I. Mục tiêu: Giúp học sinh
1. Kiến thức:
- Hiểu biết thêm về văn học tỉnh nhà.
- Hiểu hơn nữa “Tấm lòng người dân Tây Ninh Với Bác”.
2. Kỹ năng:
- Đọc và phân tích tác phẩm văn học Tây Ninh.
3. Thái độ:
- Có ý thức trách nhiệm đối với cuộc sống bản thân và của địa phương.
- Giáo dục lòng yêu kính Bác Hồ.
II. Trọng tâm:
- Phân tích tác phẩm văn học Tây Ninh.
III. Chuẩn bị:
Giáo viên: Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm. Mượn Sách Văn Thơ Tây Ninh cho HS
Học sinh: Đọc văn bản, trả lời câu hỏi trong SGK.
IV. Tiến trình:
1. Ổn định tổ chức và kiểm diện:
8A1: 8A2: 8A3:
(Phân công giúp học sinh vắng nếu có)
2. Kiểm tra miệng:
Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS
Câu hỏi: Hôm nay chúng ta học bài gì? Tác giả? Thể loại?
_ HS trả lời, GV dẫn vào bài.
3. Bài mới:
6 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2292 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tuần 32 Tiết 121 Bài 30 Văn thơ tây ninh má tôi thờ tiền Cụ Hồ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 32
Tiết: 121 Bài:30 ND: ……
VĂN THƠ TÂY NINH
MÁ TÔI THỜ TIỀN CỤ HỒ
I. Mục tiêu: Giúp học sinh
1. Kiến thức:
- Hiểu biết thêm về văn học tỉnh nhà.
- Hiểu hơn nữa “Tấm lòng người dân Tây Ninh Với Bác”.
2. Kỹ năng:
- Đọc và phân tích tác phẩm văn học Tây Ninh.
3. Thái độ:
- Có ý thức trách nhiệm đối với cuộc sống bản thân và của địa phương.
- Giáo dục lòng yêu kính Bác Hồ.
II. Trọng tâm:
- Phân tích tác phẩm văn học Tây Ninh.
III. Chuẩn bị:
Giáo viên: Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm. Mượn Sách Văn Thơ Tây Ninh cho HS
Học sinh: Đọc văn bản, trả lời câu hỏi trong SGK.
IV. Tiến trình:
1. Ổn định tổ chức và kiểm diện:
8A1: 8A2: 8A3:
(Phân công giúp học sinh vắng nếu có)
2. Kiểm tra miệng:
Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS
Câu hỏi: Hôm nay chúng ta học bài gì? Tác giả? Thể loại?
_ HS trả lời, GV dẫn vào bài.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ 1:
* GV hướng dẫn HS cách đọc, đọc mẫu, gọi HS đọc, cùng nhận xét.
* Gọi HS đọc chú thích Sách VTTN/86
* Hoàn cảnh ra đời tác phẩm?
_ Trích trong quyển “Lòng dân Tây Ninh với Bác Hồ” xb 1990, nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh chủ tịch Hồ Chí Minh.
* Tiền cụ Hồ là gì?
_ Chú thích (2)/87
HĐ 2:
* Má được giới thiệu như thế nào?
_ Nhà cách bót 500m, nuôi dấu cán bộ tại nhà, thường liên lạc, tiếp tế lương thực, thuốc men cho cách mạng.
* Trong quá trình hoạt động điều gì đã xảy ra với má?
_ Bị chỉ điểm, bị địch bắt.
* Thái độ của má ra sao?
_ Điềm tỉnh. Má được thả về.
* Sao khi được thả, má đã làm gì?
_ Lấy tiền cụ Hồ đã lồng trong khung hình ra phơi và chôn xuống đất.
* Tại sao má lại làm như vậy?
_ Sợ địch phát hiện.
_ Đợi đến ngày xài được sẽ liên hoan cùng bộ đội.
* Theo em, vì sao má lại thờ tiền cụ Hồ?
_ Tiền của bộ đội, có hình cụ Hồ.
* Năm nào má cũng đào lên, phơi và chôn xuống cẩn thận thể hiện điều gì?
_ Niềm tin mãnh liệt vào cụ Hồ, vào cách mạng.
* Việc làm của người má có ảnh hưởng như thế nào đến đứa con?
_ Truyền sang và hun đúc nhân vật. Lúc gặp khó khăn giúp nhân vật vững chí, bền lòng, củng cố niềm tin và hy vọng vào cách mạng, vào chiến thắng.
* Em hãy kể một câu chuyện về tình cảm của người dân Tây Ninh với Bác Hồ, với cách mạng?
_ HS tự kể, GV cùng các bạn bổ sung.
I. Đọc – tìm hiểu chú thích:
II. Phân tích:
1. Nhân vật người má:
_ Nhà cách bót 500m, nuôi dấu cán bộ tại nhà, thường liên lạc, tiếp tế lương thực, thuốc men cho cách mạng.
_ Bị chỉ điểm, bị địch bắt.
_ Lấy tiền cụ Hồ đã lồng trong khung hình ra phơi và chôn xuống đất.
=> Niềm tin mãnh liệt vào cụ Hồ, vào cách mạng.
2. Sức mạnh của niềm tin:
_ Tình cảm của người mẹ đã trở thành sức mạnh, động viên con trong những lúc gian lao trên con đường theo Bác, theo cách mạng.
4.Câu hỏi và bài tập củng cố:
Câu hỏi 1: Theo em, vì sao má lại thờ tiền cụ Hồ?
Trả lời: Thể hiện niềm tin mãnh liệt vào cụ Hồ, vào cách mạng.
Tiền đó tượng trưng cho cách mạng, cho cụ Hồ, cho độc lập tự do, cho hạnh phúc của nhân dân. Thờ là thờ cái đó, quý là quý cái đó.
5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
1. _ Đọc văn bản, học nội dung phân tích.
_ Sưu tầm những câu chuyện về Bác Hồ, về tình cảm của nhân dân đối với Bác.
2. Chuẩn bị: Tổng kết phần Văn
_ Đọc và trả lời câu hỏi SGK/130
V. Rút kinh nghiệm:
Nội dung: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Phương pháp:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Sử dụng đồ dùng dạy học:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Tuần: 32
Tiết: 122 Bài:30 ND: ……
CHỮA LỖI DIỄN ĐẠT
I. Mục tiêu: Giúp học sinh
1. Kiến thức:
_ Hiêu quả của việc diễn đạt lô-gíc.
2. Kỹ năng:
_ Phát hiện và chữa được các lỗi diễn đạt liên quan đến lô-gíc.
3. Thái độ:
_ Giáo dục HS ý thức tự sửa lỗi.
II. Trọng tâm:
_ Luyện tập
III. Chuẩn bị:
Giáo viên: Phiếu học tập ghi bài tập.
Học sinh: Làm bài tập vào VBT.
IV. Tiến trình:
1. Ổn định tổ chức và kiểm diện:
8A1: 8A2: 8A3:
2. Kiểm tra miệng:
Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS.
Câu hỏi: Hôm nay chúng ta học bài gì? Em đã chuẩn bị gì cho bài học hôm nay? (2đ)
_ HS trả lời, GV dẫn vào bài.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* GV gọi HS đọc bài tập 1: (sgk/127)
* Những câu dưới đây mắc 1 số lỗi diễn đạt liên quan đến lôgic. Hãy phát hiện và sửa những lỗi đó.
* HS thảo luận (5’)
Nhóm 1: câu a,b Nhóm 2: câu c,d
Nhóm 3: câu e,g Nhóm 4: câu h,i
* HS trao đổi bài, tìm trong bài TLV của bạn những câu sai về diễn đạt, yêu cầu sửa lại cho đúng.
- GV gọi HS lên bảng ghi lại một số lỗi tiêu biểu, cùng sửa chữa.
1. Bài tập 1:
* Ví dụ một số cách chữa như sau:
a. Quần áo, dày dép, đồ dùng sinh hoạt nó không thể nằm trong hệ thống của đồ dùng học tập.
=> Chúng em đã giúp các bạn hs những vùng bị bão lụt quần áo, giày dép và các vật dụng sinh hoạt khác.
b. Thanh niên là tập hợp của những người trẻ tuổi, còn bóng đá là 1 môn thể thao, 2 khái niệm này không đồng nhất với nhau. Trong thanh niên có hs, sinh viên, bộ đội còn trong bóng đá có thể có huấn luyện viên, cầu thủ...
=> c1: Trong thanh niên nói chung và trong tầng lớp sinh viên nói riêng, niềm say mê là nhân tố quan trọng dẫn đến thành công.
=> c2: Trong thể thao nói chung và trong bóng đá nói riêng, niềm say mê là nhân tố quan trọng dẫn đến thành công.
c. Lão Hạc, Bước đường cùng là 2 tác phẩm của VN từ thời kì 1930-1945 không nằm trong hệ thống tác giả là Ngô Tất Tố.
=> c1: Lão hạc (Nam Cao); Bước đường cùng (Nguyễn Công Hoan); Tắt đèn (Ngô Tất Tố) đã giúp chúng ta...
=> c2: Lão Hạc, Bước đường cùng và Tắt đèn đã giúp...
d. Em muốn trở thành kĩ sư hay bác sĩ.
e. Bài thơ không chỉ hay về nghệ thuật mà còn sâu sắc về nội dung tư tưởng.
g. Trên sân ga chỉ còn lại 2 người, 1 người thì cao, gầy còn 1 người thì lùn và béo.
h/ c1: Chị Dậu rất cần cù, chịu khó nên chị đã đảm đang gánh vác mọi trách nhiệm cho chồng.
c2: Chị Dậu rất nhân hậu, thuỷ chung nên chị rất mực yêu thương chồng con.
i./ c1: Nếu không phát huy những đức tính tốt đẹp của người phụ nữ thì phụ nữ VN ngày nay không thể xứng đáng với 8 chữ vàng của Bác Hồ trao tặng. Đó là anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang.
C2: Nếu như không phát huy cao độ những đức tính tốt đẹp của phụ nữ xưa thì phụ nữ VN ngày nay không thể đảm đang được những nhiệm vụ vinh quang và nặng nề đó.
k./ c1: Hút thuốc lá vừa có hại cho sức khoẻ của chính mình, vừa gây hại cho sức khoẻ của những người xung quanh.
2.Bài tập 2/128 (10')
4.Câu hỏi và bài tập củng cố:
GV nhắc lại các chú ý khi viết văn. Tránh một số lỗi thường gặp.
5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
1. Tiếp tục trao đổi bài, tìm trong bài TLV của bạn những câu sai về diễn đạt, sửa lại cho đúng.
2. Chuẩn bị: Ôn tập Tiếng Việt HKII
Đọc và trả lời các câu hỏi ôn tập (SGK/130,131,132, 133)
Làm các bài tập
V. Rút kinh nghiệm:
Nội dung: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Phương pháp:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Sử dụng đồ dùng dạy học:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
_________________________________________________________________________
Tuần: 31
Tiết: 123-124 Bài: 30 ND: ……
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN NGHỊ LUẬN SỐ 7
I. Mục tiêu: Giúp học sinh
1. Kiến thức:
_ HS biết vận dụng kỹ năng để viết bài văn nghị luận một vấn đề về văn học hoặc xã hội.
2. Kỹ năng:
_ Tiếp tục rèn luyện kỹ năng viết văn nghị luận.
_Xác định và lập hệ thống luận điểm cho bài văn nghị luận.
_Biết đưa các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm vào một bài văn nghị luận.
3. Thái độ:
_ Học sinh luôn có ý thức vận dụng các kiến thức đã học vào bài văn nghị luận.
II. Đề kiểm tra:
“Hãy nói không với ma tuý”. Em hãy viết một bài văn nghị luận để nêu rõ tác hại của ma túy. Là học sinh em cần phải làm gì để phòng, tránh ma tuý.
III. Ñaùp aùn:
Nội dung
Điểm
a. Mở bài:
- Dẫn dắt vấn đề.
- Khẳng định ma tuý ảnh hưởng lớn tới kinh tế, sức khoẻ, nhân cách của con người.
(1.5 điểm)
b. Thân bài:
* Giải thích: Tại sao lại: Hãy nói không với ma tuý.
Hãy nói không với ma tuý là như thế nào? (2đ)
* Chứng minh: (5đ)
- Ma tuý ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội.
(Dẫn chứng cụ thể: người nghiện ma tuý đã tiêu hết số tiền là bao nhiêu, kinh tế gia đình, xã hội bị ảnh hưởng như thế nào?)
- Ma túy huỷ hoại sức khoẻ con người.
(Dẫn chứng cụ thể.)
- Ma tuý huỷ hoại nhân cách con người.
(Bao nhiêu người nghiện ma tuý phạm tội.
Con giết cha, mẹ. Chồng giết vợ …)
- Ma tuý dẫn đến căn bệnh nguy hiểm HIV/AIDS.
(Dẫn chứng cụ thể.)
- Ma tuý xâm nhập vào học đường có ảnh hưởng tới nhân cách của học sinh.
- Nêu một vài biện pháp phòng, chống ma tuý …
(7 điểm)
c. Kết bài:
- Khái quát lại vấn đề.
- Suy nghĩ, hành động của bản thân.
(1.5 điểm)
IV. Kết quả:
Lớp
TSHS
GIỎI
TL
KHÁ
TL
TB
TL
YẾU
TL
KÉM
TL
>TB
TL
8A1
8A2
8A3
Cộng
Ưu điểm:
Khuyết điểm:
Giải pháp khắc phục:
File đính kèm:
- Tuan 32.doc