Văn học Việt Nam trải qua các thời đại khác nhau của lịch sử dân tộc đã thể hiện sự trưởng thành và phát triển không ngừng qua những thành tựu to lớn đã đạt được. Tuy nhiên mỗi một nền văn học vận động và phát triển không chỉ ở những tác động của bối cảnh lịch sử, văn hóa, chính trị, xã hội hay sự giao thoa giữa các trào lưu văn học trong nước mà còn ở việc giao lưu, tiếp thu văn học nước ngoài. Nếu như văn học trung đại Việt Nam tiếp thu nhiều thành tựu từ văn học Trung Quốc ở nhiều thể loại thì văn học hiện đại Việt Nam lại tiếp thu nhiều thành tựu của văn học phương Tây để làm mới nền văn học dân tộc và đáp ứng nhu cầu của thời đại.
Và vấn đề giao lưu của văn học Việt Nam với văn học phương Tây là vấn đề về nhiệm vụ hiện đại hóa nền văn học nước nhà đồng thời với yêu cầu giải phóng dân tộc, giải phóng con người trong suốt thế kỉ XX. Trước yêu cầu đặt ra, nhiều văn nghệ sĩ của Việt Nam đã tiếp thu văn học phương Tây nói chung và văn học Pháp nói riêng ở cả hai diện nội dung và hình thức. Và Hồ Biểu Chánh là một trong những nhà văn đã có công lớn trong việc góp phần đổi mới và làm giàu cho văn học Việt Nam qua việc tiếp thu những thành tựu của văn học Pháp, đặc biệt ở thể loại tiểu thuyết. Ông đã góp phần hình thành tiểu thuyết Việt Nam trên chặng đường phôi thai bằng cách phóng tác các tác phẩm của văn học Pháp, phương Tây để thể hiện nội dung mới về đời sống xã hội Việt Nam trên con đường vận động và biến đổi.
Trong số những sáng tác có tiếp thu văn học phương Tây của Hồ Biểu Chánh, có sự gặp gỡ về tư tưởng giữa nhà văn với thiên tài tiểu thuyết Pháp Vichto Huygo. Điều đó thể hiện qua những giao điểm chung của hai tác phẩm “Những người khốn khổ” và “ Ngọn cỏ gió đùa” đã tạo ra sự đặc trưng riêng trong cách thể hiện của mình. Ông không “ chuyển dịch” tác phẩm của Vichto Huygo như bao tác giả khác đã làm mà biến nó thành cái riêng để thể hiện cuộc sống và con người vùng đất Nam Bộ. Và cái riêng ấy của Hồ Biểu Chánh sẽ được thể hiện rõ trong thế so sánh với Vichto Huygo ở chủ đề tư tưởng của hai tác phẩm “Những người khốn khổ” và “ Ngọn cỏ gió đùa”.
30 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3884 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Xêmina : So sánh Những người khốn khổ của V.Huy-Gô và Ngọn cỏ gió đùa của Hồ Biểu Chánh về mặt chủ đề tư tưởng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xêmina : So sánh Những người khốn khổ của V.Huy-gô và Ngọn cỏ gió đùa của Hồ Biểu Chánh về mặt chủ đề tư tưởng.
Đề cương
Đặt vấn đề
II. Giải quyết vấn đề
1. Giới thiệu chung
1.1 Sơ lược về hai tác giả:
1.2 Sơ lược về hai tác phẩm
2. So sánh Những người khốn khổ của V.Huy-gô và Ngọn cỏ gió đùa của Hồ Biểu Chánh về mặt chủ đề tư tưởng.
2.1. Về tư tưởng tôn giáo
2.2. Về tư tưởng nhân văn
2.2.1. Ngợi ca lí tưởng của con người thời đại
2.2.2. Ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của con người.
2.2.3. Chống bất công trong xã hội và pháp lí khắc khe
III. Kết thúc vấn dề
I. Đặt vấn đề
Văn học Việt Nam trải qua các thời đại khác nhau của lịch sử dân tộc đã thể hiện sự trưởng thành và phát triển không ngừng qua những thành tựu to lớn đã đạt được. Tuy nhiên mỗi một nền văn học vận động và phát triển không chỉ ở những tác động của bối cảnh lịch sử, văn hóa, chính trị, xã hội hay sự giao thoa giữa các trào lưu văn học trong nước mà còn ở việc giao lưu, tiếp thu văn học nước ngoài. Nếu như văn học trung đại Việt Nam tiếp thu nhiều thành tựu từ văn học Trung Quốc ở nhiều thể loại thì văn học hiện đại Việt Nam lại tiếp thu nhiều thành tựu của văn học phương Tây để làm mới nền văn học dân tộc và đáp ứng nhu cầu của thời đại.
Và vấn đề giao lưu của văn học Việt Nam với văn học phương Tây là vấn đề về nhiệm vụ hiện đại hóa nền văn học nước nhà đồng thời với yêu cầu giải phóng dân tộc, giải phóng con người trong suốt thế kỉ XX. Trước yêu cầu đặt ra, nhiều văn nghệ sĩ của Việt Nam đã tiếp thu văn học phương Tây nói chung và văn học Pháp nói riêng ở cả hai diện nội dung và hình thức. Và Hồ Biểu Chánh là một trong những nhà văn đã có công lớn trong việc góp phần đổi mới và làm giàu cho văn học Việt Nam qua việc tiếp thu những thành tựu của văn học Pháp, đặc biệt ở thể loại tiểu thuyết. Ông đã góp phần hình thành tiểu thuyết Việt Nam trên chặng đường phôi thai bằng cách phóng tác các tác phẩm của văn học Pháp, phương Tây để thể hiện nội dung mới về đời sống xã hội Việt Nam trên con đường vận động và biến đổi.
Trong số những sáng tác có tiếp thu văn học phương Tây của Hồ Biểu Chánh, có sự gặp gỡ về tư tưởng giữa nhà văn với thiên tài tiểu thuyết Pháp Vichto Huygo. Điều đó thể hiện qua những giao điểm chung của hai tác phẩm “Những người khốn khổ” và “ Ngọn cỏ gió đùa” đã tạo ra sự đặc trưng riêng trong cách thể hiện của mình. Ông không “ chuyển dịch” tác phẩm của Vichto Huygo như bao tác giả khác đã làm mà biến nó thành cái riêng để thể hiện cuộc sống và con người vùng đất Nam Bộ. Và cái riêng ấy của Hồ Biểu Chánh sẽ được thể hiện rõ trong thế so sánh với Vichto Huygo ở chủ đề tư tưởng của hai tác phẩm “Những người khốn khổ” và “ Ngọn cỏ gió đùa”.
II. Giải quyết vấn đề
1. Giới thiệu chung
1.1 Sơ lược về hai tác giả:
Là nhà văn lãng mạn tiến bộ của Pháp, Hugo (1802-1885) xuất thân trong một gia đình quý tộc. Ông sống trong thời đạivcách mạng tư sản 1789 đã thành công nhưng thế lực tàn dư của chế độ phong kiến vẫn còn đè nặng. Vì thế bản than V. Huyo thời thơ ấu phải chịu những giằng xé do mâu thuẫn trong tư tưởng giữa cha và mẹ. Cha ông là một tướng lĩnh cách mạng nhưng mẹ ông lại là một người mang nặng tư tưởng bảo hoàng. Tuy nhiên nét nổi bật trong cuộc đời của V. Huygo là sự chuyển biến tư tưởng từ “ Bóng tối đến ánh sáng”. Cùng với các phong trào cách mạng diễn ra sôi động ở Pháp cuối thế kỉ XIX, V. Huygo đã nhận thức được ánh sáng cách mạng và từ bỏ tư tưởng bảo hoàng.
Là người có trí thông minh và năng khiếu đặc biệt, Huy go là thiên tài nở sớm và soi sáng của Pháp và thế giới. Những sáng tác của ông mang khuynh hướng lãng mạn độc đáo và cảm hứng nhân văn sâu sắc. Vì thế ông được xem là “hiện thân của chủ nghĩa lãng mạn” và là “ tiếng vọng âm vang của thời đại”. Huygo đã sáng tác và thành công trên rất nhiều thể loại do đó ông là nhà văn, nhà thơ, nhà soạn kịch và nhà tiểu thuyết nổi tiếng của Pháp và thế giới.
Nếu như V. Huygo đại diện cho thành tựu, niềm tự hào của văn học Pháp thì Hồ Biểu Chánh là hiện tượng đặc biệt của văn học Việt Nam. Hồ Biểu Chánh (1884- 1958), tên thật là Hồ Văn Trung, tự Biểu Chánh, hiệu Thứ Tiên. Ông là nhà văn tiên phong của văn học miền Nam Việt Nam đầu thế kỉ XX, xuất thân trong một gia đình nông dân, từng học chữ Nho và chữ quốc ngữ. Là người có học thức uyên bác, từng giữ chức chủ quận ở nhiều nơi, nổi tiếng thanh liêm, yêu dân và đồng cảm với những người nghèo khổ. Sau này khi về hưu, ông được Pháp mời làm cố vấn với danh hiệu là Nghị Viện hội đồng liên bang Đông Dương và Phó đốc lí thành phó Sài Gòn, đồng thời làm giám đốc cho những tờ báo tuyên truyền chủ nghĩa Pháp- Việt… Ông đã đóng góp rất nhiều cho sự phát triển của nền văn học Việt Nam hiện đại với số lượng hơn 100 tác phẩm bao gồm các thể loại: tiểu thuyết, nghiên cứu, phê bình văn học…
Tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh thuộc thời kì đầu của văn học chữ Quốc ngữ. Tiểu thuyết của ông thường có cốt truyện đơn giản, triết lí chủ đạo là cái thiện thắng cái ác, ở hiền gặp lành, giọng văn mang đậm chất Nam Bộ. Trong sáng tác của Hồ Biểu Chánh, đáng chú ý là các tiểu thuyết được phóng tác từ văn học Pháp,tiêu biểu là “ Ngọn cỏ gió đùa”. Cùng với sở trường là thể loại văn xuôi tự sự mang đề tài chủ yếu là cuộc sống Nam Bộ từ nông thôn đến thành thị đầu thế kỉ XX với sự hỗn loạn của xã hội do cuộc xung đột giữa cái mới và cái cũ. Cách diễn đạt của ông cũng rất Nam Bộ với sự bình dị, dễ hiểu và ngôn ngữ rất gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày. Vì vậy, tác phẩm của Hồ Biểu Chánh đã đi sâu vào lòng người đọc không chỉ ở giá trị nội dung của nó mà còn ở giọng văn, phong cách rất đỗi bình dị của ông.
1.2 Sơ lược về hai tác phẩm:
“ Những người khốn khổ” ra đời trong bối cảnh xã hội đầy biến động của nước Pháp thế kỉ XIX, một thế kỉ đầy bão táp cách mạng. Tác phẩm tái hiện bức tranh đời sống đô thị thời kì đầu tư bản công nghiệp. Tệ đoan xã hội trầm trọng là tình cảm vô sản của những người nghèo mới trong xã hội công nghiệp. Không phải chỉ người lớn mới là nạn nhân của chế độ xã hội mà trẻ con,nhất là trẻ không cha không mẹ lang thang vỉa hè, đường phố. Tiểu thuyết cũng phơi bày một thời đại lịch sử của Pháp. Đó là thời đại cách mạng dân chủ dân quyền, rất nhiều xáo trộn, tranh chấp chính trị, đặc biệt giữa phái cộng hòa và phe bảo thủ, bảo hoàng… Và cao điểm của thời kì này là sợi dây liên kết cuộc đời giữa các nhân vật trong tác phẩm.
Trước tình cảnh con người bị vùi dập, xô đẩy vào bóng tối, V. Huygo đã viết nên tiểu thuyết “ Những người khốn khổ” để lên tiếng ủng hộ cho công lí và phẩm giá con người. Tác phẩm được viết 1845 và đến năm 1862 mới cho xuất bản. “ Những người khốn khổ” đã ghi lại hiện thực xã hội Pháp vào khoảng năm 1830, phản ánh xã hội tàn bạo, đen tối qua việc khắc họa những nhân vật phản diện như: Gia- ve, Tê-nac- đi- ê…Tác phẩm khắc họa đậm nét tình trạng cùng khổ của người dân lao động với hoàn cảnh thương tâm của một người khổ sai, một người mẹ mất con, một đứa trẻ ở đợ cho nhà giàu. Tuy nhiên tác phẩm không mang màu đen của lớp mây mù che phủ tất cả mà còn lại ánh sáng rạng rỡ với những con người hiện lên chói ngời lí tưởng cách mạng. Và ánh sáng đó còn là ánh sáng sống dậy của Paris trong những ngày cách mạng 1832.
Cũng mang cảm hứng nhân văn nhưng tác phẩm “ Ngọn cỏ gió đùa” của Hồ Biểu Chánh lại ra đời trong một bối cảnh khác. Đó là bối cảnh xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XIX thời vua Gia Long, Minh Mạng, Tự Đức. Trong bối cảnh đó, những mâu thuẫn nội bộ trong tầng lớp quan lại về lí tưởng trung quân lại nổi lên. Trong tác phẩm, cuộc khởi nghĩa của Lê Văn Khôi tiêu biểu cho lí tưởng trung quân tức là chỉ trung khi vua biết trọng nghĩa của bầy tôi. Cuộc khởi nghĩa không chỉ khẳng định cái lí của người dân biết trọng chữ nghĩa mà nó còn là sợi dây liên kết cuộc đời của các nhân vật chính trong truyện. Đó là cuộc khởi nghĩa nổi dậy được Hồ Biểu Chánh ủng hộ đề cao.
Nhà văn Hồ Biểu Chánh viết “ Ngọn cỏ gió đùa” dựa trên cốt truyện “Những người khốn khổ” của V. Huygo nhưng cả câu chuyện từ khung cảnh lịch sử cho đến tâm lí nhân vật, tư tưởng của nhà văn đều mang những nét rất riêng của Việt Nam. Tác giả đã dành năm năm để dựng “ Ngọn cỏ gió đùa” để đến năm 1926 mới hoàn thành, tác phẩm được đánh giá cao và đồ sộ nhất đương thời.
Nếu như “ Những người khốn khổ” mang bức tranh đời sống thành thị thì “Ngọn cỏ gió đùa” phác họa bức tranh đời sống nông thôn của xã hội Việt Nam cũ trước thời kì Pháp thuộc. Và tiêu biểu trong bức tranh đó là Lê Văn Đó- một nông dân nghèo với không ít những thăng trầm, chông gai của cuộc đời nhưng vẫn chói ngời một nhân cách cao đẹp, trái tim chan chứa yêu thương.
* Tóm tắt tác phẩm
“Những người khốn khổ”: Giăng Van- giăng một người lao động nghèo khổ vì thương cháu đói, đập vỡ tủ kính lấy chiếc bánh mì mà bị kết án 19 năm tù khổ sai.
Ra khỏi nhà tù, nhờ cảm hoá của giám mục Mi-ri-en ông trở thành ngừơi tốt, đổi tên là Ma-đơ-len, mở nhà máy trở nên giàu có, giúp đỡ mọi người và được cử làm thị trưởng một thành phố nhỏ.
Tên mật thám Gia-ve vẫn nghi ngờ, ngày đêm theo dõi Ma-dơ-len.
Trong nhà máy của ông có một cô thợ dệt Phăng-tin. Vì nhẹ dạ, bị bạc tình khi cô đã có một đứa con. Cô bị đuổi ra khỏi nhà máy. Phăng- tin phải gửi con tại nhà vợ chồng Tê-nác-đi-ê độc ác. Chị phải bán tóc, bán răng để lấy tiền gửi nuôi con.
Phăng-tin bị gã tư sản Ba-ma-ta-boa trêu chọc tàn nhẫn trong lúc Phăng-tin ốm liền bị Gia-ve bắt bỏ tù. May nhờ có Ma-dơ-len đưa Phăng- tin vào bệnh xá. Trong khi đó, Ma-đơ-len quyết định ra đầu thú để cứu Săng-ma-chi-ơ bị bắt oan. Ông trở lại với tên thật của mình - tù khổ sai Giăng Van- giăng..
Vào tù, Giăng Van- giăng lại vượt ngục tìm Cô- dét, con của Phăng- tin, giữ lời hứa với nàng. Ông đưa Cô- dét về sống ở Pa- ri.
Cuộc khởi nghĩa của nhân dân chống lại chính quyền tư sản nổ ra tháng 6/1832. Nhiều tấm gương chiến đấu dũng cảm như cụ già Ma- bốp, chàng sinh viên Ăng- giôn-rát, cháu bé Ga-vơ- rốt. Ông cứu sống Ma-ri- uýt, người yêu của Cô- dét và tha chết cho Gia- ve. Cuộc khởi nghĩa bị dập tắt, ông vun đắp cho tình yêu của Ma-ri-uýt và Cô- dét và cuối cùng chết trong cảnh cô đơn
“ Ngọn cỏ gió đùa”: Truyện gồm nhiều nhân vật, nhưng có thể nói nhân vật chính của “Ngọn Cỏ Gió Đùa” là Lê Văn Đó, một thanh niên của đồng ruộng Miền Nam. Lê Văn Đó chỉ vì cảnh ngộ đói cơm của gia đình, của chị dâu và mấy đứa cháu nhỏ mà liều thân trộm cắp một nồi cháo heo, rồi bị cảnh tù tội suốt 20 năm với muôn vàn khổ cực, ngược đãi.
Nhân vật phụ là Lý Ánh Nguyệt, một cô gái nhan sắc, tài hoa nhưng mẹ mất sớm, cha là một nhà nho nhưng không đỗ đạt công danh và đã chết nơi xứ người. Ánh Nguyệt bơ vơ, bị đời vùi dập, bị chàng công tử tên là Từ Hải Yến lừa gạt ái tình, khi Ánh Nguyệt mang thai sinh ra đứa bé gái, tên là Từ Thu Vân, thì Từ Hải Yến thi đậu làm quan đi cưói vợ khác, không ngó ngàng chi tới mẹ con Ánh Nguyệt, Thu Vân. Cuộc đời trôi nổi, tang thương đã đẩy mẹ con Thu Vân, Ánh Nguyệt xa cách nhau, Ánh Nguyệt đến nương nhờ nơi trang trại cơ ngơi của Thiên Hộ Trần Chánh Tâm, nhưng rồi lại gặp thêm nhiều giông bão, cuộc đời đầy oan nghiệt khiến Ánh Nguyệt mang bệnh nặng và qua đời.
Thiên Hộ Trần Chánh Tâm chính thật là Lê Văn Đó, nay đã thay tên đổi họ và đã trở nên người giàu có, nhưng là người giàu có nhân nghĩa, thương xót giúp đỡ mọi người, lập nhà tế bần, dưỡng lão, viện mồ côi... Dù vậy, những kẻ tàn ác, bất nhân vẫn không buông tha cho Lê Văn Đó. Họ đã tố cáo lý lịch của Lê Văn Đó với quan trên lúc bấy giờ là Từ Hải Yến, khiến cho Lê Văn Đó một lần nữa phải mất hết của cải và lại phải lâm cảnh tù tội như xưa, mà lần nầy là chung thân khổ sai, lưu đày biệt xứ, thiệt là bất công. Lê Văn Đó không chịu cam tâm tù tội suốt đời, ông đã tìm cách vượt ngục trở về, vì ông phải thực hiện một lời hứa danh dự và lương tâm với Lý Ánh Nguyệt: lời hứa cứu vớt và nuôi dưỡng đứa con gái tội nghiệp của Ánh Nguyệt là Từ Thu Vân.
Những ngày còn lại trong đời của Lê Văn Đó, một con người từng trải phong ba, bị bao lần tù tội, bị đối xử bất công, bị đời bạc đãi, bị người khinh khi, bị người hãm hại, bị người vu oan, bị người áp bức, là những ngày tận tâm chăm sóc, thương yêu một đứa bé gái bơ vơ, bị đời ngược đãi, cơ khổ linh đinh là Từ Thu Vân, con gái của Lý Ánh Nguyệt và Từ Hải Yến. Dù biết rõ Từ Thu Vân là con gái ruột của mình, nhưng quan Bố Chính Từ Hải Yến không chịu nhìn mà còn ép buộc Lê Văn Đó phải mang Thu Vân đi khuất mắt ông, cũng không được cho ai biết tông tích, lý lịch Thu Vân là con gái của quan Bố Chánh Từ Hải Yến.
Vương Thể Phụng là con trai duy nhất của Vương Thể Hùng và Đàm Kim Diệp, cháu ngoại của ông Đàm Tự Chấn ở đất Vĩnh Tường. Ông Đàm Tự Chấn là người giàu có, góa vợ sớm, không có con trai, chỉ có hai con gái là Kim Huê và Kim Diệp. Vương Thể Hùng là một người thích võ nghệ và ưa hành hiệp, chàng có công cứu mạng Kim Diệp khiến cho Kim Diệp yêu chàng, rồi trở thành chồng vợ, sinh ra Vương Thể Phụng. Vương Thể Hùng theo phe nổi loạn Lê Văn Khôi, khiến bị thương và mất tích. Kim Diệp buồn rầu sinh bịnh qua đời, Thể Phụng lớn lên trong cảnh mồ côi nhưng cũng được ông ngoại thương yêu và người dì là Kim Huê hết lòng chăm sóc.
Thể Phụng vì xung đột với ông ngoại Đàm Tự Chấn nên bỏ nhà ra đi, nhờ Thể Phụng đã học đậu Tú Tài cho nên Thể Phụng được làm thơ ký cho quan Bố Chính Định Tường, tức là quan Tỉnh Trưởng ngày nay. Trong một dịp tình cờ, Thể Phụng đã có công cứu mạng hai ông cháu Lê Văn Đó và Từ Thu Vân, kết qủa cũng giống như cuộc nhân duyên của Thể Hùng và Kim Diệp năm xưa, bây giờ là mối tình của đôi trẻ Thể Phụng và Thu Vân. Sau nhiều trắc trở, nhiều chông gai, cuối cùng, Thể Phụng cũng xin được phép ông ngoại Đàm Tự Chấn cưới người con gái chàng yêu là Từ Thu Vân làm vợ. Ông Đàm Tự Chấn đã già rồi mà máu mũ chỉ có một mình Thể Phụng cho nên vợ chồng Thể Phụng, Thu Vân được hưởng trọn phần gia sản và sẽ được sống yên ổn. Lê văn Đó hoàn toàn mãn nguyện, ông chết đi thanh thản trong vòng tay thương yêu của những con người xa lạ mà ông thương mến: Thể Phụng, Thu Vân.
2. So sánh tiểu thuyết “ Những người khốn khổ” của V. Huygo và
“ Ngọn cỏ gió đùa” của Hồ Biểu Chánh về mặt chủ đề tư tưởng
2.1 Về tư tưởng tôn giáo
Vùng đất phương Tây, văn hóa phương Tây ở lĩnh vực tôn giáo mang nét đặc thù về Thiên Chúa giáo. Và “ Những người khốn khổ” ra đời như là một bản anh hùng ca về đạo nhân của Thiên Chúa giáo, đặc biệt là Ki tô giáo. Tác giả thể hiện điều đó gần như trọn vẹn thông qua hình ảnh, cuộc đời của giám mục Myrien. Và nhà văn đã dành trọn cả một quyển ( quyển 1) để ca tụng đạo đức sáng ngời của vị đức giám mục này. Hình ảnh đức độ của giám mục Myrien được thể hiện tập trung nhất và rõ nhất qua cách đối xử của ông với Giăng Van- giăng. Khi Giăng Van- giăng xuất hiện với bộ dạng “xốc xếch”, tất cả mọi người nơi thành phố D đều miệt thị, xem thường không thèm tiếp đón mặc dù ông vẫn có tiền để thuê chỗ trọ, ăn ngủ của mình. Ông chủ quán trọ mang bảng hiệu Croix- de- colbas “ ngạo nghễ nhìn ông với vẻ dè chừng”, hỏi chuyện với “ giọng xấc xược”, “ gay gắt”. Rồi Giăng Van- giăng còn trở thành tâm điểm chú ý của “ tất cả những người khách trong quán và tất cả những người đi đường”,với “ những cái nhìn dè chừng và sợ sệt” như ông đã cảm nhận được. Thế nhưng giám mục Myrien lại khác. Đối lập hoàn toàn với cách đối xử lạnh nhạt của những người trong thành phố, Myrien đã đón tiếp Giăng Van- giăng với tất cả tấm lòng cảm phục và sự ân cần. Sự đức độ của đức giám mục Myrien thể hiện qua giọng nói “ dịu dàng và trầm trọng”, qua cái nhìn “ đăm đăm bằng đôi mắt lặng lẽ”. Myrien vẫn ân cần nhẹ nhàng bảo người chuẩn bị chỗ ngủ và bàn ăn chu đáo cho Giăng Van- giăng mặc cho Giăng Van- giăng luôn miệng trình bày không giấu diếm thân phận thật của mình: “ Ông hãy xem đây, những gì người ta ghi lên giấy thông hành của tôi, để tôi đọc cho ông nghe bởi tôi biết đọc mà, tôi đã học trong tù”. Thế là Giăng Van- giăng đọc: “Giăng Van- giăng, tù khổ sai, được trả tự do,, sinh trưởng tại Pon- ta- lier, đã ở trong nhà tù mười chín năm. Năm năm về tội phá hoại. Mười bốn năm về tội toan vượt ngục bốn lần. Con người này rất nguy hiểm”.
“ Bà Mag- loi- re”, vị giáo sĩ nói, vẫn giọng dịu dàng, “ Bà hãy trải những tấm ra trắng lên chiếc giường trong buồng. Đoạn quay sang người đàn ông. Mời ông ngồi và sưởi ấm trong chốc lát chúng ta sẽ ăn bữa khuya. Trong lúc đó người làm giường cho ông”. Không chỉ vậy, Myrien còn đối xử nhẹ nhàng với ông ngay cả khi Giăng Van- giăng ăn cắp “ mớ chén dĩa bằng bạc”. Vị linh mục chẳng những không bắt tội mà còn cứu thoát ông khỏi vòng pháp luật bằng cách xác minh đó là vật ông đã tặng cho Giăng Van- giăng chứ không phải là đồ ăn cắp.
Như vậy, bằng tất cả tấm lòng yêu thương con người, Myriel đã cảm hóa được Giăng Van- giăng trở thành một con người lương thiện. Từ đó ta thấy được dụng ý của nhà văn V. Huygo khi xây dựng nhân vật Myriel để khẳng định sức mạnh của tình yêu thương.
Trở lại với văn hóa Việt Nam, sự du nhập của nhiều tôn giáo khác nhau vào đất nước đã không tạo ra sự xung đột mà đã kết tinh những giá trị lớn lao trong việc tiếp thu có chọn lọc của người Việt Nam. Trong số những tôn giáo đó, Phật giáo và Nho giáo là một minh chứng. Và trong tác phẩm “Ngọn cỏ gió đùa” nhà văn Hồ Biểu Chánh đã đề cập đến tư tưởng của hai tôn giáo này để làm nổi bật lên giá trị tư tưởng của tác phẩm qua sự thể hiện của nhân vật. Nếu như “Những người khốn khổ” tư tưởng Thiên chúa giáo thể hiện qua giám mục Myriel thì “Ngọn cỏ gió đùa” tư tưởng Phật giáo được thể hiện qua hòa thượng Chánh Tâm. Chánh Tâm mang tư tưởng triết lí của nhà Phật, một bậc tu hành đó là từ bi hỷ xả. Trước thái độ “nginh ngang” của Lê Văn Đó, hòa thượng không nổi giận mà nhẹ nhàng nói với Lê văn Đó rằng: "Phật không phân biệt kẻ sang người hèn, kẻ lành người dữ. Phật thì tế độ chúng sanh. Bần-đạo đã có dạy dọn cơm rồi. Vậy chú em nằm mà chờ một chút, rồi tăng chúng sẽ dọn cho mà ăn". Hòa thượng Chánh Tâm bằng tư tưởng đó đã không ngại tiếp đón Lê Văn Đó, một tên vừa mới ra tù. Rồi cũng giống như Giăng Van- giăng, Lê Văn Đó ăn cắp bộ chén trà và bình tích mà vẫn được hòa thượng cứu thoát. Đồng thời, những hành động, nghĩa cử của hòa thượng đối với Lê Văn Đó, những lời hòa thượng dạy dỗ hai sa di Thiện thanh và Giác thế đã cho thấy được sự thể hiện rõ nét tư tưởng từ bi bác ái, độ lượng của nhà Phật: "Cửa Phật phải mở ộng cho mọi người, dầu người hung dữ đến đây cũng phải chứa, chẳng luận là kẻ đói lạnh. Ðạo chẳng nên nghi quấy cho người ta mà tổn công đức”. Và đây chính là ý đồ xây dựng của Hồ Biểu Chánh. Nhà văn mượn triết lí Phật giáo để thể hiện ước muốn cải tạo xã hội bằng con đường tinh thần, thức tỉnh con người bằng tình thương, sự độ lượng đó mới là sức mạnh to lớn.
Không dừng lại ở đó, tác phẩm còn thể hiện giá trị của tư tưởng tôn giáo qua những tư tưởng Nho giáo. Những giáo lí cơ bản của Khổng Mạnh được Hồ Biểu Chánh đưa vào thể hiện nhân vật của mình. Đó là sự thể hiện đạo hiếu trong nhân vật Ánh Nguyệt và đặc biệt là nét đẹp trong tiết hạnh của người phụ nữ phương Đông. Hay những quan điểm, tư tưởng rõ ràng của những bậc quân tử như Thể Phụng, một người trai trẻ nhưng đầy nghĩa khí, đầy lí tưởng cao đẹp. Ở chàng thể hiện chữ hiếu rất rõ. Thể Phụng phẫn nộ, uất ức vì ông ngoại đã đối xử bạc với cha mẹ chàng, chia cắt tình phụ tử khiến chàng cứ tưởng cha mình đã chết. Thế nhưng, Thể Phụng vẫn giữ được chữ “ lễ ” của một con người là phận con cháu, không giám cãi lời ông ngoại.
Như vậy, cả V. Huygo và Hồ Biểu Chánh đều mang tư tưởng tôn giáo vào tác phẩm để gửi gắm những thông điệp đến người đọc. Thế nhưng, mỗi nhà văn lại có cách thể hiện riêng theo những nét đặc thù của mỗi nền văn hóa. Từ đó, ta thấy Hồ Biểu Chánh đã xây dựng nên những hình tượng kì vĩ của con người nổi bật với tư tưởng của thời đại Việt Nam.
2.2 Về tư tưởng nhân văn
2.2.1 Ngợi ca lí tưởng của con người thời đại
Nếu như trong “ Những người khốn khổ”, V. Huygo ca ngợi những con người mang lí tưởng cao đẹp của thời đại cách mạng dân chủ nhân quyền thì trong “ Ngọn cỏ gió đùa”, Hồ Biểu Chánh cũng ca ngợi lí tưởng của con người thời đại khởi nghĩa nông dân chống phong kiến. Với “ Những người khốn khổ ”, V. Huygo đã trình bày sự đối lập giữa hai ý thức hệ quân chủ và bảo hoàng trên cơ sở những tranh luận, mâu thuẫn ngay trong nội bộ gia đình giữa ông ngoại Gileonomand, một đại trưởng giả đại diện cho tư tưởng bảo hoàng và người cháu ngoại Marius trung thành với lí tưởng cộng hòa của cha mình là đại tá Ponmercy. Marius cùng những người bạn của mình sẵn sàng ra chiến lũy, chấp nhận nguy hiểm để chiến đấu cho lí tưởng cao cả của thời đại. Marius vì theo đuổi lí tưởng đó và quan điểm tự do của mình mà bị gia đình xa lánh. Hình ảnh Marius sáng ngời trên chiến lũy cùng những người bạn cùng là sinh viên với mình. Không chỉ vậy, nổi bật lên lí tưởng cao đẹp ấy chứa đựng cả sự hi sinh vì tình yêu thương. Đó là sự hi sinh của Eponinh con giá của Tenacdie. Vì yêu thầm Marius, vì sức mạnh của tình yêu khiến cô dũng cảm đúng vào hàng ngũ khởi nghĩa trước hết là bảo vệ cho Marius và để chiến đấu cho lí tưởng mà Marius đã theo đuổi. Và cũng vì những lẽ đó, cô gái Eponine đã chết hạnh phúc trên tay Marius sau khi hứng viên đạn thay cho anh. Ta thấy nhà văn không chỉ ngợi ca, khẳng định lí tưởng của người trai trẻ Marius mà còn cho thấy được sự dũng cảm, ý chí và cả tình yêu thương sẵn sàng chết vì đồng đội, vì chính nghĩa của thế hệ sinh viên tiến bộ của xã hội Pháp thời bấy giờ.
Hồ Biểu Chánh trong “ Ngọn cỏ gió đùa” cũng ca ngợi lí tưởng của thời đại nhưng đây là lí tưởng của người tráng sĩ trong việc bảo vệ khí tiết, trọng nghĩa khinh tài, trung quân theo nghĩa trọng nghĩa tôi, không ngần ngại nổi dậy chống khi vua làm mất nghĩa của bầy tôi. Vì lẽ đó, Hồ Biểu Chánh tập trung ca ngợi Thế Hùng nhiều hơn với những tranh luận về ý thức hệ chính trị xảy ra giữa ông ngoại và con rể, khác với “ Những người khốn khổ” tranh luận giữa ông và cháu. Trong “ Ngọn cỏ gió đùa” Thế Hùng cũng là một lãnh tụ chủ chốt trong cuộc nổi dậy của Lê Văn Khôi. Sau cùng bị thua, đành cam phận với cuộc đời ẩn dật để được trung thành với lí tưởng đã chọn, dù phải trả một cái giá rất đắt là không được sống gần con trai của mình. Bởi lẽ, ông ngoại của Thể Phụng vì không đồng tình với tư tưởng của Thế Hùng nên đã ra một điều kiện nếu như việc không thành thì Đàm Tử Chấn sẽ nuôi cháu, buộc Thế Hùng phải chấp nhận sống xa con. Vì thế lí tưởng của Thế Hùng đã khiến anh phải sống đau đớn vì có con mà không được gần con, đến khi chết vẫn không được trông thấy nó. Thế nhưng với nỗi đau mà Thế Hùng phải chịu đựng, sự cam chịu những đối xử gay gắt của bố vợ, Hồ Biểu Chánh đã khẳng định khí tiết, lòng trọng nghĩa khinh tài của nhân vật này.
Đến đây, một lần nữa ta thấy sự gặp nhau trong tư tưởng của hai nhà văn. Thế nhưng, qua cách thể hiện khác nhau, Hồ Biểu Chánh đã thể hiện được tài năng độc đáo của mình trong việc khắc họa bức tranh xã hội Việt Nam. Vẫn là việc đề cập đến chi tiết mâu thuẫn trong ý thức hệ nhưng Hồ Biểu Chánh không theo nguyên mẫu của V.Huygo nói mâu thuẫn giữa hai ông cháu mà nói nhiều về mâu thuẫn giữa bố vợ và con rể. Một điều dễ hiểu ở đây đó chính là mục đích thể hiện của Hồ Biểu Chánh, vì nhà văn muốn đề cao lí tưởng của người tráng sĩ mà Thế Hùng là nhân vật thể hiện tập trung nhất.
2.2.2 Ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của con người.
V.Huygo đã dành những trang viết của mình ca ngợi vẻ đẹp trong nhân cách của một anh thợ xén cây Giăng- van giăng nghèo khổ . Trong khi đó Hồ Biểu Chánh dùng trang văn của mình ca ngợi phẩm chất cao đẹp của Lê Văn Đó, một anh nông dân nghèo đói. Hai nhân vật tuy có số phận giống nhau đều mang số phận nghèo khổ, bị coi khinh, miệt thị vì án tù đày nhưng mỗi nhân vật lại là một điển hình cho những người khốn cùng của hai xã hội khác nhau.
Và nổi bật nhất trong nhân cách của hai nhân vật này đó là tình yêu thương đối với người khác trong cuộc sống vì người khác hơn là vì bản thân mình. Giăng Van- giăng vì thương đàn cháu đói khát mà trở thành tên tù khổ sai. Anh bị kết án khổ sai và chỉ được thả sau 19 năm năm ngồi tù nhưng phải mang giấy thông hành màu vàng của người đã từng có tiền án. Rồi khỏi nhà tù. Giăng Van- giăng mang tâm trạng hằn học, căm thù: “ Trước thì ngớ ngẩn, sau thì thành độc ác, xưa chỉ là cành củi khô, sau thì thành khúc gỗ cháy ”,“ Lúc vào tù anh run sợ, khóc lóc, đến khi ra thành người thản nhiên, trơ như đá. Lúc vào lòng anh đau khổ, tuyệt vọng, bây giờ trở ra lòng anh đen tối, hung dữ ”. Chỉ muốn trả thù cuộc đời và những bất công mà anh đã gánh chịu một cách vô lí. Sự thay đổi trong con người Giăng Van- giăng lúc ra tù chung quy chỉ vì muốn trả thù, muốn dành lại công lí cho mọi người chứ không riêng bản thân mình. Với Giăng Van- giăng, bước ngoặc quan trọng nhất đồng thời là cái duyên lớn nhất trong cuộc đời của anh đó chính là được gặp và được sự cảm hóa của đức giám mục Myriel. Giám mục đã trân trọng lấy anh và tiếp thêm sức mạnh cho anh để anh có thể chiến đấu dành lại công lí và cuộc sống tốt hơn cho những người khôn khổ. Nhờ Myriel mà anh không còn chiến đấu lòng căm thù sôi sục nữa mà chiến đấu bằng cả trái tim nhân ái và tấm lòng yêu thương bao la của mình. Khi trở thành
File đính kèm:
- So sanh Nhung nguoi khon kho cua VHuygo va Ngon cogio dua cua Ho Bieu Chanh ve mat chu de tutuong.doc