5.1 Các nguyên tố nhóm VIIA có cấu hình electron lớp ngoài cùng là
A. ns2np3 C. ns2np5 B. ns2np4 D. ns2np6
Hãy chọn đáp án đúng.
5.2 Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử của các halogen có số electron độc thân là
A. 7 B. 1 C. 3 D. 5
18 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 2204 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Trắc nghiệm Chương 05 nhóm halogen, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 5
nhóm halogen
5.1 Các nguyên tố nhóm VIIA có cấu hình electron lớp ngoài cùng là
A. ns2np3 C. ns2np5 B. ns2np4 D. ns2np6
Hãy chọn đáp án đúng.
5.2 ở trạng thái cơ bản, nguyên tử của các halogen có số electron độc thân là
A. 7 B. 1 C. 3 D. 5
Hãy chọn đáp án đúng.
5.3 Trừ flo, nguyên tử clo, brom, iot ở trạng thái kích thích có thể có số electron độc thân là
A. 1, 3, 5 B. 1, 2, 3, 4 C. 3, 5, 7 D. 1, 3, 4, 5
Hãy chọn đáp án đúng.
5.4 Trong các hợp chất, số oxi hóa phổ biến của các nguyên tố clo, brom, iot là :
A. –1, 0, +2, +3, +5.
B. –1, +1, +3, +5, +7.
C. –1, 0, +1, +2, +7.
D. –1, 0, +1, +2, +3, +4, +5.
Hãy chọn đáp án đúng.
5.5 Trong nhóm halogen, khả năng oxi hóa của các chất luôn
A. tăng dần từ flo đến iot.
B. giảm dần từ flo đến iot.
C. tăng dần từ clo đến iot trừ flo.
D. giảm dần từ clo đến iot trừ flo.
Hãy chọn đáp án đúng.
5.6 Khi nhận xét về sự biến đổi các đặc điểm sau của các halogen :
1. nhiệt độ nóng chảy,
2. nhiệt độ sôi,
3. bán kính nguyên tử,
4. độ âm điện,
ta có kết luận :
A. 1, 2, 3, 4 đều tăng.
B. 1, 2, 3, 4 đều giảm.
C. 1, 2, 3 tăng 4 giảm.
D. 1, 2 tăng 3, 4 giảm.
Hãy chọn đáp án đúng.
5.7 Hãy chọn từ và cụm từ thích hợp trong các phương án A,B, …cho dưới đây vào các ô trống (1), (2), … của các câu sau:
Halogen là những…(1)…, chúng là những chất …(2)…Từ flo đến iot khả năng oxihóa của các halogen …(3)…bán kính nguyên tử…(4)… độ âm điện…(5)…Trong các hợp chất flo luôn có số oxi hóa là…(6)…, các halo gen khác có số oxi hóa là…(7)…
A
B
C
D
1
kim loại điển hình
phi kim điển hình
nguyên tử điển hình
hợp chất điển hình
2
khử mạnh
khử yếu
oxi hóa mạnh
oxi hóa yếu
3,4,5
tăng dần
giảm dần
không tăng
không giảm
6
+1
- 1
+ 3
+ 5
7
–1,0, +2, +3, +5.
–1,+1,+3,+5, +7.
–1, 0,+1, +2, +7.
–1,0,+1,+2,3, +4, +5.
5.8 Hãy chọn từ và cụm từ thích hợp trong các phương án A,B, C, D cho dưới đây vào các ô trống (1), (2),… của các câu sau:
ở điều kiện bình thường clo là chất...(1)… có màu…(2)… có mùi…(3)…khí clo …(4)…so với không khí. Khí clo tan …(5)…trong nước. Trong dung môi hữu cơ khí clo tan…(6)…
A
B
C
D
1
lỏng
khí
rắn
hơi
2
nâu
vàng da cam
vàng lục
vàng chanh
3
thơm
xốc
trứng thối
không mùi
4
nặng bằng
nhẹ bằng
nhẹ hơn
nặng hơn
5
vừa phải
mạnh
ít
hoàn toàn
6
ít
nhiều
không tan
tan hoàn toàn
5.9 Lọ đựng chất nào sau đây có màu vàng lục ?
A. Khí F2 B. Hơi Br2 C. Khí N2 D. Khí Cl2
5.10 Phân tử của các đơn chất halogen có kiểu liên kết:
A. cộng hóa trị B. tinh thể C. ion D. phối trí
Hãy chọn đáp án đúng.
5.11 Khi dùng muôi sắt đốt natri trong Cl2, xảy ra hiện tượng nào sau đây ?
A. Natri cháy đỏ rực có khói trắng tạo ra.
B. Natri cháy sáng trắng có khói nâu tạo ra.
C. Natri cháy có ngọn lửa màu vàng có khói trắng và một ít khói nâu tạo ra.
D. Natri cháy sáng trắng, có khói trắng và khói nâu bay ra mù mịt.
5.12 Hãy điền chú thích vào hình vẽ mô tả thí nghiệm về tính tẩy màu của clo ẩm
có hình vẽ
5.13 Hiện tượng nào xảy ra khi đưa một dây đồng mảnh , được uốn thành lò xo, hơ nóng đỏ trên ngọn lửa đèn cồn vào lọ thủy tinh đựng đầy khí clo (lưu ý đáy lọ chứa một lớp nước mỏng) ?
A. Dây đồng không cháy
B. Dây đồng cháy mạnh có khói màu nâu.
C. Dây đồng cháy mạnh , có khói màu nâu, khi khói tan lớp nước ở đáy lọ thủy tinh có màu xanh nhạt.
D. Không có hiện tượng gì xảy ra.
5.14 Sục một lượng khí clo vừa đủ vào dung dịch chứa hỗn hợp NaI và NaBr, chất được giải phóng là:
A. Cl2 và Br2 B. I2 C. Br2 D. I2 và Br2
Hãy chọn đáp án đúng.
5.15 Sắt tác dụng với chất nào dưới đây cho muối sắt (III) clorua (FeCl3) ?
A. HCl B. Cl2 C. NaCl D. CuCl2
5.16 Clo tác dụng với chất nào dưới đây tạo ra muối sắt (III) clorua (FeCl3) ?
A. FeCl2 B. Fe2O3 C. FeO D. Fe3O4
5.17 Trong các phản ứng dưới đây, phản ứng nào chứng tỏ nguyên tố clo vừa là chất oxi hoá, vừa là chất khử (phản ứng tự oxi hoá khử).
A. Cl2 + 2H2O + SO2 đ 2HCl + H2SO4
B. Cl 2 + H2O đ HCl + HClO
C. 2Cl2 + 2H2O đ 4HCl + O2
D. Cl2 + H2 đ 2HCl
5.18 Tìm câu sai trong các câu sau đây :
A. Clo tác dụng với dung dịch kiềm.
B. Clo có tính chất đặc trưng là tính khử mạnh.
C. Clo là phi kim rất hoạt động là chất oxi hoá mạnh, trong một số phản ứng clo thể hiện tính khử.
D. Có thể điều chế được các hợp chất của clo, trong đó số oxi hoá của clo là –1, +1, +3, +5, +7.
5.19 Nguyên tắc chung để điều chế Cl2 trong phòng thí nghiệm là
A. dùng chất giàu clo để nhiệt phân ra Cl2.
B. dùng flo đẩy clo ra khỏi dung dịch muối của nó
C. cho các chất có chứa ion Cl– tác dụng với các chất oxi hoá mạnh.
D. điện phân các muối clorua.
5.20 Trong các phản ứng điều chế clo sau đây, phản ứng nào không dùng để điều chế clo trong phòng thí nghiệm :
A. 2NaCl + 2H2O 2NaOH + H2 + Cl2
B. MnO2 + 4Cl2 MnCl2 + Cl2 + 2H2O
C. 2KMnO4 + 16HCl đ 2MnCl2 + 2KCl + 5Cl2 + 8H2O
D. KClO3 + 6 HCl đ KCl + 3H2O + 3Cl2
5.21 Hãy lựa chọn các hóa chất cần thiết trong phòng thí nghiệm để điều chế clo?
A. MnO2, dung dịch HCl loãng.
B. KMnO4, dung dịch HCl đậm đặc.
C. KMnO4, dung dịch H2SO4 đậm đặc và tinh thể NaCl
D. dung dịch H2SO4 đậm đặc và tinh thể NaCl
5.22 Trong các hình vẽ mô tả cách thu khí clo sau đây, hình vẽ nào sai ?
A. Hình 1 B. Hình 2 C. Hình 3 D. Hình 4.
5.23 Chất nào sau đây thường được dùng để diệt khuẩn và tẩy màu ?
A. O2 B. N2 C. Cl2 D. CO2
5.24 Trong các câu sau đây, câu nào đúng điền chữ Đ , câu nào sai điền chữ S?
a) Clo được dùng để sát trùng nước trong hệ thống cung cấp nước sạch.
b) Clo được dùng để tẩy trắng sợi, vải, giấy.
c) Clo là nguyên liệu để sản xuất nhiều hợp chất vô cơ và hữu cơ.
d) Clo được dùng để chế tạo thuốc nổ.
5.25 Khi mở vòi nước máy , nếu chú ý sẽ phát hiện được mùi lạ. Đó là do nước máy còn lưu giữ mùi của chất sát trùng. Đó chính là clo và người ta giải thích khả năng diệt khuẩn của clo là do:
A. clo độc nên có tính sát trùng.
B. clo có tính oxi hóa mạnh.
C. có HClO chất này có tính oxi hóa mạnh.
D. có oxi nguyên tử (O) nên có tính oxi hóa mạnh.
5.26 Trong các câu sau đây, câu nào đúng, câu nào sai ?
a) Hiđro clorua là chất khí không màu, mùi xốc, nhẹ hơn không khí.
b) Khí hiđro clorua tan nhiều trong nước tạo thành dung dịch axit.
c) Khí hiđro clorua không độc còn axit clohiđric rất độc.
d) Dung dịch axit clohiđric là chất lỏng không màu, có mùi xốc, bốc khói trong không khí ẩm.
5.27 Trong các câu sau đây, câu nào đúng, câu nào sai ?
Hiđroclorua là
a) chất khí tan nhiều trong nước.
b) chất khí khó tan hoà tan trong nước.
c) chất khí khô không làm quỳ tím đổi màu.
d) chất tác dụng được với CaCO3 để giải phóng ra khí CO2.
5.28 Khi mở một lọ đựng dung dịch axit HCl 37% trong không khí ẩm, thấy có khói trắng bay ra. Khói đó là:
A. do HCl phân hủy tạo thành H2 và Cl2.
B. do HCl dễ bay hơi tạo thành.
C. do HCl dễ bay hơi, hút ẩm tạo ra các giọt nhỏ axit HCl.
D. do HCl đã tan trong nước đến mức bão hòa.
5.29 Khí hiđro clorua có thể được điều chế bằng cách cho muối ăn (NaCl rắn) tác dụng với chất nào sau đây ?
A. NaOH B. H2SO4 đặc C. H2SO4 loãng D. H2O
5.30 Muốn điều chế axit clohiđric từ khí hiđro clorua ta có thể dùng phương pháp nào sau đây ?
A. Oxi hoá khí này bằng MnO2.
B. Cho khí này hoà tan trong nước.
C. Oxi hoá khí này bằng KMnO4.
D. Cho khí này tác dụng với dung dịch axit clohiđric loãng.
5.31 Trong các dãy oxit sau, dãy nào gồm các oxit phản ứng được với axit HCl ?
A. CuO, P2O5, Na2O
B. CuO, CO, SO2.
C. FeO, Na2O, CO
D. FeO, CuO, CaO, Na2O.
5.32 Axit HCl có thể phản ứng được với các chất trong dãy nào sau đây ?
A. Cu, CuO, Ba(OH)2, AgNO3, CO2.
B. NO, AgNO3, CuO, quỳ tím, Zn.
C. Quỳ tím, Ba(OH)2, Zn, P2O5
D. AgNO3, CuO, Ba(OH)2, Zn, quỳ tím.
5.33 Dãy nào sau đây gồm các axit phản ứng được với Zn tạo ra khí H2 ?
A. HCl, H2SO4 đặc, nóng
B. HNO3 , H2SO4(loãng)
C. HCl , H2SO4(loãng)
D. HCl, HNO3.
5.34 Trong các cặp chất sau đây, cặp nào gồm hai chất có thể phản ứng với nhau ?
A. NaCl và KNO3
B. Na2S và HCl
C. BaCl2 và HNO3
D. Cu(NO3)2 và HCl
5.35 Có thể dùng chất nào trong số các chất sau đây để làm thuốc thử nhận biết ra hợp chất halogenua trong dung dịch ?
A. AgNO3 B. Ba(OH)2 C. Ba(NO3)2 D. Cu(NO3)2
5.36 Phương án nào sau đây có 2 cặp chất đều không phản ứng với nhau ?
A. CuSO4 và BaCl2 ; Cu(NO3)2 và NaOH
B. CuSO4 và Na2CO3 ; BaCl2và CuSO4
C. Ba(NO3)2và NaOH ; CuSO4 và NaCl
D. AgNO3 và BaCl2 ; AgNO3 và HCl
5.37 Dung dịch axit clohiđric thể hiện tính khử khi tác dụng với dãy các chất oxi hóa nào dưới đây ?
A. KMnO4, Cl2, CaOCl2,
B. MnO2, KClO3, NaClO
C. K2Cr2O7, KMnO4 , MnO2, KClO3
D. K2Cr2O7, KMnO4, H2SO4
5.38 Trong các hình vẽ sau, xác định hình vẽ đúng nhất mô tả dụng cụ dùng cho thí nghiệm điều chế axit clohiđric trong phòng thí nghiệm.
5.39 Trong các câu sau đây, câu nào đúng, câu nào sai ?
Trong công nghiệp người ta sản xuất axit clohiđric :
a) bằng phương pháp sunfat
b) bằng phương pháp tổng hợp từ hidro và clo
c) bằng phương pháp cho khí clo sục vào nước
d) bằng quá trình clo hóa các hợp chất hữu cơ
5.40 Cho dãy axit có oxi của clo gồm :
HClO, HClO2, HClO3, HClO4.
Trong các câu nhận xét dưới đây về sự biến đổi tính chất của dãy axit này, câu nào đúng, câu nào sai ?
a. Tính bền và tính axit giảm dần theo chiều từ trái qua phải.
b. Tính bền và tính axit tăng dần theo chiều từ trái qua phải.
c. Khả năng oxi hoá giảm theo chiều từ trái qua phải.
d. Khả năng oxi hóa tăng theo chiều từ trái qua phải.
5.41 Số oxi hoá của clo trong các chất : HCl, KClO3, HClO, HClO2, HClO4 lần lượt là
A. –1, +5, -1, +3, +7.
B. –1, +5, +1, –3, –7.
C. –1, +2, +3, +5, +7.
D. –1, +5, +1, +3, +7.
Hãy chọn đáp án đúng.
5.42 Trong dãy các axit có oxi của clo : HCl, HClO, HClO2, HClO3, HClO4, số oxi hoá của clo lần lượt là
A. –1, +1, +2, +3, +4.
B. –1, +1, +3, +5, +7.
C. –1, +2, +3, +5, +7.
D. –1, +1, +2, +3, +7.
Hãy chọn đáp án đúng.
5.43 Nước Gia-ven được điều chế bằng cách nào sau đây ?
A. Cho clo tác dụng với nước.
B. Cho clo tác dụng dung dịch NaOH loãng nguội.
C. Cho clo tác dụng với dung dịch Ca(OH)2.
D. Cho clo tác dụng với dung dịch KOH.
Hãy chọn đáp án đúng.
5.44 Trong các câu sau đây, câu nào đúng, câu nào sai ?
Người ta điều chế nước Gia-ven bằng cách:
a) cho clo tác dụng dung dịch NaOH loãng nguội.
b) cho clo tác dụng với dung dịch NaOH đặc nóng
c) điện phân dung dịch muối ăn không có màng ngăn
d) điện phân muối ăn nóng chảy
5.45 Clorua vôi có công thức là
A. CaCl2 B. CaOCl C. CaOCl2 D. Ca(OCl)2
Hãy chọn đáp án đúng.
5.46 Điều chế clorua vôi bằng cách đun nóng nhẹ (ở 30 oC)
A. Ca(OH)2 với HCl
B. Ca(OH)2 với Cl2
C. CaO với HCl
D. CaO với Cl2
Hãy chọn đáp án đúng.
5.47 Clorua vôi được sử dụng nhiều hơn nước Gia-ven vì
A. clorua vôi rẻ tiền hơn.
B. clorua vôi có hàm lượng hipoclorit cao hơn.
C. clorua vôi để bảo quản và dễ chuyên chở hơn.
D. Cả A, B, C.
Hãy chọn đáp án đúng.
5.48 Trong các phương trình hóa học dưới đây, phương trình nào viết đúng, phương trình nào viết sai?
a. Cl2+ 2KOH nóng đ KCl + KClO + H2O
b. 3Cl2+ 6KOH nóng đ 5KCl + KClO3 + 3H2O
c. Cl2 + 2KOH nóng đ 2KCl + H2O
d. Cl2 + Ca(OH)2 nóng đ CaOCl2 + H2O
5.49 Trong các câu sau đây, câu nào đúng, câu nào sai?
a) Dung dịnh NaClO, CaOCl2, KClO3 đều có tính oxihóa mạnh
b) Dung dịnh NaClO, CaOCl2, KClO3(rắn) đều có tính oxi hóa mạnh
c) Chỉ có ddNaClO, CaOCl2 có tính oxi hóa mạnh, dd KClO3 có tính khử
d) Chỉ có dd CaOCl2, KClO3 có tính oxi hóa mạnh, còn ddNaClO có tính khử.
5.50 Người ta có thể sát trùng bằng dung dịch muối ăn NaCl, chẳng hạn như hoa quả tươi, rau sống được ngâm trong dung dịch NaCl từ 10 - 15 phút. Khả năng diệt khuẩn của dung dịch NaCl là do:
A. dung dịch NaCl có thể tạo ra ion Cl- có tính khử.
B. vi khuẩn bị mất nước do thẩm thấu.
C. dung dịch NaCl mặn nên sát trùng tốt
D. một lý do khác.
5.51 Dẫn hai luồng khí clo đi qua NaOH: dung dịch 1 loãng và nguội; dung dịch 2 đậm đặc và đun nóng đến 1000. Nếu lượng muối NaCl sinh ra trong 2dung dịch bằng nhau thì tỉ lệ thể tích clo đi qua hai dung dịch trên là:
A. B. C. D.
5.52 Trong các nhóm chất dưới đây, nhóm chất nào tác dụng được với CO2 của không khí:
A. KClO3 , NaClO
B. KClO3 , CaOCl2
C. NaClO , CaOCl2
D. KClO3 , NaClO , CaOCl2
Hãy chọn đáp án đúng.
5.53 Đầu que diêm chứa S, P,C,KClO3. Vai trò của KClO3 là
A. làm chất độn để hạ giá thành sản phẩm.
B. làm chất kết dính.
C. chất cung cấp oxi để đốt cháy C,S,P.
làm tăng ma sát giữa đầu que diêm với vor bao diêm.
5.54 Nguyên tắc điều chế flo là
A. cho các chất có chứa ion F– tác dụng với các chất oxi hoá mạnh.
B. dùng dòng điện để oxi hóa ion F– trong florua nóng chảy (phương pháp điện phân hỗn hợp KF và HF).
C. cho HF tác dụng với chất oxi hóa mạnh.
D. dùng chất có chứa F để nhiệt phân ra F.
Hãy chọn đáp án đúng.
5.55 Cho flo đi qua dung dịch NaOH loãng (2%) và lạnh, phản ứng xảy ra theo phương trình hoá học nào sau đây ?
A. F2 + 2NaOH đ NaF + NaFO + H2O
B. 3F2 + 6NaOH đ 5NaF + NaFO3 + 3H2O
C. 2F2 + 2NaOH đ 2NaF + OF2 + H2O
D. F2 + H2O đ HF + HFO
Hãy chọn đáp án đúng.
5.56 Để điều chế được khí hiđro florua ( HF) người ta cho:
A. 2NaF + H2SO4 đ Na2SO4 + 2 HF
B. CaF2 + H2SO4 đ CaSO4 + 2HF
C. H2 + F2 đ 2 HF
D. F2 + H2O đ 4HF + O2
Hãy chọn đáp án đúng .
5.57 Để phân biệt dung dịch natri florua và dung dịch natri clorua, người ta có thể dùng chất thử nào trong các chất sau đây ?
A. Dung dịch Ba(OH)2
B. Dung dịch AgNO3
C. Dung dịch Ca(OH)2
D. Dung dịch flo
5.58 Hãy chọn từ và cụm từ thích hợp trong các phương án A,B,…cho dưới đây vào các ô trống (1), (2), … của các câu sau:
Nguyên tố flo ở điều kiện thường là chất …(1)…có màu..(2)… có độ âm điện ….(3)… nên flo là phi kim …(4)… flo oxi hóa được…(5)…, tác dụng trực tiếp với…(6)…
A
B
C
D
1
rắn
lỏng
khí
hơi
2
vàng lục
lục nhạt
nâu đỏ
nâu đen
3
lớn nhất
nhỏ nhất
trung bình
bằng không
4
phi kim yếu nhất
phikimmạnh nhất
phi kim trung bình
kim loại TB
5
hầu hết kim loại
tất cả các phi kim
tất cả các kim lọai
một số kim loại
5.59 Dùng bình thuỷ tinh có thể chứa được các dung dịch axit trong dãy nào dưới đây?
A. HCl, H2SO4, HF, HNO3
B. HCl, H2SO4, HF
C. H2SO4, HF, HNO3
D. HCl, H2SO4, HNO3
5.60 Có thể điều chế Br2 trong công nghiệp từ các cách nào trong các cách dưới đây ?
A. 2NaBr + Cl2 đ 2NaCl + Br2
B. 2H2SO4 + 4KBr + MnO2 đ 2K2SO4 + Br2+ 2H2O
C. Cl2 + 2HBr đ 2HCl + Br2
D. 2AgBr đ 2Ag + Br2
5.61 Hãy chọn từ và cụm từ thích hợp trong các phương án A,B, …cho dưới đây vào các ô trống (1), (2), … của các câu sau:
Brom là chất..(1).. có màu..(2).. , đễ bay hơi, rất độc. Brom là chất ..(3)..Brom oxihóa …(4)…, các phản ứng đều..(5)…
A
B
C
D
1
rắn
lỏng
khí
hơi
2
vàng lục
lục nhạt
đỏ nâu
vàng chanh
3
khử mạnh
oxi hóa mạnh
oxi hóa yếu
khử trung bình
4
tất cả các kim loại
nhiều kim loại
một số kim lọai
một số phi kim
5
thu nhiệt
tỏa nhiệt
không thu, không tỏa nhiệt
5.62 Một ống thí nghiệm hình trụ có một ít hơi brom. Muốn hơi thoát ra nhanh, dùng cách nào sau đây ?
A. Đặt ống đứng thẳng.
C. Treo trên giá.
B. úp ngược ống.
D. Đặt nghiêng ống.
5.63 Trong các dãy chất dưới đây, dãy nào gồm các chất đều tác dụng được với Br2 ?
A. H2, dung dịch NaI, Cl2, Cu, H2O.
B. Al, H2, dung dịch NaI, H2O, Cl2.
C. H2, dung dịch NaCl, H2O, Cl2.
D. Dung dịch HCl, dung dịch NaI, Mg, Cl2.
5.64 Để điều chế được khí hiđro bromua (HBr) người ta cho:
A. 2NaBr + H2SO4 đ 2HBr + Na2SO4
B. Br2 + H2 đ 2HBr
C. Br2 + H2O đ HBr + HBrO
D. PBr3 + 3H2O đ 3HBr + H3PO3
Hãy chọn đáp án đúng
5.65 Điền cụm từ thích hợp (a, b, c, …) cho trước, vào những chỗ trống trong đoạn văn sau :
Cho khí clo đi qua dung dịch natri bromua ta thấy dung dịch có …(1)… là do có phản ứng …(2)… Tiếp tục cho khí clo đi qua ta thấy dung dịch …(3)… là do có phản ứng …(4)… Lấy vài giọt dung dịch sau thí nghiệm nhỏ lên giấy quỳ thì giấy quỳ chuyển màu…(5)… là do …(6)…
a. clo đẩy brom ra khỏi muối b. màu vàng c. mất màu
d. clo oxi hoá brom e. dung dịch có tính axit
f. màu đỏ g. màu xanh
5.66 Hãy chọn từ và cụm từ thích hợp trong các phương án A,B, … cho dưới đây vào các ô trống (1), (2), … của các câu sau:
ở nhiệt độ thường iot là…(1)…có màu..(2).. Khi được đun nóng nhẹ ở áp suất khí quyển iot có sự thăng hoa. Đó là hiện tượng iot từ trạng thái ..(3).. biến thành…(4)… khi làm lạnh ..(5).. chuyển thành…(6)…
A
B
C
D
1
chất lỏng
chất rắn(tinh thể)
chất khí
thể hơi
2
đỏ nâu
đen
đen tím
nâu đen
3,4,5,6
lỏng
tinh thể
hơi
khí
5.67 Trong các chất sau đây, chất nào dùng để nhận biết hồ tinh bột ?
A. Cl2 B. I2 C. NaOH D. Br2
5.68 Trong các dãy chất dưới đây, dãy nào gồm các chất đều tác dụng được với I2 ?
A. H2, dd NaCl, Cl2, Cu, H2O.
B. H2, dd NaCl, H2O, Cl2.
C. dd HCl, dd NaCl, Mg, Cl2.
D. Al, H2, dd NaBr, H2O
5.69 Tính oxi hoá của các halogen giảm dần theo thứ tự nào sau đây ?
A. Cl2 > Br2 > I2 > F2
B. F2 > Cl2 > Br2 > I2
C. Cl2 > F2 > Br2 > I2
D. I2 > Br2 > Cl2 > F2
5.70 Chọn các câu sai trong các câu sau đây :
A. Các hiđrohalgenua có tính khử tăng dần từ HI đến HF.
B. Các axit halogehiđric là axit mạnh (trừ axit HF)
C. Các hiđrohalogenua khi sục vào nước tạo thành axit.
D. Tính axit của HX (X là halogen) tăng dần từ HF đến HI.
5.71 Hãy ghép câu ở cột B ( điều kiện phản ứng) vào PTHH ở cột A tương ứng sao cho phù hợp :
Cột A Cột B
Các PTHH Điều kiện phản ứng
1. H2 + F2 đ 2HF a) tỉ lệ hh 1 :1 thì hh nổ mạnh
2. H2 + Cl2 đ 2HCl b) t0 cao, có xúc tác
3. H2 + Br2 đ 2 HBr c) nổ mạnh ngay ở t0 thấp
4. H2 + I2 đ 2HI d) đun nóng ( không gây nổ)
e) đun nóng gây nổ
5.72 Hãy chỉ ra phương trình hóa học sai trong các PTHH sau đây:
A. F2 + H2O đ HF + HFO
B. Cl2 + H2O đ HCl + HClO
C. Br2 + 2NaOH đ NaBr + NaBrO + H2O
D. I2 + NaOH đ HI + HIO
5.73 Trong muối natri clorua có lẫn tạp chất natri iotua. Để loại bỏ tạp chất đó người ta cho muối đó vào
A. nước, cô cạn và nung nóng.
B. nước, cô cạn.
C. lượng dư nước clo, cô cạn, nung nóng.
D. nước clo, nung nóng.
Hãy chọn đáp án đúng.
5.74 Từ các chất MnO2, KClO3, H2SO4, HCl, NaBr, NaOH, ta có thể điều chế được số lượng các khí và hơi là bao nhiêu ?
A. 5 B. 4 C. 6 D. 3
5.75 Muối bạc halogenua tan trong nước là muối nào sau đây ?
A. AgCl B. AgF C. AgBr D. AgI
5.76 Lựa chọn một trong các dãy hoá chất cho sau đây để dùng cho thí nghiệm so sánh tính hoạt động của các halogen.
A. Dd KBr, dd KI, dd clo, hồ tinh bột.
B. Dd KBr, dd KI, dd NaOH, khí Cl2, Br2 lỏng.
C. Dd clo, dd brom, dd NaOH, dd KBr.
D. Dd clo, dd brom, hồ tinh bột, dd KI, dd KBr.
5.77 Có ba bình không ghi nhãn, mỗi bình đựng một trong các dung dịch NaCl, NaBr và NaI. Dùng cặp thuốc thử nào sau đây để xác định dung dịch chứa trong mỗi bình ?
A. Dd clo, dd iot.
B. Dd brom, dd iot.
C. Dd clo, hồ tinh bột.
D. Dd brom, hồ tinh bột.
5.78 Hãy chọn từ, cụm từ thích hợp cho sẵn dưới đây điền vào chỗ trống để mô tả đúng cách tiến hành thí nghiệm và hiện tượng thí nghiệm xảy ra trong thí nghiệm so sánh tính oxi hoá của clo, brom và iot.
Lấy 3 ống nghiệm có ghi nhãn. ống thứ nhất đựng dung dịch NaCl, ống thứ hai đựng dung dịch NaBr và ống thứ ba đựng dung dịch NaI, ống thứ ba cho thêm 1–2 giọt hồ tinh bột. Sau đó nhỏ vào mỗi ống vài giọt nước clo rồi lắc nhẹ, thấy :
ống nghiệm thứ nhất …(1)…, đó là do …(2)…
ống nghiệm thứ hai …(3)…, đó là do …(4)…
ống nghiệm thứ ba …(5)…, đó là do …(6)…
Làm lại thí nghiệm như trên nhưng thay nước clo bằng nước brom, ta thấy :
ống nghiệm thứ nhất …(7)…, đó là do …(8)…
ống nghiệm thứ hai …(9)…, đó là do …(10)…
ống nghiệm thứ ba …(11)…, đó là do …(12)…
a. dung dịch có màu vàng nâu d. I2 được giải phóng
b. không có hiện tượng gì e. Br2 được giải phóng
c. dung dịch có màu xanh f. không xảy ra phản ứng
5.79 Trong các chất sau đây, chất nào có thể dùng làm thuốc thử để nhận biết hợp chất halogenua trong dung dịch ?
A. Ba(OH)2 B. NaOH C. AgNO3 D. Ba(NO)2
5.80 Để phân biệt được tất cả các dung dịch riêng biệt sau :
NaNO3, MgCl2, FeCl2, FeCl3, Al(NO3)3, NH4Cl, (NH4)2SO4,
cần dùng hoá chất nào sau đây ?
A. NaOH B. KOH C. Mg(OH)2 D. Ba(OH)2
5.81 Trong những chất sau đây, chất nào không có tính tẩy mầu ?
A. SO2 B. Dd clo C. SO2 và dd clo D. Dd Ca(OH)2
5.82 Những chất rắn không tan được trong dung dịch HCl tạo ra khí là :
A. FeS , CaCO3 , Na2CO3.
B. FeS , MgCO3,
C. FeS , K2CO3
D. FeS , K2SO4 , KNO3
Hãy chọn đáp án đúng.
5.83 Cho 2 khí với tỉ lệ thể tích là 1 : 1 ra ngoài ánh sáng Mặt Trời thì có hiện tượng nổ, hai khí đó là
A. N2 và H2 B. H2 và O2 C. H2 và Cl2 D. H2S và Cl2
Hãy chọn đáp án đúng.
5.84 Cho các phản ứng hoá học sau :
X + HCl đ B + H2
B + NaOHvừa đủ đ C
C + KOH đ A(dd) + ....
A(dd) + HCl đ C
Vậy X là kim loại nào sau đây ?
A. Zn B. Al C. Fe D. Zn, Al.
5.85 Cho 10 g mangan đioxit tác dụng với axit clohiđric dư, đun nóng.
a) Thể tích khí thoát ra là
A. 2,57 lít B. 5,2 lít C. 1,53 lít D. 3,75 lít
b) Khối lượng mangan clorua tạo thành là
A. 8,4 g B.14,5 g C.12,2 g D. 4,2 g
Cho Mn = 55. Hãy chọn đáp án đúng.
5.86 Sục hết một lượng khí clo vào dung dịch NaBr và NaI đun nóng, ta thu được 1,17 g NaCl.
a) Số mol hỗn hợp NaBr và NaI đã phản ứng là
A. 0,10 mol B. 0,15 mol C. 0,02 mol D.1,50 mol
B) khí bay ra sau thí nghiệm là
A. Cl2 và Br2 B. Br2 C. I2 D. I2 và Br2
Hãy chọn đáp án đúng.
5.87 Cho 12,1 g hỗn hợp 2 kim loại A, B có hoá trị (II) không đổi tác dụng với dung dịch HCl tạo ra 0, 2 mol H2.
Hai kim loại đó là
A. Ba và Cu. B. Mg và Fe. C. Mg và Zn. D. Fe và Zn.
Hãy chọn đáp án đúng.
5.88 Cho hỗn hợp 2 muối ACO3 và BCO3 tan trong dung dịch HCl vừa đủ tạo ra 0, 2 mol khí.
a) Số mol HCl tiêu tốn hết là
A. 0,20 mol. B. 0,10 mol. C. 0,15 mol. D. 0,40 mol.
b) Số mol hỗn hợp 2 muối phản ứng là
A. 0,20 mol. B. 0,25 mol. C. 0,15 mol. D. 0,40 mol.
Hãy chọn đáp án đúng.
5.89 Cho1,53 g hỗn hợp Mg, Fe, Zn vào dung dịch HCl dư thấy thoát ra 448 ml khí (đktc). Cô cạn hỗn hợp sau phản ứng thì thu được chất rắn có khối lượng là
A. 2,95 g B. 3,90 g C. 2,24 g D. 1,85 g
Hãy chọn đáp án đúng.
5.90 Khi trộn lẫn 200 ml dung dịch HCl 2M và 300 ml dung dịch HCl 4M, ta thu được dung dịch có nồng độ là
A. 3,0 mol/l. B. 3,5 mol/l. C. 5,0 mol/l. D. kết quả khác.
Hãy chọn đáp án đúng.
5.91 Để hoà tan hết hỗn hợp Zn và ZnO phải dùng 100,8 ml dung dịch HCl 36,5% (D =1,19 g/ml) thu được 0,4 mol khí.
Thành phần % về khối lượng hỗn hợp Zn và ZnO ban đầu lần lượt là
A. 61,6% và 38,4%.
B. 50,0% và 50,0%.
C. 45,0% và 55,0%.
D. 40,0% và 60,0%.
Hãy chọn đáp án đúng.
5.92 Cho 10 g dung dịch HCl tác dụng với dung dịch AgNO3 thì thu được 14,35 g kết tủa. Nồng độ phần trăm của dung dịch HCl phản ứng là
A. 35,0%. B. 50,0%. C. 15,0%. D. 36,5%.
Hãy chọn đáp án đúng.
5.93 Cho 50 g CaCO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl 20% (D =1,2g/ml). Khối lượng dung dịch HCl đã dùng là
A. 180,0 g B. 100,0 g C. 182,5 g D. 55,0 g.
Hãy chọn đáp án đúng.
5.94 Khí clo oxi hoá dung dịch hiđro sunfua H2S cho một lớp lưu huỳnh trắng hơi vàng và hiđroclorua. Để oxi hoá 1 lít H2S, cần thể tích khí clo là
A. 1 lít. B. 2 lít. C. 0,5 lít. D. 0,25 lít.
Hãy chọn đáp án đúng.
5.95 Bao nhiêu gam KMnO4 và bao nhiêu ml dung dịch axit clohidric 1M để điều chế đủ khí Clo tác dụng với sắt tạo nên 32,5g FeCl3?
A. 19,86g; 958ml B. 18,96g; 960ml
C. 18,86g; 720ml C. 18,68g; 880ml
5.96 Cho axit H2SO4 đặc tác dụng vừa đủ 29,25 gam NaCl đun nóng. Khí thu được hòa tan vào 73 gam H2O nồng độ % dung dịch thu được là:
A. 25% B. 20% C. 22% D. 23,5%
Hãy chọn đáp án đúng
5.97 Hòa tan 2,24 lít khí hidro clorua (ĐKTC) vào 46,35 gam nước thu được dung dịch HCl có nồng độ là:
A.7,3% B. 73% C. 67% D. 6,7%
Hãy chọn đáp án đúng
5.98 Có 2 dung dịch axit HCl có nồng độ 10% và 3%. Để thu được dung dịch HCl mới có nồng độ 5% thì phải trộn chúng theo tỷ lệ khối lượng là:
A. 2 : 3 B. 2 : 2 C. 2 : 5 D. 3 : 2
Hãy chọn đáp án đúng
5.99 Khi trộn 200ml dung dịch HCl 2M với 300ml dung dịch HCl 4M thu được dung dịch mới có nồng độ là:
A. 3 mol/l C. 3,2 mol/l
B. 2,7 mol/l D. 3,5 mol/l
Hãy chọn đáp án đúng
5.100 Nồng độ mol/l của dung dịch axit HCl 18% (D = 1,09g/ml) là:
A. 4,5 mol/l C. 5,375 mol/l
B. 4,25 mol/l D. 5,475 mol/l
Hãy chọn đáp án đúng
5.101 Trộn lẫn 150ml dung dịch HCl 10% (d = 1,047) với 250ml dung dịch HCl 2M thì được dung dịch sau cùng có D = 1,038g/ml. Dung dịch này có nồng độ % và nồng độ mol là:
A. 2,5 mol/l và 12,5%
B. 2,325 mol/l và 8,175%
C. 2,25 mol/l và 9,215%
D. Kết quả khác
Hãy chọn đáp số đúng
5.102 Muốn hòa tan hoàn toàn hỗn hợp Zn và ZnO người ta phải dùng 100,8ml dung dịch HCl 36,5% (D = 1,19g/ml) thì thu được 8,96l khí (ĐKTC)
% khối lượng Zn và ZnO trong hỗn hợp là:
A. 40%; 59,8% B. 61,6%; 38,4%
C. 52,5%; 47,5% D. 72,15%; 27,85%
5.103 Khi cho 10,5g NaI vào 50ml dung dịch nước Br2 0,5M. Khối lượng Na
File đính kèm:
- Trac nghiem HH 10 Chuong 5(1).doc