8 Chuyên đề Ôn tập vật lý 6 - Học kỳ 2 (phần tự luận)

I. Đòn bẩy

1. Nêu cấu tạo của đòn bẩy? Lấy 8 đến 10 ví dụ về sử dụng đòn bẩy trong thực tế? Sử dụng đòn bẩy có lợi gì? Cần điều kiện gì để sử dụng đòn bẩy có lợi?

2. Giải thích tạo sao ở trên cánh cửa, tay nắm bao giờ cũng đặt gần mép cửa?

doc6 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 4203 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu 8 Chuyên đề Ôn tập vật lý 6 - Học kỳ 2 (phần tự luận), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
8 CHUYÊN ĐỀ ÔN TẬP VẬT LÝ 6 – HỌC KỲ 2 (PHẦN TỰ LUẬN) Biên soạn: Lê Trung Dũng – Trường THCS Trần Hưng Đạo – Đông Hà – Quảng Trị Email: cucculb81@yahoo.com.vn hoặc letrungdung.thcsthddh@quangtri.edu.vn Website: I. ĐÒN BẨY: 1. Nêu cấu tạo của đòn bẩy? Lấy 8 đến 10 ví dụ về sử dụng đòn bẩy trong thực tế? Sử dụng đòn bẩy có lợi gì? Cần điều kiện gì để sử dụng đòn bẩy có lợi? 2. Giải thích tại sao ở trên cánh cửa, tay nắm bao giờ cũng đặt gần mép cửa? 3. Tại sao khi cắt tóc, cắt giấy thì dùng kéo có lưỡi dài, tay cầm ngắn còn kéo cắt tôn cắt thép thì có lưỡi kéo ngắn, tay cầm dài. 4. Để nâng một vật ta dùng đòn bẩy. Vật đặt tại B, lực tác dụng đặt tại A. Biết vật có trọng lượng là 36N, OA = 225cm, OB = 25cm. Lực tác dụng là bao nhiêu N? 5. Dùng 1 cái thìa và 1 đồng xu để mở nắp hộp. Dùng vật nào thì sẽ dễ mở hơn? Tại sao? II. RÒNG RỌC: 1. Nêu cấu tạo của ròng rọc? Có mấy loại ròng rọc? Tác dụng của mỗi loại ròng rọc? Nêu một số ứng dụng ròng rọc trong thực tế? 2. Dùng ròng rọc động đưa vật có khối lượng là 100kg lên cao 5m thì phải tác dụng vào vào dây một lực kéo và kéo dây một đoạn bao nhiêu? 3. Một vật có khối lượng 50kg. Tính lực tối thiểu nếu dùng ròng rọc cố định để đưa vật lên? Nếu dùng ròng rọc động thì lực tối thiểu là bao nhiêu? 4. Những máy cơ đơn giản nào được sử dụng trong xe đạp? 5. Thiết kế một hệ thống gồm một ròng rọc cố định kết hợp với một đòn bẩy để có thể nâng vật lên cao trong hai trường hợp: a. Vật nối với ròng rọc b.Vật nối với đòn bẩy. III. SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CÁC CHẤT: 1. Nêu các kết luận về sự nở vì nhiệt của các chất? 2. Hiện tượng nào sẽ xảy ra khi đun nóng, làm lạnh một vật? 3. Lọ thuỷ tinh có nút thuỷ tinh bị kẹt, làm thế nào để lấy nút ra dễ dàng? 4. Ở tâm của một cái đĩa bằng sắt có một lỗ nhỏ. Nung nóng đĩa thì đường kính của lỗ thay đổi như thế nào? 5. Quả cầu bằng sắt bị kẹt một vòng tròn bằng nhôm. Làm thế nào để lấy quả cầu đó ra dễ dàng? 6. Tại sao các bác sỹ khuyên không nên ăn các thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh? 7. Vì sao cánh cửa nhà, cửa tủ bằng gỗ sau một thời gian sử dụng lại bị cong vênh? 8. Vì sao khi đun nước không nên đổ nước thật đầy? 9. Sự giản nở của nước khác thuỷ ngân và dầu ở điểm cơ bản nào? 10. Một bình đun nước có thể tích 200l ở 200C . Khi nhiệt độ tăng 200C lên 800C thì 1l nước nở thêm 27cm3. Tính thể tích của nước trong bình khi nhiệt độ tăng lên đến 800C. 11. Một bình thuỷ tinh có dung tích 2000 cm3 ở 200C và 2000,2 cm3ở 500C. Biết rằng 1000 cm3 nước ở 200C sã trở thành 1010,2 cm3ở 500C. Lúc đầu bình thuỷ tinh chứa đầy nước ở 200C. Hỏi đun nóng lên 500C, lượng chất lỏng tràn ra khỏi bình là bao nhiêu? 12. Nhiệt kế rượu hay thuỷ ngân hoạt động dựa trên nguyên tắc nào? 13. Có nên đổ đầy nước vào một chai thuỷ tinh rồi nút chặt và bỏ vào ngăn đá của tủ lạnh không? Giải thích tại sao? 14. Khối lượng riêng của chất lỏng thay đổi như thế nào nếu ta đun nóng chất lỏng đó lên? 15. Nếu mức độ giãn nở của chất lỏng trong nhiệt kế giống mức độ giãn nở của thuỷ tinh (vỏ và ống quản nhiệt kế) thì nhiệt kế có dùng được không? Tại sao? 16. Khoảng cách giữa vạch số 0 và vạch số 100 của một nhiệt kế thuỷ ngân là 40cm. Khi mực thuỷ ngân ở vị trí cách vạch số 0 là 10cm thì nhiệt độ là bao nhiêu? 17. Một nhiệt kế khi nhúng vào nước đá thì giá trị đọc được là 1cm, khi nhúng vào hơi nước sôi thì giá trị đọc được là 5cm. Giá trị đọc được là bao nhiêu nếu để nhiệt kế vào nơi có nhiệt độ 400C. 18. Tại sao không khí nóng lại nhẹ hơn không khí lạnh? 19. Giải thích tại sao quả bóng bàn bị bẹp, bỏ vào nước nóng thì nó phồng lên như cũ? 20. Trong ống thuỷ tinh đặt nằm ngang, được hàn kín ở hai đầu và rút hết không khí, có một giọt thuỷ ngân nằm giữa. Nếu đốt nóng một đầu thì giọt thuỷ ngân có dịch chuyển không? Tại sao? 21. Khi sử dụng các bình chứa chất khí như ête, bình gas... ta phải chú ý điều gì? 22. Ở 00C, 0,5kg không khí chiếm thể tích 385l. Ở 300C, 1kg không khí chiếm thể tích 855l. Tính khối lượng riêng và trọng lượng riêng của không khí ở hai nhiệt độ trên? 23. Tại sao khi rót nước nóng ra khỏi phích rồi đậy nút lại ngay thì nút hay bị bật ra? Nêu cách khắc phục. 24. Vạch một đoạn thẳng lên một đồng xu. Nung nóng đồng xu thì đoạn thẳng đó thay đổi như thế nào? C B 25. Một thanh đồng được uốn như hình vẽ. Đầu A sẽ chuyển động như thế nào nếu: a - Đốt nóng đoạn AB và BC lên cùng nhiệt độ. a - Đốt nóng cả thanh đồng lên cùng nhiệt độ. 2a - Thay đổi nhiệt độ các đoạn như thế nào thì điểm A đứng yên. A IV. ỨNG DỤNG SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CÁC CHẤT: 1. Một vật khi giãn nở nếu bị ngăn cản thì có thể gây tác dụng gì? D 2. Hãy giải thích tại sao: - Chỗ nối hai đầu thanh ray xe lửa có một khe hở nhỏ. - Gối đỡ ở hai đầu cầu phải đặt trên các con lăn. - Các toà nhà lớn thường có khe hở. - Các ống nước thường được nối với nhau bằng đệm cao su. - Cái nắp của bình xăng xe thường có một lỗ rất nhỏ. - Không nên để xe đạp ngoài trời nắng. - Hai kim loai làm băng kép lại phải có bản chất khác nhau. - Rót nước vào cốc thuỷ tinh dày thì dễ vỡ hơn là rót nước vào cốc thuỷ tinh mỏng. - Khuôn đúc kim loại bao giờ cũng có kích thước lớn hơ vật cần đúc. - Vào mùa hè các dây điện thường bị võng xuống nhiều hơn so với mùa đông. - Khi nhúng bầu nhiệt kế vào cốc nước nóng thì mực thuỷ ngân lúc đầu hạ xuống một ít rồi sau đó mới dâng lên. 3. Dụng cụ đo độ nóng lạnh đầu tiên của loài người do nhà bác học Galilê sáng chế hoạt động như thế nào? 4. * Một bulông bằng sắt được vặn chặt bằng ốc đồng. Làm thế nào để dễ mở ốc vít đó đó ra khỏi bulông? * Nếu bulông bằng đồng, vặn bằng ốc sắt thì làm bằng cách nào để dễ mở chúng ra? Các cách làm đó dựa vào nguyên tắc nào? V. NHIỆT KẾ - NHIỆT GIAI: 1. Dụng cụ để đo nhiệt độ là gì? Nó hoạt động dựa vào hiện tượng nào? Kể tên một số loại nhiệt kế? 2. Trong nhiệt gia Xen-xi-út, nhiệt độ của nước đá đang tan là ... 0C tương ứng với ... 0F, của hơi nước đang sôi là ... 0C tương ứng với ... 0F. Nhiệt độ trên nhiệt kế ytế từ ... 0C đến ... 0C tương ứng với từ ... 0F đến ... 0F. 3. Tại sao đầu phía trên của nhiệt kế thuỷ ngân hay nhiệt kế rượu thường phình ra? 4. Viết công thức chuyển đổi từ nhiệt giai Xen-xi-út sang nhiệt giai Fa-ren-hai và ngược lại ? Vận dụng đổi các nhiệt độ sau : Đổi ra độ F : 100C ; 300C ; 370C ; 420C ; 1470C ; - 300C. Đổi ra độ C : 17,60F ; 98,60F ; 230F ; 860F ; 4220F. 5. Ở nhiệt kế rượu, khi nhiệt độ giảm, bầu ống quản bằng thuỷ tinh và rượu đều co lại. Tại sao rượu vẫn tụt xuống ống quản của nhiệt kế? 6. Cấu tạo của nhiệt kế ytế có đặc điểm chú ý gì? Cấu tạo như vậy có tác dụng gì? Tại sao bảng chia độ của nhiệt kế ytế lại không có nhiệt độ dưới 340C và trên nhiệt độ 420C? 7. Vì sao không thể dùng nhiệt kế rượu để đo nhiệt độ của hơi nước đang sôi? 8. Nếu độ giãn nở của chất lỏng trong nhiệt kế giống độ giãn nở của thuỷ tinh thì nhiệt kế có dùng được không? Tại sao? VI. SỰ NÓNG CHẢY VÀ ĐÔNG ĐẶC: 1. Thế nào là sự nóng chảy, đông đặc? Đặc điểm của sự nóng chảy, đông đặc? Cho ví dụ về sự nóng chảy, đông đặc trong thực tế. 2. Trong quá trình đúc đồng, những quá trình chuyển thể nào của đồng đã xảy ra? 3. Tại sao dùng nhiệt độ của nước đá đang tan làm một mốc đo nhiệt độ? 4. Tại sao không dùng nước mà dùng rượu để chế taqọ các nhiệt kế để đo nhiệt độ không khí? 5. Ở các xứ lạnh người ta thường dùng nhiệt kế rượu để đo nhiệt độ mà không dùng nhiệt kế thuỷ ngân. Tại sao? 6. Có khoảng 98% nước trên bề mặt Trái đất tồn tại ở thể lỏng và khoảng 2% tồn tại ở thể rắn. Tại sao có sự chênh lệch lớn như thế? 7. Khi đặt trong tủ lạnh, cục nước đá không tan, nhưng khi đem cục nước đá ra ngoài không khí thì nó sẽ tan. Sự khác nhau nào giữa không khí bên ngoài và bên trong tủ lạnh đã tạo ra điều đó? 8. Dựa vào đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của một chất rắn như hình vẽ, trả lời câu hỏi: a/ Chất rắn bắt đầu nóng chảy từ nhiệt độ nào ? Thời gian nóng chảy trong bao lâu ? b/ Cho biết tên của chất rắn? Từ phút thứ 11 đến phút thứ 15 (đoạn EF ) chất đó ở trạng thái gì ? 55 70 65 100 90 80 c/ Trong đoạn AB,chất rắn trên tăng hay giảm nhiệt độ ? Từ đường biểu diễn ở đoạn AB,hãy tính xem để tăng (giảm) 10C phải mất thời gian bao lâu ? ........................................................................O ......2....... 4.......6.......8.......10.....12......14…. 16 phút 9. Quan sát sự chuyển thể của cục nước đá, nhiệt độ của nó thay đổi theo thời gian được cho như bảng sau : Thời gian t( ph) 0 2 4 8 12 16 18 20 24 Nhiệt độ t( 0C) -4 -2 0 0 0 0 3 6 12 a/ Vẽ đường biểu diễn sự chuyển thể của nước đá. b/ Qua đồ thị, hãy cho biết đoạn đồ thị từ phút thứ 4 đến phút thứ 16 thì có gì đặc biệt ? Đoạn ấy cho ta biết nước đá đang ở thể nào ? c/ Từ phút thứ 18 trở đi ,nước đá đang ở thể nào ? Nhiệt độ của tăng dần hay giảm dần ? Trung bình mỗi phút nhiệt độ của nó tăng (hay giảm) bao nhiêu độ ? 10. Cho đường biểu diễn : Dựa vào đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của một chất lỏng như hình vẽ, trả lời câu hỏi: a).Chất lỏng có nhiệt độ ban đầu là bao nhiêu ? Quá trình tăng nhiệt độ từ giá trị nào đến giá trị nào ? Trong khoảng thời gian bao lâu ? b)Theo đường biểu diễn , từ phút thứ 6 đến phút thứ 10 nhiệt độ chất lỏng tăng thêm bao nhiêu độ ? Vậy trong 1 phút , chất lỏng tăng thêm bao nhiêu độ ? 0 . 2.......4....... 6.......8......10 ……12 t(ph) t(0C) 55 70 65 100 90 80 11. Hình vẽ bên cho biết đường biểu t0C diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của nước. Hãy mô tả sự thay đổi nhiệt độ và thể 6 của chất đó trong các khoảng thời gian: Từ phút thứ 0 đến phút thứ 2 3 Từ phút thứ 2 đến phút thứ 4 Từ phút thứ 4 đến phút thứ 8 0 …………………………………………… …………………………………………… -3 t ……………………………………………. 0 2 4 6 8 12. Hình bên vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian khi đun nóng một chất rắn. a) ở nhiệt độ nào chất rắn bắt đầu nóng chảy? b) Chất rắn này là chất gì? c) Để đưa chất rắn từ 600C tới nhiệt độ nóng chảy cần bao nhiêu thời gian? d) Thời gian nóng chảy của chất rắn là bao nhiêu phút? e) Sự đông đặc bắt đầu vào phút thứ mấy? Nhiệt độ (0C) f) Thời gian đông đặc kéo dài bao nhiêu phút? 100 90 80 70 60 Thời gian (phút) 50 14 12 10 8 6 4 2 0 22 20 18 16 VII. SỰ BAY HƠI VÀ NGƯNG TỤ: 1. Thế nào là sự bay hơi, ngưng tụ? Cho ví dụ. Tốc độ bay hơi của chất lỏng phụ thuộc vào những yếu tố nào? Lấy ví dụ chứng tỏ điều đó. 2. Giải thích tại sao: - Khi trồng chuối, mía người ta phải phạt bớt lá. - Rượu trong chai không đậy nút sẽ cạn dần, còn nút kín thì không cạn. - Sấy tóc sẽ làm tóc mau khô. - Sau khi tắm ta có cảm giác mát lạnh. - Về mùa đông khi thở ra ta thấy hơi thở như “khói”. - Trước khi trời mưa ta thường thấy oi bức. - Về mùa đông thường có sương mù. - Vào mùa nắng, một số cây rụng lá. Ở sa mạc là cây thường có dạng gai. 3. Thời tiết như thế nào là thu hoạch muối tốt? 4. Bên ngoài cốc nước đá lạnh có các giọt nước đọng lại. Các giọt nước này do đâu mà có? 5. Vào mùa đông khi hà hơi từ miệng vào mặt kính, ta thấy mặt kính bị mờ đi. Saqu một thời gian mặt gương sáng trở lại. Giải thích. 6. Giải thích hiện tượng mưa trong tự nhiên. 7. Giải thích sự tạo thành giọt nước đọng trên các lá cây vào buổi sáng sớm. 8. Có thể dùng nhiệt kế ytế để nghiên cứu sự nóng chảy của nước đá được không? Tại sao? 9. Hai bình A và B giíng nhau, được đun bằng hai nguồn nhiệt giống nhau. Bình A chứa nước đá, bình B chứa nước ở 00C. - Mô tả điều gì xảy ra trong 2 bình ở phút đầu tiên khi đun nóng. - Khi nước đá trong bình A, vừa nóng chảy hoàn toàn, nhiệt độ trong bình B là 600C. Khi đó ta có thể nhúng tay vào trong bình A mà không sợ bỏng. Vì sao? 10. Khi đứng ở nơi có gió ta có cảm giác mát. Nếu đặt nhiệt kế tạih nơ đó thì mực thuỷ ngân trong nhiệt kế có tụ xuống không? Vì sao? VIII. SỰ SÔI: 1. Tại sao chọn nhiệt độ của nước đang sôi để làm một mốc đo nhiệt độ? 2. Tại sao phỉa dùng nhiệt kế thuỷ ngân mà không dùng nhiệt kế rượu để đo nhiệt độ của nước đang sôi? 3. Trong công nghiệp thực phẩm người cần nhiệt độ của nước cao hơn 1000C. Bằng cách nào có thể thực hiện được việc này? 4. Tại sao không thể luộc trứng chín trên núi cao mặc dù nước trong nồi luộc vẫn sôi sùng sục.

File đính kèm:

  • docDe cuong on tap vat ly hki 2 tron bo cac cau hoi.doc