Tự học Thiết kế Microsoft Powerpoint - Phần 4

Thực hành:

THIẾT KẾ BÀI GIẢNG:

 :  Bi giờ Các Bạn đang ở cương vị của một đạo diễn, dàn dựng một tập phim. Bạn đã hình dung công việc phải làm rồi chứ ? Giản dị thôi ! Đó là:

I. Chọn kịch bản:

 Nội dung bài dạy của Bạn, nhưng chỉ phần nào Bạn cần đưa vào phim, thì đó là kịch bản phim của Bạn.

II. Phân cảnh:

 Bạn cần tải số nội dung (đã có trong kịch bản) qua mấy cảnh ?

: − Mấy Slide ?

: − Thông thường là mỗi đơn vị kiến thức nên có từ 1 đến 3 cảnh (Slides) diễn:

 Câu hỏi củng cố, bài tập trắc nghiệm, đề bài tập, đáp án là các cảnh nên có.

III. Chọn phim trường:

 Căn cứ phần phân cảnh, Bạn tạo trước số lượng Slides. Nên dùng trang trống (Blank), chọn nền (BackGround) thích hợp cho từng trang.

IV.Chọn diễn viên:

 Trong mỗi cảnh (Slide), cần có các diễn viên thủ vai phù hợp: Đó là các đối tượng mà Bạn chọn, tạo ra, chèn, vào slide, có điều, mỗi đối tượng có những khả năng diễn xuất (hiệu ứng) khác nhau mà Bạn phải chỉ định và cài cho “nó” diễn theo ý của Bạn.

:  Bước đầu, tớ gợi ý cho nhé, thay vì 1 cảnh với nhiều diễn viên, Bạn tách cảnh đó ra thành hai, ba lớp, mỗi lớp sẽ có ít diễn viên hơn. Cụ thể, một slide nếu có quá nhiều đối tượng sẽ khó cài đặt hiệu ứng cho chúng, chi bằng, sau khi sắp xếp một số đối tượng (vừa phải), Bạn Copy slide đó (coi như cùng cảnh), và Paste ngay liền sau. Đối tượng nào còn cần thì để lại, số kia xóa hết, chừa chổ cho các đối tượng mới. Như vậy Bạn sẽ thấy việc thiết kế bài giảng bằng M-PP thiệt là giản dị và hứng thú nữa.

 

doc7 trang | Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 567 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tự học Thiết kế Microsoft Powerpoint - Phần 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thực hành: THIẾT KẾ BÀI GIẢNG: : - Bi giờ Các Bạn đang ở cương vị của một đạo diễn, dàn dựng một tập phim. Bạn đã hình dung công việc phải làm rồi chứ ? Giản dị thôi ! Đó là: I. Chọn kịch bản: Nội dung bài dạy của Bạn, nhưng chỉ phần nào Bạn cần đưa vào phim, thì đó là kịch bản phim của Bạn. II. Phân cảnh: Bạn cần tải số nội dung (đã có trong kịch bản) qua mấy cảnh ? J: − Mấy Slide ? J: − Thông thường là mỗi đơn vị kiến thức nên có từ 1 đến 3 cảnh (Slides) diễn: Câu hỏi củng cố, bài tập trắc nghiệm, đề bài tập, đáp án là các cảnh nên có. III. Chọn phim trường: Căn cứ phần phân cảnh, Bạn tạo trước số lượng Slides. Nên dùng trang trống (Blank), chọn nền (BackGround) thích hợp cho từng trang. IV.Chọn diễn viên: Trong mỗi cảnh (Slide), cần có các diễn viên thủ vai phù hợp: Đó là các đối tượng mà Bạn chọn, tạo ra, chèn, vào slide, có điều, mỗi đối tượng có những khả năng diễn xuất (hiệu ứng) khác nhau mà Bạn phải chỉ định và cài cho “nó” diễn theo ý của Bạn. J: - Bước đầu, tớ gợi ý cho nhé, thay vì 1 cảnh với nhiều diễn viên, Bạn tách cảnh đó ra thành hai, ba lớp, mỗi lớp sẽ có ít diễn viên hơn. Cụ thể, một slide nếu có quá nhiều đối tượng sẽ khó cài đặt hiệu ứng cho chúng, chi bằng, sau khi sắp xếp một số đối tượng (vừa phải), Bạn Copy slide đó (coi như cùng cảnh), và Paste ngay liền sau. Đối tượng nào còn cần thì để lại, số kia xóa hết, chừa chổ cho các đối tượng mới. Như vậy Bạn sẽ thấy việc thiết kế bài giảng bằng M-PP thiệt là giản dị và hứng thú nữa. : - “Kịch bản” thiết kế bài giảng cụ thể, Ví dụ: môn Vật lý 8, tiết 9: ÁP SUẤT I. Chọn kịch bản: Căn cứ nội dung bài dạy, Gv xây dựng “kịch bản”, như sau: A● Lời chào & Tự giới thiệu. B● Vào bài: Nêu vấn đề, có minh họa bởi H.7.1a,b; H. C● Đơn vị kiến thức: I. Áp lực là gì ? 1. Các hình ảnh giúp Hs nhận ra có một lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép: H.7.2 2. Nội dung: Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép. . 3. C1 : Trong các lực ghi ở hình 7.3a,b thì lực nào là áp lực ? H.7.3a: - Lực của máy kéo tác dụng lên mặt đường. - Lực của máy kéo tác dụng lên khúc gỗ. H.7.3b: - Lực của ngón tay tác dụng lên đầu đinh. - Lực của đầu đinh tác dụng lên gỗ. II. Áp suất: 1. Tác dụng của áp lực phụ thuộc những yếu tố nào ? C2 Thí nghiệm – H.7.4. - Bảng so sánh: (Bảng 7.1) Áp lực (F) Diện tích bị ép (s) Độ lún (h) F2 F1 s2 s1 h2 h1 F3 F1 s3 s1 h3 h1 ●. Kết luận: Hoàn thành C3 : Điền khuyết: Tác dụng của áp lực càng lớn khi áp lực .(1). và diện tích bị ép ...(2) càng lớn càng nhỏ 2. Công thức tính áp suất: ● Khái niệm áp suất: Áp suất là độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép. ● Công thức: p = , trong đó : F (N), s (m2), p (N/m2) III. Vận dụng: C4 Dựa vào nguyên tắc nào để làm tăng, giảm áp suất ? Nêu những ví dụ về việc làm tăng, giảm sáp suất trong thực tế. C5 Pxe tăng = 34 000N. sxtăng = 1,5m2. pxe tăng ? Pôtô = 20 000N, sôtô = 250cm2 . So sánh Pxe tăng với Pôtô ? + Trả lời câu hỏi đầu bài: Vì sao ôtô nhẹ hơn xe tăng mà lại sa lầy ? C● Củng cố kiến thức: Bảng nhớ SGK. D● Kết thúc & Lời cám ơn. II. Phân cảnh: Slide Nội dung Đối tượng: Dự kiến hiệu ứng: 1 (Cảnh nền) - Lời chào - Tự giới thiệu + 1 Hình (nếu thích) + 2 Text Box + Chuyển trang + 2 (Cảnh nền) - Đề bài - H.7.1a; H7.1.b + 1 nền thích hợp + 2 Text Box + 3 hình + Chuyển trang + 3 (Cảnh nền) - I.Áp lực là gì ? - H.7.2 - C1 - H.7.3a; H.7.3b + 1 nền thích hợp + 2 Text Box + 3 hình + Chuyển trang + 4 (Cảnh nền) - II.Áp suất: + 1 - C2 + H.7.4 - Bảng 7.1 - C3 + 1 nền thích hợp + 2 Text Box + 1 hình + 1Table+6 TextBox + 2 Text Box + Chuyển trang + CHUYỂN FILE M-PP THIẾT KẾ THÀNH FILE SLIDE SHOW J: - Slide-Show là File chạy trình diễn, khác với File từ trước đến nay Bạn quen thuộc. Với Slide-Show, Bạn trình chiếu mà không phải qua của sổ thiết kế. ● Để có file M-PP Show: File → Save As → Chọn PowerPoint Show (trong Save as type) → Save . Hay: → File → → → → Nhấp Save. ● Để chỉnh sửa nội dung: → Bạn dùng M-PP.exe để mở của sổ thiết kế. Hay: R-Click vào tập tin muốn chỉnh sửa → Chọn lệnh New. → Nhớ Save sau chỉnh sửa. ĐÓNG GÓI PACKAGE FOR CD FILE THIẾT KẾ M-PP: J: - “Đóng gói” file M-PP đang/ đã thiết kế là bắt chương trình tạo ra một Folder mới, trong đó chứa toàn bộ những dữ liệu mà khi thiết kế ta đã cài đặt / chèn vào file. Bao gồm: Hình ảnh, file âm thanh, để khi chạy trên một PC khác, file vẫn có thể trình diễn đầy đủ (không phải lo thiếu dữ liệu, bài hát,..). ● Thao tác: Trong cửa sổ thiết kế: 1● → menu File → Packagr for CD → 2● Trong cửa sổ Packagr for CD, → Nhấp chọn Copy to Folder → 3● Trong cửa sổ Copy to Folder, gõ tên thư mục tạo ra (chứa dữ liệu) vào hộp Folder Name. 4● → Nhấp Browse 5● → Chọn thư mục lưu trữ 6● → Nhấp Ok để đóng gói. J: - Nếu Bạn bỏ qua b5, chương trình sẽ lưu thư mục tạo thành vào My Document. Phụ lục: Nhóm các nút lệnh hành động – Action Buttons Biểu tượng Lệnh được hiểu là: (Custom) Nút dùng thực hiện Link với Slide / Programs tuỳ ý (Home) Trở về Slide đầu tiên với phiên trình diễn (Help) Trợ giúp (Information) Thông tin (Back or Previous) Chuyển về Slide kế trước (Forward or Next) Chuyển đến Slide kế liền sau đó (Beginning) Chuyển về Slide đầu tiên (End) Chuyển về Slide cuối cùng (Return) Quay về (Document) Tài liệu (Sound) Âm thanh (Camera) Phim Nhóm các nút lệnh chọn hiệu ứng hoạt hình cho đối tượng: Nút mở ngăn chứa các lệnh về hiệu ứng (Entrance) Các kiểu hiệu ứng để đối tượng xuất hiện (màu xanh) (Emphasis) Các kiểu hoạt động của dối tượng (màu vàng) (Exit) Các kiểu làm đối tượng biến mất, kết thúc (màu đỏ) (Motion Paths) Các kiểu quỹ tích/đường chuyển động của đối tượng. Slide Nội dung: Đối tượng: Hiệu ứng: Ứng dụng CNTT trong dạy học môn Toán ở trường THCS Việc ứng dụng CNTT trong dạy học cần phải chú ý tới việc tích cực hóa hoạt động học tập của HS. Các bài giảng điện tử (BGĐT) được thiết kế cần chú trọng đến hoạt động học tập của HS các nội dung có tính chất nêu vấn đề, gợi vấn đề. Việc sử dụng PMDH toán làm phương tiện hỗ trợ một cách hợp lý sẽ cho hiệu quả cao. Trước khi có ý tưởng thiết kế một BGĐT cần chú ý một số điểm quan trọng sau: Lựa chọn chủ đề dạy học thích hợp, không phải chủ đề dạy học nào cũng cần tới BGĐT. Chủ đề dạy học thích hợp là những chủ đề có thể dùng BGĐT để hỗ trợ dạy học và tạo ra hiệu quả dạy học tốt hơn khi sử dụng các thiết bị dạy học truyền thống. Cần tránh chọn những chủ đề, những tiết học mà việc thiết kế mất nhiều thời gian nhưng việc sử dụng nó trong dạy học thì hiệu quả lại không đáng kể. Một số trường hợp nên sử dụng PMDH, thiết kế BGĐT - Khi dạy học các khái niệm, hiện tượng khoa học trừu tượng, trong đó HS khó hình dung khái niệm khoa học, có thể dùng mô phỏng để thể hiện khái niệm trên một cách trực quan hơn. - Khi cần giúp HS rèn luyện kỹ năng nào đó, thông qua việc phải hoàn thành số lượng lớn các bài tập, tổ chức kiểm tra đánh giá tự động trên máy - Cần mô phỏng các chuyển động, cần tạo ra tình huống có vấn đề để kích thích hứng thú học tập ở HS; - Cần phải thay đổi các điều kiện, các tham số; - Nội dung mà HS thường mắc sai lầm, cần có bài làm mẫu, giải mẫu để tham khảo, rút kinh nghiệm; - Nội dung cần tiểu kết trong bài, tổng kết cuối chương; - Các bài tập trắc nghiệm, bài tập ô chữ dưới dạng trò chơi giúp củng cố, kiểm tra nhanh kiến thức bài học. - Cần tiết kiệm thời gian trên lớp (kẻ, vẽ hình phức tạp). Một số điểm lưu ý khi thiết kế và sử dụng PMDH, BGĐT Về mục tiêu bài dạy, thời gian và các bước lên lớp vẫn phải đảm bảo nguyên tắc và PPDH bộ môn. BGĐT chỉ là một trong những phương tiện hỗ trợ thầy trò để nâng cao hiệu quả dạy học. Nên kết hợp với các phương tiện truyền thống khác như phấn, bảng, mô hình, dụng cụđể phát huy cao nhất hiệu quả tiết học. Các kiến thức được đưa vào BGĐT dưới dạng các slide phải được chọn lọc chính xác, dễ hiểu thể hiện logic cấu trúc của bài dạy bao gồm cả kênh hình và kênh chữ tạo điều kiện tốt nhất cho HS làm việc tích cực tránh lạm dụng trình chiếu một chiều. Hạn chế tối đa kênh chữ, hiện nay có khá nhiều BGĐT được soạn thảo trên Powerpoint mang tính chất “trình chiếu” nên hiệu quả dạy học chưa cao, cần ưu tiên thiết kế các hoạt động dưới dạng kênh hình, đặc biệt là những hình “động”. Nghiên cứu nội dung, chương trình, chuẩn kiến thức môn Toán của lớp mình đang giảng dạy để lập kế hoạch tìm kiếm, thu thập những thông tin hỗ trợ một số chủ đề Toán trên một số trang web (ngoài các sách tham khảo thông thường khác). ii)Cung cấp cho HS một số trang web có liên quan với một số chủ đề Toán và hướng dẫn HS cách thức tra cứu, tìm kiếm, lựa chọn thông tin. GV và HS có thể khai thác, tìm tư liệu ở một số trang ; (trang web của Bộ Giáo dục và đào tạo); www.nxbgd.com.vn/toanhoctuoitre ; www.toantuoitho.vn iii) Đưa ra một số chủ đề ngoại khóa toán cho HS lựa chọn. GV có thể tổ chức các cuộc thi nhỏ trong lớp hay khối lớp nhằm khuyến khích HS trong việc khai thác Internet.

File đính kèm:

  • docGiaoTrinh M-PP_O Thiet gian di (4).doc