Bài 1: Hoà tan 33,8 gam oleum H2SO4. nSO3 vào nước, sau đó cho tác dụng với lượng dư BaCl2 thấy có 93,2 gam kết tủa. Công thức đúng của oleum ?
giải:
H2SO4.nSO3 + nH2O (n+1)H2SO4 (1)
0,4/(n+1) ←—————0,4(mol)
H2SO4 + BaCl2 BaSO4 + 2HCl (2)
0,4 (mol) ←——0,4(mol)
Số mol BaSO4: 93,2/233 = 0,4 ( mol)
Từ pt(2) => số mol H2SO4 = số mol BaSO4 =0,4 (mol)
4 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1780 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xác định công thức phân tử các hợp chất vô cơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
XÁC ĐỊNH CÔNG THỨC PHÂN TỬ HỢP CHẤT VÔ CƠ
1. Dựa vào phương trình phản ứng và quan hệ giữa số mol các chất
Bài 1: Hoà tan 33,8 gam oleum H2SO4. nSO3 vào nước, sau đó cho tác dụng với lượng dư BaCl2 thấy có 93,2 gam kết tủa. Công thức đúng của oleum ?
giải:
H2SO4.nSO3 + nH2O (n+1)H2SO4 (1)
0,4/(n+1) ←—————0,4(mol)
H2SO4 + BaCl2 BaSO4 + 2HCl (2)
0,4 (mol) ←——0,4(mol)
Số mol BaSO4: 93,2/233 = 0,4 ( mol)
Từ pt(2) => số mol H2SO4 = số mol BaSO4 =0,4 (mol)
Từ pt (1) => số mol H2SO4.nSO3 = 0,4/(n+1)
Ta có: số mol H2SO4. nSO3 = 0,4/(n+1) = 33,8/(98+80n)
giải phương trình => n=3
Bài 2: Nung 25 gam tinh thể CuSO4. xH2O ( màu xanh) tời khối lượng không đổi thu được 16 gam chất rắn màu trắng CuSO4 khan. Giá trị của x?
Giải:
CuSO4.xH2O CuSO4 + xH2O
0,1(mol)→0,1x (mol)
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng:
khối lượng H2O = khối lượng CuSO4.xH2O – khối lượng CuSO4
= 25-16 = 9 (gam)
Số mol H2O = 9/18 = 0,5 (mol)
Số mol CuSO4 = 16/160 = 0,1 (mol)
Ta có: 0,1x=0,5
=> x=5
Bài 3: Cho dung dịch HCl đặc dư tác dụng với 100 ml dung dịch muối KClOx 0,2M thu được 1,344 lit khí Cl2 (đkc). Công thức phân tử của muối là:
A. KClO B. KClO2 C. KClO3 D. KClO4
Giải:
KClOx + 2xHCl KCl + xCl2 + xH2O (1)
Số mol KClOx = 0,1*0,2 = 0,02 (mol)
Số mol Cl2 = 1,344/22,4 = 0,06 (mol)
Theo phương trình (1) => 0,02 x = 0,06
=> x=3
Vậy công thức phân tử của muối là KClO3
Bài 4: Hoà tan 9,2 (g) hợp chất MX2 vào nước được dung dịch Y. Chia Y làm 2 phần bằng nhau, thêm một lượng dư dd AgNO3 vào phần 1 được 9,4(g) kết tủa. Thêm dd Na2CO3 dư vào phần 2 được 2,1(g) kết tủa . MX2 là:
a. ZnCl2 b. ZnBr2
c. MgBr2 d. FeCl2
2. Dựa vào khối lượng hoặc % khối lượng của từng nguyên tố
Bài 1: Đốt cháy hoàn toàn 3,4 gam hợp chất A thu được 2,24 lit khí SO2 (đkc) và 1,8 gam H2O
Xác định công thức phân tử của hợp chất A?
Giải:
Đốt cháy A thu được SO2 và H2O => A có chứa nguyên tố S, H; có hoặc không có Oxi
Ta có: Số mol SO2 = 2,24/22,4 = 0,1 (mol)
=> Số mol S = Số mol SO2 = 0,1 (mol)
=> Khối lượng S = 0,1*32 = 3,2 (g)
Số mol H2O = 1,8/18 = 0,1 (mol)
=> Số mol H = 2 số mol H2O = 0,2 (mol)
=> Khối lượng H = 0,2*1 = 0,2 (g)
Ta có: mS + mH = 3,2 + 0,2 = 3,4 (g) = mA
Vậy A không có chứa Oxi
Gọi công thức A là: HxSy
x : y = nH : nS = 0,2 : 0,1 = 2: 1
Vậy công thức A là H2S
Bài 2: Cho hàm lượng của Fe trong oxit sắt là 70%. Xác định công thức oxit sắt?
giải:
%O = 100 - % Fe = 30 %
Gọi công thức oxit sắt là: FexOy
Vậy công thức oxit sắt là; Fe2O3
Bài 3: Đốt cháy 16,8 gam bột sắt dùng hết 4,48 lit O2 (đkc) tạo thành 1 oxit sắt. Xác định công thức của oxit sắt?
Bài 4: Đốt cháy hoàn toàn 2,04 gam hợp chất A thu được 1,08 gam H2O và 1,344 lit SO2 (đkc). Xác định công thức phân tử của hợp chất A?
Bài 5: Khử hoàn toàn 8 gam FexOy bằng H2 (t0) thu được 2,7 gam nước. CT của sắt oxit là:
A. FeO. B. Fe2O4 C. Fe2O3 D. Fe3O4
Bài 6: Hoà tan hoàn toàn m (g) FexOy bằng dd H2SO4 đặc nóng thu được 2,24lit SO2 (đktc). Phần dd chứa 120(g) một loại muối sắt duy nhất. Công thức oxit sắt và khối lượng m là:
a. Fe3O4; 23,2(g) b. Fe2O3, m= 32(g)
c. FeO; 7,2(g) d. Fe3O4; m= 46,4(g)
File đính kèm:
- Bai tap xac dinh CT chat VC.doc