Tuần 7 Giáo án Ngữ văn 10 tiết: 16, 20, 21 Trả bài làm văn số 1

A- MỤC TIÊU BÀI HỌC

Giúp học sinh hệ thống hoá những kiến thức và kĩ năng biểu lộ ý nghĩa cảm xúc, về lập dàn ý và diễn đạt Đồng thời tự đánh giá những ưu điểm và nhược điểm trong bài làm của mình từ đó có những định hướng cần thiết để làm tốt hơn ở những bài viết sau.

 

B- PHƯƠNG PHÁP VÀ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC

 

 

1. Phương pháp dạy học

Tuỳ từng đối tượng ở mỗi lớp có cách trả bài riêng. Cần nắm chắc đặc điểm của từng lớp để định ra nội dung cách thức trả bài sao cho các em có thể rút kinh nghiệm, nâng cao trình độ ở những bài viết sau.

2. Tiến trình tổ chức dạy học

a. Xác định yêu cầu của bài làm.

GV cho học sinh đọc lại đề bài ( Lớp 10 A3 câu 1, 10A4 câu 3, SGK trang 27).

Đề 1: HS cần xác định rõ yêu cầu phải bôc lộ những cảm xúc và suy nghĩ về sự vật, sự việc, hiện tượng, con người.

Đề 2: HS cần xác định rõ yêu cầu phải bộc lộ những cảm xúc và suy nghĩ về một bài thơ hoặc một nhà thơ mà các em yêu thích.

Cả hai đề đều cần ở các em những cảm xúc và suy nghĩ sao cho phù hợp với đề bài, chân thành, không khuôn sáo giả tạo, bộc lộ rõ sự tinh tế

b. Nhận xét chung:

Do tính chất tự do của đề bài nên không có một đáp án cụ thể nào. Gv chỉ có thể nhận xét chung thông qua một số nội dung cả bài tốt lẫn bài xấu. GV cũng cần khuyến khích động viên những bài viết có ý tưởng đúng đắn, độc lập và sáng tạo, sủa chữa những ý chưa đúng, từ đó đánh giá những ưu điểm và nhược điểm trong bài làm của các em.

Cụ thể : Những bài viết tốt là: Em T. Nhung, H. Anh, Đ. Hải (10A3); em: M. Hoàn, N. Hiền B, L. Xuân (10A4).

 Những em có bài viết kém là: N. Hiệp, T. Bộ, N. Hoà (10A4).

Ngoài ra đa số các em còn mắc lỗi chính tả, có những em rất nghiêm trọng ( Thường là những em có điểm kém). Thầy giáo đã sửa trong bài viết, yêu cầu về nhà tự giác sửa lỗi, có kiểm tra.

 

doc3 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1207 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tuần 7 Giáo án Ngữ văn 10 tiết: 16, 20, 21 Trả bài làm văn số 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trả bài làm văn số 1 mục tiêu bài học Giúp học sinh hệ thống hoá những kiến thức và kĩ năng biểu lộ ý nghĩa cảm xúc, về lập dàn ý và diễn đạt…Đồng thời tự đánh giá những ưu điểm và nhược điểm trong bài làm của mình từ đó có những định hướng cần thiết để làm tốt hơn ở những bài viết sau. B- Phương pháp và tiến trình tổ chức dạy học 1. Phương pháp dạy học Tuỳ từng đối tượng ở mỗi lớp có cách trả bài riêng. Cần nắm chắc đặc điểm của từng lớp để định ra nội dung cách thức trả bài sao cho các em có thể rút kinh nghiệm, nâng cao trình độ ở những bài viết sau. 2. Tiến trình tổ chức dạy học a. Xác định yêu cầu của bài làm. GV cho học sinh đọc lại đề bài ( Lớp 10 A3 câu 1, 10A4 câu 3, SGK trang 27). Đề 1: HS cần xác định rõ yêu cầu phải bôc lộ những cảm xúc và suy nghĩ về sự vật, sự việc, hiện tượng, con người. Đề 2: HS cần xác định rõ yêu cầu phải bộc lộ những cảm xúc và suy nghĩ về một bài thơ hoặc một nhà thơ mà các em yêu thích. Cả hai đề đều cần ở các em những cảm xúc và suy nghĩ sao cho phù hợp với đề bài, chân thành, không khuôn sáo giả tạo, bộc lộ rõ sự tinh tế… b. Nhận xét chung: Do tính chất tự do của đề bài nên không có một đáp án cụ thể nào. Gv chỉ có thể nhận xét chung thông qua một số nội dung cả bài tốt lẫn bài xấu. GV cũng cần khuyến khích động viên những bài viết có ý tưởng đúng đắn, độc lập và sáng tạo, sủa chữa những ý chưa đúng, từ đó đánh giá những ưu điểm và nhược điểm trong bài làm của các em. Cụ thể : Những bài viết tốt là: Em T. Nhung, H. Anh, Đ. Hải…(10A3); em: M. Hoàn, N. Hiền B, L. Xuân…(10A4). Những em có bài viết kém là: N. Hiệp, T. Bộ, N. Hoà…(10A4). Ngoài ra đa số các em còn mắc lỗi chính tả, có những em rất nghiêm trọng ( Thường là những em có điểm kém). Thầy giáo đã sửa trong bài viết, yêu cầu về nhà tự giác sửa lỗi, có kiểm tra. c. Biểu dương và sửa lỗi: - Gv chọn một số bài, đoạn văn tiêu biểu có ý hay, sáng tạo, có cảm xúc đọc cho HS nghe cùng học và rút kinh nghiệm. - Cũng nên chọn một số bài mắc lỗi kiến thức, diễn đạt, chính tả đọc và cùng các em sửa , rút kinh nghiệm. d. Trả bài tổng kết GV trả bài cho HS và dành thời gian nhất định cho các em xem lại bài của mình để các em tự sủa bài viết. Đồng thời chủ động khuyến khích các em hỏi, giải đáp những thắc mắc lien quan đến bài viết hoặc điểm đã cho. Tổng kết và nhắc các em chuẩn bị cho bài viết số 2 trên lớp. Ra đề bài viết số 2 (Học sinh làm tại lớp) Mục tiêu bài học Giúp HS: + Hiểu sâu hơn về văn bản tự sự, nhất là những kiến thức về đề tài và cốt truyện. Từ đó các em có thể viết được bài văn với những sự việc, chi tiết tiêu biểu kết hợp với các yếu tố miêu tả và biểu cảm. + Bồi dưỡng ý thức và tình cảm lành mạnh, đúng đắn vói con người và cuộc sống. Nhận thức tốt về bản thân trong mối quan hệ với XH. phương pháp và tiến trình tổ chức dạy học 1, Phương pháp dạy học SGK đã chỉ dẫn khá cụ thể những hoạt động của cả GV & HS. GV chỉ cần dựa vào đó để triển khai . Nhắc HS ôn lại đặc điểm chung của văn tự sự. Ôn lại những kiến thức đã học về lập dàn ý; chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu; kết hợp sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự. 2, Tiến trình thực hiện a. Giới thiệu đề bài GV cho HS chọn 1 trong 2 đề sau: Đề 1: Kể lại Truyện An Dương Vương và Mỵ Châu – Trọng Thuỷ, tưởng tượng một đoạn kết khác với cách kết thúc của tác giả (Sau khi Mỵ Châu chết ) ? Đề 2: Từ những hiểu biết về truyện cười, anh( chị) hãy kể lại một câu chuyện đáng cười mà mình đã đọc hoặc đã gặp trong cuộc sống( không sử dụng những chuyện đã có trong SGK), nêu rõ đại ý của truyện và liên hệ với thực tế ? * GV: chép đề nên bảng, nêu rõ yêu cầu của bài viết số 2 ( văn tự sự và miêu tả) * HS cần hiểu được yêu cầu của đề, nếu chưa rõ phải hỏi. b. Tổ chức cho HS làm bài GV nhắc nhở HS về ý thức và thái độ làm bài; động viên khuyến khích khả năng sáng tạo của các em. Giải đáp thắc mắc nếu có. HS làm bài tự giác, không chép, copy bài bạn hoặc từ tài liệu, không mất trật tự. c. Thu bài GV cho HS thu bài theo bàn khi hết giờ Nhắc nhở, nhận xét ý thức làm bài của các em 3. Đáp án HS có thể tự chọn đề, tác phẩm, cách kết truyện theo ý cá nhân miễn sao không lạc đề. Nội dung có thể xem xét, đánh giá dựa trên kết quả các em trình bày trong bài viết 4. Thang điểm: * Điểm 8,9: Bài làm đáp ứng khá tốt các yêu cầu của mỗi đề. Có sáng tạo, cảm xúc. Có thể còn mắc 1,2 lỗi diễn đạt nhỏ, không sai quá 2 lỗi chính tả. * Điểm 5,6,7: Đáp ứng được những yêu cầu cơ bản của đề. Diễn đạt chưa thật tốt, có thể còn mắc lỗi về chính tả nhưng không phải những từ cơ bản. Không sai kiến thức. * Điểm 3,4,2: Bài làm lan man sơ sài, có lỗi kiến thức cơ bản, chưa đáp ứng được những yêu cầu cơ bản. Sai nhiều chính tả. * Điểm 0,1: Bài làm lạc đề hoặc bỏ giấy trắng.

File đính kèm:

  • docTra bai tap lam van.doc