Trắc nghiệm Động lực học chất điểm

 

1. Điền vào chỗ trống các từ thích hợp:

A. Lực là đại lượng đặc trưng cho.của vật này vào vật khác.

B. Lực được biểu diễn bằng vectơ lực có gốc là của lực.

C. Tổng vectơ các lực thành phần tác dụng đồng thời lên vật gọi là

D. Hợp lực của hai lực đồng quy tuân theo quy tắc

Phép thay thế một lực bằng hai hay nhiều lực tác dụng đồng thời và gây hiệu quả giống hệt như lực ấy gọi là phép

1. Chọn các từ ở cột 2 cho phù hợp với nội dung cột 1.

 

doc44 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3120 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Trắc nghiệm Động lực học chất điểm, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM 1. Điền vào chỗ trống các từ thích hợp: Lực là đại lượng đặc trưng cho.........của vật này vào vật khác. Lực được biểu diễn bằng vectơ lực có gốc là………của lực. Tổng vectơ các lực thành phần tác dụng đồng thời lên vật gọi là……… Hợp lực của hai lực đồng quy tuân theo quy tắc……… Phép thay thế một lực bằng hai hay nhiều lực tác dụng đồng thời và gây hiệu quả giống hệt như lực ấy gọi là phép ………… Chọn các từ ở cột 2 cho phù hợp với nội dung cột 1. Một vật sẽ giữ nguyên trạng thái chuyển động khi không chịu tác dụng của lực nào hoặc khi chịu tác dụng của Tính chất của mọi vật có xu hướng giữ nguyên vận tốc chuyển động gọi là Hệ quy chiếu (HQC) đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều so với mặt đất trong nhiều bài toán được xem là Hệ quy chiếu quán tính là hệ quy chiếu trong đó định luật I Niutơn được Chuyển động theo quán tính là chuyển động Phép phân tích lực là ngược với phép thẳng đều nghiệm đúng hệ lực cân bằng tổng hợp lực HQC quán tính quán tính các nhận xét sau đúng hay sai. Vật chịu tác dụng của nhiều vật đồng thời sẽ chuyển động biến đổi đều. Hợp lực tác dụng lên vật bằng không thì vật sẽ chuyển động chậm dần. Vật đang đứng yên mà chịu tác dụng của cặp lực trực đối thì vật tiếp tục đứng yên. Vật đang chuyển động thẳng đều chứng tỏ lực tác dụng lên vật có độ lớn và phương chiều không đổi. Vật cô lập có gia tốc bằng không. Quán tính là tính chất của mọi vật có xu hướng bảo toàn độ lớn vận tốc. Chọn phát biểu đúng về hệ lực. A. Các lực tác dụng vào một vật chuyển động với gia tốc không đổi là một hệ lực cân bằng. B. Hệ lực cân bằng tác dụng lên vật không làm thay đổi vận tốc vật. C. Hệ lực cân bằng luôn làm cho vật chuyển động đều. D. Hệ lực không cân bằng làm cho vật chuyển động không ổn định. Chọn phát biểu đúng về lực. A. Một vật chỉ chuyển động đều khi khônh có lực nào tác dụng lên vật. B. Vật cô lập không chịu tác dụng của vật nào cả thì phải đứng yên. Vật chịu tác dụng của hệ lực cân bằng thì bảo toàn vận tốc. Ngừng tác dụng lực lên vật thì nó sẽ chuyển động chậm dần rồi dừng lại. Chọn phát biểu đúng về lực. A. Lực quyết định việc duy trì chuyển động. B. Ngừng tác dụng lực thì vật lập tức ngừng chuyển động. C. Lực là nguyên nhân gây biển đổi trạng thái chuyển động của vật. D. Vật chỉ chuyển động đều khi ngừng tác dụng của mọi lực lên vật. 7. Chọn phát biểu sai về tổng hợp và phân tích lực. A. Hợp lực thay thế cho nhiều lực đồng thời tác dụng vào vật và cho cùng hiệu quả. B. Tổng hợp một hệ lực tác dụng đồng thời vào vật cho ta một hợp lực duy nhất dù ta dùng quy tắc đa giác lực hay dùng nối tiếp quy tăc hình bình hành. C. Phép tổng hợp lực là ngược lại với phép phân tích lực. D. Một lực tác dụng chỉ có thể phân tích thành một cặp lực thành phần duy nhất vuông gốc với nhau. 8. Chọn phát biểu đúng về cân bằng A. Hệ lực cân bằng tác dụng làm cho vật có vận tốc bằng nhau. B. Một vật tiếp tục đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều nếu chịu tác dụng của một hệ lực cân bằng. C. Hai lực trực đối bao giờ cũng làm cho hai vật chịu tác dụng luôn bảo toàn trạng thái chuyển động. D. Khi không chịu tác dụng của các vật khác thì một vật phải giữ nguyên trạng thái đứng yên. 9. Chọn phát biểu sai về cân bằng. A. Một vật chuyển động có gia tốc thì hệ lực tác dụng là không cân bằng. B. Hệ lực cân bằng tác dụng làm vật chuyển động với vectơ vận tốc không đổi. C. Một vật không chịu tác dụng của vật nào ắt sẽ đứng yên. D. Một vật có thể chuyển động đều khi chịu tác dụng của hệ lực không cân bằng. 10. Chọn phát biểu sai về quán tính. A. Quán tính là tính chất của mọi vật có xu hướng chống lại sự thay đổi vận tốc. B. Nếu không chịu tác dụng của lực nào thì một vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên. C. Nếu chịu tác dụng của hệ lực không cân bằng thì gia tốc của vật không thay đổi. D. Nếu chịu tác dụng của hệ lực cân bằng thì vận tốc của vật không thay đổi. 11. Chọn phát biểu đúng về hệ quy chiếu quán tính. A. Hệ quy chiếu gắn với mặt đất luôn là hệ quy chiếu quán tính. B. Hệ quy chiếu có gốc gắn với mặt trời, các trục hướng về các sao Thiên vương tinh và Hải vương tinh là hệ quy chiếu quán tính. C. Khi kể đến chuyển động tự quay của Trái Đất xung quanh trục của nó thì hệ quy chiếu gắn với Trái Đất không còn lại quán tính. D. Tại mọi điểm trên mặt Trái Đất, hướng của dây dọi luôn đi qua tâm Trái Đất. 12. Trên xe ôtô đang đi, bổng mọi người bị xô mạnh về phía trước theo chiều xe chạy. Khảo sát vận tốc và gia tốc của xe khi đó. Giải thích bằng quán tính. 13. Trên xe ôtô đang đi, bổng mọi người bị xô mạnh về bên trái. Khảo sát chuyển động của xe, vận tốc, gia tốc của xe đó. Giải thích bằng quán tính. 14. Tìm hợp lực của hai lực đồng quy vuông gốc có độ lớn 5N và 5N. Vẽ tam giác lực và các góc trong tam giác đó. 15. Xác định các lực mà vật nặng P tác dụng lên các thang AB và AC của giá đỡ. Thanh nào có thể thay bằng dây căng chịu lực. 16. Tìm các lực kéo căng các dây AC và CB. Các số liệu trên hình cho biết độ dài các đoạn theo một đơn vị dài nào đó. Vẽ tam giác lực và xác định các gốc trong tam giác đó. 17. Vật đang đứng yên với tác dụng đồng thời của ba lực 4N, 6N và 8N. Nếu lực 8N dừng tác dụng thì hợp lực của hai lực còn lại bằng bao nhiêu và gốc giữa hai lực còn lại đó là gốc nhọn hay gốc tù? 18. Chọn đúng cặp lực nào cho hợp lực có độ lớn 6N. Vẽ hình bình hành lực. A. 3N ; 2N B. 10N ; 3N C. 5N ; 11N D. 4N ; 8N 19. Chọn đúng cặp lực nào cho hợp lực 10N. Vẽ tam giác lực. A. 2N ; 15N B. 10N ; 12N C. 4N ; 5N D. 1N ; 8N 20. Tìm đúng cặp lực cho hợp lực 4N. Vẽ tam giác lực. A. 4N ; 4N B. 4N ; 15N C. 2N ; 1N D. 2N ; 10N 21. Tìm đúng cặp lực cho hợp lực 5N. Vẽ đa giác lực. A. 1N ; 3N B. 2N ; 4N C. 4N ; 15N D. 2N ; 3N 22. Người ta treo vật trọng lượng P = 60N vào 4 đỉnh ABCD của một hình vuông cạnh a đặt nằm ngang. Biết rằng 4 dây treo PA = PB = PC = PD = a. Tìm lực kéo căng 4 dây treo đó. 23. Điền vào chỗ trống các từ thích hợp. a. Gia tốc vật thu được tỉ lệ thuận với ……… và tỉ lệ ………… với khối lượng vật. b. Khối lượng là số đo mức …………của vật. Khối lượng lớn thì quán tính lớn. c. Trọng lượng gây ra cho các vật gia tốc ………… d. Gia tốc luôn cùng phương và ………… với lực tác dụng. e. Khối lượng là đại lượng vô hướng dương và có tính ………được. Vật gồm nhiều bộ phận thì khối lượng cả vật bằng tổng khối lượng các bộ phận cấu thành f. Độ lớn của trọng lượng P = mg gọi là ………… của vật. 24. Lắp các từ ở cột 2 vào cho phù hợp nội dung ở cột 1. a. Thành phần hướng tâm của hợp lực tác dụng lên vật gây ra gia tốc hướng tâm gọi là. b. Đơn vị đo khối lượng là c. Đơn vị đo lực là d. Gia tốc mà mỗi lực gây ra cho vật không phụ thuộc vào việc có hay không có tác dụng của các e. Tổng vectơ các gia tốc do mỗi lực gây ra cho vật là f. Điều kiện cân bằng của một chất điểm là chất điểm đang đứng yên và hợp lực của tất cả các lực tác dụng lên nó bằng 1.1kg 2. không 3. lực khác 4. gia tốc tổng hợp 5. lực hướng tâm 6. 1N 25. Chọn đúng phương trình định luật II Niutơn. A. m + = 0 B. m - = 0 C. = a D. F = m 26. Chọn đúng công thức liên hệ giữa lực tác dụng và phản lực theo định luật III Niutơn: A. AB + BA = 0 B. FAB = - FBA C. AB = - CB D. AC = - CA = 0 27. Chọn phát biểu sai về định luật III Niutơn. A. Trong mọi trường hợp, khi vật M tác dụng vào N một lực tác dụng thì vật N cũng tác dụng lại vật M một phản lực. B. Lực tác dụng và phản lực là hai lực trực đối. C. Lực tác dụng và phản lực làm thành một cặp lực cân bằng. D. Lực tác dụng và phản lực đặt vào hai vật khác nhau. 28. Chọn phát biểu đúng về định luật II Niutơn: A. Lực tác dụng theo hướng nào thì vật sẽ chuyển động theo hướng đó. B. Với cùng một vật, lực tác dụng càng nhỏ thì gia tốc thu được càng lớn. C. Với cùng một lực, khối lượng vật càng lớn thì gia tốc thu được càng nhỏ. D. Gia tốc vật thu được luôn cùng phương và ngược chiều với lực tác dụng. 29. Chọn phát biểu sai về định luật II Niutơn: A. Gia tốc vật nhận được luôn cùng hướng với lực tác dụng. B. Với cùng một vật, gia tốc thu được tỉ lệ thuận với lực tác dụng. C. Với cùng một lực tác dụng, gia tốc thu được tỉ lệ nghịch với khối lượng vật. D. Vật luôn chuyển động theo hướng của lực tác dụng. 30. Chọn phát biểu đúng : Búa đập vào thanh sắt nung đỏ làm biến dạng thanh sắt vì: A. Lực búa đập vào thanh sắt lớn hơn lực thanh sắt tác dụng lên búa. B. Khối lưong búa lớn hơn khối lượng thanh sắt. C. Thanh sắt bị biến dạng chứng tỏ có lực búa đập vào. Búa không biến dạng vì không có lực của thanh sắt tác dụng ngược lại lên búa. D. Sắt nung đỏ mềm nên biến dạng dễ thấy. Biến dạng của búa rất nhỏ. 31. Đánh dấu vào ô Đúng – Sai : Đúng Sai a. Một vật nằm yên trên mặt bàn nằm ngang thì đè lên mặt bàn một lực có độ lớn bằng trong lượng của vật. b. Bàn không tác dụng lực lên vật vì nếu có lực đó thì vật đã bay lên khỏi bàn. c. Vật nằm yên trên bàn vì trọng lực vật và phản lực của bàn lên vật là cặp lực cân bằng. d. Ngựa kéo xe chạy được trên đường là nhờ lực mà ngựa tác dụng vào xe. e. Xe lại tác dụng lên ngựa một phản lực trực đối theo định luật III Niutơn. Hệ ngựa – xe không thể chuyển động được. f. Xe ngựa chạy được là nhờ phản lực mặt đất tác dụng lên ngựa. 32. Chọn phát biểu sai về cặp lực tác dụng và phản lực. A. Chúng ngược chiều nhưng cùng phương. B. Chúng cùng độ lớn và cùng chiều. C. Chúng cùng phương và cùng độ lớn. D. Chúng ngược chiều và khác điểm đặt. 33. Chọn phát biểu đúng về cặp lực tác dụng và phản lực. A. Chúng là một hệ lực cân bằng. B. Chúng cùng độ lớn và cùng chiều. C. Chúng tác dụng lên hai vật nên là cặp lực trực đối. D. Chúng cùng phương và cùng chiều. 34. Chọn đúng cặp lực tác dụng – phản lực theo định luật III Niutơn. A. A và AB B. AB và B C. AO và OA D.OA vàA Tâm trái đất 35. Chọn hai lực không phải là cặp lực tác dụng – phản lực. A. A và ’A B. AO và OA C. AB và BA D.B vàAB 36. Chọn hệ lực cân bằng. A. A , OA vàBA B. AB và BA C. OA và BA D. A và ’A 37. Chọn hệ lực không cân bằng. A. B vàAB B. OA và AO C. AO , ’A và ’B D. OA , BA và A 38. Chọn đúng đẳng thức giữa độ lớn các lực. A. NAB = PA B. QAO = PA + P’B C. NOA = QBA + PB D. P’A = QBA 39. Chọn đẳng thức sai về độ lớn các lực. A. . NAB = PB B. QAO = NOA C. PA = QAO D. P’B = QBA 40. Lực 5N tác dụng vào vật khối lượng 1kg ban đầu đứng yên trong khoảng thời gian 4 giây. Đoạn đường vật đi được là: A. 20m B. 30m C.40m D. 50m 41. Lực cản F tác dụng vào vật khối lượng 4kg đang chuyển động với vận tốc 5m/s. Vật đi được đoạn đường 10m thì dừng lại. Tìm lực F. A. 5N B. 2N C. 4N D. 8N 42. Một vật khối lượng 2kg đang chuyển động với vận tốc 18km/h thì bắt đầu chịu tác dụng của lực 4N theo chiều chuyển động. Tìm đoạn đường vật đi được sau 10 giây. A. 120m B. 150m C. 160m D. 175m 43. Một vật khối lượng 2kg đang chuyển động với vận tốc 5m/s thì bắt đầu chịu tác dụng của lực cản FC. Sau 2 giây vật đi được quảng đường 5mét. Tìm độ lớn FC. A. 8N B. 12N C. 15N D. 5N 44. Một vật khối lượng 5kg chuyển động với tác dụng của lực kéo F thay đổi theo thời gian. Biết rằng lực cản không đổi bằng 10N và đồ thị vận tốc theo thời gian v(t) cho bởi hình bên. Hãy vẽ đồ thị lực kéo theo thời gian F(t) và tính quãng đường vật đi được sau 8 giây. 45. Điền vào chỗ trống các từ thích hợp. a. Lò xo khi bị biến dạng sẽ tác dụng lực ………vào cả hai vật ở hai đầu. b. Khi bị ……… lực đàn hồi của lò xo hướng vào trong có xu hướng kéo hai đầu vào gần. c. Khi bị ……… lực đàn hồi của lò xo hướng ra ngoài có xu hướng đẩy hai đầu ra xa. d. Bỏ qua khối lượng lò xo, độ lớn lực đàn hồi ………… ở mọi điểm dọc lò xo. e. Với cùng một ngoại lực tác dụng, lò xo nào có độ cứng càng lớn thì độ biến dạng càng ………… và ngược lại. f. Lực căng dây có điểm đặt trên hai vật làm căng dây và hướng vào trong dây giống như lực đàn hồi lò xo khi bị………… 46. Đánh dấu vào ô Đúng – Sai a. Đối với các mặt tiếp xúc bi biến dạng khi ép vào nhau thì lực đàn hồi có phương vuông gốc với mặt tiếp xúc. Đúng Sai b. Lực tác dụng lớn lên bao nhiêu lần thì độ biến dạng lò xo cũng lớn lên bấy nhiêu lần. c. Lực đàn hồi của lò xo xuất hiện khi lo xo được một ngoại lực truyền cho một gia tốc. d. Lực đàn hồi xuất hiện ở cả hai đầu lò xo và tác dụng vào các vật tiếp xúc làm nó biến dạng. e. Khi vượt quá giới hạn đàn hồi, bỏ lực tác dụng đi lò xo không về được chiều dài cũ của nó. f. Lò xo bị dãn có xu hướng đẩy hai đầu ra xa 47. Phát biểu sai về lực đàn hồi của lò xo. A. Lực đàn hồi của lò xo có xu hướng chống lại nguyên nhân gây biến dạng. B. Lực đàn hồi của lò xo dài có phương là trục lò xo, ngược chiều với chiều biến dạng của lò xo. C. Lực đàn hồi của lò xo có độ lớn tuân theo định luật Húc. D. Lực đàn hồi của lò xo chỉ xuất hiện ở đầu lò xo đặt ngoài lực gây biến dạng. 48. Chọn phát biểu đúng về lực đàn hồi lò xo. A. Ngoại lực gây biến dạng càng lớn thì độ biến dạng đàn hồi càng lớn. B. Lực đàn hồi lò xo có ở hai đầu lò xo và điểm đặt ở hai vật gây biến dạng. C. Lực đàn hồi lò xo chỉ có ở hai đầu, không có ở các điểm phía trong lò xo. D. Độ cứng k của lò xo chỉ phụ thuộc vật liệu làm lò xo, không phụ thuộc kích thước lò xo. 49. Một lò xo có độ dài tự nhiên 20cm. Gắn một đầu cố định, kéo đầu kia bằng lực 15N thấy lò xo có độ dài mới 22cm. Tìm độ cứng k của lò xo. A. 750N/m B. 145N/m C. 100N/m D. 960N/m 50. Lò xo A có độ cứng kA = 75N/m móc vào lò xo B có độ cứng kB. Dùng hai tay kéo hai đầu còn lại của A và B thì thấy lò xo A bị dãn 2cm còn lò xo B dãn 3cm. Tìm kB: A. 45N/m B. 60N/m C. 50N/m D. 100N/m 51. Một lò xo treo thẳng đứng có độ dài tự nhiên 30cm. Móc vật 150g vào đầu dưới lò xo thấy lò xo dài 33cm. Hỏi nếu treo vật 0,1kg vào thì thấy lò xo dài bao nhiêu. A. 29cm B. 32cm C. 35cm D. 31cm 52. Một lò xo có độ dài tự nhiên là 27cm. Nén bằng lực 16N thì thấy lò xo dài 23cm. Hỏi nếu nén bằng lực 12N thì lò xo dài bao nhiêu. A. 25cm B. 28cm C. 26cm D. 24cm 53. Một lò xo dài đồng chất, khối lượng không đáng kể, có độ dài tự nhiên lo và độ cứng là ko. Chứng tỏ rằng một phần lò xo dài l sẽ có độ cứng kl tỉ lệ nghịch với độ dài l đó. 54. Hai lò xo có độ cứng k1 và k2. Tìm độ cứng tương của hệ hai lò xo này khi: a. Mắc song song. b. Mắc nối tiếp. 55. Hai lò xo có độ cứng k1 = 40N/m và k2 = 60N/m. Tìm độ cứng tương đương của hệ khi hai lò xo này: a. Mắc song song b. Mắc nối tiếp A. 80N/m và 25N/m B. 100N/m và 24N/m C. 100N/m và 26N/m D. 50N/m và 24N/m 56. Chọn phát biểu đúng về lực ma sát nghỉ. A. Mọi vật vẫn đứng yên dù có tác dụng của lực kéo trượt là nhờ lực ma sát nghỉ. B. Lực ma sát nghỉ luôn cản trở chuyển động của vật. C. Lực ma sát nghỉ luôn có phương vuông góc với mặt tiếp xúc. D. Lực ma sát nghỉ có độ lớn luôn không đổi bằng µoN với N là áp lực µo là hệ số ma sát nghỉ. 57. Chọn phát biểu sai về ma sát nghỉ. A. Lực ma sát nghỉ có phương trong mặt phẳng tiếp xúc, điểm đặt trên mặt tiếp xúc đó. B. Lực ma sát nghỉ có chiều ngược với ngoại lực song song mặt tiếp xúc có xu hướng chống lại tác dụng kéo trượt của ngoại lực này, giữ vật đứng yên. C. Mọi vật đang nằm yên là do có tác dụng của lực ma sát nghỉ. D. Lực ma sát nghỉ có độ lớn bằng độ lớn lực tác dụng song song với mặt tiếp xúc. 58. Chọn phát biểu đúng về lực ma sát trượt. A. Lực ma sát trượt có điểm đặt ở khối tâm vật, có xu hướng cản trở vật trượt. B. Lực ma sát trượt ngược hướng với chuyển động tương đối của hai mặt tiếp xúc. C. Vật M trượt trên vật N đứng yên. Lực ma sát trượt chỉ tác dụng lên M, có xu hướng ngăn cản không cho M trượt lên N. D. Hệ số ma sát trượt phụ thuộc diện tích mặt tiếp xúc. 59. Chọn phát biểu đúng về lực ma sát lăn. A. Lực ma sát lăn của bánh xe tác dụng vào trục của bánh xe, cản trở chuyển động lăn của bánh xe. B. Lực ma sát lăn càng lớn nếu bán kính vật lăn càng lớn.C. Lực ma sát lăn có điểm đặt, phương, chiều giống ma sát trượt nhưng hệ số ma sát lăn nhỏ hơn nhiều hệ số ma sát trượt : µl < µ D. Lực ma sát lăn tỉ lệ nghịch với áp lực. 60. Điền vào chỗ trống các từ thích hợp. a. Lực ma sát nghỉ có ………… bằng của ngoại lực song song mặt tiếp xúc tác dụng vào muốn vật dịch chuyển. b. Lực ma sát nghỉ có………… phương, ………… chiều với lực song song mặt tiếp xúc. c. Lực ma sát trượt có hướng ngược với hướng của ………… giữa hai mặt trượt trên nhau. d. Lực ma sát nghỉ cực đại ………… hơn lực ma sát trượt. 61. Đánh dấu vào ô Đúng – Sai Đúng Sai a. Lực ma sát nghỉ xuất hiện ở mặt tiếp xúc, giữ cho vật đứng yên khi có lực tác dụng song song với mặt tiếp xúc. b. Lực ma sát không có độ lớn xác định nhưng có hướng xác định. c. Lực ma sát nghỉ có độ lớn xác định nhưng không có hướng xác định. d. Lực ma sát trượt phụ thuộc tính chất nhẫn, nháp của hai mặt tiếp xúc thể hiện qua hệ số ma sát trượt µ. e. Các lực ma sát nghỉ, lăn, trượt đều tỉ lệ với áp lực. f. Ma sát lăn nhỏ hơn ma sát trượt. 62. Lắp nữa câu ở cột 2 vào nữa câu ở cột 1 về các lực ma sát. a. Lực ma sát nghỉ và ma sát lăn ở bánh trứơc mô tô, xe đạp là b. Lực ma sát nghỉ ở điểm tiếp xúc với mặt đường của bánh sau la c. Các lực ma sát đều xuất hiện ở d. Các lực ma sát đều có độ lớn tỉ lệ với 1/ mặt tiếp xúc hai vật. 2/ lực cản chuyển động xe. 3/ áp lực vuông góc. 4/ lực phát động kéo xe chạy. 63. Một xe tải nhỏ khối lượng 1500kg chạy thẳng đều trên mặt ngang. Hệ số ma sát lăn là 0,02. Sức cản không khí là100N. Tìm lực kéo của máy động cơ. Lấy g= 9,8m/s2. 64. Một vật B được đặt trên mặt sàn A đang chuyển động. Tìm phương chiều của lực ma sát tác dụng lên B, loại lực ma sát trong các trường hợp: a. A chuyển động nhanh dần với gia tốc a nhỏ. b. A chuyển động nhanh dần với gia tốc a lớn. c. A chuyển động đều. d. A chuyển động chậm dần với gia tốc a nhỏ. e. A chuyển động chậm dần với gia tốc a lớn. f. A quay đều xung quanh trục thẳng đứng với tốc độ ù nhỏ. g. A quay đều xung quanh trục thẳng đứng với tốc độ ù lớn. 65. Một nam châm nhỏ để gắn giấy tờ trên bảng sắt có lực hút 2,5N và khối lượng 40 gam. Tìm hệ số ma sát nghỉ biết rằng nếu khối lượng nam châm tăng thêm 22 gam thì nam châm bị rơi. Lấy g= 9,8m/s2. 66. Một người kéo một kiện hàng khối lượng 60kg trên sàn nằm ngang bằng lực F = 150N hợp với sàn một góc 300. Tìm hệ số ma sát trượt của kiện hàng với mặt sàn biết rằng kiện hàng trượt đều. Lấy g= 9,8m/s2. 67. Điền vào chổ trống các từ thích hợp. a. Hai chất điểm bất kỳ ………… với một lực tỉ lệ với tích khối lượng của chúng. b. Lực hút nhau giữa hai chất điểm tỉ lệ nghịch với …………khoảng cách giữa chúng. c. Lực do Trái Đất tác dụng lên mọi vật được gọi là ……… của vật đó. d. Trọng trường gây cho các vật khác nhau ở cùng một địa điểm có ……… như nhau. e. Gia tốc trọng trường phụ thuộc ………… độ trên mặt đất và độ cao từ mặt đất. 68. Đánh dấu vào ô Đúng – Sai Đúng Sai a. Lực hấp dẫn chỉ có lực hút nhau mà không đẩy nhau. b. Lực hấp dẫn phụ thuộc tính chất môi trường giữa hai vật. c. Có thể phân biệt được vật hút và vật bị hút. d. Lực hấp dẫn tỉ lệ thuận với khối lượng hai vật. e. Gia tốc rơi tự do ở mỗi địa điểm là như nhau với mọi vật. f. Gia tốc rơi tự do trên Mặt Đất cũng giống như trên Mặt Trăng. g. Hai lực mà hai vật hút nhau chính là cặp lực tác dụng và phản lực. 69. Chọn phát biểu đúng về lực hấp dẫn giữa hai vật. A. Lực hấp dẫn giảm đi hai lần khi khoảng cách tăng hai lần. B. Lực hấp dẫn tăng 4 lần khi khối lượng mỗi vật tăng hai lần. C. Hằng số hấp dẫn có giá trị G = 6,67.1011N/kg2 trên Mặt Đất. D. Hằng số G của các hành tinh càng gần Mặt Trời thì có giá trị càng lớn. 70. Chọn phát biểu sai về lực hấp dẫn giữa hai vật. A. Lực hấp dẫn tăng 4 lần khi khoảng cách giảm đi một nữa. B. Lực hấp dẫn không đổikhi khối lượng một vật tăng gấp đôi còn khối lượng vật kia giảm còn một nữa. C. Rất hiếm khi lực hấp dẫn là lực đẩy. D. Hằng số hấp dẫn có giá trị như nhau ở cả trên mặt Trái Đất và trên Mặt Trăng. 71. Chọn phát biểu đúng : Khi khối lượng hai vật đều tăng gấp đôi, còn khoảng cách giữa chúng tăng gấp ba thì độ lớn lực hấp dẫn sẽ: A. Không đổi. B. Tăng 2,25 lần. C. Giảm còn một nữa . D. Giảm 2,25 lần. 72. Chọn phát biểu đúng :Muốn gia tốc rơi tự do giảm còn một nữa phải lên cao: A. h = R = 6400km B. h = = 3200km C. h = R(-1) = 2651km D. h = = = 80km 73. Quan sát quả táo rơi, Niutơn cho đó là do Trái Đất hút quả táo và ngược lại quả táo cũng hút Trái Đất một lực như thế. Tìm lực F mà quả táo khối lượng 200g trên mặt đất hút Trái Đất. Cho g = 9,8m/s2. 74. Tìm vị trí mà tại đó lực hấp dẫn của Trái Đất và Mặt Trăng là cân bằng nhau. Cho biết khoảng cách từ tâm Trái Đất đến tâm Mặt Trăng là384000km và khối lượng Mặt Trăng nhỏ hơn Trái Đất là 81 lần. 75. Ta biết lực hút của Trái Đất lên Mặt Trăng đóng vai trò lực hướng tâm duy trì chuyển động tròn đều của Mặt Trăng quanh Trái Đất. Biết Mặt Trăng quay quanh Trái Đất một vòng hết 27,32 ngày và khối lượng Trái Đất là 6.1024kg. Hãy tính khoảng cách từ tâm Mặt Trăng đến tâm Trái Đất. 76. Các vệ tinh thông tin dùng để chuyển tiếp các chương trình truyền hình, các liên lạc điện thoại... luôn ở cố định phía trên một địa điểm trên mặt đất nên còn được gọi là các vệ tinh địa tĩnh. Hỏi các vệ tinh địa tĩnh ở độ cao bao nhiêu so với mặt đất. Biết rằng khối lượng Trái Đất là6.1024kg và bán kính R = 6400km. 77. Một ôtô tải khối lượng 10 tấn đi qua một cầu với tốc độ 60km/h. Cầu có dạng cung tròn bán kính 200m. Tính áp lực của ôtô lên cầu ở điểm cao nhất của cầu và so sánh với trọng lượng xe. Lấy g = 9,8m/s2. 78. Điền vào chỗ trống các từ phù hợp với chuyển động ném ngang. a. Chuyển động ném ngang luôn có thể ………… thành hai chuyển động thành phần dọc hai trục toạ độ Ox và Oy. b. Chuyển động thành phần theo phương ngang dọc Ox là chuyển động ……… với vận tốc không đổi vo. c. Chuyển động theo phương thẳng đứng là ………… d. Thời gian chuyển động ném ngang ……… thời gian rơi tự do cùng độ cao h. e. Vận tốc tại mỗi điểm trùng với ……… quỹ đạo tại điểm đó. f. Tầm bay xa ……… phụ thuộc khối lượng của vật. Đúng Sai 79. Đánh dấu vào ô Đúng – Sai cho chuyển động ném xiên. a. Chuyển động ném xiên có thể phân tích thành hai chuyển động thành phần dọc hai trục toạ độ Ox và Oy. b. Chuyển động thành phần theo phương ngang là chuyển động thẳng đều với vận tốc vo. c. Chuyển động thành phần theo phương thẳng đứng là chuyển động thẳng biến đổi đều với gia tốc luôn không đổi. d. Quỷ đạo là đường parapol đi qua gốc toạ độ và có bề lõm quay lên. e. Vectơ vận tốc tại mỗi điểm trùng với tiếp tuyến quỹ đạo. f. Thời gian chuyển động đến lúc chạm đất bằng hai lần thời gian lên đến đỉnh H. g. Tầm bay xa L tỉ lệ thuận với siná của góc ném á. h. Tầm bay cao H và tầm bay xa L tỉ lệ với khối lượng vật. 80. Chọn phát biểu sai cho chuyển động ném ngang. A. Chuyển động của các hình chiếu Mx , My dọc các trục toạ độ là các chuyển động thành phần. B. Vận tốc tại mỗi thời điểm là tổng vectơ các vận tốc chuyển động thành phần. C. Vectơ vận tốc tại mỗi điểm trùng với tiếp tuyến quỹ đạo tại điểm đó. D. Tầm ném xa tỉ lệ với vận tốc ban đầu và độ cao ban đầu. 81.Chọn phát biểu sai cho chuyển động ném ngang. A. Gia tốc trong chuyển động ném ngang luôn không đổi cả về phương, chiều và độ lớn. Đó chính là gia tốc trọng trường . B. Vì gia tốc luôn không đổi nên đó là chuyển động thẳng biến đổi đều. C. Độ lớn vận tốc tăng dần theo thời gian. D. Thời gian chuyển động ném ngang bằng thời gian rơi tự do từ cùng độ cao ban đầu. 82. Chọn phát biểu đúng cho chuyển động ném xiên góc á . A. Có thể phân tích thành hai chuyển động thành phần: chuyển động thẳng đều dọc trục ngang Ox với vận tốc vocosá và rơi tự do theo phương thẳng đứng. B. Chuyển động thành phần dọc trục thẳng đứng có gia tốc không đổi và luôn có dấu âm “ -” chứng tỏ đó là chuyển động chậm dần đều. C. Chuyển động thành phần dọc trục ngang là chuyển động theo quán tính. D. Vận tốc chuyển động thành phần theo phương thẳng đứng Oy lúc đầu dương về sau âm chứng tỏ lúc đầu nhanh dần đều về sau chậm dần đều. 83. Chọn phát biểu sai cho chuyển động ném xiên góc á . A. Vận tốc ban đầu nghiêng á so phương ngang nên theo định luật quán tính vận tốc tức thời tại mỗi điểm cũng nghiêng góc á như vậy. B. Dọc thẳng đứng Oy: ban đầu đi lên chậm dần đều, sau khi vy = 0 thì là rơi tự do. C. Quỹ đạo là một parapol qua góc O, bề lõm quay xuống, đỉnh cao H có hoành độ bằng nửa tầm bay xa . D. Vận tốc chạm đất Đ có cùng toạ độ lớn và hợp với phương ngang cùng một góc nhưng trái dấu so với vận tốc ban đầu o. 84. Chọn phát biểu sai cho chuyển động ném xiên góc á . A. Độ lớn vận tốc có giá trị nhỏ nhất ở đỉnh H và bằng vmin = vocosá. B. Gia tốc tại mọi điểm đều như nhau và bằng . C. Ứng với một điểm chạm đất gần, có tầm xa L < Lmax = luôn có hai giá trị của góc ném á đối xứng nhau qua góc á = 45o. D. Cho trước độ lớn vận tốc ban đầu vo bao giờ ta cũng tìm được góc ném á thích hợp để vật đi qua điểm Mo(xo,yo) cho trước bất kỳ. 85. Một máy bay ném bom bay theo phương ngang ở độ cao 5km với vận tốc 600km/h. Hỏi phải cắt bom cách mục tiêu theo phương ngang bao

File đính kèm:

  • doctrac nghiem vat ly 10 sach tham khao.doc