Bản đồ tư duy (BĐTD) còn gọi là sơ đồ tư duy, lược đồ tư duy, là hình thức ghi chép nhằm tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý tưởng, hệ thống hóa một chủ đề hay một mạch kiến thức, bằng cách kết hợp việc sử dụng đồng thời hình ảnh, đường nét, màu sắc,. Đặc biệt đây là một sơ đồ mở, không yêu cầu tỉ lệ, chi tiết chặt chẽ như bản đồ địa lí, có thể vẽ thêm hoặc bớt các nhánh, mỗi người vẽ một kiểu khác nhau, dùng màu sắc, hình ảnh, các cụm từ diễn đạt khác nhau, cùng một chủ đề nhưng mỗi người thể hiện BĐTD theo một cách riêng, do đó việc lập BĐTD phát huy được tối đa khả năng sáng tạo của học sinh.
BĐTD chú trọng tới hình ảnh, màu sắc, với các mạng lưới liên tưởng (các nhánh). Có thể vận dụng BĐTD vào hỗ trợ dạy học kiến thức mới, củng cố kiến thức sau mỗi tiết học, ôn tập hệ thống hóa kiến thức sau mỗi chương, mỗi học kì.
Bản đồ tư duy có cấu tạo như một cái cây có nhiều nhánh lớn, nhỏ mọc xung quanh. “Cái cây” ở giữa bản đồ là một ý tưởng chính hay hình ảnh trung tâm. Nối với nó là các nhánh lớn thể hiện các vấn đề liên quan với ý tưởng chính. Các nhánh lớn sẽ được phân thành nhiều nhánh nhỏ, rồi nhánh nhỏ hơn, nhánh nhỏ hơn nữa nhằm thể hiện chủ đề ở mức độ sâu hơn. Sự phân nhánh cứ thế tiếp tục và các kiến thức, hình ảnh luôn được nối kết với nhau. Sự liên kết này tạo ra một “bức tranh tổng thể” mô tả ý tưởng trung tâm một cách đầy đủ và rõ ràng.
16 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 13353 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ứng dụng Bản đồ tư duy trong dạy học tác phẩm “Truyện kiều” của Nguyễn Du, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Bản đồ tư duy (BĐTD) còn gọi là sơ đồ tư duy, lược đồ tư duy,… là hình thức ghi chép nhằm tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý tưởng, hệ thống hóa một chủ đề hay một mạch kiến thức,… bằng cách kết hợp việc sử dụng đồng thời hình ảnh, đường nét, màu sắc,... Đặc biệt đây là một sơ đồ mở, không yêu cầu tỉ lệ, chi tiết chặt chẽ như bản đồ địa lí, có thể vẽ thêm hoặc bớt các nhánh, mỗi người vẽ một kiểu khác nhau, dùng màu sắc, hình ảnh, các cụm từ diễn đạt khác nhau, cùng một chủ đề nhưng mỗi người thể hiện BĐTD theo một cách riêng, do đó việc lập BĐTD phát huy được tối đa khả năng sáng tạo của học sinh.
BĐTD chú trọng tới hình ảnh, màu sắc, với các mạng lưới liên tưởng (các nhánh). Có thể vận dụng BĐTD vào hỗ trợ dạy học kiến thức mới, củng cố kiến thức sau mỗi tiết học, ôn tập hệ thống hóa kiến thức sau mỗi chương, mỗi học kì...
Bản đồ tư duy có cấu tạo như một cái cây có nhiều nhánh lớn, nhỏ mọc xung quanh. “Cái cây” ở giữa bản đồ là một ý tưởng chính hay hình ảnh trung tâm. Nối với nó là các nhánh lớn thể hiện các vấn đề liên quan với ý tưởng chính. Các nhánh lớn sẽ được phân thành nhiều nhánh nhỏ, rồi nhánh nhỏ hơn, nhánh nhỏ hơn nữa nhằm thể hiện chủ đề ở mức độ sâu hơn. Sự phân nhánh cứ thế tiếp tục và các kiến thức, hình ảnh luôn được nối kết với nhau. Sự liên kết này tạo ra một “bức tranh tổng thể” mô tả ý tưởng trung tâm một cách đầy đủ và rõ ràng.
Qua nghiên cứu và thực nghiệm giảng dạy cho thấy việc tổ chức hoạt động dạy học trên lớp với thiết kế và sử dụng BĐTD học sinh có ý thức tự giác học, học sinh hứng thú học hơn, phát huy được năng lực tư duy của các em
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1, Cơ sở lí luận
Ngữ văn là một môn học nằm trong lĩnh vực khoa học xã hội. Là môn học có vị trí, vai trò rất quan trọng trong đời sống tinh thần và trong sự phát triển tư duy của con người. Đồng thời môn học này có tầm quan trọng trong việc giáo dục quan điểm, tư tưởng, trau dồi vốn sống tình cảm cho học sinh. Ngữ văn còn là môn học thể hiện rõ mối quan hệ với rất nhiều các môn học khác trong các nhà trường phổ thông. Nắm chắc, học tốt môn văn sẽ tác động tích cực tới các môn học khác và ngược lại, các môn học khác cũng góp phần học tốt môn văn. Điều đó đặt ra yêu cầu tăng cường tính thực hành, giảm lí thuyết, gắn học với hành, gắn kiến thức với thực tiễn hết sức phong phú, sinh động của cuộc sống . Do vậy đưa ra một số hình ảnh tiêu biểu liên quan trực tiếp bài học đặc biệt giáo viên sử dụng Bản đồ tư duy trong quá trình dạy học bài mới và tổng kết bài học là rất cần thiết. Bản đồ tư duy là một loại hình thức ghi chép sử dụng màu sắc ,hình ảnh để mở rộng đào sâu ý tưởng. Bản đồ tư duy có cấu tạo như một cái cây có nhiều nhánh lớn, nhỏ mọc xung quanh. Cái cây là một ý tưởng chính, là một hình ảnh trung tâm, nối với nó là các nhánh lớn thể hiện các vấn đề liên quan tới ý tưởng chính ,các nhánh lớn sẻ phân thành nhiều nhánh nhỏ, và nhánh nhỏ hơn nữa thể hiện chủ đề ở mức độ sâu hơn nữa. Sự phân nhánh với những kiến thức ,hình ảnh luôn được kết nói với nhau tạo thành một bức tranh tổng thể mô tả một ý tưởng trung tâm một cách đầy đủ rõ ràng có màu sắc.
2, Cơ sở thực tiễn
Đổi mới phương pháp dạy học là một việc làm hết sức quan trọng và thường xuyên. Năm học 2013-2014 nghành giáo dục tiếp tục đổi mới phương pháp giáo dục nhằm nâng cao chất lượng dạy và học nói chung, môn Ngữ văn nói riêng trong các trường phổ thông. Một trong những phương pháp mới và hiện đại nhất đã và đang được nhiều nước tiên tiến trên thế giới áp dụng đó là phương pháp Dạy học bằng Bản đồ tư duy. Qua việc tìm hiểu tài liệu, học tập, nghiên cứu, ứng dụng vào một số tiết dạy ở lớp 6A,8A,9A tôi nhận thấy phương pháp dạy học này bước đầu đã thu được nhiều kết quả trong việc tiếp thu kiến thức của học sinh. Đó là học sinh hiểu bài hơn, nhớ sâu kiến thức hơn, đặc biệt là các em có hứng thú học hơn rất nhiều.
BĐTD giúp học sinh học tập một cách tích cực. Một số kết quả nghiên cứu cho thấy bộ não của con người sẽ hiểu sâu, nhớ lâu và in đậm cái mà do chính mình tự suy nghĩ, tự viết, vẽ ra theo ngôn ngữ của mình vì vậy việc sử dụng BĐTD giúp học sinh học tập một cách tích cực, huy động tối đa tiềm năng của bộ não.
Do đó tôi đã mạnh dạn vận dụng Bản đồ tư duy vào quá trình dạy học môn Ngữ văn của mình ở một số lớp đặc biệt vận dụng Bản đồ tư duy trong dạy học Truyện Kiều của Nguyễn Du kết quả cho thấy rất khả quan vì học sinh hứng thú học hơn những tiết dạy thông thường.
Trước khi để dạy bài mới có hiệu quả giáo viên hướng dẫn học sinh về nhà tìm hiểu bài trước và làm những câu hỏi gợi ý của giáo viên.
Ví dụ:
Khi tìm hiểu tác giả giáo viện gợi ý cho học sinh cần tìm hiểu những yếu tố nào?
Tìm hiểu hoàn cảnh ra đời Truyện Kiều?
Tốm tắt Truyện Kiều?
Bài cũ giáo viên có thể kiểm tra việc soạn bài của học sinh sau đó giáo viên giới thiệu vào bài mới.
“ TRUYỆN KIỀU” CỦA NGUYỄN DU
Giáo viên đưa ra từ khóa
để nêu kiến thức của bài mới rồi yêu cầu học sinh nghiên cứu vẽ BĐTD bằng cách đặt câu hỏi gợi mở, gợi ý cho các em để tìm ra các từ liên quan đến từ khóa đó và hoàn thiện bản đồ tư duy.
Giáo viên hỏi:
? Tìm hiểu tác phẩm Truyện kiều của Nguyễn Du điều đầu tiên ta tìm hiểu vấn đề nào trước?
Với câu hỏi gợi ý đó các em trả lời được đó là tác giả và tác phẩm. Như vậy các em đã tìm được hai vấn đề lớn ( nhánh cấp 1 )
Trước khi đi vào tìm hiểu tác giả giáo viên giới thiệu một số hình ảnh về Nguyễn Du
Học sinh quan sát hình ảnh xong giáo viên đặt câu hỏi?
? Để hiểu được rõ về tác giả Nguyễn Du ta cần tìm hiểu những ý nào?
HS có thể trả lời theo cách suy nghĩ của mình sau đó giáo viên chốt lại mấy ý cơ bản sau: Gia đình, Thời đại, Cuộc đời và Sự nghiệp văn chương.
Với phần tác giả học sinh tìm ra được bốn ý cơ bản và xem đó là ( nhánh cấp 2)
Sau đó giáo viên cho học sinh đi tìm hiểu từng phần cụ thể.
1/ Gia đình
Về phần gia đình giáo viên nêu câu hỏi?
Gv: Em hãy nêu những nét chính về Nguyễn Du?
Hs :Đa số các em đều trả lời được câu hỏi này.
Trong quá trình học sinh trả lời giáo viên bổ sung thêm kiến thức cho học sinh thì chốt lại những ý chính sau:
Nguyễn Du sinh (1765-1820)
Tên chữ Tố Như
Hiệu Thanh Hiên
Quê ở xã Tiên Điền huyện Nghi Xuân tĩnh Hà Tĩnh.
Gv hỏi tiếp.
Gv: Ông sinh trưởng trong một gia đình như thế nào?
Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời theo cách hiểu của mình sau đó giáo viên chốt lại những ý cơ bản:
Cha là Nguyễn Nghiễm đỗ tiến sĩ làm đến chức tễ tướng rất giỏi văn chương
Mẹ là Nguyễn Thị Tần giỏi thơ phú, quan họ, đẹp nổi tiếng ở xứ Kinh Bắc
Các anh đều học giỏi đậu làm quan to trong triều đình.
Giáo viên bổ sung thêm cho học sinh thêm một số kiến thức
Vd: Nguyễn Du sinh ra trong một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan to, có truyền thống văn chương.
Bao giờ Hồng Lĩnh hết cây
Sông Lam hết nước họ này hết quan.
Ông thừa hưởng sự giàu sang phú quý nên có điều kiện học hành chu đáo.
Giáo viên cho học sinh xem một số hình ảnh về quê hương Nguyễn Du
Sau đó giáo viên chuyển sang phần
2/ Thời đại
Giáo viên đặt câu hỏi?
Gv: Ông sinh ra và sống trong thời đại có gì đặc biệt?
Giáo viên cho học sinh trả lời sau đó chốt một số ý chính :
Lúc đó chế độ phong kiến khủng hoảng trầm trọng các tập đoàn phong kiến Lê – Trịnh – Mạc – Nguyễn chém giết lẫn nhau.
Nông dân nỏi dậy khởi nghĩa khắp nơi mà đĩnh cao là phong trào Tây Sơn.
Giáo viên giảng thêm
Cuối thế kỉ XVI đầu XIX là thời kì lịch sử có nhiều biến động Nguyễn Du hiểu sâu sắc những vấn đề của đời sống xã hội. Tất cả những biến cố trên tác động vào tình cảm, nhận thức của Nguyễn Du. Ông hướng ngòi bút của mình vào hiện thực cuộc sống lúc bấy giờ.
Trải qua một cuộc bể dâu.
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.
Giáo viên dẫn lời sang cuộc đời của Nguyễn Du.
3/ Cuộc đời
Giáo viên nêu câu hỏi
Gv: Em hãy nêu đôi nét về tiểu sử Nguyễn Du?
Cho học sinh phát biểu sau đó giáo viên chốt.
Lúc nhỏ: 9 tuổi cha mất, 12 tuổi mẹ mất ở với anh cùng cha khác mẹ là Nguyễn Khản.
Trưởng thành: Nguyễn Du làm quan dưới triều Nguyễn. Khi phong trào nông dân khởi nghĩa, đặc biệt phong trào Tây Sơn, lúc đó Nguyễn Du phải lưu lạc đát Bắc ( Thái Bình) 10 năm. Ông có chống lại phong trào Tây Sơn nhưng không thành. Khi phong trào Tây sơn thất bại Nguyễn Du có ra làm quan nhưng bất đắc dĩ, và ông mất khi chuẩn bị đi súa lần hai sang Trung Quốc
Giáo viên bình thêm: cuộc đời ông chịu nhiều gian truân, ông có vốn sống phong phú sâu rộng được coi là một trong 5 người tài giỏi nhất nước Nam. - - Là một người có trái tim nhân hậu, cảm thông , yêu thương con người.
Giáo viên: Bên cạnh Gia đình, Thời đại, Cuộc đời chung ta không thể không nhắc tới sự nghiệp văn chương của Nguyễn Du.
4/ Sự nghiệp văn chương
Giáo viên nêu câu hỏi
Gv: Hãy nêu sự nghiệp văn chương của Nguyễn Du?
Với câu hỏi này tất cả học sinh đều trả lời được giáo viên chỉ chốt mấy ý cơ bản sau.
Thơ chữ Hán gồm 3 tập ( 243) bài
+ Thanh hiên thi tập
+ Nam trung tạp ngâm
+ Bắc hành tạp lục
Thơ chữ nôm
+ Nổi tiếng nhất là Truyện Kiều
+ Văn chiêu hồn
Nguyễn Du đã đóng góp to lớn cho kho tàng văn học dân tộc, nhất là thể loại truyện thơ.
Như vậy giáo viên đã hướng dân học sinh tìm hiểu xong phần thứ nhất và đã tạo tâm thế thoải mái không gây áp lực cho các em. Học sinh tham gia xây dựng bài rất sôi nổi , các em đối chiếu với việc soạn bài của mình ở nhà đó các em đã nắm chắc phần thứ nhất về tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du.
Giáo viên dẫn lời: bên cạnh nắm chắc tác giả chúng ta cần hiểu rõ hơn về tác phẩm
II/ TÁC PHẨM TRUYỆN KIỀU
Giáo viên đưa ra câu hỏi gợi ý.
Gv:Để hiểu biết về Truyện kiều các em cần tìm hiểu những vấn đề nào?
Hs: Rất nhiều em xung phong trả lời, đó là nguồn gốc, bố cục, và giá trị Truyện kiều.
Như vậy học sinh tiếp tục tìm ra được ba vấn đề cơ bản trong phần tác phẩm( nhánh cấp 2)
1/ Nguồn gốc
Giáo viên đặt câu hỏi
Gv: Hãy nêu nguồn gốc của Truyện Kiều?
Học sinh dựa vào sách giao khoa sẽ trả lời được. Giáo viên chốt lại ý chính sau
Dựa theo tác phẩm Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân bên Trung Quốc
Nhưng Nguyễn Du đã có những sáng tạo mới về nội dung lẫn hình thức.
Giáo viên cho học sinh quan sát một số hình ảnh sau:
2/ Tóm tắt
Trước khi tóm tắt giáo viên yêu cầu học sinh tìm bố cục văn bản và tóm tắt theo bố cục đó .
Hs: Bố cục được chia làm 3 phần
Gặp gỡ, đính ước.
Gia biến và lưu lạc.
Đoàn tụ.
Gv tiếp tục nêu câu hỏi?
? Hãy tóm tắt ngắn gọn Truyện Kiều?
Phần tóm tắt giáo viên yêu cầu tất cả học sinh phải tóm tắt được. Giáo viên chỉ định hướng cho các em tóm tắt những ý chính .
3/ Giá trị của tác phẩm
Giáo viên nêu câu hỏi.
Gv: Qua việc tóm tắt tác phẩm em thấy Truyện Kiều có những giá trị gì?
Học sinh sẽ trả lời được , đó là giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật.
Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu giá trị nội dung của tác phẩm.
a/ Giá trị nội dung
+Giá trị hiện thực
Gv. Em hãy nêu giá trị hiện thực của tác phẩm.?
Sau khi học sinh trả lời thì giáo viên chốt.
Truyện Kiều phản ánh hiện thực một xã hội bất công ,tàn bạo.
Phản ánh số phận bi kịch của con người.
+ Giá trị nhân đạo
Gv: Em hãy nêu giá trị nhân đạo tác phẩm Truyện Kiều.
Giáo viên chốt lại mấy vấn đề cơ bản sau khi học sinh trả lời.
Đề cao tài năng, nhân phẩm và khát vọng chân chính.
Thể hiện niềm thương cảm trước số phận bi kịch, đặc biệt là người phụ nữ.
Lên án , tố cáo xã hội phong kiến thối nát chà đạp lên số phận của con người.
b/ Giá trị nghệ thuật.
Gv: Hãy nêu những giá trị đặc sắc nghệ thuật Truyện kiều ?
Hs: Rất nhiều em trả lời được câu hỏi này.
Giáo viên chốt mấy ý cơ bản sau:
Thành công ở các phương diện, ngôn ngữ, thể loại, kết cấu, nghệ thuật tự sự.
Nghệ thuật miêu tả nhân vật.
Nghệ thuật tả cảnh thiên nhiên, tả cảnh ngụ tình.
Ngôn ngữ văn học dân tộc đạt đến đỉnh cao rực rở…
Sau khi tìm hiểu xong bài học giáo viên đưa ra một số câu hỏi nâng cao?
? Truyện kiều đạt được mấy kỉ lục Việt Nam?
? Truyện kiều đạt được mấy kỉ lục thế giới?
Sau khi học sinh suy nghĩ trả lời giáo viên cung cấp thông tin đến với các em.
ĐẠT 7 KỈ LỤC VIỆT NAM
1. Là tác phẩm đã đưa một nhà thơ lên hàng danh nhân văn hoá thế giới. 2. Là cuốn sách duy nhất không phải viết ra để bói mà người dân vẫn dùng bói, được ông Phạm Đan Quế trình bày riêng thành quyển: Bói Kiều như một nét văn hoá. 3. Là quyển sách có được hiện tượng vịnh Kiều với hàng ngàn bài thơ vịnh. 4. Bộ phim đầu tiên của Việt Nam ra đời năm 1924 tại Hà Nội mang tên Kim Vân Kiều. 5. Thi phẩm có sách đề cập đến nhiều nhất với hàng trăm cuốn. 6. Là quyển sách gây nhiều giai thoại nhất. 7. Là cuốn sách được viết và đóng thành Truyện Kiều độc bản bằng chữ quốc ngữ nặng nhất ở VN do nhà thư pháp Nguyễn Đình thực hiện, nặng 50kg, trên khổ giấy 1m x 1,6m, hiện trưng bày tại Khu di tích Nguyễn Du huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh.
ĐẠT 5 KỈ LỤC THẾ GIỚI
Truyện Kiều là cuốn sách duy nhất trên thế giới có được hiện tượng chắp nhặt những câu thơ ở những chổ khác nhau để thành nhiều bài thơ mới.
Là thi phẩm dài có nhiều bản dịch nhất ra cùng một ngoại ngữ.
Là thi phẩm có nhiều người viết về phần tiếp theo nhất thế giới.
Là cuốn sách duy nhất trên thế giới mà người ta có thể đọc ngược từ cuối đến đầu.
Cuốn sách duy nhất trên thế giới tạo ra quanh nó cả một loạt những loại hình văn hóa.
III/ TỔNG KẾT
Giáo viên tổng kết lại toàn bộ nội dung bài học sau đó yêu cầu học sinh gấp hết sách vở. Tự nhớ lại nội dung và vẽ bằng BĐTD hoặc ghi ra vở nháp nội dung bài học . Giáo viên kiểm tra khoảng 3-4 em. Hầu như các em nhớ rất tốt nội dung bài học khoảng 38/40 em. Sau đó giáo viên cho các em xem lại nội dung bài học lần cuối cùng và dặn dò bài học sau.
Hướng dẫn về nhà:
Phân tích giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật Truyện Kiều của Nguyễn Du.
Tóm tắt Truyện Kiều.
Soạn bài Chị em Thúy Kiều và nội dung đoạn trích phải thể hiện bằng Bản đồ tư duy.
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I/ KẾT LUẬN
Việc sử dụng BĐTD giúp giáo viên đổi mới phương pháp dạy học, giúp học sinh học tập tích cực đó chính là một trong những cách làm thiết thực triển khai nội dung dạy học có hiệu quả - nội dung quan trọng nhất trong năm nội dung của phong trào thi đua “Xây dựng Trường học thân thiện, học sinh tích cực” mà Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động.
Sử dụng thành thạo và hiệu quả Bản đồ Tư duy trong dạy học sẽ mang lại nhiều kết quả tốt và đáng khích lệ trong phương thức học tập của học sinh và phương pháp giảng dạy của giáo viên. Học sinh sẽ học được phương pháp học tập, tăng tính chủ động, sáng tạo và phát triển tư duy. Giáo viên sẽ tiết kiệm được thời gian, tăng sự linh hoạt trong bài giảng, và quan trọng nhất sẽ giúp học sinh nắm được kiến thức thông qua một “bản đồ” thể hiện các liên kết chặt chẽ của tri thức.
Sau một thời gian ứng dụng BĐTD trong đổi mới phương pháp dạy học nói chung và đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn nói riêng, tôi thấy bước đầu có những kết quả khả quan. Tôi đã nhận thức được vai trò tích cực của ứng dụng BĐTD trong hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy học. Biết sử dụng BĐTĐ để dạy bài mới, củng cố kiến thức bài học, tổng hợp kiến thức chương, phần. Học sinh hiểu bài nhanh hơn, hiệu quả hơn. Đa số các em học sinh khá, giỏi đã biết sử dụng BĐTD để ghi chép bài, tổng hợp kiến thức môn học. Một số HS trung bình đã biết dùng BĐTD để củng cố kiến thức bài học ở mức đơn giản. Đối với môn Ngữ văn, học sinh rất hào hứng trong việc ứng dụng BĐTD để ghi chép bài nhanh, hiệu quả, đặc biệt là trong học tiếng Việt.
II/ KIẾN NGHỊ
1/Ban giám hiệu
Tích cực tham mưu với địa phương chuẩn bị tốt các điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ dạy học, phục vụ công tác đổi mới PPDH
Phải đánh giá đúng năng lực trình độ của từng giáo viên trong trường để động viên, khen thưởng kịp thời đối với giáo viên tích cực đổi mới PPDH
1/ Tổ chuyên môn
Tổ chức sinh hoạt chuyên môn đúng kế hoạch.
Thường xuyên đổi mới nội dung sinh hoạt, thảo luận, đúc rút kinh nghiệm về đổi mới PPDH
Đánh giá giáo viên đúng năng lực chuyên môn, trình độ đề xuất khen thưởng kịp thời.
Trên đây là những kinh nghiệm của bản thân tôi trong quá trình giảng dạy ở trường THCS một ngôi trường còn nhiều khó khăn, xa trung tâm huyện lị, bố mẹ đều làm nông nên điều kiện học tập của các em học sinh còn thiếu thốn nhiều. Nhưng bằng sự nỗ lực, thầy và trò nhà trường đang dần dần khắc phục để đưa sự nghiệp giáo dục đi lên. Rất mong được sự góp ý chân thành của thầy cô chuyên viên và các bạn đồng nghiệp để sáng kiến kinh nghiệm của tôi được đầy đủ và hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
File đính kèm:
- SKKN ngu van 9 VO VAN HAI.docx