Vẻ đẹp của bài ca ngất ngưởng (Nguyễn Công Trứ)

Cuộc đời vắt ngang qua hai thếkỉXVIII, XIX với cá tính độc đáo trong

cảlối sống và thơca, Nguyễn Công Trứxứng đáng “giữlửa” và “truyền

lửa” cái “Tôi” phá cách thểhiện trong văn học được nhen nhóm, nổi đuốc từ

Phạm Thái, HồXuân Hương Chính những nét riêng ấy đã tạo thành vẻ

đẹp cho nhiều sáng tác của nhà thơ, trong đó có Bài ca ngất ngưởng.

Bài thơ đẹp ngay từcái tiêu đềrất lạ Bài ca ngất ngưởng. “Ngất ngưởng”

là từchỉtrạng thái cheo leo dễvỡ, dễ đổkhông ổn định. “Ngất ngưởng” sao

giống cuộc đời nhà thơvậy? Một cuộc đời chênh vênh lên xuống thất

thường. Nhưng “ngất ngưởng” cũng chỉmột thái độsống tựchủ, phóng

khoáng chẳng màng điều tiếng nhân gian. Nhưvậy Bài ca ngất ngưởng, cái

tiêu đềrất gợi ấy đã hé lộcho ta thấy nhiều điều thú vịtrong bài thơ.

Tác phẩm được viết sau năm 1848, tức là sau khi Nguyễn Công Trứvề

hưu ởquê nhà – Hà Tĩnh. Cuộc sống tựdo tựtại không bịgò bó bởi những

lệluật chốn quan trường khiến tác giảcàng “phát huy” hơn nữa cá tính

phóng khoáng của mình. Tạm ngưng việc quốc gia đại sự, tuổi xếchiều

cũng là thời gian đểcon người truân chuyên Nguyễn Công Trứsuy ngẫm

nhìn lại cuộc đời mình.

Quay lại phía sau, nhà thơthấy cuộc đời mình đã thểhiện được lí tưởng

nhân sinh của thời đại: khẳng định vai trò của kẻsĩgánh vác mọi việc trong

trời đất: “Vũtrịnội mạc phi phận sự” điều đó chứng tỏnhà thơý thức sâu

sắc vai trò trách nhiệm của cá nhân, tầng lớp mình đối với thời cuộc. Và

chính bản thân tác giảcũng đã làm được một phần công việc ấy.

Tựxếp mình vào hàng những người luôn lo mọi việc trong trời đất, nhà

thơtựxưng tên “ông Hi Văn” “đã vào lồng” đã vềhưu. Thời lừng lẫy nam

bắc đông tây đã lui vào quá khứnhưng cái ánh dương còn đọng lại vẫn thật

chói chang.

pdf3 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 6150 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vẻ đẹp của bài ca ngất ngưởng (Nguyễn Công Trứ), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài làm Cuộc đời vắt ngang qua hai thế kỉ XVIII, XIX với cá tính độc đáo trong cả lối sống và thơ ca, Nguyễn Công Trứ xứng đáng “giữ lửa” và “truyền lửa” cái “Tôi” phá cách thể hiện trong văn học được nhen nhóm, nổi đuốc từ Phạm Thái, Hồ Xuân Hương… Chính những nét riêng ấy đã tạo thành vẻ đẹp cho nhiều sáng tác của nhà thơ, trong đó có Bài ca ngất ngưởng. Bài thơ đẹp ngay từ cái tiêu đề rất lạ Bài ca ngất ngưởng. “Ngất ngưởng” là từ chỉ trạng thái cheo leo dễ vỡ, dễ đổ không ổn định. “Ngất ngưởng” sao giống cuộc đời nhà thơ vậy? Một cuộc đời chênh vênh lên xuống thất thường. Nhưng “ngất ngưởng” cũng chỉ một thái độ sống tự chủ, phóng khoáng chẳng màng điều tiếng nhân gian. Như vậy Bài ca ngất ngưởng, cái tiêu đề rất gợi ấy đã hé lộ cho ta thấy nhiều điều thú vị trong bài thơ. Tác phẩm được viết sau năm 1848, tức là sau khi Nguyễn Công Trứ về hưu ở quê nhà – Hà Tĩnh. Cuộc sống tự do tự tại không bị gò bó bởi những lệ luật chốn quan trường khiến tác giả càng “phát huy” hơn nữa cá tính phóng khoáng của mình. Tạm ngưng việc quốc gia đại sự, tuổi xế chiều cũng là thời gian để con người truân chuyên Nguyễn Công Trứ suy ngẫm nhìn lại cuộc đời mình. Quay lại phía sau, nhà thơ thấy cuộc đời mình đã thể hiện được lí tưởng nhân sinh của thời đại: khẳng định vai trò của kẻ sĩ gánh vác mọi việc trong trời đất: “Vũ trị nội mạc phi phận sự” điều đó chứng tỏ nhà thơ ý thức sâu sắc vai trò trách nhiệm của cá nhân, tầng lớp mình đối với thời cuộc. Và chính bản thân tác giả cũng đã làm được một phần công việc ấy. Tự xếp mình vào hàng những người luôn lo mọi việc trong trời đất, nhà thơ tự xưng tên “ông Hi Văn” “đã vào lồng” đã về hưu. Thời lừng lẫy nam bắc đông tây đã lui vào quá khứ nhưng cái ánh dương còn đọng lại vẫn thật chói chang. Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng Lúc bình Tây cờ đại tướng Có khi về Phủ doãn Thừa Thiên Trong lịch sử văn học Việt Nam, Nguyễn Công Trứ được ghi nhận là một trong số ít tác giả xưng tên riêng của mình trong tác phẩm “Ông Hi Văn”. Điều đó thể hiện nhà thơ ý thức sâu sắc về cái “tôi” của mình giữa những cái ta chung chung đại khái. Không chỉ vậy ông còn hiểu rõ tài năng của mình. Điệp từ “Khi… khi…” cùng lối ngắt nhịp ngắn, rắn chắc của câu thơ đã khẳng định những tài năng cụ thể, phong phú của nhà thơ. Cuộc đời con người là hành trình đi tìm chính bản thân mình nhưng xã hội phong kiến không cho phép họ nhận thức, khẳng định cái tôi cá nhân. Trong thời đại ấy, thơ Nguyễn Công Trứ là lời ca đẹp ngợi ca khẳng định con người. Ý thức được tài năng, con người “ngất ngưởng” ấy còn ý thức được cả đức hạnh phẩm chất tốt đẹp của mình. Song, không giống những lời tuyên ngôn của Nguyễn Đình Chiểu cũng không giống cái ẩn mình thanh bần như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Công Trứ có hành động thật lạ “Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng”. Thiên hạ cưỡi ngựa riêng ông Hi Văn cưỡi bò. Đã vậy ông còn đeo mo cau sau đuôi bò nhằm “che miệng thế gian”. Lối sống khác người, khác đời, vô cùng độc đáo ấy nhằm tách mình ra khởi cái bụi trần xô bổ, xu nịnh, tham danh hám lợi của thế gian. Cá tính của nhà thơ cũng là thái độ của nhà thơ khinh thị những kẻ a dua, tầm thường, giả dối. Lối sống đầy cá tính tiếp tục được thể hiện rõ, nâng tầm ý nghĩa nhân cách nhà thơ. Không chỉ ngạo nghễ, đủng đỉnh đứng trên mọi người, ông Hi Văn cũng biết hạ xuống nhân gian để thể hiện cái đa tình ở một nơi rất mực thanh cao: Kìa núi nọ phau phau mây trắng Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì Không phải Nguyễn Công Trứ không biết sự ấy đáng cười, “Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng” là bụt cười, là người đời cười và cũng chính ông tự cười mình đó thôi. Ai cười thì cũng mặc ai. Con người đã nếm đủ vị đời “lên voi xuống chó” thì còn sợ gì nữa! Ông ung dung trước những được mất của cuộc đời, trước những khen chê của thế gian. Được mất dương dương người tái thượng Khen che phơi phới ngọn đông phong. Bản lĩnh sống ấy đâu phải ai cũng có. Đó là khí tiết của bậc trượng phu đã thấu lẽ đời, hiểu mệnh trời chỉ còn ung dung mà đón nhận. Âm thanh “cắc – tùng” đệm vào câu thơ khiến ta tưởng cuộc đời cũng như một cuộc chơi mà thôi. Những thú vui ca hát, rượu thơ giúp cuộc chơi thêm phong phú. “Sống” với Nguyễn Công Trứ là một sự vô cùng nhàn nhã, ung dung. Tưởng như ung dung bảo thủ với lối sống “chẳng giống ai” nhưng Nguyễn Công Trứ vẫn biết gắn lối sống riêng với cuộc đời chung. Điều ấy nhà thơ cũng đã tự ý thức được giá trị của nó. Dù sống sao đi nữa, ông Hi Văn vẫn dặn lòng mình “Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung”. Giữ được cá tính nhưng vẫn hòa nhập vào cái chung, đó là bản lĩnh, là vẻ đẹp của sự tự tin hiếm có trên đời. Nhắc đến Nguyễn Công Trứ là nhắc đến một cá tính có một không hai trong nền văn học Việt Nam. Thơ Nguyễn Công Trứ luôn “ngất ngưởng” một cái tôi ngạo nghễ, song không hề tách rời cuộc sống đời thường. Bài ca ngất ngưởng đã chứng minh vẻ đẹp trong lối sống tự tại, thấu tỏ lẽ đời ấy.

File đính kèm:

  • pdfVE DEP QUA BAI CA NGAT NGUONG CUA NGUYEN CONG TRU.pdf
Giáo án liên quan