Tuần 3 Tiết 11, 12 Sự việc và nhân vật trong văn tự sự

I. Mục tiêu cần đạt: Qua tiết học HS cần tiếp thu được:

 - Nắm được hai yếu tố then chốt của tự sự: sự việc và nhân vật.

 - Chỉ ra và vận dụng các yếu tố trên khi đọc hay kể một câu chuyện.

II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ

III. Tài liệu tham khảo: SGK; SGV; Sách bài soạn.

IV. Tiến hành các hoạt động dạy và học.

 1/. Ổn định:

 2/. Kiểm tra bài cũ:

 ? Tự sự là gì? Lợi ích của tự sự trong đời sống? Hãy cho một VD?

 3/. Bài mới:

Giới thiệu bài mới: Trong tự sự, sự việc và nhân vật là những yếu tố không thể thiếu được. Chúng có đặc điểm như thế nào? Tìm hiểu bài ta sẽ rõ.

 

doc2 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1720 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tuần 3 Tiết 11, 12 Sự việc và nhân vật trong văn tự sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3 – Tiết 11 - 12 SỰ VIỆC VÀ NHÂN VẬT TRONG VĂN TỰ SỰ I. Mục tiêu cần đạt: Qua tiết học HS cần tiếp thu được: - Nắm được hai yếu tố then chốt của tự sự: sự việc và nhân vật. - Chỉ ra và vận dụng các yếu tố trên khi đọc hay kể một câu chuyện. II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ III. Tài liệu tham khảo: SGK; SGV; Sách bài soạn. IV. Tiến hành các hoạt động dạy và học. 1/. Ổn định: 2/. Kiểm tra bài cũ: ? Tự sự là gì? Lợi ích của tự sự trong đời sống? Hãy cho một VD? 3/. Bài mới: Giới thiệu bài mới: Trong tự sự, sự việc và nhân vật là những yếu tố không thể thiếu được. Chúng có đặc điểm như thế nào? Tìm hiểu bài ta sẽ rõ. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Bài HS ghi Hoạt động 1: Tìm hiểu sự việc trong văn tự sự. ? Sự việc khởi đầu? Sự việc phát triển? Sự việc cao trào? Sự việc kết thúc? ? Mối quan hệ nhân quả giữa chúng? ? Em hãy cho biết trong các sự việc trên có sự việc nào thừa không? ? Trong các chuỗi sự việc, Sơn Tinh thắng Thủy Tinh mấy lần? ? Điều đó có ý nghĩa gì? ? Em hãy tưởng tượng, nếu Thủy Tinh thắng thì sao? Hoạt động 2: Tìm hiểu nhân vật trong văn tự sự. GV cho HS đọc mục 1 phần ghi nhớ SGK/38. ? Nhân vật trong tự sự là ai? ? Hãy kể tên các nhân vật trong truyện “Sơn Tinh – Thủy Tinh”? Ai là người làm ra sự việc? ? Ai là người nói đến nhiều nhất? Ai là nhân vật chính? ? Nhân vật trong tự sự được kể như thế nào? ? Vậy nhân vật trong tự sự là gì? - HS đọc và trả lời: => HS tìm => Theo quan hệ trước - sau; nguyên nhân - kết quả. => Không. => Nhiều lần. => Thể hiện ước mơ chiến thắng thiên tai. => Lũ lụt tràn ngập ruộng đồng, cuốn trôi nhà cửa, gây hại cho loài người và hoa màu. => Là người làm ra sự việc đồng thời là người được thể hiện, được nói tới. => Vua Hùng, Mị Nương, Sơn Tinh, Thủy Tinh. => Sơn Tinh, Thủy Tinh. => Được gọi tên, giới thiệu lai loch, tính tình, tài năng, việc làm, … => HS đọc ghi nhớ SGK/38. I. TÌM HIỂU BÀI. 1/. Sự việc trong văn tự sự - Sự việc khởi đầu :(1) - Sự việc phát triển : (2,3,4) - Sự việc cao trào: (5,6) - Sự việc kết thúc : (7) -> Không có sự việc thừa. => Các sự việc kết hợp với nhau theo quan hệ thời gian – không gian cụ thể, có nguyên nhân, diễn biến, kết quả theo một trật tự có ý nghĩa. 2/. Nhân vật trong văn tự sự. * Lai lịch : + Sơn Tinh ở núi Tản Viên. + Thủy Tinh ở miền biển. * Tính tình : Mị Nương hiền lành. * Tài năng : + Thủy Tinh : hô mưa, gọi gió làm thành giông bão, dâng nước sông lên. + Sơn Tinh : bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, doing thành đất ngăn dòng nước lũ. II. Ghi nhớ (SGK/38) 4/. Dặn dò: ? Sự việc trong văn tự sự như thế nào? ? Nhân vật trong văn tự sự là gì? LUYỆN TẬP BT1/38: Chỉ ra các sự việc trong truyện “Sơn Tinh – Thủy Tinh” : - Vua Hùng : kén rể, mời các Lạc Hầu bàn bạc, gả Mị Nương cho Sơn Tinh. - Mị Nương : theo Sơn Tinh về núi Tản Viên. - Sơn Tinh : đến cầu hôn, thi thố tài năng, đem sính lễ đến trước, rước Mị Nương về núi, dùng phép lạ bốc, dời, dựng, ngăn chặn nước lũ. - Thủy Tinh : đến cầu hôn, thi thố tài năng, đem sính lễ đến muộn, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương, hô mây, gọi gió, dâng nước, rút quân. a/. Vai trò và ý nghĩa của các nhân vật: - Vua Hùng, Mị Nương : Nhân vật phụ tạo tình huống cho truyện. - Sơn Tinh – Thủy Tinh : Nhân vật chính, hành động. b/. Tóm tắt truyện (Gọi 1->2 HS kể) c/. Vì sao tác phẩm đặt tên là “Sơn Tinh – Thủy Tinh”: Đây là 2 nhân vật chính. - Có thể đổi thành các tên : Vua Hùng kén rể; Truyện Vua Hùng, Mị Nương, Sơn Tinh và Thủy Tinh; Bài ca chiến công của Sơn Tinh. - Không nên đổi vì tên thứ nhất chưa rõ nội dung chính của truyện, còn tên thứ hai lại thừa. BT2/39: Kể lại truyện với chi tiết tưởng tượng. Nhan đề : “ Một lần không vâng lời” - Kể việc gì?(Không vâng lời mẹ) - Diễn biến? Chuyện xãy ra bao giờ?(Chiều chủ nhật) - Ở đâu :(Ở nhà và ở trường, không vâng lời mẹ cứ đi tắm sông, bị cảm, phải nghỉ học, hối hận) - Nhân vật chính là ai? (Bản thân em tự đặt tên) 5/. Hướng dẫn chuẩn bị: Bài mới: “Sự tích Hồ Gươm” + Đọc trước văn bản. + Xem các câu hỏi trong mục tìm hiểu bài

File đính kèm:

  • docTIET11.12.doc
Giáo án liên quan