. Miêu tả con vật mà em thích nhất
Anh Hùng học lớp 12 chuẩn bị thi tốt nghiệp và thi đại học. Tiếng gáy sáng của con gà trống nhà em là cái đồng hồ báo thức của anh. Đêm anh học đến 12 giờ; sáng anh dậy lúc 4 giờ rưỡi. Anh nói: “Con gà trống nhà ta gáy còn đúng hơn đồng hồ điện tử”.
Ngắm con gà trống đậu trên bờ tường hoa cất tiếng gáy vào lúc bình minh, mới thấy đẹp, một vẻ đẹp oai phong và kiêu hùng. “ Ò ó o ”, chú gáy cho đàn gà thần dân biết là ông hoàng ta đây oai vệ lắm! Chú dám đấu với con Vện nhà bác Cung. Chú đã đá cho con diều hâu một trận tơi tả khi tên “không tặc” dám cả gan xâm phạm đến vương quốc của chú mà bắt gà con.
Hãy nhìn xem chú gà trống đi dạo giữa đàn gà, khi mỗi sáng , mỗi chiều, mẹ tung ngô, tung thóc, phát lương thực ăn cho đàn gia cầm. Trong khi mấy con bồ câu vừa nhảy vừa chọn miếng ngon, bầy gà nhép tranh nhau mổ nhau chí chóe, khi mụ ngan đụn xòe cánh tham ăn đớp mồi, thì chú gà trống nhẩn nha mổ mổ, như ăn lấy chơi giữa mấy ả gà mái tơ mượt mà trong bộ khoác vàng óng, trong dáng điệu dịu dàng. Một miếng ăn ngon, một hạt ngô, một hạt đỗ, một con sâu nhỏ, chàng công tử phong lưu đa tình đều phân phát cho các mĩ nhân.
Em gọi con gà trống là “Ông Hoàng Tía”. Chú cao to bệ vệ phải đến bốn, năm ki-lô-gam. Bộ long đỏ tía, đuôi và đôi cánh điểm long đen nhánh. Lông cổ màu vàng sẫm làm cho thân hình chú thêm rực rỡ, chói lọi. Cái mỏ màu ngà, nhọn có lẽ cứng như một mũi khoan thép. Con gà trống nhà cô Huệ, con gà trống nhà bác Cung, con gà màu thó nhà cụ Chỉ đã bị con gà trống nhà em đánh cho đại bại. Cặp chân của chú caoto, có bốn móng nhọn và chiếc cựa nhọn hoắt như cái đùi. Con Vện, con ngỗng đã kinh hoàng về những cú đá song phi của chú.
Gà trống để làm giống. Mẹ nuôi 6 gà mái đẻ quanh năm. Trứng gà, gà thịt, gà thiến, gà mái tơ là nguồn thu nhập của mẹ. Cháo gà mẹ nấu bồi dưỡng cho anh Hùng thức khuya học ôn thi. Chủ nhật nào, cả nhà cũng được ăn thịt gà. Giỗ ông, giỗ bà, mẹ giết một lúc ba bốn con gà to. Mẹ bảo: “Đó là lộc của con gà trống nhà ta”. Giống tốt, to con, nên mẹ chăm bẩm nó lắm.
Con gà trống nhà em chẳng kém gì con gà trống của vợ Sọ Dừa trên hoang đảo? “Ò ó o ”, chú ta lại cất tiếng gáy giục em cắp sách tới trường. Rạng đông rồi đó.
138 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3616 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tuyển tập những bài văn hay lớp 6, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Miêu tả con vật mà em thích nhất
Anh Hùng học lớp 12 chuẩn bị thi tốt nghiệp và thi đại học. Tiếng gáy sáng của con gà trống nhà em là cái đồng hồ báo thức của anh. Đêm anh học đến 12 giờ; sáng anh dậy lúc 4 giờ rưỡi. Anh nói: “Con gà trống nhà ta gáy còn đúng hơn đồng hồ điện tử”.
Ngắm con gà trống đậu trên bờ tường hoa cất tiếng gáy vào lúc bình minh, mới thấy đẹp, một vẻ đẹp oai phong và kiêu hùng. “ Ò…ó…o…”, chú gáy cho đàn gà thần dân biết là ông hoàng ta đây oai vệ lắm! Chú dám đấu với con Vện nhà bác Cung. Chú đã đá cho con diều hâu một trận tơi tả khi tên “không tặc” dám cả gan xâm phạm đến vương quốc của chú mà bắt gà con.
Hãy nhìn xem chú gà trống đi dạo giữa đàn gà, khi mỗi sáng , mỗi chiều, mẹ tung ngô, tung thóc, phát lương thực ăn cho đàn gia cầm. Trong khi mấy con bồ câu vừa nhảy vừa chọn miếng ngon, bầy gà nhép tranh nhau mổ nhau chí chóe, khi mụ ngan đụn xòe cánh tham ăn đớp mồi, thì chú gà trống nhẩn nha mổ mổ, như ăn lấy chơi giữa mấy ả gà mái tơ mượt mà trong bộ khoác vàng óng, trong dáng điệu dịu dàng. Một miếng ăn ngon, một hạt ngô, một hạt đỗ, một con sâu nhỏ, chàng công tử phong lưu đa tình đều phân phát cho các mĩ nhân.
Em gọi con gà trống là “Ông Hoàng Tía”. Chú cao to bệ vệ phải đến bốn, năm ki-lô-gam. Bộ long đỏ tía, đuôi và đôi cánh điểm long đen nhánh. Lông cổ màu vàng sẫm làm cho thân hình chú thêm rực rỡ, chói lọi.. Cái mỏ màu ngà, nhọn có lẽ cứng như một mũi khoan thép. Con gà trống nhà cô Huệ, con gà trống nhà bác Cung, con gà màu thó nhà cụ Chỉ đã bị con gà trống nhà em đánh cho đại bại. Cặp chân của chú caoto, có bốn móng nhọn và chiếc cựa nhọn hoắt như cái đùi. Con Vện, con ngỗng đã kinh hoàng về những cú đá song phi của chú.
Gà trống để làm giống. Mẹ nuôi 6 gà mái đẻ quanh năm. Trứng gà, gà thịt, gà thiến, gà mái tơ là nguồn thu nhập của mẹ. Cháo gà mẹ nấu bồi dưỡng cho anh Hùng thức khuya học ôn thi. Chủ nhật nào, cả nhà cũng được ăn thịt gà. Giỗ ông, giỗ bà, mẹ giết một lúc ba bốn con gà to. Mẹ bảo: “Đó là lộc của con gà trống nhà ta”. Giống tốt, to con, nên mẹ chăm bẩm nó lắm.
Con gà trống nhà em chẳng kém gì con gà trống của vợ Sọ Dừa trên hoang đảo? “Ò…ó…o…”, chú ta lại cất tiếng gáy giục em cắp sách tới trường. Rạng đông rồi đó.
Nguyễn Thế Quỳnh, Lớp 5A
Trường Tiểu học Lục Ngạn- Bắc Giang*
2 .Đã có lần em mắc lỗi. Em hãy kể lại lỗi lầm đó (Bài 9đ)
Đọc sách, tôi rất thích một câu nói của nhà văn người Úc: "Không có gì là hoàn hảo, có chăng chỉ là sự đề cao mà thôi". Đúng, thử hỏi trong chúng ta có ai dám tự nói mình chưa mắc lỗi dù chỉ một lần không? Tôi cũng vậy, có lẽ tôi không thể quên lỗi lầm mình gây ra hôm đó, khiến người tôi yêu quý nhất - mẹ tôi, buồn lòng...
Hôm ấy, đất dát vàng ánh nắng, trời mát dịu, gió khẽ hôn lên má những người đi đường. Nhưng nó sẽ là ngày tuyệt đẹp, nếu tôi không có bài kiểm tra khoa học tệ hại đến như vậy, hậu quả của việc không chịu ôn bài. Về nhà, tôi bước nhẹ lên cầu thang mà chân nặng trĩu lại. Tôi buồn và lo vô cùng, nhất là khi gặp mẹ, người tôi nói rất chắc chắn vào tối qua: "Con học bài kỹ lắm rồi". Mẹ đâu biết khi mẹ lên nhà ông bà, ba đi công tác, tôi chỉ ngồi vào bàn máy tính chứ nào có ngồi vào bàn học, bởi tôi đinh ninh rằng cô sẽ không kiểm tra, vì tôi được mười điểm bài trước, nào ngờ cô cho làm bài kiểm tra mười lăm phút. Chả lẽ bây giờ lại nói với mẹ: "Con chưa học bài hôm qua" sao? Không, nhất định không.
Đứng trước cửa, tôi bỗng nảy ra một ý "Mình thử nói dối mẹ xem sao". Nghĩ như vậy, tôi mở cửa bước vào nhà. Mẹ tôi từ trong bếp chạy ra. Nhìn mẹ, tôi chào lí nhí "Con chào mẹ". Như đoán biết được phần nào, mẹ tôi hỏi: "Có việc gì thế con"? Tôi đưa mẹ bài kiểm tra, nói ra vẻ ấm ức: Con bị đau tay, không tập trung làm bài được nên viết không kịp”... Mẹ tôi nhìn, tôi cố tránh hướng khác. Bỗng mẹ thở dài! “Con thay quần áo rồi tắm rửa đi!”.
Tôi "dạ" khẽ rồi đi nhanh vào phòng tắm và nghĩ thầm: "Ổn rồi, mọi việc thế là xong". Tôi tưởng chuyện như thế là kết thúc, nhưng tôi đã lầm. Sau ngày hôm đó, mẹ tôi cứ như người mất hồn, có lúc mẹ rửa bát chưa sạch, lại còn quên cắm nồi cơm điện. Thậm chí mẹ còn quên tắt đèn điện, điều mà lúc nào mẹ cũng nhắc tôi. Mẹ tôi ít cười và nói chuyện hơn. Đêm đêm, mẹ cứ trở mình không ngủ được. Bỗng dưng, tôi cảm thấy như mẹ đã biết tôi nói dối. Tôi hối hận khi nói dối mẹ. Nhưng tôi vẫn chưa đủ can đảm để xin lỗi mẹ. Hay nói cách khác, tôi vẫn chưa thừa nhận lỗi lầm của mình. Sáng một hôm, tôi dậy rất sớm, sớm đến nỗi ở ngoài cửa sổ sương đêm vẫn đang chảy "róc rách" trên kẽ lá. Nhìn mẹ, mẹ vẫn đang ngủ say. Nhưng tôi đoán là mẹ mới chỉ ngủ được mà thôi. Tôi nghĩ: Quyển "Truyện về con người" chưa đọc, mình đọc thử xem". Nghĩ vậy, tôi lấy cuốn sách đó và giở trang đầu ra đọc. Phải chăng ông trời đã giúp tôi lấy cuốn sách đó để đọc câu chuyện "lỗi lầm" chăng ! "...
Khi Thượng đế tạo ra con người, Ngài đã gắn cho họ hai cái túi vô hình, một túi chứa lỗi lầm của mọi người đeo trước ngực, còn cái túi kia đeo ở sau lưng chứa lỗi lầm của mình, nên con người thường không nhìn thấy lỗi của mình". Tôi suy ngẫm: "Mình không thấy lỗi lầm của mình sao?". Tôi nghĩ rất lâu, bất chợt mẹ tôi mở mắt, đi xuống giường. Nhìn mẹ, tự nhiên tôi đi đến một quyết định: Đợi mẹ vào phòng tắm, rồi lấy một mảnh giấy nắn nót đề vài chữ. Mẹ tôi bước ra, tôi để mảnh giấy trên bàn rồi chạy ù vào phòng tắm. Tôi đánh răng rửa mặt xong, đi ra và... chuẩn bị ăn bữa sáng ngon lành do mẹ làm. Và thật lạ, mảnh giấy ghi chữ: "Con xin lỗi mẹ" đã biến đâu mất, thay vào đó là một chiếc khăn thơm tình mẹ và cốc nước cam. Tôi cười, nụ cười mãn nguyện vì mẹ đã chấp nhận lời xin lỗi của tôi.
Đến bây giờ đã ba năm trôi qua, mảnh giấy đó vẫn nằm yên trong tủ đồ của mẹ. Tôi yêu mẹ vô cùng, và tự nhủ sẽ không bao giờ để mẹ buồn nữa. Tôi cũng rút ra được bài học quý báu: Khi bạn biết xin lỗi bố mẹ, bạn sẽ có nhiều hơn một thứ bạn vẫn đang có, đó là tình thương.
"Từ thuở sinh ra tình mẫu tử trao con ấm áp tựa nắng chiều".
3. Trong vai Âu Cơ, hãy kể lại chuyện Con Rồng cháu Tiên
Chào các cháu !
Ta là bà Âu Cơ, vốn thuộc dòng Tiên, là con gái của Thần Nông, vị thần được Ngọc Hoàng giao cho việc đảm nhiệm việc trồng cấy trong trời đất. Hôm nay ta rất mừng được gặp các cháu sau hơn 4000 năm kể từ ngày khai sinh ra nước Việt, chắc các cháu không khỏi băn khoăn khi hàng ngày các thầy cô giáo luôn nhắc nhở: Các thế hệ con cháu người Việt vốn thuộc dòng giống Rồng Tiên. Trên đất nước Việt Nam, từ miền ngược đến miền xuôi, từ Nam chí Bắc đều là anh em con cháu một nhà. Bây giờ ta sẽ giúp các cháu hiểu điều sâu xa ấy qua một câu chuyện nhé.
Thủa ấy, nước ta còn hoang sơ lắm, dân cư thưa thớt chứ chưa đông đúc như bây giờ. Con người và thiên nhiên sống thật hòa hợp và gần gũi với nhau. Lúc ấy, ta mới độ 18 đôi mươi, ham thích hoa thơm, cỏ lạ. Nghe nói ở vùng Lạc Việt có nhiều cảnh đẹp, ta bèn cùng các tiên nữ giáng trần. Không ngờ hôm đó khi đang hái hoa bên bờ suối, ta bất ngờ gặp một chàng trai. Xem qua vóc dáng và cốt cách, không chừng chàng không phải người thường. Lại thêm vẻ khôi ngô tuấn tú khiến ta cùng các tiên nữ không giấu nổi sự ngượng ngùng. Buổi đầu gặp gỡ ta đã đem lòng cảm mến nhưng chẳng dám làm quen.
Hôm sau ta lại ra hái hoa ở bãi ấy và thật như mong đợi, ta lại được gặp chàng trai hôm trước. Qua trò chuyện, ta được biết, chàng ta là Lạc Long Quân, vốn thuộc giống Rồng, là con của Long Vương.
Sau vài lần trò chuyện, xem chừng chàng cũng thuận lòng. Ta và Lạc Long Quân đem lòng cảm mến và kết thành tình vợ chồng, cha mẹ ta ở thiên đình biết chuyện nhưng vì thấy đôi trẻ hết mực yêu thương nên cũng bằng lòng cho ta sống tại cung điện Long Trang.
Sống cùng Lạc Long Quân một thời gian thì ta có mang, vợ chồng mừng lắm, hồi hộp chờ ngày đứa bé chào đời. Chẳng ngờ lúc ta sinh cho thấy có một cái bọc không hơn, hàng ngày ta ôm cái bọc mà trong lòng buồn rười rượi, nhưng thật may trời cũng chiều lòng. Một hôm, ta vô cùng bất ngờ khi thấy một, rồi hai, rồi mười, rồi cả trăm trứng cứ từ trong bọc lần lượt nở ra trăm người con mà đứa nào trông cũng khôi ngô tuấn tú, đẹp đẽ lạ thường. Long Quân hết sức vui mừng, hai vợ chồng suốt ngày quấn quýt bên đàn con nhỏ. Đang sống yên vui, một hôm, thấy Long Quân vẻ mặt buồn rầu ta bèn hỏi.
Chàng có chuyện gì phiền muộn xin nói cho thiếp nghe để vợ chồng cùng chia sẻ.
Lặng im một lúc, chàng trả lời, ta vốn định kết nghĩa suốt đời cùng nàng với các con ở Long Trang nhưng ngại vì phụ vương ngày một già yếu. Công việc ở Long cung ngoài ta ra không còn ai gánh vác. Hơn thế, ta với nàng, kẻ trên cạn, người quen dưới nước, thật cùng có nhiều cái khác nhau. Ta định đem năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, vợ chồng ta tính kế dài lâu. Nàng thấy sao?.
Ta nghe chàng nói thấy buồn lòng nhưng ngẫm ra cũng phải nên đành nghe theo.
Đưa năm mươi con lên núi, ta cho con cả làm vua đóng đô ở đất Phong Châu, đời đời kế nghiệp đều lấy hiệu Hùng Vương. Còn lại, ta chia cho mỗi con một vùng để tự lập ra châu huyện, lập nên các dân tộc : Tày, Nùng, H’Mông, Thái, Mèo, Dao…với những phong tục tập quán riêng, vô cùng phong phú.
Dù ít gặp nhau, nhưng ta và Long Quân không quên nghĩa cũ, mừng nhất là trăm con luôn nhớ tình huynh đệ. Mỗi khi xảy ra binh lữa chúng lại hợp sức chung nhau đuổi kẻ thù.
Các cháu ạ! Nguồn gốc tổ tiên của các cháu là như vậy đấy! Bởi thế người Việt ta không lúc nào quên dòng giống và nghĩa đồng bào, như một nhà thơ sau này đã viết:
Những ai đã khuất
Những ai bây giờ
Yêu nhau và sinh con đẻ cái
Gánh vác phần người đi trước để lại
Dặn dò con cháu chuyện mai sau
Hàng năm đâu làm đâu
Cùng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ.
Nguồn: Lính Chì
4.Tưởng tượng và kể lại cuộc gặp gỡ với một nhân vật trong truyền thuyết mà em đã học
Các bạn ạ ! Chúng mình hẳn ai cũng từng trải qua những giấc mơ thú vị, cách đây một tuần, tôi vừa mơ một giấc mơ mà qua đó, tôi đã học được rất nhiều điều.
Hôm ấy, vào buổi trưa, trời đang vào lúc chuyển mùa. Những cơn gió đầu mùa thu mát mẻ thổi những chiếc lá khô bay dọc mép sân, đang làm bài tập, tôi bỗng thấy hai mắt tự dưng ríu lại. Cứ thế, tôi gục ngay dưới góc học tập của mình. Tôi đi vào một giấc mơ.
Trong giấc mơ ngắn ngủi, tôi thấy mình bị lạc giữa một khu rừng lớn bốn bề cây cao. Tôi lần đường tìm ra bờ suối mong sẽ gặp ai đó đi rừng. Phải đến ngang chiều, tôi mới nhìn thấy dòng nước mát khi chân tay và cả người nữa đã rời rã. Vừa vục tay xuống một ngụm nước, tôi bỗng giật mình.
Cháu là ai ? Sao lại tới đây ? Một bà lão tóc bạc trắng đang đứng ngay trước mặt tôi.
Thấy tôi hoảng hồn nhưng trông vẻ mặt phúc hậu của bà, tôi ngập ngừng :
Dạ ! Cháu…cháu…
Cháu đừng sợ !
Dạ ! Thế bà là ai ạ ?
Bà là thủy tổ của người Việt cháu ạ !
A ! Cháu hiểu rồi ! Bà chính là mẹ Âu Cơ.
Cháu vừa mới học xong bài này nhưng có một vài điều cháu chưa hiểu được , tiện đây cháu có thể hỏi bà được không ?
Ừ ! Cháu ngoan lắm, nào có điều gì chưa hiểu cháu cứ hỏi đi !
Dạ !Tại sao ngày xưa khi đưa năm mươi con lên núi, bà lại lập ngay con trưởng làm vua.
À ! Vì cả nước Nam ta rộng lớn lắm, nếu không có ai chịu trách nhiệm đứng ra cai quản non sông thì đất nước không có chủ quyền được cháu ạ !
Thế còn số người còn lại, sao bà lại cho mỗi người đi cai quản một phương trời ?
Có như vậy chúng ta mới vừa giữ gìn, vừa mở rộng đất đai lãnh thổ. Và nhất là mỗi khi có việc hệ trọng thì miền ngược, miền xuôi, miền nam, miền bắc là anh em chung của một nhà cũng tương thân, tương ái cho nhau.
Dạ cháu cảm ơn bà ! Bây giờ thì cháu đã hiểu.
Thôi bây giờ bà sẽ đưa cháu về nhà, hãy học tập cho tốt để làm những điều có ích cho đất nước mai sau, cháu nhé !
Toàn ! Toàn ơi ! Dậy lên giường ngủ đi con !
Tiếng mẹ tôi gọi, tôi tỉnh dậy, ngơ ngác. Mẹ tôi ra chiều không hiểu, tôi nhìn mẹ nhoẻn miệng cười. Ở ngoài kia những cơn gió thu vẫn thổi mát rượi. Những chiếc lá vàng vẫn tung bay nhảy múa.
Nguồn: Lính Chì
5. Em hãy kể tóm tắt truyện Sự tích Hồ Gươm
Giặc Minh đô hộ nước ta, chúng gây ra nhiều bạo ngược, Lê Lợi dựng cờ tụ nghĩa tại Lam Sơn nhưng ban đầu yếu thế, lực mỏng nên thường bị thua. Đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần để giết giặc.
Một người đánh cá tên là Lê Thận ba lần kéo lưới đều gặp một thanh sắt, nhìn kỹ hóa ra một lưỡi gươm. Sau đó ít lâu, Lê Lợi bị giặc đuổi, chạy vào rừng bắt được chuôi gươm nạm ngọc trên cây đa, đem tra vào lưỡi gươm ở nhà Lê Thận thì vừa như in, mới biết đó là gươm thần.
Từ khi có gươm thần, nghĩa quân đánh đâu thắng đấy, cuối cùng đánh tan quân xâm lược.
Một năm sau khi thắng giặc, Lê Lợi đi thuyền chơi hồ Tả Vọng : Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại gươm thần. Từ đó, hồ Tả Vọng được đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm.
Nguồn: Lính Chì
6. Trong vai Thánh Gióng, hãy kể lại câu chuyện Thánh Gióng
Ta là Thánh Gióng, con thứ hai của Ngọc Hoàng thượng đế, hôm nay ta sẽ kể cho các cháu nghe câu chuyện ngày xưa ta đã đánh đuổi giặc Ân như thế nào.
Nghe tin giặc Ân sắp sang xâm lược, vua cha cử ta xuống giúp dân đánh đuổi. Muốn biết dân chúng dưới trần đánh giặc ra sao, người khuyên ta nên đầu thai xuống trước vài năm. Ta nghe lời, bèn chọn một gia đình nghèo khó, lại hiếm muộn đường con cái, đó là một lão nông nghèo khó ở làng Phù Đổng. Hai vợ chồng giả cả mà lại không có con cái làm vui, biết hôm ấy bà già ra thăm đồng, ta bèn hóa phép làm một vết chân kỳ dị. Quả nhiên bà lão thấy lạ bèn ướm thử chân vào, thế là ta nhân đó hóa luôn thành bào thai trong bụng bà cụ.
Hai ông bà mừng lắm, đủ ngày đủ tháng thì ta ra đời. Để nghe ngóng lòng người, ta quyết không nói không rằng suốt ba năm, mặc cho bố mẹ tha hồ dỗ dành. Nước mắt bà cụ chảy tràn như suối, ta biết bà buồn lắm nhưng đã định từ trước như vậy nên suốt ngày nằm im, quay mặt vào vách.
Giặc kéo đến, chúng đi hàng đàn hàng lũ, thế rất mạnh, quan quân triều đình đánh không nổi. Khắp nơi náo loạn, vua bèn cho sứ giả đi khắp nơi tìm người hiền tài để giúp nước. Tiếng xứ giả vang khắp nơi, thời khắc quyết định đã đến. Ta vươn vai đứng dậy rồi nói với mẹ.
Mẹ ra bảo sứ giả vào đây cho con nói chuyện.
Mẹ ta lúc đang chuẩn bị quang gánh thep dân làng đi chạy giặc, nghe ta nói thế thì vô cùng sửng sốt và mừng rỡ, vội ra gọi sứ giả vào.
Sứ giả vào, thấy ta chỉ là một cậu bé con, có ý coi thường và thất vọng.
Thằng bé này thì đánh sao nổi giặc ?
Thấy ông ta nói vậy, ta quyết định dọa ông ta để chơi. Với một tay lấy chiếc cối đá, ta chỉ hất khẽ một cái « huỵch », chiếc cối đã rơi sát bên chân ông ta. Sứ giả biết ta không phải là người thường, vội quỳ xuống nói.
Xin thần tiên thứ tội. Người cần binh khí gì và thêm bao nhiêu quân đánh giặc ạ ?
Ta cho sứ giả đứng dậy rồi bảo.
Ngươi về bẩm với nhà vua, rèn cho ta một con ngựa sắt, một chiếc roi sắt và một chiếc nón bằng sắt, hẹn ngày mai phải xong.
Sứ giả vội lĩnh ý ra về. Ta quay sang nói với mẹ.
Mẹ chuẩn bị thật nhiều cơm cho con ăn, để con còn lấy sức đi đánh giặc.
Mẹ ta nấu một nồi cơm đầy, ta chỉ ăn đánh vèo một cái đã hết mà vẫn chưa thấp tháp gì. Mẹ bối rối vì trong nhà hết sạch gạo, may sao bà con hàng xóm biết chuyện, các nhà đều về nấu cơm mang sang. Bảy nong cơm, ba nong cà, ta cũng chỉ ăn loáng cái đã hết. Ăn xong, ta vươn mình đứng dậy, bước ra sân thì người đã quá mái nhà. Mọi người ai lấy làm mừng rỡ, vội về chuẩn bị dao, gậy để đi đánh giặc.
Hôm sau sứ giả mang đến một con ngựa sắt, một chiếc nón sắt và một chiếc roi sắt nhỏ. Nón thì ta đội không vừa, roi sắt thì vừa đập xuống đã gãy, ngựa sắt tung bờm hí vang nhưng với ta lúc này, trông nó không khác một con mèo nhỏ. Ta bảo sứ giả.
Ngươi về rèn ngay một con ngựa to gấp mười lần con này, một chiếc nón thật to và một chiếc roi thật lớn.
Sứ giả vâng lệnh, nhà vua biết tin bèn tập hợp tất cả sắt thép mọi nơi, tất cả thợ giỏi đều được vời về cung để kịp rèn cho ta một con ngựa sắt to đúng bằng một con voi, một chiếc nón to đúng bằng một tán cây đa và một cây gậy to đúng bằng cột đình.
Mọi thứ đã có đủ. Ta đội nón sắt, cầm gậy sắt nhảy lên lưng ngựa. Ngựa sắt vươn cổ hí lên một tiếng, lửa phun rừng rực đốt cháy trụi cả một đám tre đầu ngõ.
Lạy mẹ con đi !
Ta nói rồi ra roi, lên ngựa. Ngựa tung bờm phi nước kiệu đưa ta thẳng đến chỗ quân giặc, khắp nơi nhân dân nô nức cầm dao, gậy theo sau. Ngựa phi đến đâu, tre hai bên đường vàng sém đến đấy ( sau này được gọi là tre đằng ngà). Vết chân ngựa in xuống đất thành một dãy ao hồ ( bây giờ vẫn còn ở làng Phù Đổng).
Trông thấy ta từ xa, quân giặc vội quay đầu, vứt giáo tháo chạy. Nhưng chúng chạy đâu cho thoát ? Ngựa ta phun lửa đốt chúng cháy trụi từng mảng roi sắt ta vung ra một lần thì có cả chục thằng bị hất tung lên trời. Những thằng sống sót đều bị dân chúng đi theo tiêu diệt cả.
Bỗng « rắc » một cái, chiếc roi sắt gẫy làm đôi. Quân giặc thấy thế mừng rỡ định hè nhau xông lại. Sẵn các bụi tre bên đường, ta vươn mình nhổ bật lên quật túi bụi xuống đầu giặc. Chẳng mấy chốc quân giặc đã tan tác không còn một mống.
Giặc tan, vua cho sứ giả ra tận nơi, phong cho ta là Phù Đổng Thiên Vương, mời về kinh thành để ban thưởng. Nhưng từ trên mây cao Ngọc Hoàng đã cất tiếng gọi ta rồi.
Gửi dân lời chào bố mẹ, ta một mình một ngựa lên núi. Lên đến đỉnh, ta cởi áo giáp vắt trên ngọn cây cao, ngựa sắt cất cánh từ từ bay vào không gian.
Thế đấy các cháu ạ. Nhiều người hỏi ta sao không ở lại mà lãnh thưởng, ta đã bảo họ rằng : ta tuy có tiêu diệt được nhiều quân giặc thật, nhưng chiến công này trước hết thuộc về cha mẹ nuôi ta, về dân làng Phù Đổng đã góp gạo, góp cà nuôi ta không lớn, về nhân dân khắp nơi đã không quản hiểm nguy, theo ta đi đánh đuổi quân thù.
Nguồn: Lính Chì
7 . Hãy kể lại chuyện mình ( hoặc một người bạn) mắc lỗi
Người ta ai cũng từng mắc phải lỗi lầm, có những lỗi lầm kịp sửa chữa, nhưng có những lỗi lầm khiến người ta day dứt và nhớ suốt đời. Tiếc thay, đã có lần tôi rơi vào hoàn cảnh đó.
Hồi đó, tôi học lớp ba. Trong lớp, tôi là một trong năm đứa gia đình giàu có nhất nên năm đứa chúng tôi luôn tỏ ra kỳ thị với những đứa bạn nghèo cùng trang lứa. Lớp tôi có đứa bạn gái tên Nhung ( lúc ấy chúng tôi toàn gọi xếch mé là con bé Nhung). Nhung nhà nghèo, lại không có bố nên luôn là đối tượng trêu chọc của tụi tôi.
Một hôm, Nhung bước vào lớp, năm đứa chúng tôi nhảy ra đồng loạt hô to.
Có đứa không cha ! Có đứa không cha ! Ô hô ! Ô hô, rồi cứ chạy quanh trêu chọc đủ điều.
Thay vì ứng xử bằng khuôn mặt lì lợm và đôi mắt thoáng buồn như mọi hôm, hôm nay, Nhung chạy nhanh về chỗ gục mặt xuống bàn. Thấy vậy tụi tôi lại càng tiếp tục trò chơi quái ác. Nhung không thể chịu được, đành bật khóc, đúng lúc đó thì…
Tùng ! Tùng ! Tùng !
Năm phút sau cô giáo bước vào. Thấy mắt Nhung đỏ hoe, cả lớp lặng im phăng phắc, hình như cô giáo đã đoán được mọi điều. Nhưng trái với dự tính của tôi, cô không hề to tiếng mà lại nhẹ nhàng nhắc nhở.
Chúng ta ai cũng có niềm hạnh phúc nhưng một lúc nào đó ai mà tránh khỏi được những nỗi đau. Điều quan trọng nhất là phải động viên nhau, đừng bao giờ có ý khơi lên nỗi đau của người khác.
Cô vừa nói đến đó thì cả lớp ngoái lại vì Nhung lại đang khóc. Tôi thấy xấu hổ vô cùng, tưởng như tất cả mọi ánh mắt đều nhìn thẳng vào mình. Cô lại tiếp.
Cũng vì một lý do đặc biệt mà bạn Nhung lớp mình mới có một hoàn cảnh như vậy, sống trong cùng một tập thể, các em hãy tỏ ra thông cảm và chia sẻ với bạn. Đó cũng lả cách giúp bạn vơi đi nỗi buồn.
Sau đó lớp tôi vào bài học mới. Điều lạ nhất là hôm đó cô không hề nhắc đến năm đứa chúng tôi. Cô chẳng trách phạt gì, vậy mà chúng tôi thấm thía lắm. Năm đứa bàn nhau, định một lúc nào đó gặp để xin lỗi bạn Nhung.
Nhưng thật bất ngờ, sau đó ba hôm, Nhung chuyển đi trường khác. Nghe nói, Nhung và mẹ chuyển đi vùng kinh tế mới, chúng tôi ân hận lắm.
Nhung ơi ! Bây giờ bạn ở đâu ? Có phải vì bọn mình mà Nhung phải dời bỏ họ hàng và mái trường yêu quý để ra đi ? Nhung ơi ! không biết bao giờ mình mới gặp được cậu để nói với Nhung một lời xin lỗi. Dẫu mình biết, lời xin lỗi lúc này quá muộn màng.
Nguồn: Lính Chì
8. Tả lại hàng phượng và tiếng ve ngày hè
Mùa xuân đang trôi qua một cách âm thầm, lặng lẽ.
Mùa xuân đang trôi qua một cách âm thầm, lặng lẽ. Từng giây, từng phút trôi qua sao nhanh chóng quá! Bạn bè ơi, xa mái trường rồi có còn nhớ nó không?Tiếng gọi thân thương của mùa hè như vang lên trên từng cành cây, từng bụi cỏ . Thế là mùa hè mến yêu đã đến, làm học sinh nôn nao không muốn xa trường, xa từng cây bang và cả cây phượng già thân yêu nữa. Cây phượng mà học sinh thầm thì các bí mật suốt bao năm trời đây. Thật chẳng muốn xa chút nào đâu!
Ôi! Không khí thật nóng bức quá! Các loài cây như chìm trong giấc ngủ của mùa hè oi bức. Riêng cây phượng già ở góc sân thì như vươn tay đón lấy ánh nắng mặt trời sáng chói. Đừng ngạc nhiên vì cây phượng chính là đặc trưng của mùa hè mà! Suốt bao tháng nay, phượng vẫn nằm im ở góc sân chứng kiến nhiều trò chơi, lắng nghe nhiều lời tâm sự của học sinh nhưng nay phượng đã tỉnh dậy, xòe tán rộng như muốn vươn tay lấy hết ánh mặt trời về cho mình. Nhìn từ xa, phượng đỏ rực cả góc sân. Không ai có thể ngờ được cách đây mấy ngày, phượng chỉ là một cây già không hoa, không lá. Nhưng chỉ sau mấy ngày phượng đã chi chit nào hoa là hoatòan một màu đỏ rực của ánh mặt trời và của sắc màu tự nhiên của loài cây mùa hè: cây phượng, điểm xuyết vào đó là màu xanh hạnh phúc của lá như bao cây khác. Từng lá phượng, từng hoa phượng như một sự sống mới của cây phượng già, của một mùa hè đầy sức sống. Gốc phượng to, rễ phượng bò lên trên mặt mặt đất như những con rắn khổng lồ vui đùa với nhau và cùng nhau mừng rỡ đón mùa hè đến. Các bạn biết không? Hoa phượng mà nở thì khỏi chê nhé! Màu hoa phượng đỏ thắm như máu, như màu máu của biết bao đồng bào dân tộc đã hy sinh vì Tổ quốc mến yêu. Màu máu đó như đã hòa quyện với màu phượng, để nhắc nhở chúng em phải nhớ đến những chiến sĩ, những đồng bào của dân tộc mà cố gắng học giỏi, thật giỏi để mai sau xây dựng Tổ quốc giàu đẹp. Hoa phượng đỏ rực là thế mà sao lại hiền dịu quá! Khi một luồng gió nhẹ thổi qua cũng đủ làm hoa phượng rơi xuống mặt đất. Nhưng không vì thế mà phượng buồn bã, cứ hàng ngày phượng lại cho ra những bông hoa đẹp của tuổi học trò. Và rồi, cuối cùng những bông hoa phượng cũng nở đầy cả cây. Có ai biết rằng giữa chùm hoa màu đỏ rực đó là nỗi nhớ thương của học trò nhớ thầy cô, bạn bè, trường lớp.
Mỗi lần nhắc đến mùa hè, đến cây phượng đỏ rực thì mọi người lại nhắc đến sinh vật tuyệt diệu của tạo hóa, của thiên nhiên: loài ve mùa hè. Đến mùa hè, ve lại thi nhau hát vang râm ran cả một góc trường. Tiếng ve không hay như tiếng hót của chị Sơn Ca, chị Họa Mi mà đơn giản tiếng ve chính là lời ca của mùa hè. Tiếng ve vang lên khắp nơi: ở góc trường, ở trong từng lùm cây, từng bụi cỏ, và cả ở những cái cửa sổ của lớp học. Tiếng ve như nhắc chúng em không những chỉ có tiếng hót của các loài chim, mà còn có cả tiếng ve gọi hè về. Tiếng ve như mang một ý nghĩa sâu kín mà người lớn không thể nào hiểu được, chỉ có tụi học trò này mới có thể hiểu được vì tiếng ve có biệt danh rất dễ thương là “lời ca học trò” mà. Đã là lời ca của học trò thì phải rất gắn bó với học trò chứ. Vậy cho nên từ trước đến nay tiếng ve như một người bạn thân của các anh, các chị học trò. Tiếng ve báo hiệu cho học trò đủ thứ chuyện: nào là hè đã đến, đến lúc phải nghỉ ngơi sau một học kỳ, một năm học căng thẳng, đến lúc để vui chơi rồi. Nhưng điều quan trọng nhất là tiếng ve báo hiệu đã đến lúc xa trường, xa bạn bè, xa thầy cô. Nhưng dù có xa cách mấy, nó vẫn luôn ở trong tim, trong tâm trí của mỗi học trò.
Cứ mỗi lần nhìn thấy cây phượng, nghe tiếng ve kêu thì lòng học trò sao nao nức quá. Chính và vậy mà cây phượng và tiếng ve luôn là kí ức tươi đẹp mà học trò còn giữ lại. Phương, ve ơi, tụi này sẽ không quên các bạn đâu! Nhờ các bạn mà tụi này đã hiểu được mùa hè thú vị đến dường nào. Mùa hè đã mang lại cho chúng mình màu sắc của tuổi thơ yêu dấu. Dù có xa ngôi trường tụi mình vẫn sẽ nhớ đến mái trường, thầy cô, bạn bè và cả cây phượng, tiếng ve thân thiết của tụi học trò này nữa.
Nguồn: Lính Chì
9. Kể lại chuyện thầy bói xem voi bằng lời văn của mình
Ngày xửa ngày xưa, tại một làng nọ, có tới năm ông thầy bói cùng hành nghề. Thầy thì đông, người xem thì ít nên thầy chẳng mấy khi bận rộn.
Một hôm nhân buổi hàng họ ế ẩm, các thầy rủ nhau về sớm. Đi đường thầy nào cũng phàn nàn, từ lúc cha sinh mẹ đẻ đến giờ chưa biết hình thù con voi nó thế nào. Về tới gốc đa đầu làng, đang ngồi tán gẫu, bỗng các thầy nghe người đi chợ về kháo nhau có con voi đi qua. Băn khoăn một lúc, các thầy bàn nhau góp tiền chi viên quản tượng để được một lần xem con voi nó thế nào.
Khi voi đứng lại, năm thầy đều tiến lại gần. Thầy thì sờ vòi, thầy thì sờ ngà, thầy lại sờ chân, thầy lại sờ đuôi. Được một lúc, năm thầy ngồi lại bàn tán với nhau.
Thầy sờ vòi nhanh nhảu nói trước :
Ôi giời ! Tưởng con voi nó thế nào, hóa ra nó sun sun như con đỉa.
Thầy nói sai bét rồi, thầy sờ ngà lên tiếng.
Nó chần chẫn như cái đòn càn
Thầy sờ ta đứng ngay cạnh vội tiếp lời.
Các thầy nói thế nào ấy chứ, tôi thấy nó bè bè như cái quạt thóc.
Các thầy nói đều không đúng cả ! Thầy sờ chân đứng chống gậy vuốt râu.
Tôi thấy nó sùng sững như cái cột đình.
Thôi
File đính kèm:
- Tuyen tap bai van hay lop 6.docx