Vận dụng phương pháp tích cực giảng dạy môn ngữ văn lớp 6A

A. Phần mở đầu:

I. Lí do chọn đề tài:

Xuất phát từ yêu cầu chung của sự nghiệp đổi mới giáo dục và nguyện vọng thiết thực của bản thân nên tôi đã chọn đề tài này.

Yêu cầu của đề tài này là chọn ra những biện pháp tối ưu nhằm phát huy tính độc lập, sáng tạo trong học tâp của học sinh đối với môn ngữ văn.

II. Đối tượng nghiên cứu:

Chương trình ngữ văn 6, quá trình học tập của học sinh.

III. Phạm vi nghiên cứu:

Học sinh lớp 6A2 trường THCS Hòa Thạnh.

IV. Phương pháp nghiên cứu:

- Nghiên cứu tài liệu và sách tham khảo.

- Tổng hợp kinh nghiệm.

- Nghiên cứu từng học sinh.

- Sử dụng phương pháp tổng hợp, so sánh

B. Nội dung:

I. Cơ sở lí luận:

Môn học ngữ văn nhằm giúp học sinh phát triển tư duy, hoàn thiện về tài, đức hình thành con người lao động mới đáp ứng nhu cầu cấp thiết của xã hội hiện nay.

II. Cơ sở thực tiễn:

Học sinh hiện nay ít chú trọng đến việc học văn, không hứng thú đối với môn học này chính vì thế giáo viên cần phải biết kết hợp việc đổi mới phương pháp, vận dụng thực tiễn, sáng tạo các phương pháp tích cực vào bài dạy để kết quả học tập đạt hiệu quả cao.

 

doc19 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 19785 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vận dụng phương pháp tích cực giảng dạy môn ngữ văn lớp 6A, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BẢN TÓM TẮT ĐỀ TÀI - Tên đề tài: Vận dụng phương pháp tích cực giảng dạy môn ngữ văn lớp 6A. - Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Kim Chung. - Đơn vị công tác: Trường THCS Hòa Thạnh. A. Phần mở đầu: I. Lí do chọn đề tài: Xuất phát từ yêu cầu chung của sự nghiệp đổi mới giáo dục và nguyện vọng thiết thực của bản thân nên tôi đã chọn đề tài này. Yêu cầu của đề tài này là chọn ra những biện pháp tối ưu nhằm phát huy tính độc lập, sáng tạo trong học tâp của học sinh đối với môn ngữ văn. II. Đối tượng nghiên cứu: Chương trình ngữ văn 6, quá trình học tập của học sinh. III. Phạm vi nghiên cứu: Học sinh lớp 6A2 trường THCS Hòa Thạnh. IV. Phương pháp nghiên cứu: - Nghiên cứu tài liệu và sách tham khảo. - Tổng hợp kinh nghiệm. - Nghiên cứu từng học sinh. - Sử dụng phương pháp tổng hợp, so sánh … B. Nội dung: I. Cơ sở lí luận: Môn học ngữ văn nhằm giúp học sinh phát triển tư duy, hoàn thiện về tài, đức … hình thành con người lao động mới đáp ứng nhu cầu cấp thiết của xã hội hiện nay. II. Cơ sở thực tiễn: Học sinh hiện nay ít chú trọng đến việc học văn, không hứng thú đối với môn học này chính vì thế giáo viên cần phải biết kết hợp việc đổi mới phương pháp, vận dụng thực tiễn, sáng tạo các phương pháp tích cực vào bài dạy để kết quả học tập đạt hiệu quả cao. III. Nội dung vấn đề: 1. Phương pháp tích cực và vai trò của nó đối với môn ngữ văn 6 theo chương trình SGK mới. a. Phương pháp tích cực. b. Đặc trưng cơ bản của phương pháp tích cực. 2. Một số phương pháp tích cực chủ yếu. a. Phương pháp tình huống có vấn đề. b. Phương pháp kích thích tư duy (câu hỏi gợi mở). c. Phương pháp thảo luận nhóm. d. Phương pháp đóng vai. * Một số bài minh họa cụ thể. IV. Bài học kinh nghiêm: Những ưu và khuyết điểm nhận thấy trong quá trình thực hiện đề tài. c. Kết luận. Tây Ninh, ngày … tháng … năm 2010. Người thực hiện Nguyễn Thị Kim Chung A. PHẦN MỞ ĐẦU I. Lí do chọn đề tài: Quá trình đổi mới nội dung, chương trình, sách giáo khoa và phương pháp dạy học mới là xu thế tất yếu nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh, đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, nó cũng phù hợp với mục tiêu, nội dung giáo dục con người Việt Nam mới trong luật giáo dục, trong đó đổi mới phương pháp dạy học mới, hiện đại trở thành vấn đề bức thiết hiện nay. Đối với bộ môn ngữ văn ở trường THCS việc vận dụng phương pháp dạy học hiện đại cũng có những yêu cầu mới. Dạy học môn ngữ văn không chỉ đơn giản là truyền thụ tri thức mà còn hình thành tình yêu thích môn học, yêu tiếng mẹ đẻ, tự hào về truyền thống văn học của dân tộc, rèn kĩ năng nói viết hay, lưu loát … Muốn được như thế, người thầy phải biết áp dụng phương pháp dạy học mới vào trong từng tiết học, tránh cách dạy nghiên về lí thuyết khô khan xa rời thực tế. Thực tiễn giảng dạy và học tập bộ môn ngữ văn ở trường THCS Hòa Thạnh sau nhiều năm thay sách tôi mạnh dạn đăng kí nghiên cứu đề tài này nhằm nhận thức đúng đắn hơn về tác dụng của các phương pháp tích cực. Việc nghiên cứu đề tài này xuất phát từ yêu cầu chung của sự nghiệp đổi mới giáo dục và nguyện vọng thiết thực của bản thân, từ đó sẽ rút ra những biện pháp tối ưu nhằm phát huy tính độc lập, sáng tạo trong học tập của học sinh đối với môn ngữ văn. II. Đối tượng nghiên cứu: Chương trình ngữ văn 6. Quá trình dạy học môn ngữ văn 6. Quá trình học tập của học sinh theo phương pháp tích cực, đặc biệt chú ý đến hiệu quả của phương pháp tích cực. III. Phạm vi nghiên cứu: Học sinh lớp 6A2 trường THCS Hòa Thạnh. IV. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tài liệu, sách tham khảo có liên quan. Nghiên cứu từng học sinh. Ngoài ra còn sử dụng phương pháp tổng hợp, so sánh. Dự giờ đồng nghiệp rút kinh nghiệm. B. PHẦN NỘI DUNG ĐỀ TÀI I. Cơ sở lí luận: Đất nước ta hiện nay ngày càng phát triển, hội nhập với nền kinh tế của các nước trên thế giới. Chính vì thế cần phải có những con người năng động, sáng tạo, có trình độ … để phục vụ cho đất nước. Muốn làm được điều đó thì nhà nước cần phải đặt giáo dục lên mục tiêu hàng đầu, để đạt được những mục tiêu trên thì không có con đường nào khác là giáo dục phải được cải tiến. Giáo viên phải được đào tạo đúng chuyên môn nghiệp vụ, người dạy phải biết vận dụng các phương pháp dạy học để đưa kiến thức đến cho người học. Trang thiết bị phải được trang bị đầy đủ. Giáo viên phải khơi dậy và phát huy tối đa năng lực tự học của học sinh và khả năng sáng tạo của học sinh. Dạy học ngữ văn là dạy cho học sinh có khả năng phát triển tư duy, sáng tạo, chủ động tích cực trong học tập. Dạy học ngữ văn 6 theo phương pháp tích cực là nhằm tạo cho học sinh rèn luyện phẩm chất, thái độ, tình cảm của bản thân, rèn luyện cho học sinh khả năng nghe – nói – đọc – viết; dạy tiếng Việt là làm sao cho học sinh vận dụng vào quá trình giao tiếp của mình; còn tập làm văn là rèn cho học sinh sử dụng ngôn ngữ vào việc thể hiện, trình bày vấn đề nào đó có tính logic, mạch lạc … nói chung dạy ngữ văn là tạo cho học sinh sau khi học xong THCS, các em có khả năng giao tiếp tốt, hình thành, phát triển nhân cách, phẩm chất, đạo đức, biết cách ứng xử trong xã hội. Để thực hiện được điều đó thì người giáo viên cần phải vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học tích trong giờ học để học sinh có hứng thú trong giờ, tiếp thu bài tốt hơn, giờ học đạt được hiệu quả cao nhất. II. Cơ sở thực tiễn: Tình hình chung hiện nay học sinh ít có hứng thú đối với môn ngữ văn, xem đó chỉ là môn phụ. Để thay đổi tâm lí đó của học sinh, người giáo viên cần phải nghiên cứu, đầu tư cho tiết dạy của mình để học sinh có cách nhìn khác và yêu thích, hứng thú đối với giờ học ngữ văn. Để làm được điều đó điều đầu tiên mà giáo viên cần quan tâm đó là đổi mới phương pháp dạy học mà một trong những phương pháp đó là phương pháp tích cực. Phương pháp dạy học tích cực là người được giáo dục trở thành người tự giáo dục, là nhân vật tự giác chủ động, có ý thức về sự giáo dục của bản thân mình. Nói như thế không phải là hoàn toàn loại bỏ các phương pháp dạy học truyền thống: diễn giảng, vấn đáp mà trong giờ học người giáo viên phải biết vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học phù hợp với đặc trưng của từng phân môn để gây hứng thú cho học sinh, phát huy được tính chủ động, sáng tạo của học sinh. Từ những điều tôi nói ở trên cũng như từ thực tế của việc học môn ngữ văn của học sinh ở trường THCS Hòa Thạnh, chính vì vậy bản thân tôi đã cố gắng tìm tòi, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực để làm sao học sinh hứng thú phát huy tính tích cực chiếm lĩnh kiến thức ở mỗi bài học. III. Nội dung vấn đề: 1. Phương pháp tích cực và vai trò của nó đối với môn ngữ văn 6 theo chương trình sách giáo khoa mới. a. Phương pháp tích cực: - Phương pháp dạy học là cách thức hoạt động của giáo viên trong việc chỉ đạo, tổ chức hoạt động của học sinh nhằm đạt được mục tiêu dạy học. - Phương pháp tích cực là nói đến một nhóm phương pháp giáo dục dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. Người ta dùng thuật ngữ rút gọn như vậy đơn giản khi giao tiếp ngôn ngữ. Từ active (tiếng Anh) hay accif (tiếng Pháp) có các nghĩa tương đương trong tiếng Việt đó là tính tích cực chủ động, hoạt động. Tích cực trong phương pháp tích cực được dùng với nghĩa là chủ động học tập, trái với thụ động, không hoạt động chứ không dùng theo nghĩa: + Tính tích cực biểu hiện trong hoạt động, nhưng đó phải là những hoạt động của cơ thể. Vì vậy phương pháp hoạt động tích cực, thực chất là cách dạy hướng tới học tập chủ động, chống thói quen học tập thụ động. + Dấu hiệu của tích cực học tập của học sinh: Khao khát tự nguyện tham gia trả lời câu hỏi của giáo viên, bổ sung các câu hỏi của bạn, thích phát biểu ý kiến của mình về vấn đề được nêu ra. Hay nêu thăc mắc, đòi hỏi giải thích cặn kẽ những vấn đề giáo viên trình bày chưa rõ, chưa đủ. Chủ động vận dụng linh hoạt các kiến thức, kĩ năng đã học để nhận thức những vấn đề mới. Muốn góp ý những thông tin mới từ các nguồn, có khi ngoài phạm vi môn học, biểu hiện có tích cực học tập thành ý chí như: chú ý vào vấn đề đang học, kiên trì hoàn thành bài tập, không nản chí, chùng bước khi công việc chưa xong. + Có thể phân biệt ba cấp độ khác nhau của tích cực học tập của học sinh: Bắt chước: Các hoạt động của giáo viên, của bạn, gắn sức vè vấn đề cơ bắp. Tìm tòi: Tìm cách giải quyết độc lập các bài tập, lời giải cho bài tập tình huống khó. Sáng tạo: Nghĩ ra cách giải thích, trả lời độc đáo, những chứng minh sáng tạo. b. Đặc trưng cơ bản của phương pháp tích cực: - Dạy học thông qua các tổ chức học tập của học sinh. Thông qua các hành động có ý thức nhờ sự “đối thoại” và tự khám phá ra “cái mới” khi được trực tiếp giám sát, thảo luận, góp ý. - Dạy học chú trọng nêu phương pháp tự học. - Tăng cường học tập cá thể, phối hợp học tập hợp tác: Quan hệ thầy-trò; trò-trò; nhóm nhỏ (4-6 học sinh)… c. Bảng so sánh vai trò của phương pháp tích cực và phương pháp thụ động trong môn ngữ văn 6: Phương pháp tích cực Phương pháp thụ động Lấy học sinh làm trung tâm. Thông tin đa chiều. Học sinh tự học, tự nghiên cứu là chính. Gây hứng thú, sáng tạo. Tăng cường thực hành, hợp tác. Tạo không khí thoải mái, nhẹ nhàng, gần gũi, vui vẻ … Tăng cường kiểm tra tình huống có vấn đề, trắc nghiệm tư duy. Sử dụng câu hỏi gợi mở, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, trò chơi … Lấy giáo viên làm trung tâm. Thông tin chủ yếu một chiều. Giáo viên làm việc nhiều. Bị nhồi nhét, áp đặt. Trình bày ý kiến đơn thuần. Làm không khí lớp học bị trầm lặng, bị dồn ép nặng nề. Kiểm tra kiểu học thuộc lòng. Sử dụng phương pháp diễn giảng đơn thuần. 2. Một số phương pháp tích cực chủ yếu: Để đổi mới phương pháp theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh ở môn ngữ văn 6 cần tập trung vận dụng một số phương pháp đổi mới là: a. Phương pháp tình huống có vấn đề: Tình huống có vấn đề luôn chứa đựng nội dung chính xác định một nhiệm vụ, một vấn đề nào đó cần giải quyết, một vướng mắc cần tháo gỡ. Do vậy, kết quả của việc nghiên cứu, giải quyết sẽ là những tri thức mới, nhận thức mới, phương pháp hành động mới đối với học sinh Cấu trúc một quá trình giải quyết tình huống có vấn đề ở môn ngữ văn 6: + Giáo viên đặt vấn đề để xây dựng nội dung bài học: 0 Học sinh phát hiện, nhận diện vấn đề. 0 Phát biểu vấn đề cần giải quyết. + Giải quyết vấn đề: 0 Đề xuất cách giải quyết. 0 Lập kế hoạch giải quyết. + Kết luận: 0 Thảo luận kết quả đánh giá. 0 Khẳng định, bác bỏ, giải quyết. 0 Phát biểu kết luận. 0 Đề xuất vấn đề mới. => Giải quyết vấn đề có thể phân biệt bốn mức độ từ thấp đến cao: - Mức độ 1: Giáo viên đặt vấn đề, nêu cách giải quyết, học sinh thực hiện cách giải quyết theo hướng dẫn của giáo viên, giáo viên đánh giá kết quả làm việc của học sinh. - Mức độ 2: Giáo viên nêu vấn đề gợi ý, học sinh tìm cách giải quyết. Học sinh thực hiện cách giải quyết, giáo viên, học sinh cùng đánh giá. - Mức độ 3: Giáo viên cung cấp thông tin tạo tình huống, học sinh phát hiện và xác định vấn đề nảy sinh, tự đề xuất các giả thuyết và chọn giải pháp. Học sinh thực hiện cách giải quyết vấn đề với sự giúp đỡ của giáo viên, khi cần học sinh cùng giáo viên đánh giá. - Mức độ 4: Học sinh tự phát hiện vấn đề nảy sinh trong hoàn cảnh của mình hoặc của cộng đồng, lựa chọn vấn đề giải quyết, học sinh giải quyết vấn đề, tự đánh giá chất lượng, hiệu quả của vấn đề. * Đặt vấn đề: từ 1 đến 4 vấn đề. * Giải quyết vấn đề: - Cách giải quyết: Nhóm hội ý giải quyết, trả lời hoặc cá nhân tự tra lờiû (có quyền bổ sung theo nhóm). - Mỗi nhóm giải quyết 1 vấn đề. - Tiến hành giải quyết từng vấn đề. - Giải quyết bài tập. * Kết luận: - Thảo luận chung cả lớp. - Học sinh, giáo viên khẳng định vấn đề (hoặc bác bỏ). - Giáo viên kết luận theo nội dung bài. - Đề xuất mới (nếu có). b. Phương pháp kích thích tư duy (câu hỏi gợi mở): - Câu hỏi gợi mở nhằm mục đích: Gây hứng thú, thu hút sự chú ý, kích thích tìm tòi, gợi cách suy nghĩ, kiểm tra đánh giá. - Xét về chất có 2 loại câu hỏi: Câu hỏi yêu cầu thấp và câu hỏi yêu cầu cao. + Câu hỏi yêu cầu thấp, sử dụng khi: Giới thiệu tài liệu mới. Luyện tập thực hành. Ôn tập tài liệu đã học + Câu hỏi yêu cầu cao, sử dụng khi: >Học sinh đã có thông tin cơ bản, giáo viên muốn học sinh sử dụng các thông tin ấy trong các tình huống phức tạp hơn. > Học sinh đang tham gia giải quyết vấn đề. > Học sinh đang bị cuốn hút vào cuộc thảo luận sôi nổi và sáng tạo. => Để trả lời 1 câu hỏi thuộc loại có yêu cầu cao, học sinh thường phải đi qua 5 bước: - Chăm chú theo dõi cách đặt câu hỏi của giáo viên. - Suy nghĩ để nắm rõ nội dung yêu cầu của câu hỏi. - Trả lời thầm trong suy nghĩ. - Hình thành câu hỏi, trả lời công khai. - Xem lại câu trả lời của mình khi nghe câu trả lời của bạn hoặc khi nghe nhận xét của giáo viên đối với câu trả lời của bạn. c. Phương pháp thảo luận nhóm: Lớp học được chia thành những nhóm từ 4-6 học sinh, tùy mục đích, yêu cầu của vấn đề học tập, các nhóm được phân chia ngẫu nhiên hoặc có chủ định, ổn định trong cả tiết học (và cả năm học), các nhóm được giao cùng nhiệm vụ hoặc các nhiệm vụ khác nhau. Nhóm tự bầu ra nhóm trưởng nếu thấy cần thiết, trong nhóm có thể phân công mỗi nhóm viên hoàn thành một phần việc. Trong nhóm nhỏ, mỗi thành viên đều phải làm việc tích cực, không ỷ lại vào một vài người có hiểu biết và năng động hơn, các thành viên trong nhóm phải giúp đỡ nhau tìm hiểu vấn đề trong không khí thi đua với nhóm khác, kết quả làm việc của mỗi nhóm sẽ đóng góp vào kết quả hoạt động chung của cả lớp, nhóm có thể cử ra một đại diện, hoặc có thể phân công mỗi nhóm viên để trình bày một phần nếu nhiệm vụ học tập là khá phức tạp. Cấu tạo hoạt động này như sau: 1. Làm việc chung cả lớp: - Nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức. - Tổ chức các nhóm, giao nhiệm vụ. - Hướng dẫn cách làm việc theo nhóm. 2. Làm việc theo nhóm: - Trao đổi ý kiến, thảo luận theo nhóm. - Phân công trong nhóm, từng cá nhân làm việc rồi trao đổi. - Cử đại diện (hoặc phân công) trình bày kết quả làm việc của nhóm. 3. Thảo luận tổng kết toàn lớp: - Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả. - Thảo luận chung. - Giáo viên tổng kết, đặt vấn đề cho bài tiếp theo hoặc vấn đề tiếp theo. d. Phương pháp đóng vai: - Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành “làm thử” một số tình huống có trong văn bản, hoặc một số cách ứng xử nào đó mà em sẽ làm nếu giả định trường hợp gặp phải là mình. - Cách sử dụng phương pháp này: + Giáo viên giới thiệu tình huống. + Các nhóm hoặc cá nhân lên đóng vai. + Học sinh nhận xét. + Cuối cùng giáo viên nhận xét, chốt ý. … * Với nội dung nghiên cứu ở trên, tôi đã đi vào nghiên cứu một số bài dạy cụ thể để thực hiên sáng kiến kinh nghiệm như sau: - Khi dạy các văn bản: Con Rồng, cháu Tiên; ông lão đánh cá và con cá vàng; thầy bói xem voi … tôi vận dụng phương pháp đóng vai: + Bước 1: Giáo viên giới thiệu bài, tìm hiểu chú thích. + Bước 2: Giáo viên cho học sinh đóng vai các nhân vật trong truyện diễn lại nội dung câu chuyện hoặc cho học sinh đọc phân vai, giáo viên hướng dẫn kĩ cách đọc, giọng điệu của từng nhân vật khác nhau, giáo viên đọc mẫu cho học sinh nghe. + Bước 3: Sau khi nhìn các bạn diễn lại nội dung cốt truyện hoặc đọc phân vai, giáo viên cùng học sinh đi vào tìm hiểu văn bản. BÀI: CÂU TRẦN THUẬT ĐƠN CÓ TỪ LÀ Khi dạy bài này tôi vận dụng phương pháp tích cực như sau: * Phương pháp trò chơi: Bước kiểm tra bài cũ. - Bước 1: Giáo viên nêu hình thức chơi: dùng 4 bông hoa trong đó có 4 câu hỏi, gọi 4 học sinh, mỗi em chọn 1 bông hoa và làm theo yêu cầu khi cánh hoa nở ra. Mỗi bông hoa có ghi nội dung câu hỏi. - Bước 2: Học sinh đọc nội dung câu hỏi và trả lời. - Bước 3: Học sinh bên dưới nhận xét. - Bước 4: Giáo viên nhận xét, chốt ý, cho điểm. * Phương pháp thảo luận nhóm + trực quan: Trong phần luyện tập viết đoạn văn. - Bước 1: Giáo viên treo 4 bức tranh cho học sinh quan sát: + Tranh 1: Cảnh sông nước Cà Mau (Bài sông nước Cà Mau của Đoàn Giỏi). + Tranh 2: Cảnh vượt thác của dượng Hương Thư (Bài vượt thác của Võ Quảng). + Tranh 3: Cảnh chú bé Lượm đi liên lạc (Bài Lượm của Tố Hữu). + Tranh 4: Cảnh đảo Cô Tô (Bài Cô Tô của Nguyễn Tuân). - Bước 2: Giáo viên nêu yêu cầu: Viết đoạn văn miêu tả lại một trong bốn bức tranh trên. Trong đoạn văn có ít nhất một câu trần thuật đơn có từ là, nêu tác dụng của nó trong đoạn. - Bước 3: Giáo viên phân công nhiệm vụ từng nhóm, qui định thời gian thảo luận cụ thể. + Nhóm 1: Tranh 1 + Nhóm 2: Tranh 2 + Nhóm 3: Tranh 3 + Nhóm 4: Tranh 4 - Bước 4: Học sinh về vị trí thảo luận, nhóm cử thư kí viết đoạn văn sau khi thảo luận. - Bước 5: Hết giờ, học sinh quay về vị trí cũ, cử đại diện lên trình bày -> Giáo viên gọi học sinh nhận xét, cuối cùng giáo viên nhận xét, chốt ý. BÀI: TREO BIỂN – LỢN CƯỚI, ÁO MỚI Khi dạy bài này tôi đã vận dụng phương pháp tích cực như sau: * Phương pháp kích thích tư duy (gợi mở): Khi dạy bài treo biển: - Khi phân tích xong văn bản, giáo viên hỏi học sinh: + Trong cuộc sống có khi nào em hoặc bạn em nghe theo lời người khác một cách máy móc như bài treo biển không? Kể ra? + Nêu tác hại của nó? + Từ truyện em rút ra bài học gì cho bản thân? * Phương pháp đóng vai: khi dạy bài lợn cưới, áo mới: + Bước 1: Giáo viên cho học sinh đọc văn bản. + Bước 2: Giáo viên cùng học sinh đi tìm hiểu văn bản. + Bước 3: Khi phân tích anh khoe áo, giáo viên hỏi: lời nói, điệu bộ của anh khoe áo có gì khác thường? Em hãy đóng vai anh khoe áo mô tả lại thái độ, tâm trạng của anh ta lúc bấy giờ? + Bước 4: Học sinh bên dưới nhận xét. BÀI : SỐ TỪ, LƯỢNG TỪ - Khi dạy bài này tôi vận dụng phương pháp trò chơi (củng cố bài) cách tiến hành: + Bước 1: Giáo viên đưa ra thể lệ cuộc chơi: “Ai nhanh hơn” + Bước 2: Giáo viên chia lớp làm 2 đội a và b (theo dãy). + Bước 3: Giáo viên cho học sinh thi tìm câu ca dao, tục ngữ … mà có sử dụng số từ, lượng từ. Dãy nào tìm nhiều, đúng và nhanh thì dãy đó sẽ thắng. - Vận dụng phương pháp thảo luận nhóm: + Bước 1: Chia lớp làm 4 nhóm. + Bước 2: Đọc câu hỏi ghi ở bảng phụ: Câu 1: bài tập 1. Câu 2: bài tập 2. Câu 3: bài tập 3. Câu 4: Giáo viên đưa thêm bài tập ở ngoài: Viết một đoạn văn ngắn (chủ đề tự chọn), trong đoạn văn có sử dụng số từ và lượng từ? Gạch chân dưới số từ và lượng từ có trong đoạn văn ấy? + Bước 3: Giáo viên hướng dẫn học sinh thảo luận, quy định thời gian thảo luận cụ thể. + Bước 4: Học sinh quay về vị trí tham gia thảo luận. + Bước 5: Học sinh cử đại diện lên treo bảng phụ lên bảng, sau đó trình bày phần thảo luận. + Bước 6: Học sinh các nhóm nhận xét, bổ sung, cuối cùng giáo viên nhận xét, chốt ý. BÀI: TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN TỰ SỰ Khi dạy bài này tôi áp dụng phương pháp tình huống có vấn đề: + Bước 1: Giáo viên giới thiệu bài. + Bước 2: Trước khi đi vào tìm hiểu ý nghĩa và đặc điểm chung của phương thức tự sự, giáo viên đặt câu hỏi: Câu 1: Trong cuộc sống hàng ngày các em có kể chuyện và nghe kể chuyện không? Câu 2: Các em thường nghe hoặc kể những chuyện gì? Câu 3: Theo em, kể chuyện để làm gì? Học sinh lần lượt trả lời, cuối cùng giáo viên đi vào vấn đề: ý nghĩa của phương thức tự sự. BÀI: CÂY BÚT THẦN Khi dạy bài này tôi áp dụng phương pháp tích cực như sau: * Phương pháp kích thích tư duy, gợi mở: - Bước 1: Giáo viên nêu câu hỏi: + Em bé vẽ những gì cho người nghèo? + Tại sao em lại vẽ cho họ những vật dụng ấy? (GV gợi mở: Sao em không vẽ cho họ tiền, vàng, ruộng đồng …?) + Nếu em có cây bút thần em sẽ vẽ những gì cho người nghèo? + Qua truyện em rút ra bài học gì cho bản thân? - Bước 2: Học sinh thảo luận, trình bày phần thảo luận. * Phương pháp thảo luận nhóm nhỏ (có thể thảo luận theo bàn): - Bước 1: Giáo viên treo câu hỏi đã viết trong bảng phụ lên bảng: Câu hỏi: Mặc dù cố giấu mình, giấu tài nhưng Mã Lương có giấu được mãi không? Điều gì đã xảy ra? Có thể bỏ chi tiết này được không? Vì sao? - Bước 2: Học sinh thảo luận theo bàn, sau đó trình bày phần thảo luận. BÀI: ĐỘNG PHONG NHA Khi dạy bài này tôi áp dụng phương pháp tích cực như sau: * Phương pháp tình huống có vấn đề: - Bước 1: Sau khi kiểm tra bài cũ xong, giáo viên hỏi học sinh: Đến nay Việt Nam có rất nhiều di sản văn hóa, danh lam thắng cảnh được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Em nào có thể giới thiệu cho cả lớp biết các di sản đó không? - Bước 2: Học sinh suy nghĩ, trả lời. - Bước 3: Giáo viên nhận xét, bổ sung, chuyển vào bài. * Phương pháp thảo luận nhóm: - Bước 1: Giáo viên treo bảng phụ ghi nội dung 2 câu hỏi lên bảng. - Bước 2: Học sinh đọc câu hỏi, giáo viên chia lớp làm 2 nhóm thảo luận: nhóm 1, 2 trả lời câu hỏi 1; nhóm 3, 4 trả lời câu hỏi 2. Câu 1: - Em hãy cho biết động chính được tác giả miêu tả như thế nào? Tìm những chi tiết miêu tả động chính và nhận xét? - Cảnh bên ngoài động có vẻ đẹp như thế nào? Câu 2: Có ý kiến cho rằng: “cách miêu tả của tác giả rất hợp lí, đem lại hiệu quả cao đối với người đọc”. Em có đồng ý không? Vì sao? * Phương pháp trực quan: Giáo viên cho học sinh quan sát tranh động Phong Nha. * Kết quả: Trong quá trình áp dụng phương pháp tích cực trong giảng dạy theo hướng đề tài nghiên cứu, kết quả khảo sát được như sau: Tổng số hs 30 XẾP LOẠI – TỈ LỆ Giỏi % Khá % TB % Yếu % Học kì I 1 3.3 9 30 12 40 8 26.7 Học kì II 2 6.7 11 36.7 13 43.3 4 13.3 IV.

File đính kèm:

  • docDe tai SKKN mon Ngu van 6Tham khao.doc
Giáo án liên quan