Toán học là một bộ môn trong khoa học tự nhiên, là một môn học cơ bản trong chương trình phổ thông. Nó đòi hỏi người dạy, người học phải có tư duy sáng tạo. Do đó trong quá trình hướng dẫn của giáo viên, những tìm tòi khám phá kiến thức mới của học sinh phải được kiểm tra, đánh giá một cách chính xác. Chúng ta đang coi đây là việc làm thường xuyên, thế nhưng kiểm tra như thế nào để đảm bảo tính khoa học, kiến thức được kiểm tra phải là những kiến thức cơ bản nhất, làm thế nào học sinh có thể vận dụng kiến thức lý thuyết vào việc giải toán một cách dễ dàng nhất, nhanh nhất, chính xác nhất và việc chấm trả của giáo viên cũng được thuận lợi nhất.
Là một giáo viên dạy toán, trong suốt 4 năm qua tôi luôn được giảng dạy chương trình thí điểm SGK mới. Đặc biệt năm nay tôi được giảng dạy bộ môn toán lớp 9, tôi luôn suy nghĩ làm thế nào để thông qua bài giảng học sinh nắm chắc được kiến thức cơ bản. Để kiểm soát được mức độ tiếp thu của các em một cách nhanh nhất, phải có cách thực hiện phương pháp kiểm tra như thế nào và trải qua thời gian tiến hành thực hiện qua các bài kiểm tra 15 phút, kiểm tra 1 tiết, kiểm tra học kỳ, tôi luôn áp dụng phương pháp kiểm tra "trắc nghiệm". Đây là một trong những hình thức kiểm tra chưa thật quen thuộc lắm đối với học sinh khi chưa thực hiện chương trình thay sách. Nhưng với nội dung chương trình SGK mới, phương pháp dạy mới, việc kiểm tra bằng phương pháp "trắc nghiệm" đã thực sự đưa lại những thuận lợi đáng kể trong quá trình dạy - học.
4 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1434 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vận dụng có hiệu quả việc kiểm tra bằng phương pháp "trắc nghiệm khách quan" vào các bài kiểm tra môn Toán, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vận dụng có hiệu quả việc kiểm tra bằng
phương pháp "trắc nghiệm khách quan"
vào các bài kiểm tra môn toán
I. đặt vấn đề:
Toán học là một bộ môn trong khoa học tự nhiên, là một môn học cơ bản trong chương trình phổ thông. Nó đòi hỏi người dạy, người học phải có tư duy sáng tạo. Do đó trong quá trình hướng dẫn của giáo viên, những tìm tòi khám phá kiến thức mới của học sinh phải được kiểm tra, đánh giá một cách chính xác. Chúng ta đang coi đây là việc làm thường xuyên, thế nhưng kiểm tra như thế nào để đảm bảo tính khoa học, kiến thức được kiểm tra phải là những kiến thức cơ bản nhất, làm thế nào học sinh có thể vận dụng kiến thức lý thuyết vào việc giải toán một cách dễ dàng nhất, nhanh nhất, chính xác nhất và việc chấm trả của giáo viên cũng được thuận lợi nhất.
Là một giáo viên dạy toán, trong suốt 4 năm qua tôi luôn được giảng dạy chương trình thí điểm SGK mới. Đặc biệt năm nay tôi được giảng dạy bộ môn toán lớp 9, tôi luôn suy nghĩ làm thế nào để thông qua bài giảng học sinh nắm chắc được kiến thức cơ bản. Để kiểm soát được mức độ tiếp thu của các em một cách nhanh nhất, phải có cách thực hiện phương pháp kiểm tra như thế nào và trải qua thời gian tiến hành thực hiện qua các bài kiểm tra 15 phút, kiểm tra 1 tiết, kiểm tra học kỳ, tôi luôn áp dụng phương pháp kiểm tra "trắc nghiệm". Đây là một trong những hình thức kiểm tra chưa thật quen thuộc lắm đối với học sinh khi chưa thực hiện chương trình thay sách. Nhưng với nội dung chương trình SGK mới, phương pháp dạy mới, việc kiểm tra bằng phương pháp "trắc nghiệm" đã thực sự đưa lại những thuận lợi đáng kể trong quá trình dạy - học.
ii. giải quyết vấn đề:
Bất kỳ một bài kiểm tra nào cũng phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:
Về kiến thức: Đảm bảo đủ các dạng toán với kiến thức cơ bản nhất.
Nếu là bài kiểm tra 15 phút: Kiến thức được kiểm tra phải là kiến thức cơ bản của bài giảng đó.
Nếu là bài kiểm tra chương thì nội dung bài kiểm tra phải là kiến thức cơ bản nhất trong chương ...
Về mức độ: Tối thiểu phải đạt từ 5 - 70% từ trung bình trở lên, phải có bài cho học sinh khá để phát hiện năng khiếu.
Về khối lượng: Phải vừa đủ (không quá dài, không quá ít), đảm bảo với mức độ thời gian tuỳ vào bài kiểm tra.
Chẳng hạn khi dạy xong chương I (đại số 9) chương căn thức bậc hai cần kiểm tra việc nắm những kiến thức cơ bản: Định nghĩa CTBH, CBHSH, hằng đẳng thức, khai phương một tích, khai phương một thương, chia các căn thức bậc hai, trục căn ở mẫu v.v... Sau khi sơ bộ hệ thông thống kiến thức trong chương việc ra bài kiểm tra phải chưa đựng các yêu cầu nội dung trên.
Ví dụ: Bài kiểm tra 1 tiết (thời gian 45') chương I.
Đề bài:
Khoanh tròn chỉ một chữ cái dứng trước kết quả đúng.
Căn bậc hai số học của 25 là
A.
25
B.
5
C.
(- 5)
D.
5
Biểu thức nhận giá trị:
A.
|a|
B.
a
C.
a
D.
- a
Nếu = 3 thì x bằng:
A.
64
B.
25
C.
4
D.
2
Với giá trị nào của x thì biểu thức sau có nghĩa:
A.
1 x
B.
x 3
C.
x < 3
D.
x > 3
Biểu thức: có giá trị là:
A.
25
B.
- 12
C.
5
D.
7
Biểu thức: có giá trị là
A.
+ 1
B.
2
C.
D.
2
Giá trị biểu thức: là:
A.
2
B.
(
C.
3
D.
- 1
Với nội dung bài kiểm tra tuy không rườm rà nhưng đã toát lên được toàn bộ nội dung trong chương, học sinh vận dụng kiến thức lý thuyết vào việc giải toán một cách thuận lợi để đi đến kết luận đúng. Đặc biệt thuận lợi trong việc chấm trả của giáo viên và kết quả bài kiểm tra đối với một lớp đại trà đã đạt được 70% từ trung bình trở lên trong đó có 15% đạt từ điểm 8 trở lên. Dẫu rằng không tránh khỏi những khó khăn trong khi thực hiện phương pháp kiểm tra "trắc nghiệm" giáo viên coi thi phải hết sức nghiêm khắc, tuyệt đối không để học sinh quay cóp, nhìn bài của nhau. Nếu không sẽ đánh giá học sinh không chính xác.
Hay bài kiểm tra thứ hai sau khi học xong chương I hình học, hệ thức lượng trong tam giác vuông, bằng phương pháp kiểm tra "trắc nghiệm" tôi đã vận dụng khá thành công.
Đề bài:
Khoanh tròn chỉ một chữ cái đứng trước kết quả đúng:
1, Trong hình bên cho D ABC vuông ở A, AH BC. Độ dài đoạn thẳng HB = 4. HC = 9. Độ dài AH bằng:
A.
4,5
B.
5
C.
6
D.
6,5
2, Cho D ABC vuông ở A, đường cao AH. Cho biết độ dài AB = 3; AC = 4. Thì độ dài AH bằng:
A.
B.
C.
D.
5
3, Cho và là hai góc nhọn thoã mãn điều kiện: sin = cos suy ra:
A.
+ = 900
B.
= 600,=300
C.
= =450
D.
=300, =600
4, Cho D ABC vuông ở A có đường cao AH:
a, sin B bằng:
A.
B.
C.
D.
b, cos C bằng:
A.
B.
C.
D.
c, tg B bằng:
A.
B.
C.
D.
d, cotg C bằng:
A.
B.
C.
D.
5, Quan sát hình bên:
D ABC có A = 900, đường cao AH. Hãy điền thêm vào chỗ chấm (...) số đo độ dài các đoạn thẳng thích hợp để được công thức đúng:
a, b2 = a x .............
b, h2 = ............. x .............
c, = +
d, .............. = a, c'.
Bài kiểm tra 45 phút với 5 bài toán trên đủ toát lên toàn bộ nội dung kiến thức cơ bản trong chương. Hệ thức lượng trong tam giác vuông. Kết quả giờ kiểm tra khá thành công. Trên 70% học sinh đạt kết quả từ trung bình trở lên.
Trong thời gian tôi đã tiến hành vận dụng phương pháp kiểm tra bằng "trắc nghiệm" thường xuyên đã làm cho học sinh trở nên quen thuộc và bước đầu bản thân tôi nhận thấy tương đối có hiệu quả. Hiện nay Bộ giáo dục và Sở giáo dục đã tiến hành ở mức độ 20% khối lượng kiến thức. 2/10 điểm dành cho trắc nghiệm. Nhưng tôi nghĩ nếu tiến hành ở mức 50% hoặc 100% bằng phương pháp "trắc nghiệm" có lẽ cũng tốt thôi. ở phương pháp này đòi hỏi người coi thi phải hết sức nghiêm túc mới đánh giá chính xác.
Tôi cũng hy vọng rằng phương pháp kiểm tra bằng "trắc nghiệm" ngày càng được thực hiện phổ biến, có hiệu quả ngày càng cao.
Trên đây là chút kinh nghiệm được rút ra trong công tác giảng dạy tuy bản thân đã có nhiều cố gắng nhưng còn rất nhỏ nhoi, bản thân sẽ cố gắng học tập rèn luyện, tự học tự bồi dưỡng để có nhiều kinh nghiệm có giá trị hơn./.
File đính kèm:
- Van dung KT danh gia bang trac nghiem vao mon Toan.doc