Trắc nghiệm Sinh học Lớp 10

Câu 1 Hiện tượng di truyền là hiện tượng:

 A*. Truyền những tính trạng, tính chất của cá thể thế hệ trước cho thế hệ sau.

 B. Con cái sinh ra giống với bố mẹ tổ tiên của chúng.

 C. Giống nhau về tính trạng, tính chất giữa thế hệ trước và thế hệ sau.

 D. Bố mẹ truyền đạt cho con cái những tính trạng đã có sẵn.

 E. Tổ hợp lại các tính trạng đã có ở bố mẹ.

Câu 2 Hiện tượng biến dị là hiện tượng:

 A. Con cái sinh ra khác với bố mẹ tổ tiên của chúng.

 B. Con cái xuất hiện một số đặc điểm khác nhau.

 C*. Con cái sinh ra khác với bố mẹ và khác nhau về nhiều chi tiết.

 D. Khác nhau giữa con cái với cha mẹ, tổ tiên về mặt di truyền.

 E. Mất đi hoặc thêm vào một số đặc điểm ở con cái.

Câu 3 Phương pháp nào sau đây không phải là phương pháp nghiên cứu di truyền của Menđen:

 A. Tạo dòng thuần bằng tự thụ phấn ở đậu Hà Lan.

 B. Phân tích sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng.

 C. Sử dụng phương pháp phân tích từng cá thể được sinh ra từ mỗi cây lai.

 D*. Nghiên cứu nhiễm sắc thể trong quá trình phân bào để giải thích các qui luật di truyền.

 E. Phân tích kết quả thực nghiệm bằng thống kê toán học, khái quát bằng qui luật.

 

doc44 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 12/07/2022 | Lượt xem: 194 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Trắc nghiệm Sinh học Lớp 10, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu 1 Hiện tượng di truyền là hiện tượng: A*. Truyền những tính trạng, tính chất của cá thể thế hệ trước cho thế hệ sau. B. Con cái sinh ra giống với bố mẹ tổ tiên của chúng. C. Giống nhau về tính trạng, tính chất giữa thế hệ trước và thế hệ sau. D. Bố mẹ truyền đạt cho con cái những tính trạng đã có sẵn. E. Tổ hợp lại các tính trạng đã có ở bố mẹ. Câu 2 Hiện tượng biến dị là hiện tượng: A. Con cái sinh ra khác với bố mẹ tổ tiên của chúng. B. Con cái xuất hiện một số đặc điểm khác nhau. C*. Con cái sinh ra khác với bố mẹ và khác nhau về nhiều chi tiết. D. Khác nhau giữa con cái với cha mẹ, tổ tiên về mặt di truyền. E. Mất đi hoặc thêm vào một số đặc điểm ở con cái. Câu 3 Phương pháp nào sau đây không phải là phương pháp nghiên cứu di truyền của Menđen: A. Tạo dòng thuần bằng tự thụ phấn ở đậu Hà Lan. B. Phân tích sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng. C. Sử dụng phương pháp phân tích từng cá thể được sinh ra từ mỗi cây lai. D*. Nghiên cứu nhiễm sắc thể trong quá trình phân bào để giải thích các qui luật di truyền. E. Phân tích kết quả thực nghiệm bằng thống kê toán học, khái quát bằng qui luật. Câu 4 Phương pháp được xem là độc đáo của Menđen trong nghiên cứu di truyền là: A. Tự thụ phấn tạo ra các dòng thuần. B. Thực hiện các phép lai khác nhau. C*. Phương pháp phân tích cơ thể lai. D. Lai thuận nghịch để xác định vai trò của bố mẹ. E. Sử dụng lai phân tích để xác định thể đồng hợp hay thể dị hợp. Câu 5 Đặc điểm nổi bật nhất trong nghiên cứu của Menđen là: A. Lai bố mẹ thuần chủng khác nhau về một vài cặp tính trạng tương phản. B. Thí nghiệm được lặp đi, lặp lại nhiều lần để kiểm tra kết quả. C. Sử dụng toán thống kê để phân tích kết quả lai. D*. Phân tích sự di truyền riêng rẽ của từng tính trạng qua các đời lai. E. Sử dụng lai phân tích để kiểm tra kết quả nghiên cứu. Câu 6 Cống hiến lớn nhất của Menđen để phát hiện ra cơ chế di truyền tính trạng là: A. Dự đoán có nhân tố di truyền xác định tính trạng. B. Phát hiện ra sự phân tính ở thế hệ lai. C*. Đề xuất phương pháp phân tích cơ thể lai. D. Nêu được quan hệ trội lặn của các tính trạng. E. Sử dụng các dòng thuần để làm bố mẹ trong các phép lai. Câu 7 Những đặc điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lý của cơ thể được gọi là: A. Kiểu hình. C. Cặp tính trạng. E*. Tính trạng. B. Kiểu gen D. Cặp tính trạng tương phản. Câu 8 Cặp tính trạng tương phản là: A*. Hai trạng thái biểu hiện trái ngược nhau của cùng một tính trạng. B. Hai trạng thái biểu hiện trái ngược nhau của các tính trạng. C. Các tính trạng tương ứng biểu hiện trái ngược nhau. D. Cách biểu hiện khác nhau của cùng một tính trạng. E. Những biểu hiện khác nhau của cặp tính trạng đối lập. Câu 9 Đặc điểm của giống thuần chủng là: A. Dễ gieo trồng, nhanh tạo kết quả trong thí nghiệm. B. Có khả năng sinh sản nhanh và cho năng suất cao. C*. Có đặc tính di truyền đồng nhất và ổn định. D. Có khả năng chống chịu tốt, thuận lợi cho nghiên cứu di truyền. E. Có khả năng thích nghi nhanh với điều kiện sống thay đổi. Câu 10 Menđen đã sử dụng phép phân tích cơ thể lai trong các thí nghiệm để xác định: A. Các cá thể thuần chủng. C. Tương quan trội lặn. E. Tỷ lệ phân li kiểu gen. B*. Các định luật di truyền. D. Tỷ lệ phân li kiểu gen. Câu 11 Trên cơ sở phép lai một cặp tính trạng, Menđen đã phát hiện ra: A. Định luật đồng tính. C. Định luật phân li độc lập. E. Cả A, B và C. B. Định luật phân tính. D*. Cả A và B. Câu 12 Kiểu hình là: A*. Tổ hợp toàn bộ các tính trạng, tính chất của cơ thể. B. Những đặc điểm hình thái được biểu hiện. C. Những đặc điểm hình thái, cấu tạo của cơ thể. D. Một vài tính trạng của cơ thể đang được quan tâm. E. Những tính trạng được biểu hiện ở đời con lai. Câu 13 Kiểu gen là: A. Tập hợp các gen trội trong tế bào cơ thể. B. Tập hợp các gen lặn trong tế bào cơ thể. C. Tập hợp các gen trội và lặn trong tế bào cơ thể. D*. Tập hợp các gen trong tế bào cơ thể. E. Những cặp gen trong tế bào đang được quan tâm. Câu 14 Thể đồng hợp là cơ thể có: A. Tất cả các gen trong nhân tố tế bào giống nhau. B. Tất cả các gen giống nhau ở tế bào sinh dưỡng. C*. Hai hay nhiều cặp gen alen giống nhau ở tế bào sinh dưỡng. D. Hai hay nhiều cặp gen alen giống nhau ở tế bào sinh dục. E. Tất cả các gen trong tế bào đều giống nhau. Câu 15 Thể dị hợp là thể có: A. Các gen trong tế bào đều giống nhau. B. Tất cả các gen trong tế bào khác nhau. C. Các gen trong tế bào sinh dục khác nhau. D. Hai hay nhiều cặp gen không alen khác nhau ở tế bào sinh dưỡng. E*. Hai hay nhiều cặp gen alen khác nhau ở tế bào sinh dưỡng. Câu 16 Cho bảng sau: Ptc F1 F2 Hoa đỏ x hoa trắng 100% hoa đỏ 705 hoa đỏ: 224 hoa trắng Thân cao x thân lùn 100% thân cao 787 thân cao: 277 thân lùn Quả lục x quả vàng 100% quả lục 428 quả lục: 152 quả vàng Đặc điểm chung về kết quả của 3 phép lai trên là: A*. 100% F1 biểu hiện tính trạng bố hoặc mẹ, F2 có sự phân li kiểu hình xấp xỉ 3: 1. B. 100% F1 biểu hiện một tính trạng, F2 có sự phân li kiểu hình là 3:1. C. Tính trạng F1 là tính trạng trội, F2 có sự phân li kiểu hình là 3:1. D. Đều là phép lai một cặp tính trạng tương phản. E. Hoa đỏ trội so với hoa trắng, thân cao trội so với thân lùn, quả lục trội so với quả vàng. Câu 17 Cho bảng sau: Ptc F1 F2 Hoa đỏ x hoa trắng 100% hoa đỏ 705 hoa đỏ: 224 hoa trắng Thân cao x thân lùn 100% thân cao 787 thân cao: 277 thân lùn Quả vàng x quả lục 100% quả lục 428 quả lục: 152 quả vàng Từ những phép lai trên, qua thống kê, phân tích kết quả Menđen đã phát hiện: A. ở F1 chỉ biểu hiện tính trạng một bên bố hoặc mẹ. B. ở F2 có sự phân li tính trạng xấp xỉ tỉ lệ 3:1. C. Tính trạng ở F1 là tính trạng trội. D. Hiện tượng giao tử thuần khiết. E*. Định luật đồng tính và định luật phân tính. Câu 18 Định luật đồng tính và phân tính của Menden được phát biểu như sau: “ Khi lai hai cơ thể bố mẹ ..(1) khác nhau về một cặp tính trạng..(2) thì F1 ...(3).. về tính trạng của bố hoặc mẹ, còn F2 có sự (4).. tính trạng theo tỉ lệ trung bình 3 trội: 1 lặn”. Thứ tự nào sau đây phù hợp với các chỗ trống trên: A*. (1) Thuần chủng; (2) Tương phản; (3) Đồng tính; (4) Phân tính. B. (1) Thuần chủng; (2) Tương ứng; (3) Đồng tính; (4) Phân tính. C. (1) Thuần chủng; (2) Tương phản; (3) Phân tính; (4) Đồng tính. D. (1) Thuần chủng; (2) Tương ứng; (3) Phân tính; (4) Đồng tính. E. (1) Thuần chủng; (2) Phân tính; (3) Tương phản; (4) Đồng tính. Câu 19 Men đen đã giải thích kết quả thí nghiệm của mình bằng: A. Mỗi tính trạng trên cơ thể do một cặp nhân tố di truyền qui định. B. Trong tế bào sinh dưỡng các nhân tố di truyền tồn tại thành từng cặp. C. Nhân tố di truyền tồn tại thành từng cặp tương ứng qui định kiểu hình của cơ thể. D. Các tế bào sinh dục là giao tử thuần khiết, chỉ chứa một cặp gen. E*. Sự phân li của cặp nhân tố di truyền trong quá trình phát sinh giao tử và sự tổ hợp của chúng trong thụ tinh. Câu 20 Điểm cơ bản nhất trong qui luật phân li của Menđen là: A. Sự phân li của cặp nhân tố di truyền trong quá trình phát sinh giao tử và sự tổ hợp của chúng trong thụ tinh. B*. Sự phân li của cặp nhân tố di truyền ở F1 đã tạo ra hai loại giao tử với tỉ lệ ngang nhau. C. Mỗi nhân tố di truyền phân li về mỗi giao tử và giữ nguyên bản chất của chúng. D. Nếu F1 đồng tính thì ở F2 kiểu hình phân li theo tỉ lệ xấp xỉ 3 trội: 1 lặn. E. Nếu F1 đồng tính thì ở F2 kiểu gen phân li theo tỉ lệ 1:2:1. Câu 21 Trong phép lai Aa x Aa, nếu A trội hoàn toàn so với a, sẽ cho ra kết quả: A. 1 loại kiểu hình. C. 3 loại kiểu hình. E. Kiểu hình trung gian. B*. 2 loại kiểu hình. D. 1 loại kiểu hình trội. Câu 22 Trong phép lai Bb x Bb, nếu B trội hoàn toàn so với b sẽ cho ra kết quả phân li kiểu hình là: A*. 3:1 C. 1:3:3:1 E. 1:2:1 B. 3:3:1 D. 1:1 Câu 23 Khi lai hai cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng tương phản do một cặp gen qui định, trội lặn hoàn toàn thì ở F1: A. Đồng loạt có kiểu hình giống bố. D. Có tỉ lệ phân tính 3 trội: 1 lặn. B. Đồng loạt có kiểu hình giống mẹ. E. Có kiểu hình trung gian giữa bố và mẹ. C*. Đồng loạt có kiểu hình trội. Câu 24 ở F2 có tỉ lệ kiểu gen 1AA; 2Aa; 1aa là do trong quá trình hình thành giao tử của F1 (Aa) tạo ra 2 loại giao tử A và a với tỉ lệ là: A*. 1A: 1a C. 1a : 2A E. 3A:1a B. 1A: 2a D. 1A : 3a Câu 25 Lai phân tích là phép lai giữa: A. Cơ thể mang tính trạng trội với nhau. B. Cơ thể mang tính trạng lặn với nhau. C*. Cơ thể mang tính trạng trội với cơ thể mang tính trạng lặn. D. Cơ thể mang tính trạng trung gian với cơ thể mang tính trạng trội. E. Cơ thể mang tính trạng trung gian với cơ thể mang tính trạng lặn. Câu 26 Để xác định kiểu gen của cơ thể mang tính trạng trội, người ta dùng phương pháp: A. Phân tích các thế hệ lai. C. Tự thụ phấn. E. Lai thuận nghịch. B. Giao phối ngẫu nhiên. D*. Lai phân tích. Câu 27 Phép lai nào dưới đây được xem là phép lai phân tích: A. AA x AA C. aa x aa E*. AA x aa B. AA x Aa D. Aa x Aa Câu 28 Khi cho cà chua quả đỏ lai phân tích (đỏ trội hoàn toàn) thì thu được: A. Toàn quả đỏ. C. 1 đỏ : 1 vàng. E*. A hoặc C. B. 3 đỏ : 1 vàng. D. A hoặc B. Câu 29 Trong phép lai giữa hai cơ thể bố mẹ thuần chúng khác nhau về một cặp tính trạng tương phản thì kết luận nào dưới đây là đúng: A. F2 có tỉ lệ kiểu gen là 3:1. D. F1 đồng tính trội. B. F2 có tỉ lệ kiểu hình là 3:1 E*. F1 có kiểu gen dị hợp. C. F2 có tỉ lệ kiểu hình là 1:2:1. Câu 30 Trong chọn giống, phép lai phân tích được sử dụng với mục đích: A. Kiểm tra độ thuần chủng của giống. B. Phát hiện cơ thể mang tính trạng trội. C. Phát hiện cơ thể mang kiểu gen dị hợp. D*. Xác định kiểu gen của cơ thể mang tính trạng trội. E. Kiểm tra tính di truyền ổn định hay không ổn định của giống. Câu 31 Hiện tượng trội không hoàn toàn có đặc điểm: 1. Một gen không hoàn toàn lấn át biểu hiện kiểu hình của gen khác. 2. Thể dị hợp có kiểu hình trung gian giữa đồng hợp trội và đồng hợp lặn. 3. Thể dị hợp biểu hiện kiểu hình của cả hai thể đồng hợp. 4. ở F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình giống tỉ lệ phân li kiểu gen. Phương án đúng là: A. 1, 2 B. 3,4 C. 2,3 D*. 2,4 E. 1,3 Câu 32 Khi lai hai cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng tương phản, do một cặp gen qui định thì ở F2 có tỉ lệ kiểu hình là: A. 1:1 C. 3:1 E*. B hoặc C B. 1:2:1 D. A hoặc B Câu 33 Cho phép lai Aa x Aa biết A trội không hoàn toàn thì tỉ lệ kiểu hình ở đời con là: A. 1:1 C. 3:1 E. 1:3 B. 1:1:1:1 D*. 1:2:1 Câu 34 Cho phép lai sau: P: Hoa hồng x hoa hồng. F1: 25,1% hoa đỏ: 49.7% hoa hồng: 25,2% hoa trắng. Từ kết quả phép lai trên ta có thể kết luận: A. Hoa đỏ trội hoàn toàn so với hoa trắng. B. Hoa đỏ trội hoàn toàn so với hoa hồng. C*. Hoa đỏ trội không hoàn toàn so với hoa trắng. D. Hoa đỏ trội không hoàn toàn so với hoa hồng. E. Hoa đỏ và hoa trắng là kiểu hình do biến dị tổ hợp. Câu 35 Biến dị tổ hợp là hiện tượng xuất hiện kiểu hình mới: A*. Do sự tổ hợp lại các tính trạng đã có ở bố mẹ. B. Do sự tổ hợp lại các của các nhiễm sắc thể. C. Do sự thay đổi trật tự của các gen. D. Do sự kết hợp ngẫu nhiên của các giao tử trong thụ tinh. E. Chưa có ở bố mẹ tổ tiên. Câu 36 Biến dị tổ hợp xuất hiện do: 1. Các tác nhân lí hoá tác động vào quá trình hình thành giao tử làm xuất hiện kiểu hình mới. 2. Sự phân li độc lập, tổ hợp ngẫu nhiên của các cặp gen trong quá trình hình thành giao tử. 3. Sự kết hợp ngẫu nhiên của các giao tử trong quá trình thụ tinh. 4. Sự di truyền không phụ thuộc vào nhau của các tính trạng. Phương án đúng là: A. 1,2 B. 1,3 C. 1,4 D*. 2,3 E. 2,4 Câu 37 Định luật phân li độc lập được phát biểu như sau: Khi lai hai cơ thể bố mẹ..(1).. khác nhau về hai cặp tính trạng (2) thì sự di truyền của hai cặp tính trạng (3) vào nhau. Tỉ lệ kiểu hình ở F2 về hai cặp tính trạng bằng (4) các tỉ lệ của các tính trạng. Thứ tự nào sau đây phù hợp với các chỗ trống trên: A. (1) Thuần chủng; (2) Tương ứng; (3) Không phụ thuộc; (4) Tích. B. (1) Thuần chủng; (2) Tương phản; (3) Phụ thuộc; (4) Tổng. C*. (1) Thuần chủng; (2) Tương phản; (3) Không phụ thuộc; (4) Tích. D. (1) Thuần chủng; (2) Tương phản; (3) Độc lập ; (4) Tổng E. (1) Thuần chủng; (2) Tương ứng; (3) Độc lập; (4) Tích. Câu 38 ở đậu Hà Lan tính trạng màu sắc và hình dạng hạt do hai cặp gen qui định. Cho phép lai: F1 x F1: hạt vàng, trơn x hạt vàng, trơn F2: 9 vàng trơn 3 vàng nhăn 3 xanh trơn 1 xanh nhăn Từ phép lai trên Menđen rút ra kết luận: A. Cặp tính trạng vàng - xanh và trơn - nhăn di truyền phụ thuộc vào nhau. B*. Cặp tính trạng vàng - xanh và trơn - nhăn di truyền độc lập với nhau. C. Cặp tính trạng vàng - trơn và xanh - nhăn di truyền độc lập với nhau D. Cặp tính trạng vàng - trơn và xanh - nhăn di truyền phụ thuộc vào nhau. E. Các cặp tính trạng của đậu Hà Lan di truyền không phụ thuộc vào nhau. Câu 39 Trong thí nghiệm lai hai cặp tính trạng của Menđen, các tính trạng màu sắc và hình dạng hạt của đậu Hà Lan di truyền độc lập với nhau thể hiện ở chỗ: 1. ở F2 xuất hiện 4 loại kiểu hình. 2. Tỉ lệ trội: lặn 3:1. 3. Vàng (hoặc xanh) có thể kết hợp với trơn hoặc nhăn. 4. Tỉ lệ kiểu hình ở F2 9 : 3 : 3 : 1 = (3:1) (3:1). Phương án đúng là: A. 1, 2 B. 1,3 C*. 3,4 D. 2,4 E. 1,4 Câu 40 Trong một phép lai ở đậu Hà Lan thu được kết quả sau: 3 vàng trơn : 3 vàng nhăn : 1 xanh trơn : 1 xanh nhăn Nếu xét riêng rẽ từng cặp tính trạng thì tỉ lệ kiểu hình là: A*. 3 vàng: 1 xanh; 1 trơn: 1 nhăn. D. 3 vàng: 1 xanh; 3 trơn: 1 nhăn. B. 1 vàng: 1 xanh; 1 trơn: 1 nhăn. E. 1 vàng: 1 xanh; 1 trơn: 1 nhăn. C. 3 vàng: 1 trơn; 3 xanh: 1 nhăn. Câu 41 Nếu ở F2 có tỉ lệ mỗi kiểu hình bằng tích tỉ lệ của các tính trạng hợp thành thì ta có thể kết luận: A*. Các cặp tính trạng di truyền độc lập với nhau. B. Các cặp tính trạng di truyền phụ thuộc vào nhau. C. Các cặp tính trạng di truyền không hoàn toàn phụ thuộc vào nhau. D. Các cặp tính trạng phân li cùng nhau. E. Các cặp tính trạng phân li phụ thuộc vào nhau. Câu 42 Khi cho giao phấn giữa cây có quả tròn, chín sớm với cây có quả dài, chín muộn, kiểu hình nào dưới đây của đời con được xem là biến dị tổ hợp. 1. Quả tròn, chín sớm 3. Quả dài, chín sớm 2. Quả tròn, chín muộn 4. Quả dài, chín muộn. Phương án đúng là: A. 1,2 B*. 2,3 C. 3,4 D. 1,4 E. 2,4 Câu 43 Hình thức sinh sản tạo ra nhiều biến dị tổ hợp ở sinh vật là hình thức sinh sản. A. Vô tính C. Sinh dưỡng E. Bằng bào tử B*. Hữu tính D. Nảy chồi Câu 44 Khi lai hai cơ thể bố mẹ có kiểu gen dị hợp về hai cặp tính trạng, di truyền độc lập, mỗi gen qui định một tính trạng thì ở F2 kiểu hình mang hai tính trội chiểm tỉ lệ là: A. 6.25% C. 50% E. 75% B. 18.75% D*. 56.25% Câu 45 Để giải thích sự di truyền độc lập của các cặp tính trạng ở đậu Hà Lan, Menđen cho rằng: A. Mỗi tính trạng do một giao tử qui định. B. Mỗi tính trạng do một cặp gen qui định. C*. Mỗi tính trạng do một cặp nhân tố di truyền qui định. D. Mỗi tính trạng do một cặp nhiễm sắc thể qui định. E. Mỗi tính trạng do vật chất di truyền qui định. Câu 46 Cơ thể mang kiểu gen nào dưới đây được gọi là cơ thể thuần chủng. 1. AABB 2. AaBB 3.AAbb 4.aaBb Phương án đúng là: A. 1,2 B*. 1,3 C. 2,3 D. 2,4 E. 3,4 Câu 47 Số loại giao tử mà kiểu gen DdFf có thể tạo ra tối đa là: A. 1 B. 2 C. 3 D*. 4 E. 5 Câu 48 Kiểu gen MmRR có thể tạo ra và số loại giao tử là: A. 1 B*. 2 C. 3 D. 4 E. 5 Câu 49 Tỉ lệ của 4 loại giao tử do kiểu gen AaBb tạo ra là: A. 1 Aa : 1Ab : 1AB : 1aB D. 3AA : 1BB : 1aa : 1bb B*. 1AB : 1Ab : 1aB : 1ab E. 1A : 1B : 1a : 1b C. 3AB : 1Ab : 1aB : 3ab Câu 50 Số kiểu tổ hợp giao tử ở F2 bằng A. Tích số cặp gen ở F1 D.Tích số các cặp nhiễm sắc thể ở F1. B. Tổng số các loại giao tử ở F1. E*. Tích số các loại giao tử ở F1. C. Tổng số các cặp gen ở F1. Câu 51 Cho F1 (thân cao, quả đỏ) giao phối với nhau thu được F2: 9 thân cao, quả đỏ: 3 thân cao, quả vàng: 3 thân thấp, quả đỏ: 1 thân thấp, quả vàng Số loại giao tử ở F1 là: A: 16 B: 8 C*: 4 D: 2 E: 1 Câu 52 Số giao tử mà kiểu gen AaBbDd có thể tạo ra tối đa là: A. 2 B. 4 C. 6 D*. 8 E.16 Câu 53 ở cà chua quả đỏ trội hoàn toàn so với quả vàng, thân cao trội hoàn toàn so với thân thấp, mỗi tính trạng do một cặp gen qui định, di truyền độc lập. Lai phân tích cây quả đỏ thân cao thì FB có tỉ lệ kiểu hình là: A. 1: 1 C*. 1: 1: 1: 1 E. 3 : 1 B. 1: 1: 1 D. 1: 2: 1 Câu 54 Nếu ở F1 có n cặp gen dị hợp, mỗi gen qui định một tính trạng, trội lặn hoàn toàn, di truyền độc lập thì tỉ lệ phân li kiểu hình ở F2 là: A. (1: 1)n C*. (3: 1)n E. (1: 2: 1)n B. (1: 1: 1: 1)n D. (9: 3: 3: 1)n Câu 55 Điều kiện cơ bản để các định luật di truyền của Menđen được nghiệm đúng là: 1. Bố mẹ thuần chủng về cặp tính trạng đem lai. 2. Các cặp gen qui định tính trạng nằm trên các cặp nhiễm sắc thể khác nhau, tác động riêng rẽ. 3. Các cặp gen qui định tính trạng nằm trên cùng một nhiễm sắc thể, tác động riêng rẽ. 4. Các gen liên kết chặt chẽ với nhau 5. Trội lặn hoàn toàn, số cá thể đem phân tích phải đủ lớn. Phương án đúng là: A. 1, 2, 4 B*. 1, 2, 5 C. 2, 4, 5 D. 3, 4, 5 E, 1, 4, 5 Câu 56 Ngoài các điều kiện nghiệm đúng của định lụât đồng tính và định luật phân tính thì định luật phân li độc lập cần có thêm điều kiện: A. Bố mẹ phải thuần chủng về cặp tính trạng đem lai. B. Tính trạng trội phải trội hoàn toàn. C. Số lượng cá thể đem lai phải đủ lớn. D. Một gen qui định một tính trạng, tác động riêng rẽ. E*. Các cặp gen qui định các cặp tính trạng phải nằm trên các nhiễm sắc thể khác nhau, tác động riêng rẽ. Câu 57 ý nghĩa của qui luật phân li độc lập là: 1. Cung cấp cơ sở thực tiễn cho việc chọn giống vật nuôi, cây trồng. 2. Cung cấp cơ sở lí luận cho việc chọn giống vật nuôi, cây trồng 3. Giải thích được sự đa dạng về kiểu gen và kiểu hình trong thế giới động –thực vật. 4. Giải thích được sự phân li độc lập các nhân tố di truyền. Phương án đúng là: A. 1, 2 B. 1, 3 C*. 2,3 D.2, 4 E. 3,4 Câu 58 Nhiễm sắc thể tồn tại thành từng cặp trong: A. Tế bào sinh dưỡng. C. Tế bào sinh dục sơ khai. E*. Cả A,B và C. B. Hợp tử. D. Cả A và B. Câu 59 Cặp nhiễm sắc thể tương đồng là cặp nhiễm sắc thể gồm: A*. Hai nhiễm sắc thể giống nhau về hình thái, kích thước và khác nhau về nguồn gốc. B. Hai nhiễm sắc thể giống nhau có cùng nguồn gốc từ bố hoặc từ mẹ. C. Hai nhiễm sắc thể mà một có nguồn gốc từ bố, một có nguồn gốc từ mẹ. D. Hai Cromatit giống hệt nhau dính nhau ở tâm động. E. Hai cặp Cromatit có nguồn gốc giống nhau. Câu 60 Ký hiệu bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n thể hiện: A*. Bộ nhiễm sắc thể tồn tại thành từng cặp trong tế bào xoma. B. Cặp nhiễm sắc thể tương đồng có một nhiễm sắc thể từ bố, một nhiễm sắc thể từ mẹ. C. Nhiễm sắc thể đã đựơc nhân đôi trong quá trình phân bào. D. Nhiễm sắc thể tồn tại ở dạng kép trong quá trình phân bào. E. Nhiễm sắc thể có khả năng phân chia khi hình thành giao tử. Câu 61 Tính đặc trưng của bộ nhiễm sắc thể thể hiện ở: A. Số lượng nhiễm sắc thể của loài. D. Cả A và B B. Hình dạng nhiễm sắc thể của loài. E*. Cả A, B và C C. Cấu trúc nhiễm sắc thể của loài. Câu 62 Tính đặc trưng của bộ nhiễm sắc thể có ý nghĩa sinh học quan trọng vì: A. Phân biệt được loài này và loài kia. B*. Tạo ra sự cách li sinh sản giữa các loài. C. Bộ nhiễm sắc thể của các loài có cấu trúc khác nhau. D. Bộ nhiễm sắc thể của các loài có hình dạng khác nhau. E. Bộ nhiễm sắc thể của các loài có số lượng khác nhau. Câu 63 Phát biểu nào sau đây là đúng về mối quan hệ giữa số lượng nhiễm sắc thể và trình độ tiến hoá của loài: A. Số lượng nhiễm sắc thể phản ánh trình độ tiến hoá của loài. B. Số lượng nhiễm sắc thể càng ít thì loài ở bậc thang tiến hoá càng thấp. C. Số lượng nhiễm sắc thể càng lớn thì loài càng thích nghi với môi trường. D*. Số lượng nhiễm sắc thể không phản ánh trình độ tiến hoá của loài. E. Số lượng nhiễm sắc thể càng lớn thì loài càng tiến hoá. Câu 64 Mỗi nhiễm sắc thể kép được cấu tạo bởi: A. 4 cromatit dính nhau ở tâm động. D. 2 nhiễm sắc thể đơn dính nhau ở đầu mút. B. 4 cromatit dính nhau ở đầu mút. E*. 2 cromatit dính nhau ở tâm động. C. 4 nhiễm sắc thể dính nhau ở tâm động. Câu 65 Hình vẽ bên minh hoạ cấu trúc nhiễm sắc thể. Chú thích (1), (2) là:Hinh ve chua chinh xac A. (1) nhiễm sắc thể đơn; (2) tâm động. 1 B. (1) nhiễm sắc thể kép; (2) tâm động. 2 C. (1) nhiễm sắc thể đơn; (2) eo thứ nhất. D. (1) cromatit ; (2) điểm dính. E*. (1) cromatit; (2) tâm động. Câu 66 Mỗi nhiễm sắc thể chị em (cromatit) bao gồm chủ yếu: A*. 1 phân tử ADN và protein loại histon. D. 2 phân tử ARN và protein loại axit. B. 1 phân tử ARN và protein loại histon. E. 2 phân tử ARN và protein loại axit. C. 1 phân tử ADN và protein loại axit. Câu 67 Đặc tính quan trọng nhất của nhiễm sắc thể đối với di truyền là: A*. Mang ADN qui định các tính trạng. B. Có khả năng nhuộm màu đặc trưng. C. Có khả năng hình thành cặp tương đồng trong tế bào xoma.. D. Có khả năng nhân đôi trong phân bào. E. Có khả năng biến đổi cấu trúc. Câu 68 Sự nhân đôi của nhiễm sắc thể được thực hiện dựa trên sự nhân đôi của: A. Nhiễm sắc thể đơn. C*. ADN. E. Protein loại histon. B. Cromatit. D. Trung tử. Câu 69 Tính trạng được di truyền qua các thế hệ tế bào, cơ thể nhờ: A. Sự nhân đôi của nhiễm sắc thể. D*. Sự nhân đôi của ADN. B. Sự nhân đôi của cromatit. E. Sự nhân đôi của protein loại histon. C. Sự nhân đôi của trung tử. Câu 70 Nguyên phân là quá trình:Cau tra loi dai qua A. Phân bào không có tơ trong đó bộ nhiễm sắc thể của hai tế bào con bằng bộ nhiễm sắc thể trong tế bào mẹ. B*. Phân bào có tơ trong đó bộ nhiễm sắc thể của mỗi tế bào con bằng nhau và bằng bộ nhiễm sắc thể trong tế bào mẹ. C. Phân chia tế bào tạo ra hai tế bào con có bộ nhiễm sắc thể bằng nhau. D. Phân chia tế bào trong đó có sự nhân đôi và phân li của nhiễm sắc thể. E. Phân chia tế bào trong đó các tế bào con được giữ nguyên số lượng nhiễm sắc thể giống tế bào mẹ. Câu 71 Các kỳ của quá trình nguyên phân xẩy ra theo trình tự: A. Kì trung gian kì đầu kì giữa kì cuối. B. Kì trung gian kì đầu kì giữa kì sau. C. Kì trung gian kì đầu kì sau kì cuối. D*. Kì đầu kì giữa kì sau kì cuối. E. Kì đầu kì giữa kì cuối kì sau. Câu 72 Trong chu kỳ phân bào, sự tự nhân đôi của nhiễm sắc thể diễn ra ở. A*. Kì trung gian. C. Kì giữa. E. Kì cuối. B. Kì đầu. D. Kì sau. Câu 73 Trong một chu kỳ phân bào nguyên nhân, mức độ đóng xoắn của nhiễm sắc thể tăng dần theo trình tự. A*. Kì trung gian kì đầu kì giữa. B. Kì trung gian kì đầu kì sau. C. Kì trung gian kì giữa kì sau. D. Kì trung gian kì sau kì cuối. E. Kì trung gian kì đầu kì cuối. Câu 74 Trong một chu kỳ phân bào nguyên phân, mức độ duỗi xoắn của nhiễm sắc thể giảm dần theo trình tự: A. Kì giữa kì cuối kì trung gian. B*. Kì giữa kì sau kì cuối. C. Kì trung gian kì đầu kì sau. D. Kì đầu kì giữa kì sau. E. Kì sau kì cuối kì trung gian. Câu 75 Kì đầu trong phân bào nguyên phân bao gồm các sự kiện: 1. Nhiễm sắc thể kép bắt đầu đóng xoắn và co ngắn. 2. Màng nhân và nhân con tiêu biến. 3. Thoi vô sắc xuất hiện nối liền hai trung tử. 4. Các nhiễm sắc thể kép đính vào sợi tơ vô sắc ở tâm động. 5. Các nhiễm sắc thể kép tập trung trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc. Phương án đúng là: A. 1, 2, 4, 5 C. 2, 3, 4, 5 E*. 1, 2, 3, 4 B. 1, 3, 4, 5 D. 1, 2, 3, 5 Câu 76 Kì giữa trong phân bào nguyên phân bao gồm các sự kiện: 1. Các nhiễm sắc thể kép đóng xoắn cực đại. 2. Các nhiễm sắc thể kép xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc. 3. Các nhiễm sắc thể kép xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc. 4. Các nhiễm sắc thể kép tách thành 2 nhiễm sắc thể đơn. Phương án đúng là: A*. 1, 2 B. 1, 3 C. 2, 3 D. 2, 4 E. 3, 4 Câu 77 Một tế bào có bộ nhiễm sắc thể 2n = 4 và được kí hiệu là AaBb. Tế bào này tiến hành nguyên phân thì ở kỳ đầu bộ, nhiễm sắc thể được kí hiệu là: A. AaBb. C. AaBbAaBb. E. AABBaabb B*. AAaaBBbb D. ABabABab Câu 78 Kì cuối trong phân bào nguyên phân diễn ra sự kiện: A. Màng nhân và nhân con xuất hiện trở lại. B. Thoi vô sắc biến mất. C. Các nhiễm sắc thể đơn giãn xoắn dài ra. D. Tế bào chất phân chia tạo thành 2 tế bào con. E*. Tất cả các phương án trên. Câu 79 Hình vẽ bên minh hoạ cho chu kỳ nào của quá trình nguyên phân: A. Kì trung gian. B. Kì đầu. C. Kì giữa. D*. Kì sau. E. Kì cuối. Câu 80 Trong chu kỳ phân bào nguyên phân, sự kiện có ý nghĩa quan trọng nhất là: A. Sự biến đổi hình thái nhiễm sắc thể theo chu kỳ. B*. Sự nhân đôi và phân li của nhiễm sắc thể. C. Sự tập trung nhiễm sắc thể ở kì giữa. D. Sự bắt chéo của nhiễm sắc thể. E. Sự tách nhiễm sắc thể kép thành 2 nhiễm sắc thể đơn. Câu 81 ở ruồi giấm 2n = 8. Khi quan sát một tế bào đang trong chu kỳ phân bào nguyên phân người ta thấy có 8 nhiễm sắc thể kép. Tế bào đó có thể đang ở: A. Kì trung gian hoặc kì giữa hoặc kì sau. B*. Kì trung gian hoặc kì đầu hoặc kì giữa. C. Kì giữa hoặc kì đầu hoặc kì sau. D. Kì giữa hoặc kì sau

File đính kèm:

  • doctrac_nghiem_sinh_hoc_lop_10.doc