Công nghệ là môn khoa học ứng dụng, nghiên cứu việc vận dụng những quy luật tự nhiên và nguyên lý khoa học nhằm đáp ứng các nhu cầu vật chất và tinh thần của con người.Vì vậy mà dạy học lý thuyết gắn liền với thực tế sản xuất hàng ngày là một vấn đề cấp thiết.
Vấn đề học đI đôI với hành càng trở nên bức xúc khi ngành giáo dục đang thực hiện chủ trương đổi mới về phương pháp dạy học. Tích cực hoá việc dạy và học là một vấn đề có tính nguyên tắc đòi hỏi người giáo viên và học sinh hiện nay. Nó là hệ quả trực tiếp của sự phát triển khoa học kỹ thuật, mặt khác do mục tiêu đào tạo con người hiện nay phải có năng lực và sáng tạo; Dạy học sinh biết suy nghĩ trước một vấn đề đặt ra nhằm phát triển tư duy, óc sáng tạo. Do đó giáo viên phải tạo điều kiện để các em suy nghĩ tích cực và bộc lộ những suy nghĩ của mình trước nhóm, trước lớp.
Dạy học giải quyết vấn đề là phương pháp tích cực hiện nay đang được vận dụng. Nếu giáo viên vận dụng tốt phương pháp sẽ mang lại hiệu quả cao cho giờ dạy.Với môn Công nghệ 10 là môn “phụ” của các môn học khác nên học sinh không dành nhiều thời gian cho môn học này nhưng những hiểu biết sau khi học môn công nghệ sẽ làm cơ sở để học sinh có thể học tiếp các ngành nghề sau này cũng như áp dụng vào thực tiễn cuộc sống của bản thân và cộng đồng.
34 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 960 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp với công tác giáo dục đạo đức học sinh trong trường THPT, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở giáo dục & đào tạo hoà bình
Trường THPT 19 – 5
----------------&-------------------
Vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp với công tác giáo dục đạo đức học sinh trong trường THPt
Giáo viên : Nguyễn Thị Phương Thảo
Tổ: Hoá - sinh – Công nghệ
Năm học: 2009 – 2010
Sở giáo dục & đào tạo hoà bình
Trường THPT 19 – 5
----------------&-------------------
Giáo án
Ngữ văn 11
Nâng cao
GV: Nguyễn Thị Thu Hiền
Tổ: Văn – Sử - Địa
Năm học: 2009 – 2010
Phương pháp: Sử DụNG PHIếU HọC TậP Và MẫU VậT TRựC QUAN TRONG BàI:
Đặc điểm, tính chất, kỹ thuật sử dụng một số loại phÂn bón thông thường.
A.Đặt vấn đề.
Công nghệ là môn khoa học ứng dụng, nghiên cứu việc vận dụng những quy luật tự nhiên và nguyên lý khoa học nhằm đáp ứng các nhu cầu vật chất và tinh thần của con người.Vì vậy mà dạy học lý thuyết gắn liền với thực tế sản xuất hàng ngày là một vấn đề cấp thiết.
Vấn đề học đI đôI với hành càng trở nên bức xúc khi ngành giáo dục đang thực hiện chủ trương đổi mới về phương pháp dạy học. Tích cực hoá việc dạy và học là một vấn đề có tính nguyên tắc đòi hỏi người giáo viên và học sinh hiện nay. Nó là hệ quả trực tiếp của sự phát triển khoa học kỹ thuật, mặt khác do mục tiêu đào tạo con người hiện nay phải có năng lực và sáng tạo; Dạy học sinh biết suy nghĩ trước một vấn đề đặt ra nhằm phát triển tư duy, óc sáng tạo. Do đó giáo viên phải tạo điều kiện để các em suy nghĩ tích cực và bộc lộ những suy nghĩ của mình trước nhóm, trước lớp.
Dạy học giải quyết vấn đề là phương pháp tích cực hiện nay đang được vận dụng. Nếu giáo viên vận dụng tốt phương pháp sẽ mang lại hiệu quả cao cho giờ dạy.Với môn Công nghệ 10 là môn “phụ” của các môn học khác nên học sinh không dành nhiều thời gian cho môn học này nhưng những hiểu biết sau khi học môn công nghệ sẽ làm cơ sở để học sinh có thể học tiếp các ngành nghề sau này cũng như áp dụng vào thực tiễn cuộc sống của bản thân và cộng đồng.
B. Nội dung:
I. Cơ sở khoa học:
Đối với người dân phân bón là một trong những yếu tố quan trọng góp phần không nhỏ vào việc nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, lâm sản. Đối tượng học sinh lại chính là con em họ; Vì vậy người giáo viên có phương pháp dạy tốt, phù hợp với đối tượng học sinh sẽ giúp học sinh vận dụng được kiến thức đã học vào thực tế.
Đối tượng học sinh:
Thực hiện bài giảng trên 10 lớp của trường THPT 19 – 5 Kim Bôi – Hoà Bình.
Chia làm 2 nhóm:
- Nhóm I: Gồm các lớp 10A6, 10A7, 10A8,10A9( Lớp chọn)
- Nhóm II: Gồm các lớp 10A1,10A2,10A3,10A4,10A5 , 10A8,10A9,10A10(Lớp đại trà)
Nhiệm vụ của đề tài:
- Phân biệt được cho học sinh các loại phân: hoá học, hữu cơ, phân vi sinh vật.
- Giáo viên làm rõ đặc điểm, tính chất của các loại phân (Đạm, lân, kali, NPK, phân chuồng, phân xanh, phân vi sinh vật)
- Kỹ thuật sử dụng một số loại phân bón thường dùng trong sản xuất.
Giới hạn đề tài:
- Thời gian thực hiện : Năm học 2007 – 2008
- Nghiên cứu khả năng lĩnh hội kiến thức và vận dụng vào thực tế của học sinh.
Tài liệu:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, thiết kế bài giảng công nghệ 10.
- Giáo trình nông hoá trường Đại học Nông - Lâm Thái Nguyên
- Một số tài liệu tham khảo khác.
II. Nội dung
Thực trạng sử dụng phân bón hiện nay
Do người dân chưa hiểu biết về đặc điểm, tính chất và kỹ thuật sử dụng của các loại phân bón nên trong quá trình sử dụng chưa hợp lý, dẫn tới một số hậu quả như: Lãng phí phân bón, sử dụng không đúng mục đích, gây ô nhiễm môi trường Đó là thực trạng sử dụng phân bón hiện nay; Vì vậy qua bài học: “ Đặc điểm, tính chất, kỹ thuật sử dụng một số loại phân bón thường dùng” sẽ giúp học sinh có hiểu biết nhiều hơn , sâu sắc hơn về các loại phân bón, làm cơ sở để các em có thể vận dụng vào thực tế gia đình và tuyên truyền có hiệu quả đến người dân – là những người trực tiếp sủ dụng phân bón trong sản xuất-.
Bài giảng cụ thể:
- Ngày soạn: 15/11/2009
- Ngày giảng: 16/11/2009
- Tiết theo PPCT: 14
Bài 12: Đặc điểm, tính chất, kỹ thuật sử dụng một số loại phÂn bón thông thường
I. Mục tiêu bài học:
1. Mục tiêu về kiến thức:
+ Học sinh biết được các loại phân bón thường dùng trong sản xuất.
+ Học sinh nắm được tính chất, đặc điểm kỹ thuật sử dụng một số loại phân bón thường gặp
2. Mục tiêu về kỹ năng :
+ Học sinh phân biệt được một số loại phân bón thông dụng.
+ Học sinh có khả năng vận dụng vào thực tế ở gia đình.
3. Mục tiêu về thái độ:
+ Học sinh nghiêm túc trong học tập.
+ Thận trọng trong việc sử dụng các loại phân.
+ Biết bảo vệ môi trường đất, không khí.
II, Nội dung chuẩn bị:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Nghiên cứu kỹ sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu tham khảo.
- Đồ dùng: Các loại phân + Phân hoá học: Phân Đạm ure, Kali, lân, NPK
+ Phân hữu cơ: Phân chuồng ủ hoai.
+ Phân vi sinh vật
- Bảng phụ các đáp án phiếu học tập.
- Liên hệ thực tế về việc sử dụng phân ở địa phương.
2. Chuẩn bị của học sinh :
- Đọc bài trước ở nhà, trả lời các câu hỏi có trong bài.
- So sánh được đặc điểm, tíh chất, cách sử dụng các loại phân bón thường dùng.
- Liên hệ ở gia đình và địa phương.
III. Tiến trình lên lớp:
1. ổn đinh tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Đặt vấn đề: Đúc kết của ông cha ta: Nhất nước – Nhì phân – Tam cần – Tứ giống. Qua bao đời người nông dân đã biết đến vai trò quan trọng của phân bón trong sản xuất.Vậy muốn nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón đòi hỏi chúng ta phải nắm được tính chất, đặc điểm cũng như cách sử
dụng của từng loại.
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I.Một số loại phân bón thường dùng trong nông, lâm nghiệp.
1. Phân hoá học:
- Đạm ure, supe lân, kali, NPK
2. Phân hữu cơ
- Phân xanh: cây cỏ lào, cây cốt khí
- Phân chuồng: lợn, bò, gà
3. Phân vi sinh vật
II.Đặc điểm, tính chất một số loại phân bón thường dùng trong nông,lâm nghiệp
Môn công nghệ lớp 7 các em đã được học về một số loại phân bón. Em hãy kể tên một số loại phân bón mà em đã được học và trong thực tế em đã thấy?
Ghi các loại phân học sinh kể lên bảng
Kết luận: Đây chính là một số loại phân bón thường dùng trong nông, lâm nghiệp.
Hoạt động 1: Tìm hiểu một số loại phân bón thường dùng trong nông, lâm nghiệp.
-? Căn cứ vào nguồn gốc của phân bón người ta chia làm mấy loại?
-? Các loại phân vừa kể trên em có thể xếp theo nhóm không?
* Nhấn mạnh lại nội dunghọc sinh cần nhớ:
- Phân hoá học là loại phân được sản xuất theo qui trình công nghiệp. Có thể là loại đơn phân ( Chứa một nguyên tố dinh dưỡng: N, P, K) hoặc có thể đa phân (nhiều hơn 2 nguyên tố dinh dưỡng).
+ Liên hệ một số nhà máy sản xuất phân bón: Nhà máyasản xuất phân bón Lâm Thao – Phú Thọ; Nhà máy sản xuất phân lân Văn Điển
+ Yêu cầu học sinh quan sát hình 12 SGK trang 38
? Em hãy kể tên 1 số loại phân hoá học cụ thể?
- Phân hữu cơ: là tất cả các chất hữu cơ vùi vào đất để duy trì và nâng cao độ phì nhiêu của đất, đảm bảo cho cây trồng đạt năng suất cao.
? Em hãy kể tên 1 số loại phân hữu cơ thường dùng ở địa phương em?
Phân vi sinh vật là loại phân có chứa các loài vi sinh vật cố định đạm, chuyển hoá lân (Bài sau các em sẽ học cụ thể hơn)
Kết luận: Yêu cầu học sinh phân biệt đựoc 3 nhóm phân bón trên.
- Cho học sinh quan sát các mẫu phân mà giáo viên đã chuẩn bị trước; Phát cho từng nhóm(bàn) các mẫu phân.
- Cho học sinh nhận xét:
+ Màu sắc từng loại.
+ Hình dạng từng loại
Học sinh phân biệt đựơc đâu là: Đạm; kali,lân, Phân chuồng
* Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm, tính chất 1 số loại phân bón thường dùng trong nông, lâm nghiệp.
- Sử dụng phiếu học tập
- Phát phiếu học tập cho từng nhóm học sinh
Phiếu học tập
Nhóm:.
TT
Đặc điểm phân hoá học
Đặc điểm phân hữu cơ
Đặc điểm phân vi sinh vật
Số lượng nguyên tố dinh dưỡng
Thành phần và tỉ lệ chất dinh dưỡng
Khả năng tan
Kết quả khi bón
- Sau khi phát phiếu yêu cầu học sinh làm việc với sách giáo khoa, liên hệ thực tế, thảo luận nhóm -> Điền kết quả vào phiếu học tập.
- Giới hạn thời gian 5 phút
- Sau khi học sinh hoàn thành phiếu học tập GV gọi 3 nhóm lên bảng trình bày
- Học sinh hoàn chỉnh trên bảng .
- Giáo viên treo đáp án phiếu học tập đã chuẩn bị trước. Yêu cầu học sinh so sánh với kết quả mà các em đã làm.
Kể tên các loại phân đã học và đã thấy:
+ Đạm Ure, lân, kali, phân chuồng, phân bắc, phân vsv cố định đạm,
- Làm việc với sách giáo khoa, thảo luận theo nhóm, cử đại diện trả lời: Gồm 3 loại:
+ Phân hoá học
+ Phân hữu cơ
+ Phân vi sinh vật
-Sắp xếp các loại phân theo nhóm.
- Đạm: Ure, NHCl4
- supe lân
- Kali: KCl, KNO3
- Phân xanh: cây cỏ lào, cây cốt khí
- Phân chuồng: lợn, bò,gà
- Học sinh quan sát mẫu phânvà nhận xét.
- Nhận phiếu học tập
- Làm việc với sách giáo khoa phần II trang 38.Cử 1 ngừơI điền vào phiêu học tập.
- Cử đại diện trình bày phiếu học tập.
- Các nhóm khác theo dõi, bổ sung thêm.
- Theo dõi và so sánh kết quả.
Đáp án phiếu học tập
TT
Đặc điểm phân hoá học
Đặc điểm phân hữu cơ
Đặc điểm phân vi sinh vật
Số lượng nguyên tố dinh dưỡng
ít
Chứa nhiều
Chứa các vi sinh vật sống
Tỉ lệ chất dinh dưỡng
cao
Thành phần và tỉ lệ chất dinh dưỡng không ổn định
Thành phần vi sinh vật ổn định
Khả năng tan(sống của vi sinh vật)
Dễ hòa tan(trừ phân lân)Cây dễ hấp thụ, hiệu quả nhanh
Chất dinh dưỡng trong phân hữu cơ không sử dụng được ngay mà phải qua quá trình khoáng hoá, hiệu quả chậm.
Khả năng sống và tồn tại của vi sinh vật phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh.
Kết quả sau khi bón
Bón nhiều, liên tục trong nhiều năm (N,P) đất bị chua.
Bón liên tục không làm hại cho đất.
Bón liên tục không làm hại cho đất.
III.Kỹ thuật sử dụng
* Nhắc lại từng đặc điểm, tính chất các loại phân và kết hợp chứng minh, giải thích để học sinh hiểu:
- Số lượng nguyên tố dinh dưỡng:
+ Phân hoá học: chứa ít nguyên tố dinh dưỡng, thừơng là N, P, K
+ Phân hữu cơ: chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng: Đa lượng(N,P,K),vi lượng(Bo, Zn), trung lượng(Mg,S)
+ Phân vi sinh vật: chứa VSV nốt sần cây họ đậu,
- Tỉ lệ chất dinh dưỡng:
? Trong 3 loại phân trên loại phân nào phải bón nhiều?
+ Phân hoá học: tỉ lệ chất dinh dưỡng cao (chỉ càn bón ít)
+ Phân hữu cơ: tỉ lệ chất dinh dưỡng không ổn định (Bón nhiều)
+ Phân VSV: (Bón theo nhu cầu cây.)
Khả năng tan:
(Giáo viên thả 1 thìa phân đạm và lân,mỗi loại vào 1 cốc nước để cho học sinh quan sát khả năng tan của 2 loại phân)
+ Phân hoá học: ?Trong thực tế em thấy loại phân nào dễ tan?
N,K là dễ tan; P khó tan.
+ Phân hữu cơ: khó tan.
- Kết quả sau khi bón: Thực tế gia đình và địa phương em sau khi bón phân hóa học 1 thời gian thì thấu người dân phải bón vôi.Vậy bón vôi vào đất có tác dụng gì?
Gv giải thích thêm: trong phân hữu cơ có chứa gốc axít nên gây chua cho đất.
VD:( Keo đất)H++NH4Cl =(Keo đất)NH + HCl
( gây chua cho đất)
Phân hữu cơ và phân vi sinh vật không gây chua cho đất(trong thành phần không có gốc axít)
Nhấn mạnh:
- Mỗi đặc điểm, tính chất của 1 loại phân đều gắn liền với cách sử dụng chúng để có hiệu quả.
- Nắm được tính chất đặc điểm -> Cách bảo quản
? Em cho biết cách bảo quản các loại phân trên?
- GV cung cấp thêm kiến thức về cách bảo quản.
* Hoạt động 3: Tìm hiểu kỹ thuật sử dụng
? ở gia đình và địa phương em đã sử dụng các loại phân bón như thế nào?
- Sử dụng phiếu học tập
Phiếu học tập
Nhóm:.
Các loại phân
Cách sử dụng
Phân hoá học
Phân hữu cơ
Phân vi sinh vật
- Sau khi phát phiếu yêu cầu học sinh làm việc với sách giáo khoa, liên hệ thực tế, thảo luận nhóm -> Điền kết quả vào phiếu học tập.
- Giới hạn thời gian 5 phút
- Sau khi học sinh hoàn thành phiếu học tập GV gọi 3 nhóm lên bảng trình bày
- Học sinh hoàn chỉnh trên bảng .
- Giáo viên treo đáp án phiếu học tập đã chuẩn bị trước. Yêu cầu học sinh so sánh với kết quả mà các em đã làm.
- Phân hữu cơ bón nhiều
HS
- Học sinh liên hệ thưc tế để trả lời: Vì phân hoá học gây chua cho đất.
- Chú ý phần giải thích của GV
- Liên hệ thực tế, trao đổi, thảo luận nhóm-> Cử đại diện trả lời.
- Nhận phiếu học tập
- Làm việc với sách giáo khoa.
- Cử đại diện trình bày phiếu học tập.
- Các nhóm khác theo dõi, bổ sung thêm.
-Theo dõi và so sánh kết quả.
Đáp án phiếu học tập
Các loại phân
Cách sử dụng
Phân hoá học
- Phân kali, phân đạm dùng bón thúc là chính, có thể bón lót nhưng phải bón với lượng nhỏ.
- Phân lân dùng để bón lót
- Bón đạm sau nhiều năm phải bón vôi cải tạo.
- Phân NPK có thể bón lót hoặc bón thúc.
Phân hữu cơ
- Bón lót là chính nhưng trứơc khi sử dụng phải ủ cho hoai mục.
Phân vi sinh vật
-Trộn hoặc tẩm vào hạt, rễ cây trứơc khi gieo trồng
- Bón trực tiếp vào đất.
GV: Nhắc lại cách sử dụng từng loại phân
? Vì sao dùng phân Đạm, kali bón lót phải bón với lượng nhỏ? Nếu bón với lượng lớn thì sao?
Dựa vào đặc điểm khó tan của phân lân -> Phân lân dùng để bón lót
? Bón lót với bón thúc khác nhau ở chỗ nào?
- Giáo viên giải thích bổ sung
Tuỳ thuộc vào mỗi loại đất, loại cây trồng có nhu cầu về đạm, lân, kali nên phân hỗn hợp NPK được sản xuất riêng cho tường loại cây-> GV yêu cầu học sinh đọc thêm trong sách giáo khoa.
Để nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón; Hiện nay đang có xu hướng sản xuất phân phức hợp, dạng viên
? Dựa vào đặc điểm phân hữu cơ, em cho biết tại sao phân hữu cơ dùng để bón lót là chính?
GV lấy ví dụ thực tế : Người ta vẫn thường hoà phân tươi với nước để tưới rau -> Hậu quả: Ô nhiễm môi trường; Không an toàn thực phẩm, đe doạ sức khoẻ con người.
Phân vi sinh vật các em sẽ đựơc học cụ thể hơn ở bài sau.
HS: liên hệ thực tế ->
+ Do phân N, K có đặc điểm dễ tan -> Hiệu quả nhanh nên thường dùng để bón thúc.
+ ở giai đoạn đầu cây trồng còn nhỏ nên không sủ dụng hết -> các chất dinh dưỡng sẽ bị rửa trôi -> lãng phí.
- Học sinh chú ý nghe giảng.
- Phân hữu cơ phải qua quá trình khoáng hoá( từ dạng phức tạp - > dạng đơn giản) -> Bón lót là chính.Nghe câu hởi của giáo viên -> trả lời.
- Các em khác bổ sung
4: Tổng kết, đánh giá.
Đặt câu hỏi để học sinh trả lời.
Dựa vào câu trả lời câu học sinh -> Đánh giá giờ học.
5. Dặn dò
Cho học sinh làm 1 số câu hỏi trắc nghiệm(khoanh tròn 1 đáp án đúng nhất)
Câu 1:Loại phân nào khó tan trong nước:
KCl
Đam Urê
Supe lân
KNO3
Câu 2: Phân dùng để bón thúc là:
KCl
Đạm Urê
Supe lân
KNO3
Câu 3: Loại phân nào khi bón liên tục sẽ gây hại cho đất:
A.Phân hữu cơ
B. Phân hoá học
C.Phân vi sinh vật
D.Cả A và B
- Gv cho đáp án.
Đọc thông tin bổ sung cuối bài
Hs học bài cũ theo câu hỏi trong SGK
HS tiếp tục liên hệ thực tế việc sử dụng các loại phân bón ở địa phương.
HS đọc trước bài mới
* Rút kinh nghiệm
III.Kết quả khảo sát khả năng nắm và hiểu bài của 2 nhóm học sinh.
- Trong giờ học thầy và trò cùng làm việc, vai trò chủ thể của học sinh đựoc nâng cao, học sinh chủ động, tự giác. Đồng thời học sinh cũng mạnh dạn đưa ra những vấn đề để cùng tranh luận, cùng trao đổi.
- Với phương pháp sử dụng phiếu học tập và mẫu vật trực quan trong bài: “Đặc điểm, tính chất, kỹ thuật sử dụng một số loại phân bón thường dùng” qua khảo sát 2 nhóm học sinh kết quả như sau:
Điểm số Nhóm
Nhóm I ( Lớp chọn)
Nhóm 2 (Lớp đại trà)
Giỏi
89 hs
95 hs
Khá
14hs
58 hs
Trung bình
11hs
113 hs
Yếu
0 hs
0 hs
- Kết quả qủa khảo sát cho thấy 2 nhóm học sinh có khả năng lĩnh hội kiến thức khác nhau. Đây cũng là cơ sở để năm học tiếp theo giáo viên điều chỉnh để phù hợp với từng đối tượng học sinh.
C. Kết luận chung:
- Sử dụng phiếu học tập, dùng câu hỏi nêu vần đề, khai thác triệt để vốn kiến thức mà học sinh đã biết qua thực tế và đã học các môn khác, liên hệ thực tế. Đó là các phương pháp mà tôi đã vận dụng để thực hiện bài giảng này. Với những phương pháp đó tôi thấy học sinh tích cực, sáng tạo trong giờ học, chủ động nắm kiến thức.
- Sự giao tiếp giữa giáo viên và học sinh đã làm giảm sự ngăn cách giữa thầy và trò, đôi bên trao đổi tri thức cho nhau một cách tự nhiên không gò bó. Chính vì điều đó đã làm cho học sinh mạnh dạn, tự tin hơn.
- Mặc dù bản thân chưa có nhiều kinh nghiệm, xong tôi cũng rút ra cho mình những bài học bổ ích. Rất mong các bạn đồng nghiệp đóng góp thêm.
Hoà Bình, ngày 20 tháng 4 năm 2008
Người thực hiện
Nguyễn Th
ị Phương Thảo
Trỏi cõy hỡnh thự lạ mắt
Tạo húa nhào nặn hoặc bàn tay con người đó tạo ra những sản phẩm củ quả độc đỏo, giống hỡnh người và cỏc loài động vật. Dưới đõy là bộ sưu tập những loại thực vật cú hỡnh thự ngộ nghĩnh. Ảnh trờn Swns, Europics, Rex Features.
Những trỏi lờ hỡnh em bộ chắp tay giống quả nhõn sõm thần tiờn trong phim 'Tõy du ký', do ụng Gao Xianzhang ở Trung Quốc tạo nờn. ễng Gao dựng khuụn đặt vào quả trong lỳc chỳng đang lớn và phải mất 6 năm mới cú được quả lờ hoàn hảo như vậy.
Năm nay, ụng Gao thu hoạch hàng nghỡn quả lờ hỡnh em bộ. Mỗi quả giỏ 5 bảng.
Dưa hấu hỡnh vuụng được trồng ở Nhật.
Quả dưa hỡnh trỏi tim do một cặp nụng dõn ở Nhật tạo ra. Giỏ mỗi quả lờn tới 160 USD.
Thợ làm vườn cũn tạo được quả dưa hỡnh khuụn mặt đang cười.
Quả cà chua này giống hỡnh khuụn mặt cười.
Quả dưa chuột được tỡm thấy ở Lincolnshire, Anh giống một con vịt đang bơi.
Quả bầu hỡnh con rắn ở Montreal, Canada.
Cà chua cú hai sừng ở Lancashire, Anh.
ễng Ernie Crouch ở Tasmania, Australia cầm trờn tay củ khoai tõy giống hỡnh con gấu bụng.
Hai củ cà rốt quấn lấy nhau trong khu vườn Plymouth.
Củ khoai tõy hỡnh con gấu, ở Cambridge. ễng chủ Audus quyết định khụng nấu củ khoai đặc biệt này.
Khoai lang hỡnh một con chuột.
Củ khoai tõy giống một trỏi tim ở xứ Wales.
Củ gừng cú hỡnh con thỏ.
Quả cà chua mọc hai tai giống hỡnh con thỏ, ở Hampshire, Anh.
Cậu bộ ụm quả dưa chuột khổng lồ ở Petah Tikva, Israel.
Một thiếu nữ đứng giữa hai cõy cải bắp to lớn.
Quả bớ ngụ nặng 304 kg.
Hoài Vũ
Được cỏm ơn bởi:
5566
Thụng tin của
Gửi tin nhắn
T�m bài viết của
Thờm vào danh sỏch bạn
Thành viờn mới
Gia nhập: 27 T8 2009
Đang ở: Tiền Giang
Trạng thỏi:
Bài viết: 11
Yahoo nick:
Được cảm ơn: 143 lần
Trớch dẫn Trả lời Ngày gửi: 08 T9 2009 lỳc 4:25pm
waaaa....!!!!!!!!!!!!!!!! thật kỡ lạ
ko biết là thiờn nhiờn ban tặng hay là nhõn tạo????????
HÃY CƯỜI KHI BẠN THẬT SỰ VUI...
Được cỏm ơn bởi:
Gửi trả lời
Di chuyển nhanh
Tụi cú thể làm gỡ trong diễn đàn ?
Bạn khụng thể tạo đề tài mới
Bạn khụng thể trả lời bài viết
Bạn khụng thể xoỏ bài viết bạn đó gưi
Bạn khụng thể sửa bài viết bạn đó gửi
Bạn khụng thể tạo bỡnh chọn
Bạn khụng thể bỡnh chọn
Trang này được tạo ra trong 0.172 giõy.
Mudim v0.8 Tắt VNI Telex Viqr Tổng hợp Chớnh tảBỏ dấu kiểu mới [ Bật/Tắt (F9) Ẩn/Hiện bảng điều khiển (F8) ]
File đính kèm:
- thao hb.doc