Câu 1: Trong quá trình điện phân những cation sẽ di chuyển về: A. Cực dương, ở đây xảy ra sự oxi hoá
B. Cực dương, ở đây xảy ra sự khử C. Cực âm, ở đây xảy ra sự oxi hoá D. Cực âm, ở đây xảy ra sự khử
Câu 2: Quá trình xảy ra tại các điện cực khi điện phân dung dịch AgNO3 là : A. Cực dương : Khử ion NO3- B. Cực âm : Oxi hoá ion NO3- C. Cực âm : Khử ion Ag+ D. Cực dương : Khử H2O
1 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 2147 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Trắc nghiệm Điện phân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Điện phân
Câu 1: Trong quá trình điện phân những cation sẽ di chuyển về: A. Cực dương, ở đây xảy ra sự oxi hoá
B. Cực dương, ở đây xảy ra sự khử C. Cực âm, ở đây xảy ra sự oxi hoá D. Cực âm, ở đây xảy ra sự khử
Câu 2: Quá trình xảy ra tại các điện cực khi điện phân dung dịch AgNO3 là : A. Cực dương : Khử ion NO3- B. Cực âm : Oxi hoá ion NO3- C. Cực âm : Khử ion Ag+ D. Cực dương : Khử H2O
Câu 3: Một dung dịch X chứa đồng thời NaNO3, Cu(NO3)2, Fe(NO3)3, Zn(NO3)2, AgNO3. Thứ tự các kim loại thoát ra ở catot khi điện phân dung dịch trên là:
A. Ag, Fe, Cu, Zn, Na B. Ag, Fe, Cu, Zn C. Ag, Cu, Fe D. Ag, Cu, Fe, Zn, Na
Câu 4. Phản ứng điện phân nóng chảy nào dưới đây bị viết sai sản phẩm? A. Al2O3 2Al+3/2O2
B. 2NaOH 2Na+O2+ H2 C. 2NaCl 2Na+Cl2 D. CaBr2 Ca + Br2
Câu 5: Dãy gồm các kim loại được điều chế trong công nghiệp bằng phương pháp điện phân hợp chất nóng chảy của chúng là. (ĐH KHốI A 2007) A. Na, Ca, Zn B. Na, Cu, Al C. Na, Ca, Al D. Fe, Ca, Al
Câu 6: Khi điện phân hỗn hợp dung dịch NaCl và CuSO4 , nếu dung dịch sau khi điện phân hoà tan được NaHCO3 thì sẽ xảy trường hợp nào sau đây:
A. NaCl dư B. NaCl dư hoặc CuSO4 dư C. CuSO4 dư D. NaCl và CuSO4 bị điện phân hết
Câu 7: Điện phân dung dịch chứa a mol CuSO4 và b mol NaCl ( với điện cực trơ , có màng ngăn xốp ) . Để dung dịch sau điện phân làm phenolphtalein chuyển sang màu hồng thì điều kiện của a và b là ( biết ion SO42- không bị điện phân trong dung dịch ) (ĐH KHốI b 2007) A. b > 2a B. b =2a C. b < 2a D. 2b =a
Câu 8: Khi điện phân có vách ngăn dung dịch gồm NaCl, HCl . Sau một thời gian điện phân xác định xảy ra trường hợp nào sau đây, trường hợp nào đúng :
A. Dung dịch thu được có làm quỳ tím hóa đỏ B. Dung dịch thu được không đổi màu quỳ tím
C. Dung dịch thu được làm xanh quỳ tím D. A, B, C đều đúng
Câu 9. ứng dụng nào dưới đây không phải là ứng dụng của sự điện phân ?
A. Điều chế một số kim loại, phi kim và hợp chất B. Thông qua các phản ứng để sản sinh ra dòng điện
C. Tinh chế một số kim loại như Cu, Pb, Zn, Fe, Ag, Au... D. Mạ Zn, sn, Ni, Ag, Au... bảo vệ và trang trí kim loại
Câu 10. Điện phân đến hết 0,1 mol Cu (NO3)2 trong dung dịch với điện tực trơ, thì sau điện phân khối lượng dung dịch đã giảm bao nhiêu gam A. 1,6g B. 6,4g C. 8,0 gam D. 18,8g
Câu 11. Tính thể tích khí (đktc) thu được khi điện phân hết 0,1 mol NaCl trong dung dịch với điện cực trơ, màng ngăn xốp. A. 0,024 lit B. 1,120 lit C. 2,240 lit D. 4,489 lit
Câu 12: Điện phân dung dịch CuCl2 với điện cực trơ , sau một thời gian thu được 0,32 gam Cu ở catot và một lượng khí X ở anot. Hấp thụ hoàn toàn lượng khí X trên vào 200 ml dung dịch NaOH ở nhiệt độ thường). Sau phản ứng nồng độ NaOH còn lại là 0,05M ( giả thiết thể tích của dung dịch NaOH không thay đổi). Nồng độ ban đầu của dung dịch NaOH là. (ĐH KHốI A 2007) A. 0,15 M B. 0,2M C. 0,1 M D. 0,05M
Câu 13: Điện phân 200 ml dung dịch CuSO4 với điện cực trơ bằng dòng điện một chiều I = 9,65 A. Khi thể tích khí thoát ra ở cả hai đện cực đều là 1,12 lít (đktc) thì dừng điện phân. Khối lượng kim loại sinh ra ở katốt và thời gian điện phân là: A. 3,2 gam và 1000 giây. B. 2,2 gam và 800 giây
C. 6,4 gam và 3600 giây D. 5,4 gam và 1800 giây
Câu 14. Điện phân 200ml dd CuSO4 0,5 M và FeSO4 0,5M trong 15 phút với điện cực trơ và dòng điện
I= 5A sẽ thu được ở catot: A. chỉ có đồng B. Vừa đồng, vừa sắt
C. chỉ có sắt D. vừa đồng vừa sắt với lượng mỗi kim loại là tối đa
Câu 15: Điện phân dung dịch CuSO4 bằng điện cực trơ với dòng điện có cường độ I = 0,5A trong thời gian 1930 giây thì khối lượng đồng và thể tích khí O2 sinh ra là
A: 0, 64g và 0,112 lit B: 0, 32g và 0, 056 lít C: 0, 96g và 0, 168 lít D: 1, 28g và 0, 224 lít
Câu 16: Điện phân 200ml dung dịch hỗn hợp gồm HCl 0,1M và CuSO4 0,5M bằng điện cực trơ. Khi ở katốt có 3,2g Cu thì thể tích khí thoát ra ở anốt là
A : 0, 56 lít B : 0, 84 lít C : 0, 672 lít D : 0,448 lớt
Câu 17: Điện phân dd chứa 0,2 mol FeSO4 và 0,06mol HCl với dòng điện 1,34 A trong 2 giờ (điện cực trơ, có màng ngăn). Bỏ qua sự hoà tan của clo trong nước và coi hiệu suất điện phân là 100%. Khối lượng kim loại thoát ra ở katot và thể tích khí thoát ra ở anot (đktc) lần lượt là:
A. 1,12 g Fe và 0, 896 lit hỗn hợp khí Cl2 , O2. B. 1,12 g Fe và 1, 12 lit hỗn hợp khí Cl2 và O2.
C. 11,2 g Fe và 1, 12 lit hỗn hợp khí Cl2 và O2. D. 1,12 g Fe và 8, 96 lit hỗn hợp khí Cl2 và O2
File đính kèm:
- bai tap trac nghiem ve dien phan.doc