Tuần: 28 - Tiết: 110, bài 26: Câu trần thuật đơn

I/ MỤC TIÊU: Giúp học sinh.

1- Kiến thức: - Nắm được khái niệm câu trần thuật đơn.

- Nắm được các tác dụng của câu trần thuật đơn.

2- Kỹ năng: - Nhận diện và phân tích câu trần thuật đơn.

- Sử dụng câu trần thuật đơn khi nói, viết.

II/- CHUẨN BỊ:

* Giáo viên: - Đồ dùng dạy học: SGK + Giáo án + bảng phụ.

- Phương pháp dạy học: Phân tích + gợi mở + nêu vấn đề.

* Học sinh: - Học bài cũ + chuẩn bị bài ( trả lời câu hỏi mục I. SGK/101).

III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1. Ổn định: ( 1 phút) Giáo viên ổn định tổ chức lớp.

2. Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút)

- GV: Ghi bảng câu sau:

Chưa nghe hết câu, tôi đã hếch răng lên, xì một hơi rõ dài.

GV hỏi:

1- Câu văn trên có mấy thành phần câu? Đó là những thành phần nào?

( GV có thể gọi HS lên bảng xác định hoặc GV hỏi HS trả lời. GV xác định các thành phần câu).

2- Thành phần nào bắt buộc và thành phần nào không bắt buộc phải có mặt trong câu? Vì sao?

 

doc5 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3710 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tuần: 28 - Tiết: 110, bài 26: Câu trần thuật đơn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS thị trấn Năm Căn GIÁO ÁN DỰ THI Tuần: 28 Ngày soạn: 01/4/2008 Tiết: 110 Ngày dạy: 04 /4/2008 Bài 26 CÂU TRẦN THUẬT ĐƠN I/ MỤC TIÊU: Giúp học sinh. 1- Kiến thức: - Nắm được khái niệm câu trần thuật đơn. - Nắm được các tác dụng của câu trần thuật đơn. 2- Kỹ năng: - Nhận diện và phân tích câu trần thuật đơn. - Sử dụng câu trần thuật đơn khi nói, viết. II/- CHUẨN BỊ: * Giáo viên: - Đồ dùng dạy học: SGK + Giáo án + bảng phụ. - Phương pháp dạy học: Phân tích + gợi mở + nêu vấn đề. * Học sinh: - Học bài cũ + chuẩn bị bài ( trả lời câu hỏi mục I. SGK/101). III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định: ( 1 phút) Giáo viên ổn định tổ chức lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút) - GV: Ghi bảng câu sau: Chưa nghe hết câu, tôi đã hếch răng lên, xì một hơi rõ dài. GV hỏi: 1- Câu văn trên có mấy thành phần câu? Đó là những thành phần nào? ( GV có thể gọi HS lên bảng xác định hoặc GV hỏi HS trả lời. GV xác định các thành phần câu). 2- Thành phần nào bắt buộc và thành phần nào không bắt buộc phải có mặt trong câu? Vì sao? 3- Câu vừa phân tích có mấy cụm C- V? HS: một cụm C-V. GV: nhận xét – ghi điểm – vào bài: câu có một cụm C-V như trên được gọi là câu gì? Tác dụng của nó như thế nào? Thì cô và các em cùng nhau tìm hiểu bài học hôm nay. GV: ghi tựa bài. 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên ( GV)- học sinh ( HS) Nội dung Hoạt động 1: ( 15 phút) GV: yêu cầu HS nhắc lại khái niệm câu đơn và câu trần thuật đã học ở tiểu học. HS: nhắc lại. GV: ghi bảng phụ. GV: gọi một em HS đọc ví dụ SGK, cả lớp theo dõi dùng bút chì đánh số câu trong đoạn văn. HS: đọc. 1.- Đoạn văn có mấy câu? HS: 9 câu. GV: dẫn dắt. GV: treo bảng phụ lên. 2.- Trong 9 câu trên câu nào là câu trần thuật? HS: trả lời. GV: kết hợp ghi bảng. 3.- Những câu còn lại là câu gì? HS: - Câu 4 – câu hỏi. - Câu 3,5,8 – câu cảm. - Câu 7 – câu khiến. GV: dẫn dắt. 4.- Những câu trần thuật trên dùng để làm gì? HS: trả lời. GV: kết hợp ghi bảng. GV: hướng dẫn HS xác định cấu tạo của các câu trần thuật trên. HS: lên bảng xác định cụm C-V của câu 1,2,6,9. GV: cùng HS nhận xét – sửa chữa. 5.- Câu nào do một cụm C-V tạo thành? Câu nào có hai cụm C-V tạo thành? HS : trả lời . GV : kết hợp giảng – ghi bảng. 6.- Tóm lại câu trần thuật đơn có cấu tạo và tác dụng như thế nào? Cấu tạo: do 1 cụm C-V tạo thành Câu trần thuật đơn Tác dụng: - tả. - kể. sự vật, - nêu ý kiến. sự việc - giới thiệu. GV: ghi câu sau lên bảng : Lớp 6L là lớp có nhiều học sinh giỏi và chăm ngoan. 7.- Câu trên có tác dụng dùng để làm gì ?Ngoài tác dụng trên thì câu trần thuật đơn còn có tác dụng nào nữa ? HS: dùng để giới thiệu. GV : kết hợp ghi bảng. 8.- Vậy thế nào là câu trần thuật đơn ? HS: trả lời. GV : gọi HS đọc ghi nhớ SGK/101. Hoạt động 2: ( 20 phút) GV: gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập số 1/SGK/101. GV : treo bảng phụ - gọi 1 HS đọc đoạn văn. Cả lớp theo dõi và đánh số câu trong đoạn văn. 9.- Trong 4 câu ở đoạn văn trên, câu nào là câu trần thuật đơn ? HS : trả lời. GV : gắn thẻ câu số 1 và câu số 2 vào bảng. GV : hướng dẫn HS tìm tác dụng của câu trần thuật trên bằng hình thức gắn thẻ. Gắn thẻ sau : thẻ 1 - giới thiệu. thẻ 2- tả. thẻ 3 – kể. thẻ 4- nêu ý kiến. vào bảng dưới đây : Câu trần thuật đơn Tác dụng Câu số 1 Câu số 2 HS : lựa chọn 1 trong 4 tác dụng trên để gắn vào bảng sao cho phù hợp. GV : cùng HS nhận xét- ghi điểm và hướng dẫn HS ghi vào vở. GV : treo bảng phụ bài tập số 2 và gọi HS đọc. Dưới đây là một số câu mở đầu các truyện em đã học. Chúng thuộc loại câu nào và có tác dụng gì ? a) Xưa có một người thợ mộc dốc hết vốn trong nhà ra mua gỗ để làm nghề đẽo cày. ( Đẽo cày giữa đường) b) Có một con ếch sống lâu ngày trong một giếng nọ. ( Ếch ngồi đáy giếng) c) Bà đỡ Trần là người huyện Đông Triều. ( Vũ Trinh) HS : suy nghĩ trả lời. 10.- Ở câu a) ngoài việc giới thiệu nhân vật thì câu này còn có tác dụng gì ? HS : trả lời. GV : tổng hợp - nhận xét- chốt – ghi bảng. GV : chuyển ý sang bài tập số 3. Gọi HS đọc nội dung và xác định yêu cầu bài tập số 3. GV :hướng dẫn 2 em HS trao đổi với nhau trong vòng 2 phút để trả lời. HS : 2 em trao đổi với nhau – trình bày kết quả. GV : tổng hợp – nhận xét- chốt – ghi bảng. GV : tích hợp với tập làm văn. GV : hướng dẫn HS làm bài tập số 5 bằng hình thức cho HS chơi trò chơi viết chính tả ( nhớ- viết) : Lượm ( từ Ngày Huế đổ máu đến nhảy trên đường vàng...). HS : 2 đội thi viết với nhau ở trên bảng ( đội 1 gồm tổ 1, 2 ; đội 2 gồm tổ 3,4). GV : hướng dẫn thể lệ cuộc chơi : đội nào trình bày sạch đẹp, không sai lỗi chính tả hoặc sai ít là đội chiến thắng. (Thời gian viết trong vòng từ 4- 5 phút). GV : cùng HS nhận xét - chốt và phát phần thưởng cho đội chiến thắng. GV : yêu cầu HS giới thiệu về mình.( Ví dụ : Em là học sinh lớp 6L). Câu trần thuật đơn này có gì khác với câu trần thuật đơn trong bài học ? HS trả lời : câu này có thêm từ là. GV : nói cho HS biết câu trên là câu trần thuật đơn có từ là. Các em sẽ học ở bài tiếp theo. I/- Câu trần thuật đơn: 1/- Ví dụ: SGK/101. 2/- Nhận xét: - Câu 1,2,6,9: là câu trần thuật. - Câu 1,2,9: do một cụm C-V tạo thành " Câu trần thuật đơn. - Câu 6: do hai cụm C-V tạo thành " Câu trần thuật ghép. 3/- Kết luận: * Ghi nhớ: SGK/101 II/- Luyện tập: 1/- Bài tập 1:SGK/101. Câu trần thuật đơn là: - Câu 1: - dùng để tả hoặc giới thiệu. - Câu 2: - nêu ý kiến nhận xét . 2/-Bài tập 2,4: SGK/102,103. Xác định loại câu và nêu tác dụng: - cả 3 câu đều là câu trần thuật đơn dùng để giới thiệu nhân vật. ( giới thiệu trực tiếp). - câu a) ngoài việc giới thiệu nhân vật còn miêu tả hoạt động của nhân vật. 3/- Bài tập 3: SGK/102. Nhận xét về cách giới thiệu nhân vật: - Giới thiệu nhân vật phụ trước rồi từ những việc làm của nhân vật phụ mới giới thiệu nhân vật chính ( giới thiệu gián tiếp) " tạo sự bất ngờ cho người đọc. 5/- Bài tập 5: SGK/ 103 Trò chơi thi viết chính tả ( nhớ- viết) : Lượm ( từ Ngày Huế đổ máu đến nhảy trên đường vàng...). 4. Củng cố: ( 3 phút) Câu trần thuật đơn có cấu tạo và tác dụng như thế nào ? Câu trần thuật đơn thường xuất hiện trong loại văn bản nào ? 5. Hướng dẫn học tập : ( 1phút) Dặn HS về nhà làm bài tập 2 câu a/SGK/102 và bài tập 4 câu b/SGK/ 103. Xem kỹ nội dung ghi vở, học thuộc ghi nhớ SGK/101. Chuẩn bị bài "Câu trần thuật đơn cò từ là"/ SGK/114. | RÚT KINH NGHIỆM : KÝ DUYỆT Năm Căn, ngày 01 tháng 4 năm 2008 GIÁO VIÊN SOẠN Tạ Thị Thu Hiền

File đính kèm:

  • docBai 26 Cau tran thuat don.doc
Giáo án liên quan