Câu 1: Đối với ankan, theo chiều tăng dần số nguyên tử C trong phân tử thì
A. nhiệt độ sôi tăng dần, khối lượng riêng giảm dần.
B. nhiệt độ sôi giảm dần, khối lượng riêng tăng dần.
C. nhiệt dộ sôi và khối lượng riêng giảm dần.
D. nhiệt độ sôi và khối lượng riêng tăng dần.
Câu 2: Các nguyên tử C trong ankan, ở trạng thái lai hoá
A. sp. B. sp2. C. sp3. D. sp3d.
Câu 3: Chỉ ra nội dung đúng
A. Các ankan đều nhẹ hơn nước. B. Ankan là những dung môi có cực.
C. Ankan là những chất có màu. D. Ankan tan được trong nước.
Câu 4: Clorofom là
A. CH3Cl. B. CCl4. C. CHCl3. D. CH2Cl2.
Câu 5: Khi đốt cháy hoàn toàn một ankan bất kỳ thì tạo ra
A. số mol H2O lớn hơn số mol CO2.
B. số mol CO2 lớn hơn số mol H2O.
C. số mol CO2 bằng số mol H2O.
D. số mol CO2 lớn hơn hay nhỏ hơn số mol của nước phụ thuộc vào từng ankan cụ thể.
Câu 6: Khi nung natriaxetat (CH3COONa) với vôi tôi xút, tạo ra khí
A. axetilen (C2H2). B. etan (C2H6). C. metan (CH4). D. etilen (C2H4).
7 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 321 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Trắc nghiệm Hóa học Lớp 11 - Chương 5: Hidrocacbon no - Trần Minh Tuân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG V: HIĐROCACBON NO
I. ANKAN
Câu 1: Đối với ankan, theo chiều tăng dần số nguyên tử C trong phân tử thì
A. nhiệt độ sôi tăng dần, khối lượng riêng giảm dần.
B. nhiệt độ sôi giảm dần, khối lượng riêng tăng dần.
C. nhiệt dộ sôi và khối lượng riêng giảm dần.
D. nhiệt độ sôi và khối lượng riêng tăng dần.
Câu 2: Các nguyên tử C trong ankan, ở trạng thái lai hoá
A. sp. B. sp2. C. sp3. D. sp3d.
Câu 3: Chỉ ra nội dung đúng
A. Các ankan đều nhẹ hơn nước. B. Ankan là những dung môi có cực.
C. Ankan là những chất có màu. D. Ankan tan được trong nước.
Câu 4: Clorofom là
A. CH3Cl. B. CCl4. C. CHCl3. D. CH2Cl2.
Câu 5: Khi đốt cháy hoàn toàn một ankan bất kỳ thì tạo ra
A. số mol H2O lớn hơn số mol CO2.
B. số mol CO2 lớn hơn số mol H2O.
C. số mol CO2 bằng số mol H2O.
D. số mol CO2 lớn hơn hay nhỏ hơn số mol của nước phụ thuộc vào từng ankan cụ thể.
Câu 6: Khi nung natriaxetat (CH3COONa) với vôi tôi xút, tạo ra khí
A. axetilen (C2H2). B. etan (C2H6). C. metan (CH4). D. etilen (C2H4).
Câu 7: Công thức tổng quát của ankan là
A. CnH2n-6. B. CnH2n. C. CnH2n-2. D. CnH2n+2.
Câu 8: Tên gọi của (CH3)2CH-CH2-CH3 là
A. Butan. B. iso-Butan. C. Pentan. D. 2-metyl-Butan.
Câu 9: Số đồng phân cấu tạo của ankan có cùng công thức phân tử C5H12 là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 10: Tính chất hoá học đặc trưng của ankan là
A. phản ứng cộng. B. phản ứng phân huỷ. C. phản ứng thế. D. phản ứng tách.
Câu 11: Khi cho propan (CH3-CH2-CH3) tác dụng với khí Cl2 theo tỉ lệ số mol 1:1 sẽ tạo ra
A. 1 sản phẩm. B. 2 sản phẩm. C. 3 sản phẩm. D. 4 sản phẩm.
Câu 12: Khi cho etan (C2H6) tác dụng với khí Cl2 với tỉ lệ số mol 1:1 sẽ tạo ra sản phẩm chính là
A. C2H5Cl. B. C2H4Cl2. C. C2H3Cl3. D. C2H2Cl4.
Câu 13: Sản phẩm chính khi cho propan tác dụng với khí Cl2 với tỉ lệ số mol 1:1 là
A. CH3 -CH(Cl)-CH3. B. CH3-CH2-CH2Cl.
C. CH3-CH(Cl)-CH2Cl. D. CH2Cl-CH2-CH2Cl.
Câu 14: Khi cho CH3-CH(CH3)-CH2-CH3 tác dụng với Cl2 tỉ lệ số mol 1:1 sẽ tạo ra
A. 1 sản phẩm. B. 2 sản phẩm. C. 3 sản phẩm. D. 4 sản phẩm.
Câu 15: Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon X mạch hở thu được số mol CO2 nhỏ hơn số mol của nước. X thuộc dãy đồng đẳng của
A. anken. B. xicloankan. C. ankin. D. ankan.
Câu 16: Metan (CH4) không được điều chế bằng 1 phản ứng từ chất nào sau đây
A. C4H10. B. CH3COONa. C. Al4C3. D. C2H4.
Câu 17: Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế metan (CH4) từ
A. Đun natriaxetat với vôi tôi xút. B. từ khí thiên nhiên.
C. tách butan (C4H10). D. từ Al4C3 phản ứng với nước.
Câu 18: Đốt cháy hoàn toàn một ankan X, thu được 2,24 lít khí CO2 (đktc) và 3,6 gam H2O. Số mol của ankan khi tham gia phản ứng cháy là (Cho H = 1, O = 16)
A. 0,05 mol. B. 0,1 mol. C. 0,15 mol. D. 0,2 mol.
Câu 19: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một ankan X, thu được 4,48 lít khí CO2 (đktc) và m gam H2O. Công thức phân tử của X và khối lượng nước thu được là (Cho C = 12, O = 16, H = 1)
A. CH4, 3,6 gam. B. C2H6, 3,6 gam. C. C2H6, 5,4 gam. D. C3H8, 7,2 gam.
Câu 20: Đốt cháy hoàn toàn m gam ankan A, thu được 3,36 lít khí CO2 (đktc) và 5,4 gam H2O. Giá trị của m là (Cho C = 12, O = 16, H = 1)
A. 2,5 gam. B. 4,5 gam. C. 2,4 gam. D. 6,6 gam.
Câu 21: Đốt cháy hoàn toàn một thể tích ankan cần V lít khí O2 (đktc), sau phản ứng thu được 6,72 lít khí CO2 (đktc) và 7,2 gam H2O. Giá trị của V là (Cho H = 1, O = 16)
A. 11,2 lít. B. 22,4 lít. C. 67,2 lít. D. 44,8 lít.
Câu 22: Tỉ khối hơi của ankan Y so với H2 bằng 15. Công thức phân tử của Y là
A. CH4. B. C3H8. C. C2H6. D. C4H10.
Câu 23: Ở trang thái khí ankan có
A. 1 ≤ C ≤ 3. B. 2 ≤ C ≤ 4. C. 1 ≤ C ≤ 4. D. 1 ≤ C ≤ 6.
Câu 24: Khi đun 16,4 gam natriaxetat (CH3COONa) với vôi tôi xút, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được V lít khí metan (CH4) (đktc). Giá trị của V là (Cho C = 12, H = 1, O = 16, Na = 23)
A. 2,24 lít. B. 6,72 lít. C. 10,08 lít. D. 4,48 lít.
Câu 25: Cho m gam nhôm cacbua (Al4C3) tác dụng với nước (dư), sau phản ứng thu được 6,72 lít khí metan (CH4) (đktc). Giá trị của m là (Cho Al = 27, C = 12, H = 1)
A. 14,4 gam. B. 28,8 gam. C. 21,6 gam. D. 43,2 gam.
Câu 26: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp hai ankan kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 0,15 mol CO2 và 0,2 mol H2O. Công thức phân tử của 2 ankan đó là
A. C2H6 và C3H8. B. CH4 và C2H6. C. C3H8 và C4H10. D. C4H10 và C5H12.
Xác định công thức phân tử của ankan trong các trường hợp sau (câu 27 đến 30)
Câu 27: Đốt cháy 1 lít ankan thu được 3 lít khí CO2 (đo cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất)
A. CH4. B. C2H6. C. C3H8. D. C4H10.
Câu 28: Tỉ khối hơi so với hiđro bằng 36
A. C3H8. B. C4H10. C. C2H6. D. C5H12.
Câu 29: Chứa 12 nguyên tử C
A. C12H24. B. C12H25. C. C12H22. D. C12H26.
Câu 30: Chứa 12 nguyên tử hiđro
A. C4H12. B. C5H12. C. C6H12. D. C7H12.
II. XICLOANKAN
Câu 31: Có bao nhiêu đồng phân xicloankan có cùng công thức phân tử C6H12
A. 1. B. 4. C. 3. D. 5.
Câu 32: Xicloankan nào sau đây có thể làm mất màu dung dịch nước brom ở nhiệt độ thường
A. xiclobutan. B. xiclopropan. C. xiclopentan. D. xiclohexan.
Câu 33: Cho các xicloankan sau :
Có bao nhiêu chất tham gia phản ứng cộng với hiđro (xúc tác Ni, t0)
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 34: Các xicloankan đều
A. không làm mất màu dung dịch nước brom.
B. không tham gia phản ứng thế bởi halogen.
C. không làm mất màu dung dịch KMnO4.
D. không tan trong nước và dung môi hữu cơ, nhưng lại là dung môi tốt.
Câu 35: Chỉ ra nội dung đúng
A. Từ xiclohexan có thể điều chế được benzen, còn từ benzen không điều chế được xiclohexan.
B. Từ benzen có thể điều chế được xiclohexan, còn từ xiclohexan không điều chế được benzen.
C. Từ xiclohexan điều chế được benzen và ngược lại.
D. Không thể điều chế được benzen từ xiclohexan và ngược lại.
CHƯƠNG VI: HIĐROCACBON KHÔNG NO
I. ANKEN (OLEFIN)
Câu 1: Trong phân tử anken, hai nguyên tử cacbon mang nối đôi ở trạng thái lai hoá
A. sp. B. sp2. C. sp3. D. sp3d.
Câu 2: Có bao nhiêu đồng phân anken cùng có công thức phân tử C5H10?
A. 2. B. 3. C. 5. D. 6.
Câu 3: Anken nào sau đây có đồng phân hình học
A. pent-1-en. B. pent-2-en. C. 2-metylbut-2-en. D. 3-metylbut-1-en.
Câu 4: Phản ứng hoá học đặc trưng của anken là
A. phản ứng cộng. B. phản ứng thế. C. phản ứng tách. D. phản ứng với O2.
Câu 5: Hiđrocacbon có công thức phân tử C4H8 có số đồng phân là (kể cả đồng phân hình học)
A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.
Câu 6: Số đồng phân anken có công thức phân tử C5H10 mà nối đôi C=C giữa mạch là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 7: Chỉ ra nội dung sai
A. Các anken đều nhẹ hơn nước.
B. Anken và dầu mỡ hoà tan tốt lẫn nhau.
C. Anken là những chất có màu.
D. Liên kết đôi C=C là trung tâm phản ứng gây những phản ứng đặc trưng cho anken.
Câu 8: Hiđrocacbon có tên olefin là
A. Ankan. B. Anken. C. Ankin. D. Aren.
Câu 9: Để phân biệt khí SO2 và khí C2H4, có thể dùng
A. dung dịch KMnO4. B. dung dịch brom.
C. dung dịch brom trong CCl4. D. tất cả đều đúng.
Câu 10: Olefin có tính chất
A. Làm mất màu brom trong nước, không làm mất màu brom trong CCl4.
B. Làm mất màu brom trong CCl4 , không làm mất màu brom trong nước.
C. Làm mất màu brom trong nước và trong CCl4.
D. Không làm mất màu brom trong CCl4 và trong nước.
Câu 11: Cho etilen (C2H4) tác dụng với dung dịch KMnO4 loãng, nguội tạo ra sản phẩm hữu cơ là
A. Etylen Glicol. B. Etilen oxit. C. Axit oxalic. D. Anđehit oxalic.
Câu 12: Để phân biệt ankan và anken người ta có thể dùng
A. dung dịch brom. B. phản ứng với nước.
C. phản ứng với axit HCl. D. phản ứng với oxi.
Câu 13: Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon X, thu được số mol CO2 bằng số mol H2O. Hiđrocacbon X thuộc dãy đồng đẳng
A. Anken. B. Ankan.
C. Xicloankan. D. Anken và xicloankan.
Câu 14: Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon mạch hở Y, thu được số mol CO2 bằng số mol H2O. Y thuộc dãy đồng đẳng của
A. Anken. B. Xicloankan.
C. Ankan. D. Anken và xicloankan.
Câu 15: Khi cho anken CH2=CH-CH3 tác dụng với HCl thu được sản phẩm chính là
A. CH3-CH2-CH2Cl. B. CH3-CH(OH)-CH3. C. CH3-CH2-CH2-OH. D. CH3-CH(Cl)-CH3.
Câu 16: Khi cho anken CH3-CH2-CH=CH2 tác dụng với H2O, có H2SO4 loãng làm xúc tác, sau phản ứng thu được
A. 1 sản phẩm. B. 2 sản phẩm.
C. 3 sản phẩm. D. không xảy ra phản ứng.
Câu 17: Anken CH3-C(CH3)=CH-CH3 có tên là
A. 2-metylbut-2-en. B. 3-metylbut-2-en. C. 2-metylbut-1-en. D. 2-metylbut-3-en.
Câu 18: Khi tách nước 4,6 gam ancol etylic (C2H5OH), sau phản ứng thu được V lít khí C2H4 (đktc). Giá trị của V là (Cho C = 12, H = 1, O = 16)
A. 1,12 lít. B. 2,24 lít. C. 3,36 lít. D. 4,48 lít.
Câu 19: Cho 3,36 lít khí etilen (C2H4) tác dụng với nước dư, có mặt H2SO4 loãng làm xúc tác sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam ancol etylic (C2H5OH). Giá trị của m là (Cho C = 12, H = 1, O = 16)
A. 4,6 gam. B. 2,3 gam. C. 6,9 gam. D. 9,2 gam.
Câu 20: Dẫn 1,12 lít khí propen (C3H6) vào dung dịch brom 1M thấy phản ứng vừa đủ. Thể tích dung dịch brom đã dùng là
A. 100ml. B. 50ml. C. 150ml. D. 200ml.
Câu 21: Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol anken bằng oxi dư, sau phản ứng thu được 2,24 lít khí CO2 (đktc). Công thức phân tử của anken là
A. C2H4. B. C3H6. C. C4H8. D. C5H10.
Câu 22: Hỗn hợp X gồm CH4, C2H4. Dẫn hỗn hợp X đi qua dung dịch brom dư, sau phản ứng thấy có 3,2 gam brom tham gia phản ứng và còn lại 2,24 lít khí thoát ra khỏi bình brom. Phần trăm thể tích của CH4 và C2H4 lần lượt là (Cho C = 12, H = 1, O = 16, Br = 80)
A. 66,67% và 33,33%. B. 33,33% và 66,67%. C. 50% và 50%. D. 77,77% và 22,23%.
Câu 23: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol CH4 và 0,2 mol C2H4 bằng oxi dư, thể tích khí CO2 (đktc) thu được là
A. 3,36 lít. B. 4,48 lít. C. 2,24 lít. D. 11,2 lít.
Câu 24: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm 1 ankan và 1 anken, sau phản ứng cháy thu được 2,24 lít khí CO2 (đktc) và 2,7 gam H2O. Số mol của ankan trong hỗn hợp là (Cho C = 12, H = 1, O = 16)
A. 0,1 mol. B. 0,05 mol. C. 0,15 mol. D. 0,2 mol.
Câu 25: Dẫn 1 olefin khí đi qua dung dịch chứa 50ml Br2 1M, thấy phản ứng vừa đủ. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy khối lượng bình brom tăng 2,1 gam. Công thức phân tử của olefin là (Cho C = 12, H = 1, O = 16)
A. C2H4. B. C4H8. C. C3H6. D. C5H10.
Câu 26: Tỉ khối hơi của một anken X so với O2 bằng 1,75. Công thức phân tử của X là (Cho C = 12, H = 1)
A. C2H4. B. C3H6. C. C5H10. D. C4H8.
Câu 27: Dẫn hỗn hợp 3,36 lít (đktc) olefin kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng qua dung dịch nước brom dư, thấy khối lượng bình đựng dung dịch brom tăng 7,35 gam. Công thức phân tử của hai olefin là (Cho C = 12, H = 1, O = 16)
A. C2H4 và C3H6. B. C3H6 và C4H8. C. C4H8 và C5H10. D. C2H4 và C4H8.
II. ANKAĐIEN
Câu 28: Phản ứng cộng halogen và hiđro halogenua của butađien và isopren có đặc điểm
A. Ở nhiệt độ thấp thì ưu tiên tạo thành sản phẩm cộng 1,2; ở nhiệt độ cao ưu tiên tạo ra sản phẩm cộng 1,4.
B. Ở nhiệt độ thấp thì ưu tiên tạo thành sản phẩm cộng 1,4; ở nhiệt độ cao ưu tiên tạo ra sản phẩm cộng 1,2.
C. Luôn có sản phẩm chính là cộng 1,2.
D. Luôn có sản phẩm chính là cộng 1,4.
Câu 29: Khi có mặt chất xúc tác, ở nhiệt độ và áp suất thích hợp, butađien và isopren tham gia phản ứng trùng hợp chủ yếu theo kiểu
A. 1,2. B. 3,4. C. 1,4. D. 1,3.
Câu 30: Trùng hợp chất nào sau đây có thể tạo ra caosu Buna
A. Buta-1,3-đien. B. Buta-1,4 đien. C. isopren. D. Penta-1,3-đien.
Câu 31: Oxi hoá hoàn toàn 1,36 gam ankađien Y thu được 2,24 lít khí CO2 (đktc). Công thức phân tử của Y là (Cho C = 12, H = 1, O = 16)
A. C4H6. B. C3H4. C. C5H8. D. C6H10.
Câu 32: Công thức tổng quát của ankađien là
A. CnH2n. B. CnH2n-2 (n≥2). C. CnH2n-6. D. CnH2n-2 (n≥3).
Câu 33: Đốt cháy hoàn toàn một ankađien, thu được 4,48 lít khí CO2 (đktc) và 2,7 gam H2O. Số mol của ankađien đem đốt là (Cho H = 1, O = 16)
A. 0,04 mol. B. 0,03 mol. C. 0,02 mol. D. 0,05 mol.
Câu 34: Đốt cháy hoàn toàn một ankađien, thu được 4,48 lít khí CO2 (đktc) và 2,7 gam H2O. Công thức phân tử của ankađien là
A. C4H6. B. C4H8. C. C3H4. D. C5H8.--------------------------------------------
III. ANKIN - ANKAN - ANKEN
Câu 1: Phương pháp điều chế nào dưới đây giúp ta thu được 2-clobutan tinh khiết hơn cả?
A. Butan tác dụng với Cl2, chiếu sáng, tỉ lệ 1:1. B. But-2-en tác dụng với hiđroclorua.
C. But-1-en tác dụng với hiđroclorua. D. Buta-1,3-đien tác dụng với hiđroclorua.
Câu 2: Có ba chất sau : CH2=CH-CH3, CH≡C-CH3, CH2=CH-CH=CH2, CH4. Số chất làm mất màu dung dịch brom là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 3: Có bao nhiêu đồng phân ankin có công thức phân tử C5H8?
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 4: Có bao nhiêu đồng phân ankin có công thức phân tử C5H8 tác dụng được với dung dịch AgNO3/NH3 dư tạo ra kết tủa vàng
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 5: Khi đốt cháy một hiđrocacbon X ta thu được CO2 và H2O với tỉ lệ số mol = 2. X là
A. C2H2. B. C2H4. C. C3H6. D. C4H8.
Câu 6: Trong phản ứng cộng hiđro vào ankin (ở nhiệt độ thích hợp)
A. dùng xúc tác Ni tạo ra ankan, dùng xúc tác Pd/PbCO3 tạo ra anken.
B. dùng xúc tác Ni tạo ra anken, dùng xúc tác Pd/PbCO3 tạo ra anken.
C. dùng xúc tác Ni hay Pd/PbCO3 đều tạo ra ankan.
D. dùng xúc tác Ni hay Pd/PbCO3 đều tạo ra anken.
Câu 7: Phương pháp chính để sản xuất axetilen (C2H2) trong công nghiệp hiện nay là
A. CaC2 + 2H2O Ca(OH)2 + C2H2. B. 2CH4 C2H2 + 3H2.
C. C2H6 C2H2 + 2H2. D. C2H4 C2H2 + H2.
Câu 8: Đất đèn có thành phần chính là
A. Silic đioxit (SiO2). B. Sắt (III) oxit (Fe2O3).
C. Canxi cacbua (CaC2). D. Canxi oxit (CaO).
Câu 9: Cho các chất sau : CH4, C2H4, C2H2, C2H6. Chất khi cháy tạo ra ngọn lửa sáng nhất là
A. CH4. B. C2H4. C. C2H6. D. C2H2.
Câu 10: Có hai nhận định sau đúng sai như thế nào?
I- Khi đốt cháy ankin sẽ thu được số mol CO2 > số mol H2O.
II- Khi đốt cháy một hiđrocacbon X mà thu được số mol CO2 > số mol H2O thì X là ankin.
A. I và II đều đúng. B. I đúng, II sai. C. I sai, II đúng. D. I và II đều sai.
Câu 11: Đốt cháy hai hiđrocacbon là đồng đẳng liên tiếp của nhau thu được 6,43 gam H2O và 9,8 gam CO2. Công thức phân tử của hai hiđrocacbon đó là (Cho C = 12, H = 1, O = 16)
A. C2H4 và C3H6. B. CH4 và C2H6. C. C2H6 và C3H8. D. C3H6 và C4H8.
Câu 12: Khi đốt cháy một hiđrocacbon X, thu được 0,108 gam nước và 0,396 gam CO2. Công thức đơn giản của X là (Cho C = 12, H = 1, O = 16)
A. C2H3. B. C3H4. C. C4H6. D. C5H8.
Câu 13: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp hai hiđrocacbon mạch hở thuộc cùng dãy đồng đẳng thu được 11,2 lít CO2 (đktc) và 9 gam H2O. Hai hiđrocacbon đó thuộc dãy đồng đẳng của
A. Ankan. B. Anken. C. Ankin. D. Xicloankan.
Câu 14: Đốt cháy một hỗn hợp hiđrocacbon X, thu được 2,24 lít CO2 (đktc) và 2,7 gam H2O. Thể tích O2 đã tham gia phản ứng cháy (đktc) là
A. 5,6 lít. B. 2,8 lít. C. 4,48 lít. D. 3,92 lít.
Câu 15: Hốn hợp khí A gồm etan (C2H6) và propan (C3H8). Đốt cháy hỗn hợp A thu được khí CO2 và hơi nước theo tỉ lệ thể tích là 11:15. Thành phần phần trăm theo khối lượng của hỗn hợp là
A. 18,52% và 81,48%. B. 45% và 55%. C. 28,13% và 71,87%. D. 25% và 75%.
Câu 16: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm một ankan và một anken. Cho sản phẩm cháy lần lượt đi qua bình (1) đựng P2O5 và bình (2) đựng KOH rắn dư. Sau phản ứng thấy khối lượng bình (1) tăng 4,14 gam và bình (2) tăng 6,16 gam. Số mol của ankan có trong hỗn hợp là (Cho C = 12, H = 1, O = 16)
A. 0,03 mol. B. 0,06 mol. C. 0,045 mol. D. 0,09 mol.
Câu 17: Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol hỗn hợp hai ankan thu được 9,45 gam H2O. Cho sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thì khối lượng kết tủa thu được là (Cho C = 12, H = 1, O = 16, Ca = 40)
A. 37,5 gam. B. 52,5 gam. C. 15 gam. D. 23,5 gam.
Câu 18: Đốt cháy hoàn toàn 5,6 gam một anken A có tỉ khối so với hiđro là 28 thu được 8,96 lít khí CO2 (đktc). Cho A tác dụng với HBr chỉ cho một sản phẩm duy nhất. Công thức cấu tạo của A là (Cho C = 12, H = 1, O = 16)
A. CH2=CH-CH2-CH3. B. CH2=C(CH3)2.
C. CH3-CH=CH-CH3. D. (CH3)2C=C(CH3)2.
Câu 19: Khi đốt cháy 1 lít hiđrocacbon X cần 6 lít O2 tạo ra 4 lít CO2, X có thể làm mất màu dung dịch brom. Khi cho X cộng hợp với H2O (xt, t0) ta chỉ thu được một sản phẩm duy nhất. X là
A. CH3-C≡C-CH3. B. CH3-CH=CH-CH3.
C. CH2=CH-CH2-CH3. D. CH3-CH2-CH=CH-CH2-CH3.
Câu 20: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm hai hiđrocacbon đồng đẳng có phân tử khối hơn kém nhau 28 đvC, thu được 4,48 lít khí CO2 (đktc) và 5,4 gam H2O. Công thức phân tử của hai hiđrocacbon là (Cho C = 12, H = 1, O = 16)
A. C2H4 và C4H8. B. C2H6 và C4H8. C. C3H4 và C5H8. D. CH4 và C3H8.
Câu 21: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp ba ankin A, B, C thu được 3,36 lít CO2 (đktc) và 1,8 gam H2O. Vậy số mol hỗn hợp ankin bị đốt cháy là (Cho C = 12, H = 1, O = 16)
A. 0,15 mol. B. 0,25 mol. C. 0,08 mol. D. 0,05 mol.
Câu 22: Hỗn hợp X gồm hai ankin kế tiếp nhau trong cùng dãy đồng dẳng. Dẫn 5,6 lít hỗn hợp X (đktc) qua bình đựng nước brom dư thấy khối lượng bình tăng thêm 11,4 gam. Công thức phân tử của hai ankin là (Cho C = 12, H = 1, O = 16)
A. C2H2 và C3H4. B. C3H4 và C4H6. C. C4H6 và C5H8. D. C5H8 và C6H10.
Câu 23: Cho 0,896 lít (đktc) hỗn hợp hai anken là đồng dẳng kế tiếp lội qua dung dịch brom dư. Sau phản ứng thấy bình đựng dung dịch brom tăng thêm 2 gam. Công thức phân tử của hai anken là (Cho C = 12, O = 16, H = 1)
A. C2H4 và C3H6. B. C3H6 và C4H8. C. C4H8 và C5H10. D. C5H10 và C6H12.
Câu 24: Đốt cháy hoàn toàn m gam hiđrocacbon X rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy lần lượt qua ống (1) đựng P2O5 dư, ống (2) đựng KOH dư, thấy tỉ lệ khối lượng tăng ở ống (1) và ống (2) là 9:44. Công thức của X là (Cho C = 12, H = 1, O = 16)
A. C2H4. B. C2H2. C. C3H8. D. C3H4.
Câu 25: Để nhận biết 3 khí đựng trong 3 ống nghiệm mất nhãn: C2H6, C2H4, C2H2, người ta dùng các hoá chất
A. dung dịch Br2. B. dung dịch AgNO3/NH3.
C. dung dịch AgNO3/NH3 và dung dịch Br2. D. dung dịch HCl và dung dịch Br2.
Câu 26: X là một hiđrocacbon đứng đầu dãy đồng đẳng. X làm mất màu dung dịch brom và tạo kết tủa vàng nhạt với dung dịch AgNO3/NH3 dư. X là
A. C2H4. B. C2H6. C. C4H6. D. C2H2.
Câu 27: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp hai anken thu được 7,2 gam H2O. Dần toàn bộ khí CO2 vừa thu được vào dung dịch Ca(OH)2 dư thì thu được bao nhiêu gam kết tủa (Cho C = 12, H = 1, O = 16, Ca = 40)
A. 40 gam. B. 20 gam. C. 100 gam. D. 200 gam.
Câu 28: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol ankin thu được 0,2 mol H2O. Nếu hiđro hoá hoàn toàn 0,1 mol ankin này rồi đốt cháy thì số mol H2O thu được là
A. 0,3 mol. B. 0,4 mol. C. 0,5 mol.
c. 0,6 mol.
Câu 29: Đốt cháy một thể tích hiđrocacbon A ở thể khí cần 5 thể tích O2. Vậy công thức phân tử của A là
A. C3H6 hoặc C4H4. B. C2H12 hoặc C3H8. C. C3H8 hoặc C4H4. D. Kết quả khác.
Câu 30: Hỗn hợp hai ankan liên tiếp nhau có tỉ khối hơi so với hiđro bằng 24,8. Công thức phân tử của hai ankan là (Cho C = 12, O = 16, H = 1)
A. CH4 và C2H6. B. C2H6 và C3H8. C. C3H8 và C4H10. D. C4H10 và C5H12.
CHƯƠNG VII: HIĐROCACBON THƠM - NGUỒN HIĐROCACBON THIÊN NHIÊN
Câu 1: Benzen phản ứng được với
A. brom khan. B. dung dịch brom.
C. dung dịch brom khi có Fe xúc tác. D. brom khan khi có Fe xúc tác.
Câu 2: Trong phản ứng nitro hoá benzen
A. H2SO4 đậm đặc đóng vai trò là chất hút nước.
B. H2SO4 đậm đặc đóng vai trò là chất xúc tác.
C. H2SO4 đậm đặc đóng vai trò là chất hút nước và là chất xúc tác.
D. không cần H2SO4 đậm đặc, chỉ cần HNO3 đặc, nóng.
Câu 3: Có thể phân biệt ba chất sau: benzen (C6H6), stiren (C6H5-CH=CH2), toluen (C6H5-CH3) bằng dung dịch
A. brom trong nước. B. brom trong CCl4. C. kali pemanganat. D. axit nitric đặc.
Câu 4: Chất nào sau đây được dùng để sản xuất thuốc nổ TNT?
A. Benzen. B. Toluen. C. Stiren. D. Xilen.
Câu 5: Stiren (C6H5-CH=CH2) không có khả năng phản ứng với
A. dung dịch brom. B. brom khan có Fe xúc tác.
C. dung dịch KMnO4. D. dung dịch AgNO3/NH3.
Câu 6: Benzyl halogenua (C6H5-X) khi tham gia phản ứng thế với (Br2/Fe; HNO3 đặc/H2SO4 đặc ) thì nhóm thế thứ hai sẽ được định hướng vào vị trí
A. o-. B. p-. C. m-. D. o- và p-.
Câu 7: Có bốn chất: CH3-CH=CH2, CH≡C-CH3, CH2=CH-CH=CH2 và benzen. Khi xét khả năng làm mất màu dung dịch brom của bốn chất trên, điều khẳng định nào sau đây đúng?
A. cả bốn chất đều có khả năng làm mất màu dung dịch brom.
B. có ba chất có khả năng làm mất màu dung dịch brom.
C. có hai chất có khả năng làm mất màu dung dịch brom.
D. chỉ có một chất có khả năng làm mất màu dung dịch brom.
Câu 8: Dùng nước brom làm thuốc thử có thể phân biệt cặp chất nào dưới đây?
A. Metan và etan. B. Toluen và stiren. C. Etilen và propilen. D. Etilen và stiren.
Câu 9: Xét sơ đồ phản ứng sau : A → B → TNT (tri-nitro-toluen). A, B lần lượt là
A. Toluen và heptan. B. Benzen và toluen. C. Hexan và toluen. D. Tất cả đều sai.
Câu 10: Trong các hiđrocacbon sau, những loại tham gia được phản ứng thế là
A. Ankan. B. Ankin.
C. Benzen. D. Ankan, Ankin, Benzen.
Câu 11: Hiđrocacbon X là đồng đẳng của benzen có công thức thực nghiệm (C3H4)n. X có công thức phân tử nào dưới đây?
A. C12H16. B. C9H12. C. C15H20. D. C12H16 và C15H20.
Câu 12: Khi cho toluen (C6H5-CH3) tác dụng với Cl2 theo tỉ lệ mol 1:1 (askt) thu được sản phẩm thế là chất nào dưới đây?
A. C6H5-CH2Cl. B. o-Cl-C6H4-CH3.
C. p-Cl-C6H4-CH3. D. o-Cl-C6H4-CH3 và p-Cl-C6H4-CH3.
-----------------------------------------------
File đính kèm:
- trac_nghiem_hoa_hoc_lop_11_chuong_5_hidrocacbon_no_tran_minh.doc