Chỉ tính riêng trong quý đầu của năm 2008, Việt Nam xuất khẩu 930 nghìn tấn gạo, tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, Thái Lan đã xuất khẩu 3,26 triệu tấn gạo, tăng 66%.
Chuyên gia Phạm Hoàng Ngân
Chúng ta có rất nhiều thuận lợi trong tình hình hiện nay. Dự báo trong 10 năm tới, gạo hạt dài sẽ chiếm khoảng 3/4 thương mại lúa gạo toàn cầu, khách hàng là các nước ở Nam và Đông Nam Á, Trung Đông và phần lớn các nước vùng Sahara - châu Phi, châu Mỹ Latinh. Việt Nam xuất gạo hạt dài là chủ yếu, trong khi Thái Lan xuất gạo thơm, gạo hạt dài đặc biệt và gạo nếp.
Dự báo trong giai đoạn 2007 - 2017, xuất khẩu gạo của Thái Lan và Việt Nam sẽ chiếm khoảng một nửa lượng gạo xuất khẩu của thế giới.
12 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 25/06/2022 | Lượt xem: 365 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Việt Nam đang dư thừa rất nhiều lương thực, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Việt Nam đang dư thừa rất nhiều lương thực
18:29' 28/04/2008 (GMT+7)
- Trước bối cảnh cuộc khủng hoảng lương thực thế giới, Việt Nam chỉ có thuận lợi và không phải lo thiếu gạo. Chuyên gia Phạm Hoàng Ngân, Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp và Nông thôn, đã trả lời VietNamNet về toàn cảnh bức tranh sản xuất, tiêu dùng và xuất khẩu gạo của Việt Nam.
TIN LIÊN QUAN
Toàn cảnh cơn sốt ảo giá gạo
- Việt Nam là nước xuất khẩu gạo lớn thứ nhì thế giới. Vậy xin cho biết về vị thế của Việt Nam trong cuộc khủng hoảng lương thực thế giới hiện nay?
Chỉ tính riêng trong quý đầu của năm 2008, Việt Nam xuất khẩu 930 nghìn tấn gạo, tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, Thái Lan đã xuất khẩu 3,26 triệu tấn gạo, tăng 66%.
Chuyên gia Phạm Hoàng Ngân
Chúng ta có rất nhiều thuận lợi trong tình hình hiện nay. Dự báo trong 10 năm tới, gạo hạt dài sẽ chiếm khoảng 3/4 thương mại lúa gạo toàn cầu, khách hàng là các nước ở Nam và Đông Nam Á, Trung Đông và phần lớn các nước vùng Sahara - châu Phi, châu Mỹ Latinh. Việt Nam xuất gạo hạt dài là chủ yếu, trong khi Thái Lan xuất gạo thơm, gạo hạt dài đặc biệt và gạo nếp.
Dự báo trong giai đoạn 2007 - 2017, xuất khẩu gạo của Thái Lan và Việt Nam sẽ chiếm khoảng một nửa lượng gạo xuất khẩu của thế giới.
Người Việt đang giảm tiêu dùng gạo
- Xin cho biết tổng quan về tình hình tiêu dùng gạo của Việt Nam như thế nào?
Cùng với việc đời sống được nâng cao, nhu cầu tiêu dùng gạo của người dân Việt Nam đang có xu hướng giảm. Bình quân một người Việt Nam trong năm 1992 tiêu dùng đến 155,6 kg gạo, nhưng đến năm 2004 chỉ còn 124 kg.
Tiêu dùng gạo bình quân đầu người mỗi năm
1992
1998
2002
2004
155,6 kg
149 kg
126 kg
124 kg
(Nguồn: Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp và Nông thôn)
Trong vụ thu hoạch lúa đông xuân vừa qua, năng suất của ĐBSCL đạt khá cao, trung bình là 60 tạ/ha, cao nhất có nơi đạt 80-85 tạ/ha, sản lượng khoảng 9,3 triệu tấn. Chỉ tính riêng sản lượng một vụ này, sau khi trừ đi nhu cầu cả năm cho tiêu dùng, nuôi gia súc, và làm giống, thì ĐBSCL vẫn còn dư ra khoảng 3,8 triệu tấn gạo.
Ở miền Bắc, mặc dù bị lùi lịch thời vụ, đến giữa tháng 3 các địa phương đã cơ bản gieo cấy xong lúa đông xuân. Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thông (NN-PTNT), năng suất cũng như sản lượng lúa gạo của miền Bắc trong vụ này không bị ảnh hưởng lớn.
- Diện tích và sản lượng lúa gạo của Việt Nam đã thay đổi như thế nào trong mấy năm gần đây? Các chính sách của Nhà nước liên quan đến quản lý diện tích đất canh tác lúa ở Việt Nam cho tới nay?
Năm 2007 diện tích trồng lúa của nước ta vẫn đạt 7,2 triệu ha (qui đổi cho 3 vụ trên diện tích thực là 4,2 triệu ha), tuy đã giảm từ 7,5 triệu ha của năm 2002. Năng suất cũng khá ổn định do có khoảng 80% diện tích là đất trồng lúa tưới, chỉ có 20% là đất phụ thuộc vào mưa.
Diện tích lúa (qui đổi) thu hẹp chủ yếu là do giảm diện tích lúa vụ mùa, lúa vụ ba, đồng thời một số địa phương chuyển đổi diện tích lúa năng suất thấp, thiếu nước sang các cây trồng có giá trị kinh tế cao hơn. Công nghiệp hoá cũng phần nào làm thu hẹp đất nông nghiệp, trong đó có khoảng 300.000 ha đất trồng lúa có tưới.
Từ năm 2004, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 29/2004/QH về Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010. Năm 2008, Bộ NN-PTNT đang phối hợp với các bộ ngành cùng soạn thảo Chiến lược Phát triển lúa gạo đến năm 2015 và 2020. Dự kiến bản chiến lược sẽ được trình Chính phủ vào quý 3/2008. Trong đó, có quy hoạch cụ thể về diện tích sản xuất lúa gạo theo từng vùng sinh thái.
Tham gia vào nhóm soạn thảo trên, Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp - Nông thôn (IPSARD) có phân tích và dự báo cung-cầu lúa gạo thế giới và trong nước, rà soát hiện trạng hệ thống chính sách và đề xuất cơ chế chính sách về sản xuất và tiêu thụ lúa gạo để đảm bảo an ninh lương thực.
Chúng ta vừa phải kiềm chế lạm phát, vừa phải cải thiện thu nhập cho nông dân trồng lúa (ảnh minh họa: Vĩnh Kim)
- Chúng ta vừa phải kìm giữ chỉ số giá tiêu dùng, vừa muốn bà con nông dân trồng lúa được tăng thu nhập, vậy chiến lược của Việt Nam là gì?
Ngày 17/4/2008, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký ban hành Nghị quyết số 10/2008/NQ-CP về 8 biện pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững. Theo đó, Bộ Công thương chủ trì và phối hợp với Bộ NN-PTNT đề xuất cơ chế chính sách bảo đảm nguồn cung lương thực, thực phẩm trên thị trường nội địa, bảo đảm an ninh lương thực và kiềm chế sự tăng giá quá mức của nhóm hàng này. Điều hành và kiểm soát để xuất khẩu gạo năm 2008 ở mức 3,5-4 triệu tấn.
Tuy hạn chế xuất khẩu gạo, nhưng Chính phủ đã chỉ đạo ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn thu mua lúa. Tháng 3/2008, Ngân hàng Nhà nước đã yêu cầu ngân hàng thương mại các tỉnh, thành khu vực ĐBSCL phải chủ động đảm bảo nguồn vốn, đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của các đơn vị kinh doanh lương thực để mua lúa, gạo xuất khẩu và tiêu dùng trong nước, nhất là vào thời điểm thu hoạch rộ của các vụ sản xuất lúa trong năm 2008.
Các kho gạo đang đầy
- Xin cho biết, sản lượng lúa gạo mỗi năm là bao nhiêu, được sử dụng cho tiêu dùng trong nước, cho xuất khẩu và cho dự trữ như thế nào?
Sản lượng lúa năm 2007 đạt 35,87 triệu tấn. Nhu cầu lúa cho chăn nuôi và làm giống là 8,3 triệu tấn. Lượng lúa còn lại cho chế biến gạo còn 27,7 triệu tấn. Theo dự báo của FAS/USDA, lượng lúa nhập từ Campuchia vào Việt Nam năm 2009 sẽ lên đến 400 nghìn tấn (năm 2006 là 350 nghìn tấn). Như vậy, tổng lượng cung lúa cho chế biến gạo đạt khoảng 28,1 triệu tấn.
Với lượng lúa trên, trong năm 2007 tổng cung gạo của Việt Nam đạt 17,7 triệu tấn. Tiêu dùng gạo trong nước chỉ hết 12,73 triệu tấn. Xuất khẩu gạo năm 2007 là 4,5 triệu tấn. Như vậy, lượng gạo tồn kho cuối năm 2007 đã tăng thêm 400 nghìn tấn so với đầu năm 2007.
- Diễn tiến thu mua lúa gạo và dự trữ có thể tác động đến thu nhập của nông dân trồng lúa như thế nào?
Trong tháng 4/2008, các doanh nghiệp đẩy mạnh thu mua gạo rồi đưa vào kho dự trữ, đẩy giá lúa gạo tại ĐBSCL tăng liên tục. Tính đến 23/4, ở các tỉnh ĐBSCL, giá lúa dài loại thường lên đến 5000-5300 đồng/kg, tăng 800-1000 đồng/kg so với tháng trước; giá gạo lức nguyên liệu đạt 7000 đồng/kg, tăng 800 đồng/kg so với tháng trước.
Vấn đề đặt ra hiện nay là các kho chứa hàng của các doanh nghiệp đều có hạn và chỉ dự trữ được gạo trong một thời gian nhất định. Hiện tại, kho hàng tại các nhà máy chế biến gạo xuất khẩu của nhiều doanh nghiệp đều đã gần đầy. Tình hình này có thể ảnh hưởng đến giá bán của bà con nông dân trong vụ tới.
- Giá gạo trên thị trường Việt Nam do thị trường quyết định hay Nhà nước điều phối? Nếu có, mức độ và biện pháp điều phối là gì?
Giá lúa gạo trong nước được điều chỉnh hoàn toàn theo cơ chế thị trường, do các yếu tố cung-cầu quyết định. Ngay từ khâu đầu tiên của chuỗi giá trị gạo, quan hệ mua bán gạo giữa nông dân trồng lúa với thương lái đã được tạo dựng trên cơ sở thuận mua vừa bán.
Nhà nước hỗ trợ thị trường bằng việc cung cấp thông tin. Hiện nay nhiều tổ chức đang cung ứng thông tin thị trường lúa gạo rất tốt cho người dân như: bản tin lúa gạo tuần của Trung tâm Thông tin Phát triển NNNT, giá thị trường lúa gạo của Trung tâm Tin học và Thống kê, Trung tâm Thông tin Thương mại
Hoàn toàn an tâm về an ninh lương thực
- Nói về vấn đề an ninh lương thực. Hiện nay lương thực dự trữ quốc gia là bao nhiêu? Mức dự trữ được quyết định trên cơ sở nào?
Căn cứ vào tình hình sản xuất, tiêu dùng lương thực, mục tiêu an toàn lương thực quốc gia, thời hạn lưu kho và quy trình công nghệ bảo quản, hàng năm Cục Dự trữ quốc gia phối hợp với các bộ, ngành có liên quan trình Thủ tướng Chính phủ quyết định các chỉ tiêu kế hoạch về lương thực dự trữ quốc gia, trong đó có mức dự trữ; cơ cấu thóc - gạo; lượng mua vào; lượng bán ra
Những năm trước, trong điều kiện diễn biến thuận lợi về thời tiết, khí hậu, an ninh chính trị, mức dự trữ an toàn tại Cục Dự trữ quốc gia tương đương tổng tiêu dùng của cả nước trong 3 tháng. Tuy nhiên, con số thực tế còn cao hơn rất nhiều do chưa tính đến lượng dự trữ tại các tổng công ty lương thực, tại các công ty lương thực cấp tỉnh, và tại kho của nhà máy
Trong bối cảnh khủng hoảng an ninh lương thực thế giới hiện nay, chắc chắn Chính phủ sẽ có điều chỉnh mức dự trữ. Nhắc lại, chỉ riêng trong năm 2007 lượng gạo tồn kho của Việt Nam đã tăng thêm 400 ngàn tấn.
- Khi cần thiết, liệu chúng ta có thể dễ dàng tăng diện tích trồng lúa vụ 3 để tăng sản lượng?
Trong vài năm trước, do tăng vụ quá nhiều dẫn đến rầy nâu bùng phát, chúng ta có chủ trương cắt vụ 3 để nhanh chóng dập dịch bệnh trên lúa.
Theo tôi, trong bối cảnh giá gạo đang tăng cao như hiện nay, việc trồng lúa vụ ba sẽ giúp tăng sản lượng lúa gạo, giúp bà con nông dân thu thêm nguồn lợi từ hạt lúa. Riêng năm 2007, diện tích lúa vụ 3 ở ĐBSCL đạt khoảng 350.000 ha, và cho sản lượng khoảng 1,4 triệu tấn lúa.
Để duy trì lúa vụ ba lâu dài, bà con nông dân cần được hướng dẫn kỹ thuật phòng trừ bệnh tốt, thực hiện xuống giống tập trung theo chỉ đạo của Cục Trồng trọt. Trên một khu đồng, cần sử dụng nhiều giống khác nhau, diện tích mỗi giống không quá 20% tổng diện tích gieo trồng. Việc này rất cần có sự hợp tác chặt chẽ của chính bà con nông dân với các nhà quản lý và chính quyền địa phương.
- Ở Việt Nam đang có những quan điểm khác nhau về khuyến khích trồng lúa chất lượng cao hay lúa cao sản ngắn ngày?
Trong thời điểm khủng hoảng của thế giới hiện nay, để tăng nhanh sản lượng, việc trồng các giống lúa năng suất cao, ngắn ngày là thượng sách. Tuy nhiên, lúa chất lượng cao là con đường phát triển bền vững, nằm trong Chương trình phát triển sản xuất lúa của Bộ NN-PTNT.
- Xin cảm ơn chị.
Vì sao hạn chế xuất khẩu gạo?
Thứ sáu, 11/4/2008, 22:10 GMT+7
Dưới góc độ nông dân vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), có thể đặt câu hỏi: tại sao hạn chế xuất khẩu gạo của vùng? Vì an toàn lương thực quốc gia hay vì “sự nghiệp” của các nhóm lợi ích?
Tuần vừa qua, cả thế giới xôn xao vì tình trạng bấp bênh của an toàn lương thực. Lệnh hạn chế xuất khẩu gạo được ban ra đồng thời với việc thủ tướng chính phủ khuyến khích xuất khẩu và khuyến khích các tỉnh trong vùng đồng bằng sông Cửu Long không điều chỉnh tốc độ tăng trưởng kinh tế. Có gì “mâu thuẫn” trong hai quyết định nêu trên không?
Và cùng với việc hạn chế xuất khẩu gạo, giá lúa bị sụt giảm khoảng 5%, nhưng không phải bị tư thương ép giá.
ĐBSCL thừa gần 8 triệu tấn gạo
Với 8 triệu tấn gạo dư thừa, đồng bằng sông Cửu Long thừa sức đảm bảo an ninh lương thực cho cả nước, và góp phần xuất khẩu. (Ảnh: Lê Quang Nhật)
Trong bảy năm qua, diện tích gieo trồng và sản lượng lương thực của cả nước phát triển khá ổn định, dù một số thiên tai có xảy ra.
Từ năm 2000 đến 2005, sản lượng lúa ĐBSCL đã tăng với tốc độ bình quân 2,9%/năm, từ 16,7 triệu tấn lên đến 19,3 triệu tấn. Năm 2006, do dịch bệnh rầy nâu và vàng lùn xoắn lá, ngoại trừ hai tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau ít bị thiệt hại, sản lượng có tăng một ít, 11 tỉnh còn lại đều thiệt hại nặng, bình quân toàn ĐBSCL sản lượng giảm 5,7% so với năm 2005, còn 18,2 triệu tấn. Năm 2007, điều kiện tự nhiên thuận lợi, sản lượng lúa có khả năng sẽ đạt trên dưới 19,2 triệu tấn, xay ra gạo được khoảng 12,8 triệu tấn.
Dân số trung bình của ĐBSCL năm 2000 là 16,3 triệu người tăng lên 17,3 triệu người năm 2005, tốc độ tăng trưởng bình quân 1,09%/năm. Năm nay, nếu không có gì đột biến, dân số có thể lên đến 17,6 triệu người. Như vậy sản lượng lúa đầu người của dân ĐBSCL đạt 1,02 tấn năm 2000, 1,12 tấn năm 2005 và 1,09 tấn năm 2007.
Điều tra tiêu dùng năm 2006 cho thấy mức tiêu thụ gạo của dân ĐBSCL hằng năm đã giảm từ 186kg (280kg lúa) năm 1989 còn 133kg (200kg lúa). Như vậy, năm 2007, ĐBSCL sẽ ăn hết 2,34 triệu tấn gạo, dùng lúa gạo cho các mục đích khác (làm giống, cho vịt đẻ ăn thêm, nấu rượu, làm bột, hủ tiếu, bún) khoảng 20%, tức 2,55 triệu tấn gạo, và sẽ có khả năng dư ra gần 7,9 triệu tấn gạo cho xuất ra khỏi vùng (kể cả xuất khẩu).
Năm 2008, dân số ĐBSCL cũng chỉ tăng ở mức 1,1%, nhưng sản lượng lúa có nhiều khả năng tăng đến 3%, điều kiện xuất khẩu gạo sẽ thuận lợi hơn.
Các doanh nghiệp xuất khẩu gạo hưởng lợi
Nếu lấy năm 2005 là năm Việt Nam xuất khẩu gạo cao nhất, 5,25 triệu tấn, bao gồm gạo của ĐBSCL và các tỉnh thành khác trong cả nước (hay là gạo của ĐBSCL chạy sang (!)), thì số lượng này cũng chỉ bằng 71,2% số lượng gạo xuất ra khỏi vùng của ĐBSCL.
Con số này cũng cho thấy hằng năm ĐBSCL làm nghĩa vụ lương thực trong nước khoảng 2,6 triệu tấn gạo. Năm 2007, nếu xuất khẩu 5 triệu tấn thì cũng chỉ chiếm 60,7% gạo xuất vùng của ĐBSCL, số còn lại hơn 2,8 triệu tấn cũng đủ sức nuôi dân miền Trung bị nạn lụt, Hà Giang bị thiếu ăn. Mặt khác, đứng về mặt lý thuyết, khi tốc độ tăng trưởng lương thực cao hơn tốc độ tăng trưởng dân số 1,5 lần thì đã có an toàn lương thực.
Năm 2007 mặc dù cả nước chỉ được lệnh xuất khẩu hơn 4,5 triệu tấn gạo, nhưng do giá gạo trên thế giới tăng, cũng như do chất lượng gạo Việt Nam được nâng lên, mặt hàng gạo đã đường hoàng đứng vào hàng ngũ 10 “đại gia” 1 tỉ đô la. Lúa gạo không chỉ là mặt hàng chiến lược của Việt Nam trong an toàn lương thực quốc gia, có thừa để xuất khẩu tạo ngoại tệ như các nghị quyết trước đây, mà hiện nay lúa gạo Việt Nam đang và sẽ là mặt hàng chiến lược của thế giới chống nạn đói do nhân mãn và thiên tai. Việt Nam đã và sẽ là “điểm đến” của các cuộc gọi thầu cung cấp gạo của các nước trên thế giới.
Về trách nhiệm về an toàn lương thực, chính phủ đã có cục Dự trữ quốc gia. Cục này có trách nhiệm dự báo sản lượng lương thực, nhu cầu tiêu dùng trong nước, từ đó mua vào và bán ra lúa gạo tồn kho theo đúng giá thị trường, không được ép giá như tư thương, mà còn hỗ trợ giá cho nông dân dưới nhiều cách để họ ổn định sản xuất và nâng cao đời sống. Nhờ đó, dù năm nào có xuất khẩu ít hơn thì nông dân cũng không bị thiệt hại gì.
Những con số và sự kiện nêu trên cho thấy cần đánh giá lại một cách nghiêm túc vai trò của lúa gạo nói chung và lúa gạo ĐBSCL trong tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, từ đó định hướng đúng và đầu tư đúng cho canh tác, chế biến, tồn trữ, vận tải, thương mại hoá và xuất khẩu.
Những phân tích trên cho thấy, việc hạn chế xuất khẩu với lý do an toàn lương thực là không thuyết phục. Lệnh tạm ngưng ký hợp đồng xuất khẩu mới ngay lập tức có tác dụng kiềm giá lúa, chống lạm phát. Nhưng nhóm được hưởng lợi nhiều chính là các doanh nghiệp xuất khẩu gạo. Những doanh nghiệp này không có dự trữ mà mua đến đâu xuất khẩu đến đó theo những hợp đồng “lỡ” ký giá thấp đầu năm. Nên việc tạm ngưng ký hợp đồng xuất khẩu mới, làm giá trong nước hạ nhiệt, giúp họ giảm lỗ.
Thứ Hai, 26/05/2008 - 11:48 AM
Thực phẩm trị làn da “cháy nắng”
(Dân trí) - Nếu da bạn tiếp xúc lâu dưới ánh nắng mặt trời dễ dẫn đến da bị cháy nắng đỏ lên làm da ngứa và rát bỏng. Khi đó, hãy dùng một trong những cách sau để hạn chế tối đa những tổn thương cho da.
Có rất nhiều loại kem chống nắng trên thị trường với nhiều mức độ chống nắng SPF khác nhau. Nói chung, bất kể bạn dùng loại kem chống nắng nào thì sau 2 đến 3 tiếng phải bôi kem lại một lần thì mới đạt hiệu quả như mong muốn.
Cách bảo vệ da tốt nhất tránh khỏi tia cực tím là mặc áo cotton dài tay và bảo vệ vùng da cổ mặt bằng kính chống nắng và mũ rộng vành. Đa phần làn da sậm màu, ngăm đen thường chống chịu ánh nắng tốt hơn da trắng sáng màu.
Tuy nhiên bạn có thể dùng thảo dược tự nhiên để bảo vệ làn da mỏng manh của mình tránh khỏi thời tiết khắc nghiệt như hiện nay. Nếu da bạn đang bị cháy nắng thì nên làm theo những cách sau, cứ sau 6 tiếng thực hiện một lần để đạt hiệu quả tốt nhất.
1. Lấy 3 thìa sữa thêm một chút soda cacbonat axit. Chấm nhè nhẹ hỗn hợp trên vào mặt và vùng da bị cháy nắng với một miếng gạc cotton. Để khô tự nhiên sau 15 phút rồi rửa sạch bằng nước mát. Bạn sẽ thấy da mình mát dịu và không cảm thấy bị rát nữa. Làm lại cách này 4 đến 5 lần để da hồi phục trở lại như cũ.
2. Một cách khác đặc biệt thích hợp cho da dầu khi bị cháy nắng như sau: Trộn một thìa nước ép khoai tây với một thìa nước chanh vào một cái chén. Cũng dùng gạc bông cotton bôi lên vùng da bị tổn thương sau 15 phút thì rửa bằng nước mát. Cứ sau 6tiếng làm lại một lần, thực hiện trong khoảng 3 đến 4 lần như vậy.
3. Nếu da bạn bị đổ mồ hôi, có mùi khó chịu và bị cháy nắng thì làm cách sau rất hữa dụng. Trộn 20ml nước hoa hồng với 50ml nước chanh lá cam, dùng gạc cotton chấm đều trên da. Để qua đêm và sáng dậy rửa sạch bằng nước mát, da sẽ có mùi dễ chịu và giảm rát bỏng do ánh nắng mặt trời.
4. Chuối là một cách làm trắng da tự nhiên và được sử dụng nhiều để làm đẹp. Nghiền một quả chuối vào cốc và bôi nó lên da. Để 15 phút sau thì rửa bằng nước mát. Cứ sau 6 giờ bạn làm lại một lần. Da sẽ giảm hẳn sự cháy nắng, không bị rát đỏ và khiến da mịn màng trắng sáng hơn rất nhiều.
Các cách trên cũng được sử dụng để tránh da bị cháy nắng ở các vùng da dễ nhạy cảm như mặt, cổ, mu bàn tay. Đồng thời giúp da khỏi bị nếp nhăn, phá huỷ sắc tố da và ung thư da do bị phơi nắng nhiều và trong thời gian dài bạn tiếp xúc với tia cực tím. Tuy nhiên, nếu bạn bị cháy nắng ở mức độ nặng thì cần phải đến bệnh viện để điều trị an toàn.
Thứ Năm, 15/05/2008 - 4:13 PM
15 thảo mộc trị được mụn
(Dân trí) - Mụn luôn gây rắc rối cho bạn, bạn đã thử nhiều cách để trị mụn nhưng không mấy hiệu quả. Các cách trị mụn đơn giản sau đây chỉ với những nguyên liệu sẵn có trong tự nhiên, nhưng sẽ khiến bạn phải ngạc nhiên.
1. Nước chanh
Trộn đều hai phần bằng nhau nước chanh và nước hoa hồng. Sau đó thấm dung dịch lên mặt bằng bông gòn hay khăn vải sợi mềm. Đợi cho đến khi khô thì rửa sạch lại với nước. Cách làm này không những trị được mụn mà còn ngăn ngừa không cho sẹo mụn hình thành về sau.
2. Dưa chuột
Dùng lá của cây dưa chuột giã nát hay dưa chuột cắt khoanh, đắp lên mặt vùng da bị mụn. Hiệu quả cũng sẽ rất nhanh chóng.
3. Tỏi
Chỉ đơn giản bằng cách ăn nhiều tỏi, cũng có khả năng phòng trừ mụn. Bởi tỏi giúp tăng hệ thống miễn dịch, loại trừ những loại vi khuẩn gây nên mụn. Cho nên đừng quên bổ sung thêm tỏi vào những món ăn thường ngày.
Ngoài ra, bạn cũng có thể làm theo cách sau: Tỏi giã nhuyễn vắt lấy nước, thêm một vài giọt mật ong và một chút sữa đông. Dùng hỗn hợp này đắp lên nốt mụn, đợi đến khi khô thì rửa sạch lại. Làm thường xuyên bạn sẽ đặt được hiệu quả nhanh chóng, nhưng lưu ý lớp bột nhão đó chỉ đắp lên nốt mụn, chứ không phải vùng da khác.
4. Lô hội
Lô hội hay còn gọi là nha đam, rất hữu ích trong việc điều trị mụn và làm đẹp da. Bạn hãy dùng lô hội tách lấy chất nhờn bên trong và thoa lên da mặt. Kết hợp với việc uống nước ép từ lá lô hội hiệu quả sẽ thật bất ngờ.
5. Cà rốt
Tinh dầu trong nước ép cà rốt không chỉ hỗ trợ tiêu hóa mà còn rất có ích trong việc ứng phó với mụn trứng cá. Vì thế ngoài các kế sách trị mụn, bạn nên uống mỗi ngày một cốc nước ép cà rốt.
6. Lòng trắng trứng
Chỉ đơn giản bằng cách dùng lòng trắng trứng thoa đều khắp lên khuôn mặt, rồi sau đó đợi đến khi khô thì rửa sạch lại với nước lạnh. Cách làm này không chỉ có khả năng điều trị mụn mà còn cho bạn làn da tươi sáng, mịn màng.
7. Vỏ cam
Vỏ cam phơi khô, tán nhuyễn và hòa với nước. Dùng bông gòn thấm lên da chỗ bị mụn hoành hành.
8. Dầu hướng dương
Dùng một thìa dầu hướng dương, lòng đỏ 1 quả trứng gà và 1 thìa men bia. Trộn tất cả các nguyên liệu trên lên, đắp lên mặt khoảng 20 phút, rồi rửa sạch lại với nước ấm.
9. Đào
Dùng 2 thìa cùi đào, 2 thìa bột sữa và 1 thìa nước chanh cộng thêm 1 thìa mật ong. Trộn đều các thành phần trên lên và bôi lên mặt. Rửa sạch sau 15 phút với nước ấm.
10. Sữa
Trộn đều nước chanh vắt với nửa cốc sữa đun sôi, để nguội thấm lên da mặt có khả năng trị mụn đầu đen, mụn đầu trắng
11. Cà chua
Cà chua thái lát đắt lên mặt trong vòng 1 giờ.
12. Nước bạc hà
Dùng nước bạc hà để rửa mặt buổi tối trước khi đi ngủ.
Hay lấy nước bạc hà có thêm bột nghệ cho đến khi tạo thành bột nhão, đắp lên mặt trong 30 phút,sau đó rửa sạch với nước ấm.
13. Lựu
Vỏ quả lựu rang lên tán thành bột và trộn với nước chanh bôi vào chỗ da bị mụn.
14. Khoai tây
Khoai tây được xem là một trong số những bí quyết trị mụn hiệu quả nhất trong các loại rau củ quả. Tại sao bạn không thử nhỉ? Chỉ đơn giản bằng cắt mỏng nhũng lát khoai tây, chà xát và đắp lên mặt khoảng 30 phút.
15. Đu đủ
Trong đu đủ có chứa một lượng lớn vitamin A và một loại vitamin chống oxy hoá. Vì thế, nó có khả năng ức chế quá trình hình thành mụn trứng cá. Bạn hãy lấy cùi của quả đu đủ chín, nghiền nát, sau đó đắp lên mặt khoảng 20-30 phút mỗi ngày để ngăn không cho mụn xuất hiện.
Lưu ý: Việc trị mụn cũng cần kết hợp các thói quen tốt như không nặn mụn, không sờ tay thường xuyên lên mặt (trong móng tay có rất nhiều vi khuẩn), rửa mặt thật sạch trước khi đi ngủ. Và kết hợp với chế độ ăn uống đúng cách để điều trị mụn: tránh thức ăn ngọt như chocolate, các món chiên Ngoài ra cần lưu ý đến việc tập thể dục (như aerobic) giúp đưa khí oxy vào trong tế bào nuôi dưỡng tốt cho làn da.
Chủ Nhật, 21/10/2007 - 11:32 AM
Bạn có biết cách uống nước?
(Dân trí) - Trung bình một ngày đêm, cơ thể cần từ 1,5 - 2lít nước. Thói quen ăn uống và sinh hoạt hàng ngày ảnh hưởng không nhỏ tới việc bổ sung nước cho cơ thể. Những lời khuyên dưới đây sẽ giúp bạn bổ sung nước cho cơ thể đúng cách.
Hãy uống nước trước bữa ăn
Nhiều người cho rằng làm như vậy sẽ làm giảm cảm giác đói hay ngon miệng trong bữa ăn. Tuy nhiên, cung cấp một lượng nước vừa phải trước bữa ăn có thể “đánh thức” cơ quan tiêu hoá trong cơ thể, nhất là với những người mắc bệnh viêm dạ dày, đau rát thực quản hay các chứng bệnh về đường tiêu hoá. Thời gian uống nước tốt nhất là 30 phút trước bữa ăn.
Hãy uống nước ngay khi cảm thấy khát, kể cả trong bữa ăn.
Uống nước sau bữa ăn khoảng 2,5h. Lúc này nước rất có ích cho hệ tiêu hoá, giúp đẩy nhanh quá trình tiêu hoá thức ăn trong cơ thể.
Hãy chuẩn bị cho mình một cốc nước và uống ngay sau khi thức dậy vào mỗi buổi sáng. Làm như vậy, bạn đã khắc phục tình trạng thiếu nước của cơ thể sau một giấc ngủ dài.
Bạn cần uống nước trước khi vận động hay khi tập thể dục. Trong quá trình tập, cơ thể sẽ mất một lượng nước khá lớn qua đường mồ hôi. Vì vậy, việc uống nước trước đó sẽ giúp cơ thể có được một lượng nước dự trữ, tránh tình trạng mệt mỏi, thiếu nước trong khi vận động
Những người mắc bệnh táo bón, hoặc những người trong thói quen ăn uống hàng ngày không ăn đủ lượng rau và hoa quả cần thiết cần phải uống nhiều nước. 2 hoặc 3 cốc nước vào mỗi buổi sáng ngay sau khi thức giấc là phương thuốc tốt nhất chống lại bệnh tật.
Thứ Ba, 11/03/2008 - 1:51 PM
7 lý do nên ăn thịt bò
(Dân trí) - Ăn thịt bò thực sự không tốt? Nó là nguyên nhân dẫn tới các bệnh như đột quỵ, nhồi máu cơ tim và ung thư? Nhưng tại sao nó vẫn có mặt trong thực đơn hằng ngày của những người ăn kiêng? Vậy đâu là sự thật?
1. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng nếu tổ tiên của chúng ta không ăn các loại thịt có màu đỏ thì kích thước bộ não của con người chỉ bằng 1/4 so với hiện tại.
Trong suốt quá trình tiến hoá của loài người, chính nhờ thường xuyên được cung cấp một lượng protein và chất béo đầy đủ từ các loaitj thịt đỏ mà con người mới có thể có được một trí não thông minh và phát triển như bây giờ.
Nếu không có thịt, chúng ta hẳn vẫn chỉ sống trên cây và ăn chuối mà thôi!
2. Ở những vùng nơi mà người dân có tuổi thọ trung bình cao, thực đơn hàng ngày của họ vẫn là thịt của gia súc và các sản phầm từ sữa.
3. Protein trong thịt bò và thịt cừu chính là những “vật liệu” để xây dựng nên một cơ thể vững chắc, bảo đảm cho hệ cơ luôn khỏe mạnh cũng như duy trì lượng hormon có lợi trong cơ thể.
4. Các loại thịt đỏ là nguồn cung dồi dào các khoáng chất như kẽm, sắt và magiê cho cơ thể. Hơn nữa, các hợp chất này dễ hấp thu hơn nhiều so với các loại khoáng chứa trong ngũ cốc và hạt đậu.
5. Vitamin B12, một loại vitamin chỉ được tìm thấy trong các loại thịt và có rất nhiều trong thịt bò, sẽ quyết định “sức khoẻ” của hệ thống thần kinh và cũng rất tốt cho máu.
6. Ngoài ra khoáng chất carnitin có trong các loại thịt màu đỏ rất cần thiết cho sự cân bằng của các hoạt động của tai.
7. Chất béo có trong thịt bò và thịt cừu rất giàu linoleic và palmiotelic, hai loại axit đặc biệt giúp con người chống lại căn bệnh ung thư, các loại vi rút và mầm bệnh.
Thứ Tư, 07/05/2008 - 9:01 AM
Lưu ý khi sử dụng trái cây ngày hè
(Dân trí) - Trong những ngày hè oi bức, hoa quả tươi là loại thực phẩm không thể thiếu, cung cấp các loại vitamin cần thiết giúp tăng cường sức khoẻ. Nhưng sử dụng thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất? Dưới đây là 1 số lưu ý dành cho bạn:
1. Dưa vàng: chứa một hàm lượng đường và calo rất lớn. Vì vậy không nên ăn vào buổi tối.
2. Dưa hấu: lượng đường có trong loại quả này cũng rất cao và cơ thể lại dễ hấp thu. Do đó không thích hợp cho những người muốn giảm cân.
3. Quýt: Trong 100g quýt có tới 62 kilocalo. Do lượng calo cao nên quýt là loại trái cây dễ gây béo.
4. Táo xanh: 100g táo xanh có chứa 120 kilocalo, do lượng đường thấp, nên có tác dụng giảm béo rất hiệu quả. Ăn táo xanh vào mỗi buổi sáng sớm tốt cho dạ dày, giúp kích thích tiêu hóa. Nhưng nế
File đính kèm:
- viet_nam_dang_du_thua_rat_nhieu_luong_thuc.doc