 4 Câu 1: 1. Cho các chất: a. Na2CO3; b. KNO3 ; c. (NH4)2SO4 ; d. KHSO4. Giải thích tính axit-bazơ của các dung dịch nước của các chất trên. Cho biết giá trị ước lượng pH của các dung dịch đó (pH>7; <7; »7). 2. a. Nước cứng là gì ? Phân loại? Nguyên tắc làm mềm nước cứng? Các phương pháp làm mềm nước cứng? b. Bình nước A có chứa 0,1 mol K+; 0,03 mol Ca2+; 0,02mol Mg2+ ; 0,04 mol Cl- ; 0,12 mol HCO 0,02mol SO. Hỏi nước trong bình A có độ cứng loại gì? Có thể dùng chất nào trong số các chất sau để làm nước mất cứng: xô đa, xút, Na3PO4, axit clohiđric. Viết các phương trình phản ứng. Câu 2: 1. Hãy sắp xếp các hợp chất trong dãy sau đây theo thứ tự tăng dần mức độ linh động của nguyên tử H trong nhóm chức của axit axetic, rượu etylic, phênol. Giải thích và minh hoạ bằng các phương trình phản ứng. 2. Từ metan, viết các phương trình phản ứng điều chế anilin, p-clonitrobenzen và m–clo nitrobenzen (các chất vô cơ và điều kiện cần thiết có đủ). Câu 3: 1. Cân bằng phương trình phản ứng bằng phương pháp thăng bằng electron: Fe3O4 + HNO3 ® Fe(NO3)3 + NO + NO2 + H2O Biết rằng hỗn hợp khí ( NO, NO2) thu được có tỷ khối so với hydro là 61/3. 2. Đốt cháy hoàn toàn một mẩu quặng pirit trong không khí thu được khí A, cho một mẩu sắt(II) sunfua tác dụng với dung dịch HCl thu được khí B, nung pemanganatkali thu được khí C, cho mangandioxit tác dụng với dung dịch HCl đậm đặc, nóng thu được khí D. Viết các phương trình phản ứng xảy ra và hoàn thành các phương trình phản ứng sau (nếu có) và ghi rõ điều kiện phản ứng: a) A + B ® ... b) A + C ® c) B + C ® d) A + D + H2O ® e) B + D + H2O ® f) D + C ® 3. Electron cuối cùng của hai nguyên tử A và B lần lượt được phân vào các phân lớp 3p và 4s. Tổng số electron của hai phân lớp này bằng 5 và hiệu số electron của chúng bằng 3. Xác định hai nguyên tố A , B và xác định vị trí của chúng trong bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Câu 4: 1. Fomalin là gì? cho 3,94 g Fomalin tác dụng hoàn toàn với Ag2O dư trong NH3 tạo ra 21,6g Ag. Tính % khối lượng của andehit trong Fomalin. 2. Chỉ dùng một hóa chất hãy phân biệt: Fomalin, rượu etylic, glyxerin, dung dịch glucozơ chứa trong các lọ riêng biệt bị mất nhãn. Viết các phương trình phản ứng xảy ra. 3. Viết công thức cấu tạo các đồng phân có cùng công thức phân C9H8O2 biết các đồng phân này đều làm mất màu nước brom, Đều tác dụng với NaHCO3 tạo khí và trong phân tử của chúng có chứa vòng benzen. 4. Hãy phân biệt các dung dịch sau đây bằng phương pháp hóa học: glixerin, hồ tinh bột và lòng trắng trứng. Câu 5: Hòa tan hoàn toàn một hỗn hợp X gồm 12,04 gam kim loại M và 15,66 gam một oxit của kim loại đó trong 1 lít dung dịch HCl 1,2M, thu được dung dịch A và 4,816 lít khí H2 (đkc). Nếu cũng hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X trong 2 lít dung dịch HNO3 1M thì thu được dung dịch B và 5,32 lít khí NO (đkc). 1. Xác định kim loại M và oxit kim loại của kim loại M. 2. Xác định nồng độ mol/l của các chất có trong dung dịch A và B (coi thể tích của dung dịch không thay đổi trong quá trình phản ứng). Câu 6: Cho a(g) hỗn hợp hai axit (A,B) no, đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng, tác dụng rất chậm với 0,5 lít Na2CO3 1M sao cho thực tế không có CO2 bay ra. Sau thí nghiệm, cho dung dịch HCl 2M vào dung dịch thu được cho tới khi không còn CO2 thoát ra nữa thì thấy vừa hết 350ml dung dịch HCl đó. Nếu đốt cháy cũng a(g) hỗn hợp và cho các sản phẩm cháy đi vào bình 1 đựng H2SO4 đậm đặc rồi vào bình 2 đựng NaOH dư thì sau thí nghiệm độ tăng khối lượng của bình 2 lớn hơn độ tăng khối lượng của bình 1 là 36,4g. 1. Xác định công thức phân tử và tỉ lệ số mol của A và B có trong hỗn hợp. 2. Viết công thức cấu tạo của A và B biết rằng khi tác dụng với clo (có chiếu sáng), A chỉ cho một sản phẩm một lần thế, còn B cho hai sản phẩm một lần thế. Đề 5 Câu 1:1. Có thí nghiệm sau: Cho một mẩu đồng kim loại vào ống nghiệm chứa sẵn vài mililit dung dịch H2SO4 đặc và đun nóng nhẹ. a. Hiện tượng gì xảy ra? Bằng cách nào nhận biết được sản phẩm khí của phản ứng? b. Tại sao phải đun nóng nhẹ ? 2. Hãy đề nghị cách tách lấy từng muối trong hỗn hợp rắn gồm NH4Cl, BaCl2, MgCl2. Viết các phương trình phản ứng. 3. Có 3 chất sau: Mg, Al, Al2O3. Hãy chọn 1 thuốc thử để nhận biết được mỗi chất. Giải thích viết phương trình phản ứng Câu 2: 1. Có ba hidrocacbon A, B, C có số nguyên tử C khác nhau. Hơi của từng hidrocacbon đều nặng hơn không khí, nhưng không nặng hơn quá hai lần. Dưới tác dụng của tia lửa điện, ba hidrocacbon đều bị phân hủy cho C và H2 . Trong cả ba trường hợp thể tích của hydro đều bằng ba lần thể tích của hidrocacbon ở cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất. Xác định công thức cấu tạo của A, B, C biết B và C đều làm mất màu nước brom, C tác dụng với Ag2O trong amoniac cho kết tủa vàng nhạt. 2. a. Viết công thức cấu tạo các đồng phân mạch hở của axit và anđêhit có cùng công thức phân tử C4H6O2. b. Z là một trong số các đồng phân trên. Từ Z và rượu mêtylic bằng hai phản ứng liên tiếp điều chế được polimetyl metacrylat. Gọi tên của Z và viết các phương trình phản ứng điều chế polime metylmetacrylat. Câu 3: 1. Cho cấu hình electron: 1s22s22p63s23p6. a. Cấu hình electron này có thể gặp ở ion hoặc nguyên tử nào ? minh họa bằng thí dụ cụ thể. b. Nêu tính chất oxi hóa - khử của các nguyên tử và ion trong các ví dụ trên. 2. a. Từ Fe3O4 bằng hai phản ứng có thể thu được dung dịch chỉ chứa FeCl3 hoặc dung dịch chỉ chứa FeCl2. Viết các phương trình phản ứng và giải thích. b. Hòa tan 6,96 g Fe3O4 vào dung dịch HNO3 dư thu được 0,224 lít khí NxOy (đktc). Hãy viết phương trình phản ứng và xác định công thức của khí NxOy. Câu 4: 1. Viết các phương trình phản ứng (ghi rõ điều kiện) thực hiện dãy biến hóa sau: G ® CH4 C2H2 ® X ® Y ® Z T ® X Có thể phân biệt C2H2 với X bằng Ag2O dư trong NH3 được không? giải thích ? 2. Nhiệt phân 23,2g C4H10 xảy ra theo hai phản ứng: C4H10 ® CH4 + C3H6 (1) C4H10 ® C2H6 + C2H4 (2). Ta thu được hỗn hợp Y và khi đó đã có 80% C4H10 bị nhiệt phân. Tính khối lượng mol trung bình của hỗn hợp Y và tính thể tích khí oxi (đktc) đùng để đốt cháy hết hỗn hợp Y. Câu 5: Cho một luồng khí CO đi qua ống sứ đựng 0,1 mol hỗn hợp A gồm FeO và Fe2O3 đốt nóng. Sau khi kết thúc thí nghiệm thu được chất rắn B gồm có 4 chất nặng 10,96 gam. Khí ra khỏi ống sứ hấp thụ vào dung dịch Ba(OH)2 dư thì thu được 7,88 gam kết tủa. Mặt khác đem hòa tan chất rắn B vào dung dịch H2SO4 loãng dư thì thu được 0,448 lít khí H2 (đkc). 1. Tính % khối lượng các chất trong A. 2. Tính % khối lượng các chất trong B, biết rằng trong B số mol sắt từ oxit bằng 1/8 tổng số mol oxit sắt (II) và oxit sắt (III). Câu 6: Để thủy phân hoàn toàn 74,6 gam hỗn hợp hai este đơn chức tạo bởi từ một axit phải dùng 100 ml dung dịch NaOH 8M. Đun nóng dung dịch sau phản ứng thu được 29,8 gam hỗn hợp hai rượu liên tiếp trong cùng một dãy đồng đẳng và m gam muối khan. 1. Xác định công thức 2 este. 2. Tính % theo khối lượng của mỗi este trong hỗn hợp. 3. Nung nóng m gam muối khan trên với một lượng vôi tôi xút dư. Tính thể tích khí thu được ở 136,50C và 1 atm. Đề 6 Câu1: 1. Giải thích quá trình phá hủy thanh nhôm trong dung dịch NaOH. 2. Cho biết công thức hóa học của thạch cao. Có mấy loại thạch cao? 3. Cho FeCO3 tác dụng với HNO3 đặc được hỗn hợp X gồm 2 khí. X hấp thụ hết trong hỗn hợp NaOH được dung dịch Y gồm 4 muối. Cô cạn Y rồi nung ở nhiệt độ cao được hỗn hợp Z gồm 2 muối. Cho Z tác dụng với dung dịch HCl được hỗn hợp A gồm 2 khí. A tác dụng O2 lại tạo ra hỗn hợp khí X ban đầu. Viết các phương trình phản ứng xảy ra biết HNO2 không bền, tự phân hủy theo phản ứng: 3HNO2 = HNO3 + 2NO+ H2O Câu 2: 1. Có 1 dung dịch H2SO4 nồng độ 0,13 M và 1 dung dịch KOH nồng độ 0,06 M. Trộn lẫn hai dung dịch trên với thể tích bằng nhau được dung dịch A. Tính pH của dung dịch A. 2. Từ quặng pirit, muối ăn, Ca3(PO4)2, H2O, các chất xúc tác, điều kiện đầy đủ. Hãy viết các phản ứng phản ứng điều chế Fe2(SO4)3, FeCl2, FeSO4, supephotphat đơn và supephotphat kép. 3. Hoàn thành và cân bằng các phương trình phản ứng oxi hóa khử sau: a. FeS2 + HNO3 đặc, nóng ® muối X + .... b. FeO + HNO3 ® muối X + NxOy + ... Câu 3: 1. Có 5 chất chứa một loại chức rượu có công thức C3H8On với n > 0. Viết công thức cấu tạo và gọi tên năm chất đó? 2. Có 3 lọ chất lỏng là benzen, toluen, stiren. Chỉ được dùng thêm một hóa chất làm thuốc thử, hãy chỉ rõ phương pháp nhận biết từng chất, viết phương trình phản ứng minh họa. 3. Viết phương trình phản ứng chuyển hóa propanol - 1 thành propanol - 2 và ngược lại. Câu 4: 1. Từ toluen, viết các phương trình phản ứng (ở dạng công thức cấu tạo) điều chế và gọi tên các hợp chất thơm có công thức phân tử C7H8O. Biết rằng các chất này tác dụng được với Na. 2. a. Viết công thức cấu tạo và đọc tên 3 đồng phân mạch nhánh của penten. b. Từ các chất trên điều chế được 1 rượu bậc 2 và 1 rượu bậc 3. Viết phương trình phản ứng và đọc tên các rượu 3. B là axit hữu cơ mạch thẳng có công thức nguyên là (C3H4O2)n. a. Tìm công thức phân tử có thể có của B và viết công thức cấu tạo. b. Xác định công thức cấu tạo đúng của B biết B tác dụng với dung dịch HCl chỉ tạo ra một sản phẩm duy nhất và B có cấu tạo dạng cis. Câu 5: Cho hỗn hợp gồm nhôm và sắt (III) ôxit. Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp đó trong điều kiện không có không khí. Chia hỗn hợp thu được sau phản ứng (đã trộn đều) hai phần. Phần 1 tác dụng vừa đủ với 100ml dung dịch NaOH 2M, thu được dung dịch A và cặn rắn D. Phần 2 tác dụng vừa đủ với 1,12 lít dung dịch HCl 2M nhận được dung dịch B và đồng thời thu được 4,8 lít khí H2 (đo ở 19,50C và 2 atm). Biết rằng hiệu suất các phản ứng đều là 100%. 1. Tính khối lượng sắt tạo thành trong phản ứng nhiệt nhôm. 2. Xác định khối lượng cặn rắn D. 3. Xác định khối lượng và thành phần % khối lượng của hỗn hợp ban đầu. Câu 6: Hỗn hợp A gồm 3 este đơn chức mạch thẳng, tạo thành từ cùng một rượu B đơn chức với 3 axit hữu cơ trong đó 2 axit no là đồng đẳng kế tiếp nhau và một axit không no chứa một liên kết đôi. Xà phòng hóa hoàn toàn m gam bằng dung dịch NaOH, thu được hỗn hợp muối và a gam rượu B. Cho a gam rượu đó vào bình đựng Na dư, sau phản ứng có 1,232 lít khí thoát ra và khối lượng của bình đựng Na tăng 3,41 gam. Mặt khác đốt cháy hoàn toàn m gam A, thu được 7,168 lít khí CO2 và 5,04 gam nước. (Các thể tích khí đo ở điều kiện chuẩn) 1. Xác định công thức cấu tạo của este trong A. 2. Xác định giá trị m? Đề 7 Câu 1: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt cơ bản là 82, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22. Xác định số hiệu nguyên tử, số khối và tên nguyên tố. 1. Viết cấu hình electron của nguyên tử X và các ion tạo thành từ X. 2. Hòa tan hoàn toàn oxyt XaOb trong dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được dung dịch A1 và B1 (khí). a. Cho khí B1 lần lượt tác dụng với dung dịch NaOH, dung dịch Br2, dung dịch K2CO3 (biết rằng axit tương ứng của B1 mạnh hơn axit của CO2). b. Cho dung dịch A1 tác dụng với NaOH dư, lọc kết tủa rồi nung trong không khí đến khối lượng hỗn hợp không đổi được chất rắn A2. Trộn A2 với bột nhôm rồi nung nóng ở nhiệt độ cao thu được hỗn hợp A3 gồm 2 ôxyt trong đó XnOm. Hòa tan A3 trong HNO3 loãng thu được khí NO (duy nhất). Hãy viết các phương trình phản ứng xảy ra trong quá trình trên? Câu 2: 1. Trình bày sự giống nhau và khác nhau về các tính chất hóa học cơ bản của SO2 và CO2. Minh họa bằng các phản ứng hóa học. 2. Cho dung dịch: CuSO4, Fe2(SO4)3, MgSO4, AgNO3 và kim loại Cu, Mg, Ag, Fe. Những cặp chất nào phản ứng được với nhau? Viết phương trình phản ứng, hãy sắp xếp theo thứ tự tăng dần tính oxi hóa của các ion và tính khử của các kim loại. 3. Hãy xếp các ion dưới đây theo chiều tăng dần tính (khả năng) oxi hóa, cho phản ứng minh họa: Al3+, Fe3+, Cu2+, K+. Câu 3: 1. Bằng các phản ứng hóa học, hãy chứng minh rằng: a. Axit axetic có đầy đủ tính chất của một axit. b. Axit axetic là một axit yếu, nhưng vẫn mạnh hơn axit cacbonic, phenol là axit yếu hơn axit cacbonic. 2. a. Có 3 dung dịch NH4HCO3, NaAlO2, C6H5ONa và ba chất lỏng C2H5OH, C6H6, C6H5NH2 đựng trong 6 lọ mất nhãn. Nếu chỉ dùng HCl có nhận biết được chúng không? Trình bày phương pháp nhận biết. b. Nêu phương pháp hóa học phân biệt 3 dung dịch sau: glucozơ, saccarozơ, glixerin. c. Hoàn thành sơ đồ phản ứng sau: CO2 tinh bột glucozơ rượu etylic axit axetic vinylaxetat Cho biết tên phản ứng 1, 2, 3, 4, 5. Câu 4: 1. Từ tinh bột và các chất vô cơ xúc tác cần thiết khác, hãy viết phương trình phản ứng điều chế: a. Caosubuna b. este isopropylaxetat c. Glyxerin d. este metylacrylat e. P.E f. Cao su clopren 2. Giải thích tại sao axit focmic có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc? Viết phương trình phản ứng của axit focmic với Ag2O trong dung dịch NH3 và với Cu(OH)2 khi đun nóng. Câu 5: Dẫn một luồng khí H2 dư đi qua ống sứ đựng hỗn hợp A gồm Al2O3 và CuO nung nóng. Sau phản ứng thu được chất rắn B. Hỗn hợp khí C thoát ra khỏi

File đính kèm:

  • doctong_hop_de_luyen_tap_thi_dai_hoc_hoa_hoc.doc