Vài kinh nghiệm bước đầu để nâng cao hiệu suất giờ lên lớp khi thực hiện chương trình sách giáo khoa mới

Với tinh thần giảm tính hàn lâm, tăng tính thực tiễn rèn luyện kỹ năng vận dụng nắm bắt thông tin, xử lý thông tin tạo nên quan hệ song phương từ nhà trường tới cuộc sống xã hội.

Với quan điểm dạy học phát huy tính tích cực sáng tạo chủ động đến với tri thức của học sinh bằng định hướng có kế hoạch của thầy giáo trong hoạt động dạy học. Để đáp ứng được nhu cầu của xã hội đào tạo con người, làm chủ tri thức, làm chủ các hoạt động xã hội.

Để giải quyết mâu thuẫn gay gắt giữa yêu cầu xã hội, lượng thông tin hàng ngày vói khả năng học tập của học sinh với thời gian rất ngắn của một tiết lên lớp. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để học sinh thu thập được nhiều thông tin và khả năng chọn lọc xử lý lượng thông tin quá nhiều và phức tạp đó để giải quyết mục tiêu, mục đích và rèn luyện các kỹ năng cơ bản của một tiết lên lớp.

Sau 3 năm trực tiếp tham gia dạy học chương trình sách giáo khoa mới tôi nhận thấy việc hướng dẫn học sinh thực hiện quy trình nắm bắt thông tin ở gia đình và xã hội trên giờ lên lớp là cực kỳ quan trọng. Đây là cơ sở đầu tiên để phát huy tối đa hiệu quả giờ lên lớp tạo ra tiết học thực sự chủ động về lượng thông tin tạo ra được phương pháp xử lý thông tin đúng mục đích, đạt yêu cầu giúp học sinh các tính huống giải quyết tốt lượng thông tin thu thập được.

 

doc3 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1394 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vài kinh nghiệm bước đầu để nâng cao hiệu suất giờ lên lớp khi thực hiện chương trình sách giáo khoa mới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vài kinh nghiệm bước đầu để nâng cao hiệu suất giờ lên lớp khi thực hiện chương trình sách giáo khoa mới I/. đặt vấn đề: Với tinh thần giảm tính hàn lâm, tăng tính thực tiễn rèn luyện kỹ năng vận dụng nắm bắt thông tin, xử lý thông tin tạo nên quan hệ song phương từ nhà trường tới cuộc sống xã hội. Với quan điểm dạy học phát huy tính tích cực sáng tạo chủ động đến với tri thức của học sinh bằng định hướng có kế hoạch của thầy giáo trong hoạt động dạy học. Để đáp ứng được nhu cầu của xã hội đào tạo con người, làm chủ tri thức, làm chủ các hoạt động xã hội. Để giải quyết mâu thuẫn gay gắt giữa yêu cầu xã hội, lượng thông tin hàng ngày vói khả năng học tập của học sinh với thời gian rất ngắn của một tiết lên lớp. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để học sinh thu thập được nhiều thông tin và khả năng chọn lọc xử lý lượng thông tin quá nhiều và phức tạp đó để giải quyết mục tiêu, mục đích và rèn luyện các kỹ năng cơ bản của một tiết lên lớp. Sau 3 năm trực tiếp tham gia dạy học chương trình sách giáo khoa mới tôi nhận thấy việc hướng dẫn học sinh thực hiện quy trình nắm bắt thông tin ở gia đình và xã hội trên giờ lên lớp là cực kỳ quan trọng. Đây là cơ sở đầu tiên để phát huy tối đa hiệu quả giờ lên lớp tạo ra tiết học thực sự chủ động về lượng thông tin tạo ra được phương pháp xử lý thông tin đúng mục đích, đạt yêu cầu giúp học sinh các tính huống giải quyết tốt lượng thông tin thu thập được. ii. giải quyết vấn đề: Ngay từ tiết học trước người thầy phải nghiên cứu kỹ mục tiêu của tiết học sau dung lượng thông tin bao nhiêu những thông tin nào học sinh thu thập được trong nhà trường, những thông tin nào cần thu thập và thu thập được trong cuộc sống xã hội. Những thông tin nào thầy giáo có thể cung cấp, những địa chỉ nào có thể cung cấp các thông tin bổ sung. - Định hướng lượng thông tin cần thiết và các thông tin phản, lượng thông tin phản hồi trong mục tiêu tiết học. - Tìm hiểu xuất xứ của lượng thông tin mình cần có trong tiết học, tác dụng của lượng thông tin ấy vào mục tiêu hay công đoạn nào trong quy trình dạy học. - Chọn lọc lượng thông tin có tác dụng quyết định đạt được mục tiêu. - Chọn lọc thông tin có tính khoa học thực tiễn và hiện đại nhất. - Định hướng các khả năng có thể xảy ra khi xử lý các thông tin để giúp học sinh không những thấy được cái đúng mà còn thấy được cái sai và biết sửa sai. - Định hướng phương pháp xử lý thông tin để nhanh chóng xác định lượng thông tin đúng, loại bỏ lượng thông tin không phù hợp. - Tìm hiểu, hướng dẫn học sinh sử dụng các phương tiện xử lý thông tin (tài liệu, phương tiện nghe nhìn phương tiện thực hành... ) - Hướng dẫn học sinh tạo ra các phương tiện để xử lý thông tin. - Hướng dẫn phân chia lượng thông tin cần thiết phù hợp cho mỗi công đoạn trong quy trình dạy học: Thông tin nhằm mục đích nghiên cứu, thông tin nhằm mục tiêu kiến thức, thông tin nhằm mục tiêu rèn luyện kĩ năng, thông tin nhằm mục đích phát huy trí lực, năng lực tổng hợp, năng lực sáng tạo nghiên cứu khoa học. - Nội dung, kiến thức của tiết học trước là còn ở điều kiện nào tham gia vào việc cung cấp xử lý thông tin cho tiết học sau đó. Vậy phải làm cho học sinh thấy được vị thế của lượng kiến thức kỹ năng hôm nay đối với việc học ttập của tiết sau. Muốn vậy sau mỗi tiết lên lớp ngoài việc hoàn thành mục tiêu của tiết học đó, người thầy dành thời gian thật hợp lý trong việc hướng dẫn học sinh tìm hiểu lượng thông tin cho tiết học sau. Dự kiến các tình huống mà học sinh thu thập được lượng thông tin đủ, thiếu, thừa. - Có thể kiểm tra việc chuẩn bị cho tiết học sau trước giờ lên lớp bằng cách tìm hiểu lượng thông tin mà học sinh đã có liệu có thể chủ động đến với bài học mới được đầy đủ tự tin và phát huy hết hiệu quả không. - Thầy giáo cần chủ động biết được lượng thông tin học sinh chủ động được để kịp thời bổ sung lượng thông tin còn thiếu có liên quan đến tiết học. iii. kết luận: Hiệu suất giờ lên lớp không đơn thuần phụ thuộc vào quá trình lên lớp của thầy và trò mà phụ thuộc rất lớn vào điều kiện chuẩn bị của thầy và trò trước giờ lên lớp để mỗi tiết học thực sự là một khám phá khoa học của học sinh để chủ động nắm bắt phân tích xử lý thông tin thì việc hướng dẫn học tập ở nhà của mỗi học sinh sau mỗi giờ lên lớp là cực kỳ quan trọng. Lâu nay ta vẫn quan trọng các kiến thức, kĩ năng trong giờ lên lớp mà coi nhẹ việc hướng dẫn học sinh học tập bài cũ ở nhà tìm hiểu cho bài sau là sai lầm nghiêm trọng. Qua đây tôi muốn cùng các bạn tìm hiểu thêm rằng để một giờ học thực sự trở thành hoạt động của học sinh dưới sự hướng dẫn, khẳng định của thầy giáo thì đòi hỏi quá trình chuẩn bị có định hướng chủ động từ hai phía từ đó hình thành cho học sinh thói quen tìm hiểu, xử lý kết luận thông tin không chỉ trong học tập mà còn cả trong mọi lĩnh vực hoạt động xã hội ./.

File đính kèm:

  • docBuoc dau soan giang theo chuong trinh SGK moi.doc