Xác định mục tiêu bài học môn vật lý 11

Bài 1. Điện tích. Định luật Cu-lông. 1. KIẾN THỨC:

 -Biết được:

Khái niệm điện tích điểm, đặc điểm tương tác gữa 2 điện tích điểm

Cấu tạo , hoạt động của cân xoắn

 -Hiểu được:

 Nội dung định luật Cu-lông ,ý nghĩa của hằng số điện môi.

2. KỸ NĂNG:

 - Xác định phương chiều của lực tương tác giữa các điện tích điểm.

 - Làm được bài toán tương tác tĩnh điện.

 - Làm vật nhiễm điện do cọ xát

3. THÁI ĐỘ

- Nhận thức được vấn đề an toàn về điện

- Giáo dục môi trường: Sơn tĩnh điện:( công nghệ phun sơn chất lượng cao và tránh ô nhiễm môi trường.) Công nghệ lọc khí thải, bụi nhờ tĩnh điện

 

 

doc10 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3269 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xác định mục tiêu bài học môn vật lý 11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU BÀI HỌC MÔN VẬT LÝ 11 Bài Mục tiêu bài học Ghi chu Bài 1. Điện tích. Định luật Cu-lông. KIẾN THỨC: -Biết được: Khái niệm điện tích điểm, đặc điểm tương tác gữa 2 điện tích điểm Cấu tạo , hoạt động của cân xoắn -Hiểu được: Nội dung định luật Cu-lông ,ý nghĩa của hằng số điện môi. KỸ NĂNG: - Xác định phương chiều của lực tương tác giữa các điện tích điểm. - Làm được bài toán tương tác tĩnh điện. - Làm vật nhiễm điện do cọ xát THÁI ĐỘ Nhận thức được vấn đề an toàn về điện Giáo dục môi trường: Sơn tĩnh điện:( công nghệ phun sơn chất lượng cao và tránh ô nhiễm môi trường.) Công nghệ lọc khí thải, bụi nhờ tĩnh điện Bài 2. Thuyết electron. Định luật bảo toàn điện tích. 1. KIẾN THỨC - Biết được: Cấu tạo nguyên tử về phương diện điện. Nội dung của thuyết electron và nội dung định luật baỏ toàn điện tích. - Vận dụng được thuyết electron. 2. KỸ NĂNG: - Giải thích thành thạo các hiện tượng nhiễm điện. 3. THÁI ĐỘ: Nhận thức được tầm quan trong của các thuyết vật lí. Bài 3. Điện trường. Cường độ điện trường. Đường sức điện. KIẾN THỨC: -Biết được Khái niệm điện trường, cường độ điện trường, đường sức điện và đặc điểm của đường sức điện. Cách tổng hợp vecto cường độ điện trường tại một điểm. -Hiểu được khái niệm điện trường đều. -Vận dụng được nguyên lí chồng chất điện trường. KỸ NĂNG: Trình bày được định nghĩa điện trường, cường độ điện trường. Làm được các bài toán tổng hợp điện trường. THÁI ĐỘ. Nhận thức được sự ảnh hưởng của điện trường đối với con người: Sống xa đường dây cao thế. Bài 4. Công của lực điện KIẾN THỨC: - Biết được công thức tính công của lực điện trong sự di chuyển của điện tích trong điện trường đều. - Hiểu được đặc điểm công của lực điện, mối liên hệ giữa công của lực điện và thế năng của điện tích trong điện trường. KỸ NĂNG: - Giải được các bài toán công của lực điện trường & thế năng điện trường. THÁI ĐỘ: Học tập nghiêm túc, tự giác. Bài 5. Điện thế. Hiệu điện thế. KIẾN THỨC: - Biết được ý nghĩa vật lí , đơn vị đo, đặc điểm của điện thế và hiệu điện thế. - Hiểu được mối liên hệ giữa hiệu điện thế và cường độ điện trường. KỸ NĂNG: Làm được các bài toán về điện thế và hiệu điện thế. Trình bày được định nghĩa điện thế, hiệu điện thế. THÁI ĐỘ: nhận thức được vai trò của điện trong cuộc sống hằng ngay, có trách nhiệm sử dụng điện tiết kiệm. Bài 6. Tụ điện. KIẾN THỨC: - Biết được cấu taọ của tụ điện, cách tích điện cho tụ . - Nêu được ý nghĩa, biểu thức , đơn vị của điện dung. KỸ NĂNG: - Nhận biết được một số tụ điện dùng trong thực tế và giải được một số bài tập về tụ điện THÁI ĐỘ: Thấy được vai trò của bộ môn trong thực tế, từ đó có hướng thú nghiên cứu khoa học Bài 7. Dòng điện không đổi. Nguồn điện KIẾN THỨC: - Nắm được: Định nghĩa dòng điện, qui ước chiều dòng điện, công thức tính cường độ dòng điện không đổi. Điều kiện để có dòng điện. - Hiểu được Định nghĩa của nguồn điện, khái niệm lực lạ. Định nghĩa suất điện động, mỗi nguồn điện có một suất điện động nhất định. KỸ NĂNG: - Giải thích được vì sao nguồn điện có thể duy trì hiệu điện thế giữa hai cực của nó. - Giải được các bài toán có liên quan đến các hệ thức : I = ; I = và E = . - Cách sử dụng A,V để đo U,I THÁI ĐỘ : Từ ứng dụng thực tế kích thích hoạt động học tập của hs Bài 8. Điện năng . Công suất điện. KIẾN THỨC: -Hiểu được sự biến đổi năng lượng trong mạch điện, nắm được công thức tính công và công suất của dòng điện ở một đoạn mạch tiêu thụ điện năng. - Vận dụng được công thức tính công & công suất của nguồn điên. - Nắm chắc kiến thức về công và công suất của dòng điện, định luật Jun – Len xơ. KỸ NĂNG: Làm được các bài toán tính công và công suất điện. Sử dụng điện tiết kiệm có hiệu quả THÁI ĐỘ: Biết chân trọng những đóng góp của bộ môn cho khoa học , cho thực tiễn từ đó kích thích hoạt động nghiên cứu khoa học Bài 9. Định luật Ôm cho toàn mạch. KIẾN THỨC: - Nắm được định luật ôm đối với toàn mạch và biểu thức của định luật - Biết được độ giảm điện thế là gì và nêu được mối quan hệ gữa sđ đ của nguồn điện và độ giảm điện thế ở mạch ngoài và mạch trong. - Hiểu được hiện tượng đoản mạch và ảnh hưởng của nó đối với dòng điện . KỸ NĂNG. - Rèn luyện kĩ năng lôgíc toán học để xây dựng các công thức vật lí. - Sử dụng được các ĐLBT năng lượng để giải thích sự biến thiên năng lượng trong mạch điện. - Làm được các bài toán về đoạn mạch và toàn mạch. THÁI ĐỘ. Nhận thức được sự nguy hiểm khi hiện tượng đoản mạch xảy ra. Từ đó có biện pháp an toàn khi thực hành thí nghiệm. Bài 10. Ghép các nguồn điện thành bộ. KIẾN THỨC. - Nêu được chiều của nguồn điện chạy qua đoạn mạch chứa nguồn. - Biết được các bộ nguồn ghép nối tiếp, ghép song song. - Nắm được công thức tính suất điện dộng và điện trở trong của bộ nguồn. - Vận dụng được định luật ôm đối với đoạn mạch chứa nguồn. KỸ NĂNG. Tính được suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn nối tiếp và song song. Làm được các bài toán toàn mạch trong đó mạch trong gồm nhiều nguồn ghép với nhau. THÁI ĐỘ. Từ ứng dụng thực tế kích thích hoạt động học tập của hs Bài 11. Phương pháp giải một số bài toán về toàn mạch. KIẾN THỨC. Vận dụng được một cách linh hoạt các công thức về định luật ôm , điện năng tiêu thụ, công suất tiêu thụ điện năng, … , hiệu suất của nguồn điện, suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn. KỸ NĂNG. Làm được các bài toán về toàn mạch. THÁI ĐỘ. Bài 12. Thực hành: Đo suất điện động và điện trở trong của một pin điện hóa. KIẾN THỨC. Biết cách khảo sát sự phụ thuộc của hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch chứa nguồn và cường độ dòng điện chạy trong đoạn mạch đó Biết cách khảo sát sự phụ thuộc của cường độ dòng điện chạy trong mạch kín vào điện trở của mạch ngoài Biết cách lựa chọn phương án thí nghiệm để tiến hành khảo sát các quan hệ sự phụ thuộc giữa các đại lượng U, I hoặc I, R trong các định luật Ôm nêu trên. KỸ NĂNG. Biết cách lựa chọn và sử dụng một số dụng cụ điện thích hợp và mắc chúng thành mạch điện. Biết cách biểu diễn các số liệu đo được của cường độ dòng điện chạy trong mạch và hiệu điện thế giữa hai đầu mạch dưới dạng bảng số liệu. THÁI ĐỘ. Tinh thần làm việc tập thể. Trung thực, khách quan khi làm thí nghiệm. Bài 13. Dòng điện trong kim loại KIẾN THỨC. Nắm được tính chất điện chung của các kim loại, sự phụ thuộc của điện trở suất của kim loại theo nhiệt độ. Nắm được nội dung chính của thuyết eletron về tính chất dẫn điện chung của kim loại và công thức tính điện trở suất của kim loại. KỸ NĂNG. - Giải thích được một cách định tính các tính chất điện chung của kim loại dựa trên thuyết electron về tính dẫn điện của kim loại. THÁI ĐỘ. Nhận thức được tầm quan trọng của kim loại trong truyền dẫn điện năng. Bài 14. Dòng điện trong chất điện phân. KIẾN THỨC. - Biết được bản chất của dòng điện trong chất điện phân. - Vận dụng được biểu thức của định luật Fa-ra-day. KỸ NĂNG. Trình bày được nội dung các định luật Fa-ra-day. So sánh được bản chất của dòng điện trong kim loại và trong chất điện phân Làm được các bài toán đơn giản về điện phân. THÁI ĐỘ. Nhận thức được trong thực tế ngoài kim loại có nhiều chất khác có thể dẫn điện. Bài 15. Dòng điện trong chất khí. KIẾN THỨC. Biết được bản chất dòng điện trong chất khí. Nắm được : Hai quá trình dẫn điện không tự lực và tự lực. Hai quá trình phóng điện là hồ quang điện và tia lửa điện. KỸ NĂNG. So sánh được bản chất của dòng điện trong chất khí với kim loại và chất điện phân. Trình bày được các ứng dụng chính trong quá trình phóng điện trong chất khí. THÁI ĐỘ. Nhận thức được sự nguy hiểm của set và có được cách phòng tránh cơ bản. Bài 17. Dòng điện trong chất bán dẫn. KIẾN THỨC. - Nắm được khái niệm và những đặc điểm của chất bán dẫn. - Nắm được khái niệm chất bán dẫn loại n và loại p - Biết được hạt tải điện trong chất bán dẫn. - Biết được sự hình thành của lớp chuyển tiếp p-n KỸ NĂNG. Trình bày được sự hình thành của chất bán dẫn loại n và loại p Phân biệt được bản chất dòng điện trong kim loại và trong chất điện phân THÁI ĐỘ. Thấy được vai trò quan trọng của chất bán dẫn trong lĩnh vực điện tử. Bài 18. Thực hành: khảo sát đặc tính chỉnh lưu của điôt bán dẫn. KIẾN THỨC. Biết được cấu tạo của điôt bán dẫn và giải thích được tác dụng chỉnh lưu dòng điện của nó. Biết cách khảo sát đặc tính chỉnh lưu dòng điện của điôt bán dẫn thông qua việc khảo sát và vẽ đồ thị I=f(U) biểu diễn sự phụ thuộc của I qua điôt bán dẫn vào độ lớn và chiều của U đặt vào hai cực của điôt KỸ NĂNG. -Biết cách lựa chọn, sử dụng các dụng điện( nguồn, đồng hồ đo điện...) thích hợp và mắc chúng thành một mạch điện để tiến hành khảo sát. -Biết cách đo và ghi kết quả đo để lập bảng số liệu hoặc vẽ đồ thị biểu diễn đặc tính chỉnh lưu dòng điện của điôt bán dẫn. THÁI ĐỘ. Làm việc khoa học, cẩn thận, chính xác. Bài 19. Từ trường. KIẾN THỨC. -Nắm được định nghĩa từ trường và nêu được những vật gây ra từ trường. -Biết cách xác định sự tồn tại của từ trường trong trường hợp đơn giản. -Nắm được khái niệm và những tính chất của đường sức từ. KỸ NĂNG. Xác định được chiều các đường sức từ của: -Dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài. -Dòng điện chạy trong dây dẫn uốn thành vòng tròn. Xác đinh được mặt Nam, mặt Bắc của dòng điện trong mạch kín. THÁI ĐỘ. Nhận thức được con người không chỉ sống trong môi trường có trọng trường, điện trường mà còn có từ trường. Bài 20. Lực từ. Cảm ứng từ. KIẾN THỨC. Nắm được: - định nghĩa véc tơ cảm ứng từ, đơn vị cảm ứng từ. - định nghĩa phần tử dòng điện và viết được công thức xác định lực từ t/d lên phần tử dòng điện KỸ NĂNG. -Từ công thức suy ra công thức xác định lực từ t/d lên phần tử dòng điện -Làm được các bài tập đơn giản lực từ t/d lên phần tử dòng điện. THÁI ĐỘ. Thấy được tính chất cơ bản của từ trường là tác dụng lực từ. Bài 21. Từ trường của dòng điện chạy trong các dây dẫn có hình dạng đặc biệt. KIẾN THỨC. Biết được phương , chiều và công thức tính độ lớn cảm ứng từ B của: + Dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài tại 1 điểm bất kỳ + Dòng điện chạy trong dây dẫn uốn thành vòng tròn tại tâm của nó + Dòng điện chạy trong ống dây hình trụ thẳng dài tại 1 điểm trong lòng ống dây Vận dụng được nguyên lý chồng chất từ trường . KỸ NĂNG. Xác định được phương , chiều và độ lớn cảm ứng từ B của: + Dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài tại 1 điểm + Dòng điện chạy trong dây dẫn uốn thành vòng tròn tại tâm của nó + Dòng điện chạy trong ống dây hình trụ thẳng dài tại 1 điểm trong lòng ống dây Xác định được phương , chiều và độ lớn cảm ứng từ B của nhiều dòng điện gây ra tại một điểm. THÁI ĐỘ. Thấy được cảm ứng từ tại một điểm phụ thuộc vào I, dạng hình học của dây dẫn và môi trường xung quanh. Bài 22. Lực Lo-ren-xơ. 1. Kiến thức: Nắm được khái niệm, các đặc điểm về phương , chiều và công thức độ lơn của lực Lo ren xơ. 2. Kỹ năng: Xác định được phương , chiều và độ lớn của lực Lo ren xơ tác dụng lên một hạt mang điện chuyển động trong từ trường. 3.Thái độ: Thấy được vai trò và ý nghĩa của bộ môn trong thực tế. Bài 23. Từ thông. Cảm ứng điện từ. 1.Kiến thức: -Nắm được khái niệm và công thức từ thông qua mạch điện kín. -Biết được:. định luật len xơ theo các cách khác nhau. định nghĩa và nêu được 1 số t/c của dòng điện phu cô -Hiểu được khi nào có được hiện tượng cảm ứng điện từ 2. Kỹ năng: Sử dụng định luật len xơ để xác định chiều dòng điện cảm ứng trong các trường hợp cụ thể. 3.Thái độ. Nhận thấy từ trường có thể tạo ra dòng điện. Bài 24. Suất điện động cảm ứng. 1. Kiến thức. Nắm được khái niệm và công thức tính độ lớn suất điện động cảm ứng. Nắm được khái niệm tốc độ biến thiên từ thông. Hiểu được nguyên nhân xuất hiện suất điện động cảm ứng 2. Kỹ năng: Làm được bài tập về suất điện động cảm ứng trong trường hợp đơn giản 3. Thái độ. Nhận thức được cách tạo ra dòng điện cảm ứng trong thực tế. Bài 25. Tự cảm. Kiến thức. Phát biểu được định nghĩa từ thông riêng và viết được công thức độ tự cảm của ống dây hình trụ . Phát biểu được định nghĩa hiện tượng tự cảm.Viết được công thức tính suất điện động tự cảm Kỹ năng. Làm được bài tập về hiện tượng tự cảm trong trường hợp đơn giản Giải thích được hiện tượng tự cảm khi đóng, ngắt mạch điện. Thái độ. Khi dòng điện trong mạch kín thay đổi thì trong mạch cũng xuất hiện dòng điện cảm ứng. Bài 26. Khúc xạ ánh sáng. 1. Kiến thức. Nắm được: -Hiện tượng khúc xạ. Nhận ra trường hợp giới hạn i=0o . -Định luật khúc xạ ánh sáng. Hiểu được các khái niệm chiết suất tuyệt đối , chiết suất tỉ đối. Vận dụng được hệ thức giữa chiết suất tỉ đối và chiết suất tuyệt đối 2. Kỹ năng: Trình bày được: -Hiện tượng khúc xạ. Nhận ra trường hợp giới hạn i=0o . -Định luật khúc xạ ánh sáng. Làm được các bài toán khúc xạ ánh sáng. 3. Thái độ. Nhận thức đúng đắn các hiện tượng xảy ra trong thực tế. Bài 27. Phản xạ toàn phần. 1. Kiến thức: -Nắm được: Khái niệm hiện tượng phản xạ toàn phần. Điều kiện để có hiện tượng phản xạ toàn phần. -Biết được cấu tạo và t/d dẫn sáng của sợi quang, cáp quang 2.Kỹ năng: Tính được góc giới hạn .Giải được các bài tập đơn giản về phản xạ toàn phần. 3.Thái độ: Thấy được vai trò của phản xạ toàn phần trong nhiều lĩnh vực đời sống. Bài 28. Lăng kính. 1.Kiến thức: -Nắm được cấu tạo của lăng kính. -Biết được 2 t/d của lăng kính: + Tán sắc chùm ánh sáng trắng + Làm lệch hướng của tia sáng đơn sắc về phía đáy của lăng kính Biết công dụng của lăng kính. 2.Kỹ năng: vẽ được đường đi của tia sáng qua lăng kính một cách định tính. 3. Thái độ: Thấy được vai trò và ý nghĩa của bộ môn trong thực tế từ đó thúc đẩy quá trình học tập và muốn nghiên cứu khoa học Bài 29. Thấu kính mỏng. 1. Kiến thức: -Nắm được: cấu tạo và phân loại thấu kính. các KN về quang tâm , trục tiêu điểm( ảnh , vật) , tiêu cự , độ tụ của nthấu kính. -Biết được công dụng quan trọng của thấu kính 2.Kỹ năng: Vẽ được ảnh tạo bởi thấu kính, và xác định được tính chất, đặc điểm của ảnh cho bởi thấu kính. Giải được bài tập dơn giải về thấu kính 3. Thái độ: Nhận thức được ứng dụng của thấu kính trong cuộc sống. Bài 31. Mắt. 1. Kiến thức. Nắm được: - cấu tạo của mắtvề mặt quang học. - các khái niệm: Sự điều tiết, điểm cực viễn, điểm cực cận, khoảng nhìn rõ của mắt. Hiểu được các tật của mắt và cách khắc phục. 2. Kỹ năng. Trình bày được: - cấu tạo của mắtvề mặt quang học. - các khái niệm: Sự điều tiết, điểm cực viễn, điểm cực cận, khoảng nhìn rõ của mắt. Giải được bài tập đơn giản về cách khắc phục các tật của mắt. 3.Thái độ Thấy được tầm quan trọng của mắt qua đó có ý thức bảo vệ và chăm sóc đôi mắt. Bài 32. Kính lúp 1. Kiến thức. Nắm được: -KN chung về số bội giác, t/d của các dụng cụ quang học bổ trợ cho mắt . -công dụng và cấu tạo của kính lúp. Hiểu được sự tạo ảnh của vật qua kính lúp. Biết công thức số bội giác của kính lúp khi ngắm chừng ở vô cực 2. Kỹ năng: Vẽ được đường truyền của tia sáng từ 1 điểm của vật qua kính lúp. Giải được bài tập đơn giản về kính lúp 3.Thái độ. Thấy được vai trò và ý nghĩa của bộ môn trong thực tế từ đó thúc đẩy quá trình học tập và muốn nghiên cứu khoa học Bài 33. Kính hiển vi 1:Kiến thức. -Biết được: công dụng và cấu tạo của kính hiển vi. sự tạo ảnh của vật qua kính hiển vi. -Hiểu được đặc điểm của vật kính và thị kính. -Nắm được công thức tính số bội giác của kính hiển vi 2.Kỹ năng: Vẽ được đường truyền của chùm tia sáng từ 1 điểm của vật qua kính trong trường hơp ngắm chừng ở vô cực . Giải được các bài tập đơn giải về kính hiển vi. 3. Thái độ: Thấy được vai trò và ý nghĩa của bộ môn trong thực tế từ đó thúc đẩy quá trình học tập và muốn nghiên cứu khoa học Bai 34. Kính thiên văn. 1.Kiến thức. Nắm được: công dụng và cấu tạo của kính thiên văn. công thức số bội giác khi nhắm chừng ở vô cực của kính. Biết được: đặc điểm của vật kính và thị kính. sự tạo ảnh của vật qua kính thiên văn. 2. Kỹ năng: Vẽ được đường truyền của chùm tia sáng từ 1 điểm của vật qua kính trong trường hơp ngắm chừng ở vô cực Viết và vận dụng được công thức tính số bội giác của kính vào giải bài tập 3. Thái độ: Nhận thấy vai trò quan trọng của kính thiên văn trong nghiên cứu vũ trụ. Bai 35. Thực hành: Xác định tiêu cự của thấu kính phân kì Kiến thức. Phát biểu và viết công thức thấu kính, đồng thời nêu được ý nghĩa và quy ước về dấu đại số của các đại lượng vật lý có mặt trong công thức để có thể áp dụng nó cho tất cả các trường hợp: thấu kính hội tụ, thấu kính phân kỳ, vật thật ,vật ảo, Biết được p2 xđ tiêu cự của thấu kính phân kỳ dựa trên cơ sở ghép thấu kính phân kỳ và thấu kính hội tụ thành hệ thấu kính đồng trục và khảo sát sự tạo ảnh của vật qua hệ 2 thấu kính này Biết cách lựa chọn phương án thí nghiệm.Biết cách sử dụng các dụng cụ TN.Biết cách sử lý các kết quả TN Kỹ năng. Biết sử dụng giá quang học để thực hiện đo tiêu cự của thấu kính phân kì theo phương án đã chọn Xử lí được kết quả đo. Thái độ. Nghiêm túc, có ý thức trong học tập, cẩn thận , nhẹ nhàng và linh hoạt trong cách sử ndụng các dụng cụ TN

File đính kèm:

  • docXac dinh muc tieu bai hoc vl 11.doc