Tuần 9 giáo án phụ đạo 12 cơ bản - Tuyên ngôn độc lập, Hồ Chí Minh

Câu 1: Trình bày hòan cảnh, mục đích, đối tượng của bản tuyên ngôn. Tình hình trong nước và thế giới khi bản Tuyên Ngôn Độc Lập ra đời.

Câu 2: Trình bày những giá trị cơ bản của Tuyên Ngôn Độc Lập.

Câu 3: Phân tích Tuyên Ngôn Độc Lập của Hồ Chí Minh để thấy được đây là một áng văn chính luận mẫu mực.

Hướng dẫn:

Câu 1:

-Hoàn cảnh ra đời: ngày 19/8/1945 chính quyền Hà Nội về tay nhân dân. Ngày 26/8/1945 chủ tịch Hồ Chí Minh từ chiến khu Việt Bắc về đến Hà Nội tại căn nhà số 48 phố Hàng Ngang Người đã sọan thảo bản Tuyên Ngôn Độc Lập. Ngày 2/9/1945 Người thay mặt chính phủ lâm thời nước VNDCCH đọc tuyên ngôn độc lập tại quảng trường Ba Đình trước hàng chục vạn đồng bào.

-Mục đích bản Tuyên Ngôn Độc Lập: ngòai việc nhằm tuyên bố độc lập còn nhằm để tranh luận bác bỏ những lý lẽ luận điệu và vạch trần bộ mặt xảo trá của bọn thực dân.

-Đối tượng: không chỉ viết cho đồng bào cả nước và nhân dân thế giới mà còn viết cho thực dân Pháp ( đang nấp sau lưng quân Anh ) đang tiến vào Đông Dương ở (Miền Nam) và đế quốc Mỹ nấp sau bọn Tàu Tưởng ( ở miền Bắc ).

-Tình hình trong nước và thế giới khi bản Tuyên Ngôn ra đời: nhân dân ta phấn khởi thóat khỏi xiềng xích phong kiến và thực dân. Đất nước ta kiệt quệ sau nạn đói 1945 và còn nhiều thù trong giặc ngòai. Đặc biệt là thực dân Pháp lăm le quay lại cướp nước ta một lần nữa dưới danh nghĩa quân đồng minh vào tước khí giới của quân Nhật. Lúc này thế giới cũng đã thành lập được mặt trận dân chủ chống phát xít.

Câu 2: Giá trị cơ bản của bản Tuyên Ngôn:

-Giá trị về mặt lịch sử: Tuyên Ngôn Độc Lập đã tuyên bố xóa bỏ chế độ thực dân phong kiến khẳng định quyền tự chủ và vị thế bình đẳng của dân tộc trên thế giới.

-Giá trị về mặt tư tưởng: tác phẩm là kết tinh lý tưởng đấu tranh giải phóng dân tộc và tinh thần yêu chuộng độc lập tự do. Đồng thời bản tuyên ngôn góp phần vào trong tư tưởng chung của nhân loại.

 

doc3 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1546 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tuần 9 giáo án phụ đạo 12 cơ bản - Tuyên ngôn độc lập, Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9 giáo án phụ đạo 12 cơ bản TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP Hồ Chí Minh Câu 1: Trình bày hòan cảnh, mục đích, đối tượng của bản tuyên ngôn. Tình hình trong nước và thế giới khi bản Tuyên Ngôn Độc Lập ra đời. Câu 2: Trình bày những giá trị cơ bản của Tuyên Ngôn Độc Lập. Câu 3: Phân tích Tuyên Ngôn Độc Lập của Hồ Chí Minh để thấy được đây là một áng văn chính luận mẫu mực. Hướng dẫn: Câu 1: -Hoàn cảnh ra đời: ngày 19/8/1945 chính quyền Hà Nội về tay nhân dân. Ngày 26/8/1945 chủ tịch Hồ Chí Minh từ chiến khu Việt Bắc về đến Hà Nội tại căn nhà số 48 phố Hàng Ngang Người đã sọan thảo bản Tuyên Ngôn Độc Lập. Ngày 2/9/1945 Người thay mặt chính phủ lâm thời nước VNDCCH đọc tuyên ngôn độc lập tại quảng trường Ba Đình trước hàng chục vạn đồng bào. -Mục đích bản Tuyên Ngôn Độc Lập: ngòai việc nhằm tuyên bố độc lập còn nhằm để tranh luận bác bỏ những lý lẽ luận điệu và vạch trần bộ mặt xảo trá của bọn thực dân. -Đối tượng: không chỉ viết cho đồng bào cả nước và nhân dân thế giới mà còn viết cho thực dân Pháp ( đang nấp sau lưng quân Anh ) đang tiến vào Đông Dương ở (Miền Nam) và đế quốc Mỹ nấp sau bọn Tàu Tưởng ( ở miền Bắc ). -Tình hình trong nước và thế giới khi bản Tuyên Ngôn ra đời: nhân dân ta phấn khởi thóat khỏi xiềng xích phong kiến và thực dân. Đất nước ta kiệt quệ sau nạn đói 1945 và còn nhiều thù trong giặc ngòai. Đặc biệt là thực dân Pháp lăm le quay lại cướp nước ta một lần nữa dưới danh nghĩa quân đồng minh vào tước khí giới của quân Nhật. Lúc này thế giới cũng đã thành lập được mặt trận dân chủ chống phát xít. Câu 2: Giá trị cơ bản của bản Tuyên Ngôn: -Giá trị về mặt lịch sử: Tuyên Ngôn Độc Lập đã tuyên bố xóa bỏ chế độ thực dân phong kiến khẳng định quyền tự chủ và vị thế bình đẳng của dân tộc trên thế giới. -Giá trị về mặt tư tưởng: tác phẩm là kết tinh lý tưởng đấu tranh giải phóng dân tộc và tinh thần yêu chuộng độc lập tự do. Đồng thời bản tuyên ngôn góp phần vào trong tư tưởng chung của nhân loại. -Giá trị về mặt nghệ thuật: Tuyên Ngôn Độc Lập là một áng văn chính luận mẫu mực lập luận chặt chẽ, lời lẽ đanh thép, bằng chứng xác thực, giàu sức thuyết phục, ngôn ngữ gợi cảm, hùng hồn. Câu 3: -Mở bài: giới thiệu hòan cảnh ra đời, giới thiệu khái quát về nội dung và giá trị của bản tuyên ngôn. -Thân bài: Phần 1: Trích nêu những Tuyên Ngôn nổi tiếng của thế giới “ Tuyên Ngôn Độc Lập ‘ năm 1776 của Mỹ và “ Tuyên Ngôn Nhân Quyền Và Dân Quyền ” năm 1791 của cách mạng Pháp. Hai đọan trích nêu đều đề cập chung đến vấn đề độc lập, tự do, bình đẳng. Ý nghĩa của việc trích nêu này: -Vừa khéo léo vừa kiên quyết. Khéo léo vì tỏ ra trân trọng những danh ngôn bất hủ của người Pháp và người Mỹ. Kiên quyết ở chỗ là có ý nhắc nhở học đừng phản bội lại tổ tiên mình nếu tiến quân xâm lược Việt Nam. Như vậy việc trích nêu này đã tạo được sự thuyết phục đối với thế giới và tạo được tính chiến đấu đối với kẻ thù. Đây là cách “ gậy ông đập lưng ông ”. -Tác giả có ý đặt ba cụôc cách mạng ngang bằng nhau, ba nền độc lập ngang bằng nhau và ba bản tuyên ngôn ngang bằng nhau. -Thể hiện được sự sáng tạo: từ nội dung của hai đọan trích nêu đề cập đến quyền của con người tác giả đã suy rộng ra quyền của các dân tộc. -> Hệ thống lập luận và lý lẽ chặt chẽ đanh thép không ai có thể chối cãi được. Phần 2: a)Tố cáo tội ác và lật tảy chiêu bài “ khai hóa “ “ bảo hộ” của thực dân Pháp: -Tác giả đã liệt kê các tội ác mà thực dân Pháp đã gây ra cho đồng bào ta hơn 80 năm thống trị: chúng đã thủ tiêu mọi quyền dân chủ; chia rẻ ba kỳ của đất nước; chúng cấm các phong trào yêu nước và cách mạng của nhân dân ta; chúng thi hành chính sách ngu dân; chúng đầu độc nhân dân ta bằng rượu cồn và thuốc phiện; chúng bốc lột vơ vét đến tận xương tủy của dân tộc ta…..Tác giả đã khái quát lại thành hai lĩnh vực kinh tế và chính trị và cuối cùng tác giả đã dẫn ra dẫn chứng lịch sử cụ thể về hậu quả thực dân Pháp đã gây ra cho đồng bào ta: từ Quảng trị đến Bắc Kỳ hơn hai triệu đồng bào ta bị chết đói. -> Như vậy tác giả đã vạch rõ thực chất của khai hóa chính là chém giết, nhà tù, khủng bố. Thực chất của việc bảo hộ là chúng bốc lột và bán nước ta hai lần cho Nhật. Tác giả cũng vạch rõ lời tuyên bố của Pháp : Đông dương là thuộc địa của chúng và chúng có quyền trở lại Đông dương bằng những lập luận hết sức chặt chẽ: -Sự thật là từ mùa thu 1940 nước ta đã thành thuộc địa của Nhật. -Sự thật là ta lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật chứ không phải từ tay Pháp. b) Nêu lên cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam: -Tác giả đã chỉ rõ ra được tính chất của cuộc đấu tranh của nhân dân ta đó là cuộc đấu tranh mang tính chất khoan hồng và chính nghĩa: ta đã cứu người Pháp ra khỏi tay của Nhật, bảo vệ tính mạng và tài sản của họ. Về phía thực dân Pháp chúng lại tàn nhẫn giết những tù chính trị của ta trong các nhà tù khi chúng bỏ chạy. -Kết quả thắng lợi: ta đã đập tan được ba tầng xiềng xích, thực dân, phát xít và phong kiến : “ Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thóai vị ” -Tuyên bố thoát ly mọi quan hệ với Pháp. -> Vậy tác giả đã nêu lên cuộc đấu tranh của nhân dân ta là hợp với đạo lý và là cuộc chiến tranh chính nghĩa. Nhất định sẽ được đồng minh và tòan thế giới ủng hộ. Phần 3: Tuyên bố độc lập và nêu lên quyết tâm của nhân dân Việt Nam -Tác giả đã lập lại ba lần “ tự do ” “ độc lập ” với ba ý nghĩa khác nhau -Nêu lên quyết tâm của tòan thể dân tộc Việt Nam giữ vững nền độc lập và tự do ấy. -> Lời lẽ giọng điệu trang trọng. Đây cũng là lời cảnh báo đối với bọn xâm lược đang lâm le xâm chiếm nước ta. Kết bài: Sử dụng các từ ngữ chuẩn xác, hình ảnh sinh động. Câu văn ngắn gọn, đanh thép và giàu ý nghĩa. Dẫn chứng rõ ràng, tiêu biểu, cách lập luận chặt chẽ, lý lẽ sắt bén. Tác giả đã vạch trần được những âm mưu xảo trá của bọn thực dân và bác bỏ những luận điệu mà chúng đã nêu ra. Tuyên Ngôn Độc Lập là một áng văn chính luận mẫu mực.

File đính kèm:

  • docphu dao.doc