BÀI 18. CHỌN GIỐNG VẬT NUÔI VÀ CÂY TRỒNG DỰA TRÊN NGUỒN BIẾN DỊ TỔ HỢP
1. Nguồn biến dị di truyền của quần thể vật nuôi, cây trồng được tạo ra bằng cách:
A. gây đột biến nhân tạo.
B. tạo ADN tái tổ hợp nhờ công nghệ di truyền.
C. lai giống tạo biến dị tổ hợp.
D. gây đột biến nhân tạo, lai giống tạo ADN tái tổ hợp nhờ công nghệ di truyền.
2. Ưu thế lai là hiện tượng con lai:
A. mang kiểu gen đồng hợp trội. B. có năng suất cao hơn hẳn bố mẹ nhưng bất thụ.
C. có kiểu hình mới so với bố mẹ. D. có sức sống, năng suất cao hơn hẳn bố mẹ.
4 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3820 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Trắc nghiệm phần Di truyền học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 18. CHỌN GIỐNG VẬT NUÔI VÀ CÂY TRỒNG DỰA TRÊN NGUỒN BIẾN DỊ TỔ HỢP
1. Nguồn biến dị di truyền của quần thể vật nuôi, cây trồng được tạo ra bằng cách:
A. gây đột biến nhân tạo.
B. tạo ADN tái tổ hợp nhờ công nghệ di truyền.
C. lai giống tạo biến dị tổ hợp.
D. gây đột biến nhân tạo, lai giống tạo ADN tái tổ hợp nhờ công nghệ di truyền.
2. Ưu thế lai là hiện tượng con lai:
A. mang kiểu gen đồng hợp trội. B. có năng suất cao hơn hẳn bố mẹ nhưng bất thụ.
C. có kiểu hình mới so với bố mẹ. D. có sức sống, năng suất cao hơn hẳn bố mẹ.
3. Trong chọn giống vật nuôi, cây trồng, điều sau đây đúng với kết quả của biến dị tổ hợp: tạo
A. ra sự đa dạng về kiểu gen. B. nhiều giống phù hợp với nhu cầu sản xuất.
C. sự đa dạng về kiểu hình trong chọn giống. D. nhiều giống mới có năng suất cao.
4. Trong chọn giống, điều sau đây không đúng với phương pháp tự thụ phấn hoặc giao phối gần:
A. tạo ra các dòng thuần. B. chọn lọc ra những tổ hợp gen mong muốn.
C. tạo sản phẩm sử dụng trong lai kinh tế. D. củng cố một số đặc tính mong muốn.
5. Ưu thế lai biểu hiện rõ nhất trong phép lai:
A. khác dòng. B. khác thứ. C. khác loài. D. thuận nghịch.
6. Trong chọn giống cây trồng, để củng cố một đặc tính mong muốn, người ta áp dụng phương pháp
A. lai khác dòng. B. lai thuận nghịch. C. tự thụ phấn. D. lai khác thứ.
7. Trong chọn giống vật nuôi, để tạo ưu thế lai, việc đầu tiên người ta phải tiến hành là
A. lai khác dòng đơn. B. lai thuận nghịch. C. tạo ra các dòng thuần. D. lai khác dòng kép.
8. Trong việc tạo ưu thế lai, người ta lai thuận nghịch giữa các dòng tự thụ phấn nhằm tìm ra
A. các giống thuần mang tính trạng mong muốn. B. tổ hợp các gen lặn gây hại để loại bỏ.
C. tổ hợp lai có giá trị kinh tế nhất. D. tổ hợp các gen trội có lợi.
9. Câu dưới đây giải thích về ưu thế lai là đúng:
A. lai hai dòng thuần chủng với nhau sẽ luôn cho con lai có ưu thế lai cao.
B. lai hai dòng thuần chủng khác xa nhau về khu vực địa lí luôn cho ưu thế lai cao.
C. chỉ có một số tổ hợp lai giữa các cặp bố mẹ nhất định mới có thể cho ưu thế lai cao.
D. người ta không sử dụng con lai có ưu thế lai cao làm giống vì ở các thế hệ sau con lai thường không đồng nhất về kiểu hình.
10. Trong phép lai khác dòng, ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở F1, sau đó giảm dần qua các thế hệ là do:
A. F1 có tỉ lệ dị hợp cao nhất, sau đó giảm dần qua các thế hệ.
B. F1 có tỉ lệ đồng hợp cao nhất, sau đó giảm dần qua các thế hệ.
C. số lượng gen quí ngày càng giảm trong vốn gen của quần thể.
D. ngày càng xuất hiện nhiều các đột biến có hại.
11. Kết quả dưới đây không phải do hiện tượng tự thụ phấn và giao phối gần đem lại:
A. hiện tượng thoái hóa giống. B. tạo ra dòng thuần chủng.
C. tỉ lệ đồng hợp tăng, thể dị hợp giảm. D. tạo ưu thế lai.
12. Phương pháp sau không sử dụng để tạo giống cho ưu thế lai là lai
A. khác dòng đơn. B. thuận nghịch. C. tế bào sinh dưỡng. D. khác dòng kép.
13. Theo giả thuyết siêu trội, con lai có kiểu hình vượt trội so với bố mẹ khi có kiểu gen:
A. AaBBDd. B. aaBBddEE. C. AaBbDd. D. AaBBDDee.
14. Phương pháp cơ bản để tạo ra biến dị tổ hợp là:
A. lai giống. B. chọn lọc nhân tạo. C. gây đa bội. D. gây đột biến nhân tạo.
15. Theo giả thuyết siêu trội, con lai có kiểu hình vượt trội so với bố mẹ. Phép lai sau đây là phù hợp:
A. ♀ AABBDD x ♂ aaBBDD. B. ♀ aaBBdd x ♂ AABBdd.
C. ♀ AABBDD x ♂ aabbdd. D. ♀ aaBBdd x ♂ AAbbDd.
16. Để tạo ưu thế lai, người ta tiến hành: Dòng A x dòng B à con lai C.
Dòng D x dòng E à con lai F.
Dòng C x dòng F à con lai G.
Điều sau đây là đúng:
A. đây là phép lai khác dòng đơn. B. con lai G được dùng trong sản xuất.
C. đây là phép lai thuận nghịch. D. con lai F được dùng trong sản xuất.
BÀI 19. TẠO GIỐNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP GÂY ĐỘT BIẾN VÀ CÔNG NGHỆ TẾ BÀO
1. Sơ đồ thể hiện qui trình tạo giống mới bằng phương pháp gây đột biến bao gồm các bước:
I. Cho tự thụ phấn hoặc lai gần để tạo ra các giống thuần chủng.
II. Chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn.
III. Xử lí mẫu vật bằng tác nhân đột biến.
IV. Tạo dòng thuần chủng.
Trả lời :
A. I à IV à II. B. IV à III à II. C. III à II à IV. D. II à III à IV.
2. Trong chọn giống, để tạo ra giống mới mang đặc điểm của hai loài, người ta áp dụng phương pháp:
A. lai tế bào sinh dục. B. lai tế bào sôma. C. lai thuận nghịch. D. lai khác dòng.
3. Để hai tế bào sinh dưỡng có thể dung hợp thành một tế bào thống nhất, điều quan trọng đầu tiên là:
A. loại bỏ thành tế bào. B. dùng xung điện cao áp để kích thích.
C. dùng hoocmon thích hợp để dung hợp. D. nuôi cấy trong môi trường thích hợp.
4. Phương pháp sau đây được dùng để nhân bản những cá thể động vật quí hiếm :
A. lai tế bào sinh dưỡng. B. lai hữu tính.
C. cấy truyền phôi, lai hữu tính. D. nhân bản vô tính, cấy truyền phôi.
5. Phát biểu sau đây là không đúng với công nghệ tế bào thực vật:
A. giúp nhân nhanh chóng các loại cây trồng quí hiếm.
B. nuôi cấy tế bào lưỡng bội phát triển thành cây lưỡng bội được dùng để chọn giống.
C. có thể tạo ra các cây trồng đồng hợp về tất cả các gen.
D. nuôi cấy các mẫu mô thực vật trong ống nghiệm sau đó tái sinh thành cây mới.
6. Trong nhân bản vô tính ở động vật, tế bào ............................ được sử dụng để cho nhân.
A. sôma. B. động vật. C. tuyến vú. D. tuyến sinh dục.
7. Tế bào trần là
A. một loại tế bào nhân sơ có ADN dạng trần. B. một loại tế bào đa nhân không màng.
C. tế bào đã loại bỏ thành xenlulôzơ. D. tế bào mang ADN tái tổ hợp.
8. Trong nhân bản vô tính ở động vật, cừu Đôly sinh ra có kiểu hình giống hệt kiểu hình của cừu
A. bố. B. mẹ. C. cho tế bào trứng. D. cho tế bào tuyến vú.
9. Việc nhân bản vô tính ở vật nuôi bằng kĩ thuật chuyển nhân mang lại lợi ích:
A. tăng năng suất trong chăn nuôi. B. tăng nhanh giống vật nuôi quí hiếm.
C. tạo ra các giống động vật mang gen người phục vụ y học. D. tất cả các lợi ích trên.
10. Điều sau đây là không đúng với phương pháp cấy truyền phôi:
A. phối hợp nhiều phôi thành thể khảm.
B. biến đổi thành phần của phôi theo hướng có lợi cho con người.
C. tách phôi ra nhiều phần, nhiều phần kết hợp lại thành một phần riêng biệt.
D. tạo ra nhiều con vật có kiểu gen giống nhau.
11. Điều sau đây là không đúng với nhân bản vô tính ở vật nuôi bằng kĩ thuật chuyển nhân:
A. động vật có vú có thể được nhân bản từ tế bào sôma.
B. cần có sự tham gia của nhân tế bào sinh dục.
C. cần có sự tham gia tế bào chất của noãn bào.
D. có thể tạo ra giống động vật mang gen người.
12. Nhân bản vô tính bằng kĩ thuật chuyển nhân, tạo ra động vật mang gen người nhằm:
A. cung cấp cơ quan nội tạng của người cho việc thay thế cơ quan trong y học.
B. tạo ra những đặc điểm nổi trội ở vật nuôi thích nghi cao với môi trường.
C. ghép cơ quan nội tạng vào người bệnh mà không bị loại thải.
D. cả A và C đều đúng.
14. Ưu điểm chính của lai tế bào sôma so với lai hữu tính là :
A. tạo ưu thế lai ở F1. B. khắc phục hiện tượng bất thụ do lai xa.
C. tổ hợp thông tin di truyền của hai loài khác xa nhau. D. khắc phục được hiện tượng thoái hóa do lai gần.
15. Trong phương pháp lai chọn giống thực vật, nguồn nguyên liệu của lai tế bào sôma là:
A. tế bào sinh noãn. B. hạt phấn (n).
C. hai dòng tế bào 2n khác nhau. D. noãn (n).
16. Điểm giống nhau giữa lai tế bào và lai hữu tính là:
A. có quá trình kết hợp các giao tử. B. cây lai có bộ NST dạng song nhị bội không cần đa bội hóa.
C. tạo ra cây dị đa bội. D. dễ thực hiện cho kết quả tốt.
BÀI 20. TẠO GIỐNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP GÂY ĐỘT BIẾN VÀ CÔNG NGHỆ TẾ BÀO
1. Trong các khâu sau đây:
I. Đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận, tạo điều kiện cho phép gen ghép biểu hiện.
II. Tách ADN từ NST của tế bào cho và tách ADN (plasmit) từ vi khuẩn hoặc virut.
III. Tạo AND tái tổ hợp.
Trình tự sau đây đúng với qui trình chuyển gen:
A. I à II à III. B. II à III à I.
C. III à II à I. D. I à III à II.
2. Điều sau đây không đúng với qui trình chuyển gen:
A. là một phân tử ADN nhỏ có khả năng tự nhân đôi độc lập với hệ gen của tế bào.
B. tồn tại độc lập trong tế bào, mang được gen cần chuyển.
C. là một loại tARN.
D. là các plasmit, phagơ, một số NST nhân tạo.
3. Trong kĩ thuật chuyển gen, để làm dãn màng sinh chất cho ADN tái tổ hợp đi qua, người ta dùng
A. virut Xenđê. B. CaCl2 hoặc xung điện.
C. Fe hoặc Mn. D. enzim ligaza.
4. Trong kĩ thuật chuyển gen, để có thể nối các đoạn ADN với nhau thành ADN tái tổ hợp, người ta dùng
A. Fe hoặc Mn. B. xung điện.
C. enzim ligaza. D. enzim restrictaza.
5. Trong kĩ thuật chuyển gen, để nhận biết tế bào nào đã nhận ADN tái tổ hợp, tế bào nào không nhận, các nhà khoa học đã sử dụng
A. xung điện để tìm các tế bào. B. thể truyền có gen đánh dấu hoặc gen thông báo.
C. enzim restrictaza để nhận biết. D. mARN khi chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận.
6. Loại protein ở người không do vi khuẩn E.coli sản xuất là
A. insulin. B. hoocmon tăng trưởng của người.
C. tirôxin. D. vacxin viêm gan B.
7. Thành tựu nổi bật trong ứng dụng công nghệ gen so với lai hữu tính là
A. gắn được những gen cần chuyển vào thể truyền.
B. thực hiện nhanh chóng, hiệu quả cao.
C. tái tổ hợp thông tin di truyền giữa các loài khác xa trong bậc thang phân loại loài.
D. sử dụng các plasmit, vi khuẩn làm thể truyền.
8. Trong kĩ thuật chuyển gen, vectơ là
A. enzim cắt ADN thành các đoạn ngắn.
B. vi khuẩn E.coli.
C. plasmit, thể thực khuẩn được dùng để đưa gen vào tế bào sống.
D. đoạn ADN cần chuyển.
9. Trong kĩ thuật chuyển gen, plasmit là
A. tế bào cho. B. tế bào nhận.
C. thể truyền. D. enzim cắt nối.
10. Điều sau đây không đúng với plasmit:
A. có khả năng tự nhân đôi độc lập với hệ gen của tế bào.
B. được sử dụng làm vectơ trong kĩ thuật chuyển gen.
C. phân tử ADN nhỏ, dạng mạch vòng.
D. có trong tế bào chất của vi khuẩn, virut.
11. Trong kĩ thuật chuyển gen, người ta thường sử dụng loại vi khuẩn E.coli làm tế bào nhận. Lí do chính là
A. E.coli sinh sản nhanh, dễ nuôi. B. E.coli có nhiều trong tự nhiên.
C. E.coli có cấu trúc đơn giản. D. trong tế bào E.coli có nhiều plasmit.
12. Trong kĩ thuật chuyển gen, những đối tượng sau đây được dùng làm thể truyền
A. plasmit và vi khuẩn E.coli. B. vi khuẩn E.coli và thể thực khuẩn.
C. plasmit và thể thực khuẩn. D. plasmit, thể thực khuẩn và vi khuẩn E.coli.
13. Restrictaza và ligaza tham gia vào công đoạn sau trong kĩ thuật chuyển gen:
A. tách ADN NST của tế bào cho và tách plasmit ra khỏi tế bào.
B. cắt, nối ADN của tế bào cho và ADN plasmit ở những điểm xác định tạo nên ADN tái tổ hợp.
C. chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận.
D. tạo điều kiện cho gen đã ghép được biểu hiện.
14. Ứng dụng sau đây không dựa trên cơ sở của kĩ thuật chuyển gen:
A. tạo cây bông mang gen có khả năng tự sản xuất ra thuốc trừ sâu.
B. sử dụng vi khuẩn E.coli để sản xuất insulin chữa bệnh đái tháo đường ở người.
C. tạo chủng nấm Penicilin có hoạt tính tăng gấp 200 lần dạng ban đầu.
D. tạo ra cừu Đôly.
15. Kĩ thuật chuyển gen là kĩ thuật chuyển một
A. gen từ tế bào cho sang tế bào nhận. B. gen từ tế bào cho sang vi khuẩn E.coli.
C. đoạn ADN từ tế bào cho sang plasmit. D. đoạn ADN từ tế bào cho sang tế bào nhận.
16. Plasmit là những cấu trúc nằm trong tế bào chất của vi khuẩn có đặc điểm:
A. có khả năng sinh sản nhanh. B. có khả năng tự nhân đôi độc lập với ADN NST.
C. mang rất nhiều gen. D. dễ nuôi trong môi trường nhân tạo.
17. Trong kĩ thuật chuyển gen, enzim ligaza được dùng để
A. cắt ADN của tế bào cho ở những vị trí xác định.
B. cắt mở vòng plasmit.
C. nối ADN của tế bào cho với vi khuẩn E.coli.
D. nối ADN của tế bào cho vào ADN plasmit.
18. Trong kĩ thuật chuyển gen, ADN tái tổ hợp là phân tử ADN được tạo ra bằng cách nối đoạn ADN của:
A. tế bào cho vào ADN plasmit. B. tế bào cho vào ADN của tế bào nhận.
C. plasmit vào ADN của tế bào nhận. D. plasmit vào ADN của vi khuẩn E.coli.
19. Vai trò của thể thực khuẩn trong kĩ thuật chuyển gen:
A. tế bào cho. B. tế bào nhận. C. thể truyền. D. enzim cắt nối.
20. Vi khuẩn E.coli sản xuất vacxin viêm gan B để phòng bệnh viêm gan B ở người, đây là kết quả của việc:
A. gây đột biến nhân tạo.
B. dùng plasmit làm thể truyền trong kĩ thuật chuyển gen.
C. gây đột biến gen để tạo ra những dòng đột biến.
D. dùng phagơ làm vectơ trong kĩ thuật chuyển gen.
21. Điều sau đây không đúng với công nghệ gen:
A. là qui trình tạo ra những tế bào hoặc sinh vật biến đổi gen.
B. chuyển gen từ tế bào này sang tế bào khác giữa các loài khác nhau.
C. chọn thể đột biến mang gen mong muốn làm vectơ.
D. là qui trình tạo ra các sinh vật có thêm gen mới.
22. Giống lúa ”gạo vàng” giúp điều trị cho các bệnh nhân bị các chứng rối loạn do thiếu vitamin A vì giống lúa này chứa
A. vitamin A. B. β-caroten.
C. tinh bột. D. vitamin B1, B2, B6.
23. Những thành quả sau đây có được ở cây trồng mà không phải do công nghệ gen: giống
A. lúa ”gạo vàng”. B. bông kháng sâu hại.
C. cà chua để lâu không bị hư hỏng. D. lúa lùn năng suất cao IR22.
File đính kèm:
- Trac nghiem bai 4 Phan Di Truyen Hoc 12CB.doc