Văn học Việt Nam hiện đại (ngữ văn 11)

-Khái niệm hiện đại hoá: Là thoát ra khỏi hệ thống thi pháp của VHTĐ.(thi pháp hiện đại quá phức tạp và không có một thi pháp chung ,mỗi xu hứng có một thi pháp riêng )

-Thi pháp :là một khái niệm xuất hiện từ thời cổ đại (theoArixtốt: thi pháp là phép làm thơ , là nghệ thuật diễn đạt.).Thi pháp của một thời kì văn học là những yếu tố về hình thức nghệ thuật, nó hình thành một cách có hệ thống và tương đối bền vững,phản ánh tư tưởng mĩ học của cộng đồng văn học ấy.

-Cộng đồng VHTĐ là trí thức Hán học. Họ phản ánh hiện thực thông qua một hệ thống thi pháp ước lệ dày đặc và nghiêm ngặt.Vậy khi dạy VHTĐ phải làm cho học sinh trở thành cộng đồng văn học ấy.

-Ước lệ đối lập với tả thực (chỉ tả thực khi nó phi văn học, phi văn hoá. XHPK là xã hội đẳng cấp ,phân biệt nhau bằng cao thấp, sang hèn ,

bằng nghi lễ-> XH lắm nghi lễ thì văn chương nhiều ước lệ. Ước lệ thành tư tưởng mĩ học của một thời đại.

-Ước lệ của VHTĐcó 3 tính chất:

+có tính uyên bác và cách điệu hoá.

+tính sùng cổ.

+tính phi ngã

-Thể loại của không phân biệt rạch ròi(VH nguyên hợp).Coi trọng Vh thuật, đạo đức, xem nhẹ văn chương nghệ thuật

 

doc7 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2476 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Văn học Việt Nam hiện đại (ngữ văn 11), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VĂN HỌC VIỆT NAM HIỆN ĐẠI (NGỮ VĂN 11) A.Một số điểm cần chú ý về nội dung: I.Bài Khái quát văn học từ đầu thế kỉ XX-> CM tháng Tám năm1945.• 1-Khái niệm hiện đại hoá: Là thoát ra khỏi hệ thống thi pháp của VHTĐ.•(thi pháp hiện đại quá phức tạp và không có một thi pháp chung ,mỗi xu hứng có một thi pháp riêng…) •-Thi pháp :là một khái niệm xuất hiện từ thời cổ đại (theoArixtốt: thi pháp là phép làm thơ , là nghệ thuật diễn đạt.).Thi pháp của một thời kì văn học là những yếu tố về hình thức nghệ thuật, nó hình thành một cách có hệ thống và tương đối bền vững,phản ánh tư tưởng mĩ học của cộng đồng văn học ấy.• -Cộng đồng VHTĐ là trí thức Hán học. Họ phản ánh hiện thực thông qua một hệ thống thi pháp ước lệ dày đặc và nghiêm ngặt.Vậy khi dạy VHTĐ phải làm cho học sinh trở thành cộng đồng văn học ấy. •-Ước lệ đối lập với tả thực (chỉ tả thực khi nó phi văn học, phi văn hoá. XHPK là xã hội đẳng cấp ,phân biệt nhau bằng cao thấp, sang hèn , bằng nghi lễ-> XH lắm nghi lễ thì văn chương nhiều ước lệ. Ước lệ thành tư tưởng mĩ học của một thời đại. -Ước lệ của VHTĐcó 3 tính chất: +có tính uyên bác và cách điệu hoá. +tính sùng cổ. +tính phi ngã -Thể loại của không phân biệt rạch ròi(VH nguyên hợp).Coi trọng Vh thuật, đạo đức, xem nhẹ văn chương nghệ thuật 2- Văn học phát triển mau lẹ: Cộng đồng Vh của thời kì này là trí thức tiểu tư sản Tây học->Tư tưởng mĩ học của TTS trí thức tây học. +Trí thức TTS sống ở thành thị nên chịu sự tác động của đời sống đô thị hoá. + Chịu ảnh hưởng của văn hoá phương Tây -> Thức tỉnh cái tôi cá nhân ,muốn khẳng định sự tồn tại của cá nhân trong đời sống. + Họ viết văn để khẳng định cái tôi cá nhân của mình->Hình thành nên một phong trào sáng tác văn chương nên thúc đẩy Vh phát triển. 3- VềVH lãng mạn và VH hiện thực : -Trước đây phân biệt, thậm chí đối lập. -Nay không phân biệt, mà lãng mạn và hiện thực là 2 khuynh hướng thẫm mĩ đáp ứng 2 nhu cầu tâm hồn của con người. Mỗi con người ai cũng có 2 nhu cầu ấy - Tại sao lại gọi là nhà văn hiện thực, nhà văn lãng mạn vì là do sở trường của nhà văn ấy thiên về hiện thực hay lãng mạn. 3.1 Về Vh lãng mạn: khẳng định cái tôi cá nhân được giải phóng về tư tưởng, tình cảm, cảm xúc và trí tưởng tượng. -Đề tài ưa thích của VHLM:Thiên nhiên, tình yêu, tôn giáo. -VH lãng mạn thích nói cái biệt dị ( những vùng xa lạ, những tính cách phi thường) -Coi buồn đau là phạm trù của mĩ học. nhân vật của VhLM có nhu cầu đau khổ: ho lao,ốm yếu, chết (Tố Tâm, Chương…) -Thể loại : thích hợp với thơ trữ tình, văn xuôi trữ tình 3.2 Về VH Hiện thực: ngược lại với VHLM, đi vào những cảnh bình thường ở nông thôn, đi sâu vào bản chất nên các nhàvăn hiện thực coi -Sáng tạo những điển hình để phản ánh xã hội, không thích tả thiên nhiên chỉ tả hiện thực “Văn sĩ xã hội” --Trọng sự chân thực của chi tiết “nghiên cứu sự thật công phu”. Nên VHHT thường dùng nguyên mẫu -Về thể loại tiểu thuyết và phóng sự là 2 thể loại mà VHHT thể hiện đầy đủ các đặc điểm của mình -Chữ HT phê phán chỉ có ở các nước XHCN để phân biệt với HTXHCN mình là nhà khoa học để phát hiện bản chất . II-Về một số tác phẩm mới đưa vào chương trình: 1-Văn xuôi: Cả chuẩn và nâng cao đều đưa thêm 2 bài văn nghị luận:Về luân lí xã hội ở nước ta (NLXH),Một thời đại trong thi ca(NLVH)-> đáp ứng yêu cầu đổi mới gắn văn học với đời sống và xem nó như một bộ phận không thể thiếu của đời sống tư tưởng có từ xưa đến nay. -Bài Về luân lí xã hội của nước ta (Phan Châu Trinh): +Khái niệm Luân lí xã hội: Là một học thuyết coi trọng sự quan tâm của con mgười đối với xã hội, cộng đồng(khác với Xh luân lí là XH thực thi tư tưởng trên) +tác giả bài luận cho rằng sỡ dĩ nước ta mất độc lập, hèn yếu như hiện nay là xã hội ta không có luân lí . +ông chủ trương phải cải tổ luân lí Xh bằng nhiều nội dung phong phú(giáo dục ý thức tương trợ lẫn nhau giữa các cá nhân trong XH,mỗi người phải có ý thức công dân và có sự hợp tác vượt lên ranh giới dân tộc và lãnh thổ + đây là bài mà PCT diễn thuyết vào đêm 19-11-1925 tại nhà hội thanh niên Sài Gòn do vậy tài hùng biện phải đi đôi với sự sâu sắc của tư tưởng và sự nồng nhiệt của cảm xúc (lập luận chặt chẽ,diễn đạt dung dị,giọng điệu chân thành ,nhiều khi thông thiết) Bài Một thời đại trong thi ca (HoàiThanh): Ngoài phương diện vănchương: những đặc điểm của thơ mới cần thấy phương diện xã hội: Đó là bi kịch của lớp trẻ đương thời (nguyên nhân sâu xa đưa họ đến tiếng Việt và thơ mới ) 2-Về thơ: -Bộ chuẩn có bài Hầu trời, Từ ấy -Bộ nâng cao: Hầu trời,Tương tư, Lai Tân, Từ ấy + Bài Hầu trời (thay bài Thề non nước tuy dài nhưng rất tiêu biểu cho nghệ thuật thơ Tản Đà (tính chất bình dân,giọng khôi hài) nó lại đáp ứng yêu cầu đổi mới tăng tính dân chủ:Khẳng định ý thức cá nhân, ý thức nghệ sĩ của Tản Đà và những quan niệm mới mẻ về văn và nghề văn + Bài Từ ấy của Tố Hữu: Đây là bài tiêu biểu cho hồn thơ của tập Từ ấy nói riêng và thơ Tố Hữu nói chung. Nó còn là tuyên ngôn về lẽ sống của người chiến sĩ và cũng là tuyên ngôn nghệ thuật của một nhà thơ : sống gắn bó hài hoà giữa cái tôi và cái ta, đặt mình giữa dòng đời và trong môi trường rộng lớn của quần chúng lao khổ. =>Qua đó khẳng định mối liên hệ sâu sắc giữa văn học và cuộc sống + Bài Lai Tân: Bên cạnh nội dung trữ tình tập NKTT còn phản ánh hiện thực.Bài thơ này tiêu biểu cho nội dung đó đồng thời còn mang tính xã hội cao +Bài Tương tư: Trong các nhà thơ mới Nguyễn Bính được xem là tiếng thơ quen nhất vì thơ ông vừa là tiếng nói của thời đại vừa như có sẵn đâu đó trong dân gian từ bao đời =>Qua bài thơ cho học sinh thấy được tận cùng của nỗi tương tư là niền khao khát gần kề, khao khát chung tình, khao khát nhân duyên. Tình yêu gắn kền với hơn hnân là một đặc điểm của quan niệm về tình yêu trong thơ Nguyễn Bính. Điều này khẳng định chất truyền thống , chất chân quê thấm sâu vào hồn thơ Nguyển Bính. B-một số điểm cần chú ý về phương pháp: 1- Quan điểm tiếp cận chung: -Giảng văn: coi trọng thầy giảng -Phân tích: thao tác khoa học( chưa đủ bỏ mất vai trò của trực giác, liên tưởng,tưởng tượng) -dạy văn phải là dạy đọc văn vì: + Tác giả viết văn là để cho người khác đọc, có đọc mới hiểu văn. +Đọc văn là quá trình đối thoại giữa học sinh-thầy giáo- tác giả đằng sau tác phẩm=> Đây là hình thức giao tiếp , đối thoại vuợt thời gian, không gian,không phải là truyền thụ một chiều + Từ việc đọc tác phẩm,học sinh tìm ra được ý nghĩa,nêu lên được những thắc mắc,những lí giải chủ quan của mình=> phát huy cá tính sáng tạo của học sinh -Phân biệt giữa tác phẩm và văn bản : + Tác phẩm là sản phẩm của nhà văn. + Văn bản là sản phẩm của nhà văn đã được người học thu nhận qua hoạt động đọc. -> Dạy học sinh đọc văn tức là biến sản phẩm của nhà văn thành văn bản của mình và biết cách diển đạt văn bản mà mình thu nhận được (đọc văn gần với làm văn) 2-Các hình thức và cấp độ đọc hiểu cần lưu yÙ 1. Đọc hiểu nghĩa từ trong văn bản; 2. Đọc hiểu nghĩa câu, đoạn văn trong văn bản; 3. Chọn thông tin quan trọng nhất của bài văn; 4. Nắm bắt các câu then chốt trong bài văn; 5. Phân tích, qui nạp nội dung cơ bản của đoạn, bài; 6. Phân tích, qui nạp quan điểm, tư tưởng của tác gia trong bài văn; 7. Phân tích thưởng thức giá trị nghệ thuật của văn bản. Phần 1: Dạy học một tác gia, tác phẩm lớn: + Nắm vững sự nghiệp văn chương của tác gia : tác phẩm tiêu biểu, quá trình sáng tác,nội dung cốt truyện tứ thơ,quan điểm nghệ thuật, phong cách sáng tác,một số đặc điểm nghệ thuật đặc sắc +Phương pháp : coi trọng hoạt động đọc- hiểu,tìm kiếm bổ sung thông tin về tác gia, phân tích minh họa,đánh giá tác gia, tổng hợp những tri thức cần nhớ về tác gia Phần 2: đọc tác phẩm thơ hiện đại 2.1. Với thơ chữ Hán PBC, HCM: - Ý thức đối chiếu văn bản dịch với nguyên tác; - Chỉ ra được sự kết hợp giữa tính cổ điển và tinh thần thời đại thể hiện trên văn bản; - Tích luỹ kinh nghiệm đọc thơ tứ tuyệt, bát cú chữ Hán PBC, HCM. 2.2 Với Thơ mới: - Ý thức tìm kiếm và chỉ ra được cái hay, cái mới, cái riêng (các bài Thơ Mới của Xuân Diệu, Nguyễn Bính, Huy Cận, Hàn Mặc Tử,…); - Ý thức tìm kiếm đằng sau cái đẹp của thiên nhiên, tình yêu và cuộc sống,… vẻ đẹp của cái Tôi ở mỗi bài thơ, vẻ đẹp tâm hồn của mỗi nhà thơ. Hầu trời một câu chuyện (tưởng tượng, hư cấu), bộc lộ cái “tôi” Tản Đà và nhiều điểm mới về tư tưởng, nghệ thuật. @ quan niƯm vỊ v¨n vµ nghỊ v¨n: - lµ mét nghỊ kiÕm sèng míi, cã ngêi b¸n, kỴ mua, cã thÞ trườngtiªu thơ vµ b¶n th©n thÞ trường cịng hÕt søc phøc t¹p, kh«ng dƠ chiỊu.(giấy người,mực người thuê người in, rẻ như bèo) -Sự cÇn thiÕt ph¶i chuyªn t©m víi nghỊ v¨n, ph¶i "trường vèn" ®Ĩ theo ®uỉi nã lâu dµi ("Nhê Trêi v¨n con cßn b¸n ®ỵc - Chưa biÕt con in ra mÊy m¬i", "Vèn liÕng cßn mét bơng v¨n ®ã"). -- chím nhËn ra : ®a d¹ng vỊ lo¹i, thĨ lµ mét ®ßi hái thiÕt yÕu cđa ho¹t ®éng s¸ng t¸c vµ víi nh÷ng s¸ng t¸c míi, tiªu chÝ ®¸nh gi¸ h¼n nhiªn lµ ph¶i kh¸c xưa(văn xuơi, văn vần,văn lí thuyết,văn chơi)... @ Cách xưng danh & ý thức cá nhân, dân tộc: - Tªn, hä tách theo kiĨu cung khai lÝ lÞch rÊt hiƯn ®¹i, l¹i cßn nãi râ bản qu¸n, quèc tÞch, ch©u lơc, tªn cđa hµnh tinh,... - Nơ cười hãm hØnh Èn ®»ng sau vỴ thËt thµ, thµnh khÈn trước ®Êng chÝ t«n, ý thøc c¸ nh©n, ý thøc d©n téc cđa nhµ th¬. @ Lối kể chuyện bình dân, chất giọng khôi hài - Người kể người nghe đều thân mật (suồng sã: con), hào hứng .-Từ dùng “như tiện tay lấy từ đời sống thường nhật”; ngôn ngữ thơ điệu nói -> rất có ý vị: “Văn dµi h¬i tèt ran cung m©y" ; v ăn đã giµu thay, l¹i l¾m lèi - Trêi nghe Trêi cịng bËt buồn cười; "Chư tiªn ao íc tranh nhau dỈn“; “chư tiên” và Trời bộc lộ cảm xúc rất bình dân: l ỡ lời, chau mày, lắng tai, tranh nhau dặn @ Cái ngông Tản Đà: - Tự cho rằng văn mình hay đến mức trời phải tán thưởng - Không thấy ai xứng là tri âm với mình ngoài Trời và chư tiên - Xem mình là trích tiên mắc tội ngông - Nhận mình là người nhà trời thực hiện chức năng cao cả nơi hạ giới (thực hành “thiên lương”) =>Hầu trời hay, độc đáo mang nhiều nét mới về mặt thi pháp trong buổi văn học “giao thời”. Phần 3: Đọc tác phẩm truyện, kí(phóng sự) hiện đại -hướng dẫn HS đọc kĩ các mục tiểu dẫn và mục tri thức đọc hiểu về thể loại tuơng ứng để vận dụng vào việc đọc tác phẩm. -nắm cốt truyện, hệ thống nhân vật , giá trị nội dung và nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm * lưu ý thêm về nghệ thuật truyện ngắn hiện đại:có 3 khâu cần chú ý: Tình huống truyện, nhân vật truyện và nghệ thuật trần thuật. +tình huống truyện là một vấn đề then chốt của nhà văn khi viết truyện ngắn. Mỗi truyện ngắn thường tổ chức quanh một tình huống nào đó.Tình huống có tác dụng làm nổi bật nội dung tư tưởng tác phẩm, tính cách và tâm lí nhân vật. +nhân vật truyện ngắn thường chỉ xuất hiện trong một lát cắt của cuộc đời, thậm chí chỉ trong một khoảng khắc của đời nguời .Nhân vật trong truyện ngắn không đòi hỏi phải được xây dựng toàn diện ,có khi chỉ thể hiện qua một ý nghĩ, một tâm trạng nào nào đấy. +cách trần thuật của truyện ngắn thường mau lẹ,các chi tiết được chọn lọc một cách chặt chẽvà giữ vai trò quan trọng trong truyện tương tự như mộ nhãn tự trong bài thơ tứ tuyệt. +cách trần thuật linh hoạt, thường đảo lộn trật tự tự nhiên về không gian, thời gian của các sự kiện để tuân thủ theo lôgic nội tâm của nhân vật,sử dụng rộng rãi lời trần thuậttrực tiếp và nửa trực tiếp tại ra tính nhiều giọng điệu của tác phẩm Phần 4: Đọc tác phẩm kịch và chính luận hiện đại a) Những lưu ý về phương pháp: - Bám sát văn bản tác phẩm; có trọng tâm, trọng điểm; - Ý thức, thói quen đọc hiểu tác phẩm theo thể loại (tư tưởng, quan niệm và cách lập luận trong văn nghị luận; xung đột kịch và ngôn ngữ kịch); - Chủ động và biết cách tìm kiếm các giá trị văn học của tác phẩm theo đặc trưng thể loại. -b) Hướng dẫn đọc:VĨNH BIỆT CỬU TRÙNG ĐÀI -1.2. Bi kịch vỡ mộng của Vũ Như Tô 2. HƯỚNG DẪN ĐỌC Và Phân Tích 2.1. Biểu tượng Cửu Trùng Đài trong vở kịch 2.2. Những mâu thuẫn và những tính cách bi kịch 2.3. Kết cục bi thương với nhịp điệu bão tố 3. NHỮNG KẾT LUẬN & LƯU Ý 3.1. Tính nhân văn & quan niệm thẩm mĩ 3.2. Những đóng góp về nghệ thuật kịch @ Biểu tượng Cửu Trùng Đài: -Cửu Trùng Đài là một cơng trình kiến trúc tuyệt tác. - Cửu Trùng Đài là hiện thân cho cái đẹp xa hoa. @ Ý nghĩa phong phú toát ra từ nhiều phía: (được triển khai trong quan hệ với nhân vật) - Với Vũ Như Tô, Cửu Trùng Đài hiện thân cho “mộng lớn”. - Với Đan Thiềm, Cửu Trùng Đài hiện thân cho niềm kiêu hãnh nước nhà. -Với Lê Tương Dực, Cửu Trùng Đài là quyền lực và ăn chơi. -- Với dân chúng, Cửu Trùng Đài là món nợ mồ hôi, xương máu,… @ những mâu thuẫn: -Mâu thuẫn giữa nhân dân lao động khốn khổ lầm than và bọn hơn quân bạo chúa cùng với phe cánh của chúng sống xa hoa trụy lạc(được tác giả giải quyết dứt khốt theo quan điểm của nhân dân: Lê Tương Dực bị giết, Nguyễn Vũ-đại thần của y tự sát, đám cung nữ bị nhục mạ,bắt bớ). -mâu thuẫn giữa niềm khao khát dâng hiến tất cả cho nghệ thuật của người nghệ sĩ đắm chìm trong mơ mộng và lợi ích trực tiếp thiết thực của đời sống nhân dân (chưa được tác giả giảI quyết dứt khốt (thể hiện ở lời đề tựa của tác giả) @Đề tựa của Nguyễn Huy Tưởng: “Đài Cửu Trùng không thành, nên mừng hay nên tiếc? Chẳng biết Vũ Như Tô phải hay những kẻ giết Như Tô phải […]. Than ôi, Như Tô phải hay những kẻ giết Như Tô phải? Ta chẳng biết. Cầm bút chẳng qua cùng một bệnh với đan Thiềm” Nhân vật khơng trả lời được? -“Cửu Trùng Đài sụp đổ và bị đốt cháy, nhân dân trước sau vẫn không hiểu gì việc sáng tạo của nghệ sĩ, không hiểu nổi Đan Thiềm, Vũ Như Tô cũng như “mộng lớn” của hai nhân vật hiện thân cho tài sắc này. Về phía khác, Đan Thiềm không cứu được Vũ Như Tô và Họ Vũ vẫn không thể, không bao giờ hiểu được việc làm của quần chúng và của phe cánh nổi loạn. @Những đĩng gĩp về nghệ thuật kịch : Thực tại được phản ánh trong bi kịch theo lối cô đặc các mâu thuẫn bên trong, phơi bày những xung đột sâu sắc của thực tại dưới dạng bão hòa và căng thẳng đến cực độ mang ý nghĩa tượng trưng nghệ thuật. Tác phẩm thường đặt độc giả trước những câu hỏi phức tạp, hóc búa, nhức nhối của cuộc sống. Kịch tính biểu hiện qua cả một không gian bạo lực kinh hoàng trong một nhịp điệu chóng mặt: Lê Tương Dực bị Ngô Hạch giết chết, Hoàng hậu nhảy vào lửa tự vẫn (qua lời kể của Lê Trung Mại); Nguyễn Vũ tự tử bằng dao (ngay trên sân khấu), Đan Thiềm suýt bị bọn nội giám thắt cổ ngay tại chỗ; Vũ Như Tô ra pháp trường. Tiếng nhiếc móc, chửi rủa, la ó, than khóc, máu, nước mắt… tất cả hừng hực như trên một cái chảo dầu sôi lửa bỏng khổng lồ. c) Hướng dẫn đọc Một thời đại trong thi ca HOÀI THANH – HOÀI CHÂN 1-Lập luận chặt chẽ. a. Ở đoạn văn này, tác giả muốn đưa ra định nghĩa của mình về Thơ mới, thơ cũ b. Vậy trước hết phải xác định đối tượng của định nghĩa. c. Muốn định nghĩa được Thơ mới, điều quan trọng nhất không phải là bàn về thể thơ , về “hình xác” của các câu thơ, mà là phải tìm hiểu “tinh thần” của nó (phân biệt với tinh thần thơ cũ). 2-Luận điểm sâu sắc a. Giữa thơ mới và thơ cũ không có sự ngăn cách, hay đứt đoạn tuyệt đối: “các thời đại vẫn liên tiếp cùng nhau”. “hôm nay đã phôi thai từ hôm qua và trong cái mới vẫn còn rớt lại ít nhiều cái cũ”. b. Xét trên đại thể thì “tất cả tinh thần thời xưa – hay thơ cũ – và thời nay – hay thơ mới – có thể gom lại trong hai chữ “tôi” và “ta”. Ngày trước là thời chữ “ta”, bây giờ là thời chữ “tôi”. 3- Luận cứ xác đáng: Luận cứ làm sáng tỏ luận điểm thứ nhất là sự duyệt lại các thể thơ truyền thống để thấy chúng phần lớn được Thơ mới kế thừa và đổi mới. Luận cứ làm sáng tỏ luận điểm thứ hai là những lý lẽ giải thích chữ ta và chữ tôi trong thơ cũ và thơ mới, là bằng chứng về sự khác biệt giữa thơ phú của Xuân Diệu và Nguyễn Công Trứ khi viết về cảnh cơ hàn của nhà thơ, là sự phân tích và mô tả diễn biến của Thơ mới xoay quanh diễn biến của cái tôi cá nhân với bi kịch của nó. •Nội dung khảo cứu và lý luận sâu sắc nhưng không nặng nề, khô khan. Vì: 3. 1. Diễn đạt các khái niệm, các quy luật bằng lời văn có hình ảnh và nhịp điệu: “Đời chúng ta nằm trong vòng chữ “tôi”. Mất bề rộng ta đi tìm bề sâu. Nhưng càng đi sâu càng lạnh. Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong trường tình cùng Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân Diệu. Nhưng động tiên đã khép, tình yêu không bên, điên cuồng rồi tỉnh, say đắm vẫn bơ vơ. Ta ngẩn ngơ buồn trở về hồn ta cùng Huy 3.2. Ẩn hiện thấp thoáng phía sau là hình ảnh cái tôi trữ tình của chính người viết (tinh tế, duyên dáng pha chút dí dỏm kín đáo, một cái tôi mang nỗi buồn bất lực trước thời thế, đành dồn tất cả tình yêu đất nước vào tính yêu tiếng nói và thơ ca dân tộc, mong làm dịu bớt phần nào nỗi tủi hờn vong quốc). Hoài Thanh viết về các nhà Thơ mới cũng chính là bày tỏ nỗi niềm tâm sự riêng của mình: “Họ yêu vô cùng thứ tiếng trong mấy mươi thế kỉ đã chia sẻ vui buồn với cha ông. Họ dồn tình yêu Quê hương trong tình yêu Tiếng việt. Tiếng Việt, họ nghĩ là tấm lụa đã hứng vong hồn những thế hệ qua. Đến lượt họ, họ cũng muốn mượn tâm hồn bạch chung để gửi nỗi băn khoăn riêng.” • • • Cận…” • C- Kết luận: -Văn học Việt Nam hiện đại từ đầu thế kỉ XX đến Cách Mạng tháng Tám năm 1945 cĩ một ví trí vơ cùng quan trong trong tiến trình phát triển của lịch sử văn học dân tộc. Đây là giai đoạn văn học hình thành và phát triển trong những biến đổi sơn hà của xã hộI nên cĩ sự phân hố phức tạp và sâu sắc . Đánh giá về thời kì văn học này cũng cịn nhiều vấn đề chưa thơng nhất. Đĩ là những khĩ khăn và thách thức cho mỗI giáo viên khi giảng dạy phần văn học này. -về phương pháp giảng dạy: tuỳ vào từng tác phẩm và sở truờng của giáo viên để cĩ những phương pháp giảng dạy phù hợp trên cơ sở đọc tác phẩm theo cụm thể loại.

File đính kèm:

  • docVan hoc Viet Nam hien dai.doc
Giáo án liên quan