Bài giảng Đây thôn vĩ dạ

- Nguyễn Trọng Trí

( 1912- 1940).

- Sinh quán: Lệ Mỹ, TX Đồng Hới, Quảng Bình

- Hoàn cảnh xuất thân: Gia đình công giáo nghèo, cha mất sớm

- Tài năng nẳy nở sớm, 14 tuổi đã làm thơ

- -Học ở Huế 2 năm, nhưng sống nhiều ở Qui Nhơn, từng là nhân viên Sở đạc điền Qui Nhơn. Sau ra Sài Gòn làm báo

- -Năm 1936 sau khi biết mình mắc bệnh hiểm nghèo, quay trở lại Qui Nhơn

 

ppt36 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 8862 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Đây thôn vĩ dạ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nhiệt liệt chào mừng các thầy cô và các em học sinh Đây thôn Vĩ Dạ Hàn Mặc Tử Văn bản: Đây thôn Vĩ Dạ I.Tác giả Câu hỏi: Hãy giới thiệu vài nét về thi sĩ Hàn Mặc Tử ? - Nguyễn Trọng Trí ( 1912- 1940). Sinh quán: Lệ Mỹ, TX Đồng Hới, Quảng Bình Hoàn cảnh xuất thân: Gia đình công giáo nghèo, cha mất sớm Tài năng nẳy nở sớm, 14 tuổi đã làm thơ -Học ở Huế 2 năm, nhưng sống nhiều ở Qui Nhơn, từng là nhân viên Sở đạc điền Qui Nhơn. Sau ra Sài Gòn làm báo -Năm 1936 sau khi biết mình mắc bệnh hiểm nghèo, quay trở lại Qui Nhơn Văn bản: Đây thôn Vĩ Dạ I.Tác giả - Năm 1940 nhập trại phong Qui Hoà. Cùng năm đó, ông mất giữa lúc hồn thơ đang sung sức nhất. - Hàn Mặc Tử là một tài năng lớn, dấu ấn về số phận luôn thường trực trong thơ ông nên dù yêu tha thiết cuộc sống ông vẫn quằn quại đau đớn - Các tác phẩm chính: (sgk)…… Văn bản: Đây thôn Vĩ Dạ I.Tác giả Đây thôn Vĩ Dạ Sao anh không về chơi Thôn Vĩ ? Nhìn nắng hàng cau, nắng mới lên Vườn ai mướt quá xanh như ngọc Lá trúc che ngang mặt chữ điền Gió theo lối gió, mây đường mây Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay Thuyền ai đậu bến sông trăng đó Có chở trăng về kịp tối nay? Mơ khách đường xa, khách đường xa áo em trắng quá nhìn không ra ở đây sương khói mờ nhân ảnh Ai biết tình ai có đậm đà? II. Bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” 1. Xuất xứ Rút từ tập “thơ điên” Bài thơ được viết trong thời gian Hàn Mặc Tử sống trong bệnh tật, vật vã với cơn đau . ít lâu sau, Hàn Mặc Tử đã từ giã cõi đời này. I.Tác giả Văn bản: Đây thôn Vĩ Dạ II. Bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” 1. Xuất xứ 2. Đề tài Bài thơ được khơi nguồn cảm hứng + Từ mối tình đơn phương của Hàn Mac Tử và Hoàng Cúc, người con gái xứ Huế + Từ tình yêu, kỉ niệm với xứ Huế - 1 vùng đất thơ mộng. Tình yêu thiên nhiên và con người xứ Huế Khổ 1 Sao anh không về chơi thôn Vĩ ? Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên Vườn ai mướt quá xanh như ngọc Lá trúc che ngang mặt chữ điền ? Bài thơ mở đầu không tả cảnh  Câu hỏi tu từ ngọt ngào  như mời gọi  như trách móc. Nó thể hiện niềm nuối tiếc, day dứt vọng lên từ trong lòng nhà thơ III. Đọc- Hiểu tác phẩm 1. Khổ 1 - Câu thơ có một sự phối thanh đặc biệt: 6 thanh bằng, nâng giọng thơ lên bâng khuâng , man mác. Chữ cuối cùng là trắc như một nốt nhấn, cảm xúc bỗng ngưng đọng gieo vào lòng người một ấn tượng khó phai - Đối với Hàn Mặc Tử, câu hỏi ngọt ngào, vừa mời gọi vừa trách móc ấy đã làm hồi sinh, bừng dậy nơi nhà thơ bao kỉ niệm về một Vĩ Dạ mộng và thơ -Cảnh Vĩ Dạ -Nắng hàng cau nắng mới lên -Cảnh vườn tược -Con người xứ Huế -ánh nắng bưổi sớm mai chiếu toả trên những ngọn cau thẳng tắp vừa tắm gội vẫn còn ướt sương đêm. Đó là thứ nắng mới thơm tho , tinh khiết, dịu nhẹ, lấp lánh rất riêng nơi thôn Vĩ “ Nắng hàng cau - nắng mới lên” - Nhịp thơ 1/3/3, chậm mà nhịp nhàng gợi liên tưởng đến bước chân người về thôn Vĩ, đang say sưa ngắm cảnh ban mai dịu nhẹ, mơn man Văn bản: Đây thôn Vĩ Dạ III. Đọc hiểu tác phẩm - Cảnh vườn tược: : diễn tả sự trầm trồ, say đắm của nhà thơ trước vẻ đẹp non tơ, tươi mới, óng ả đầy xuân sắc. : sắc lung linh trong trẻo của màu xanh cây trái khi gặp ánh sáng của nắng mới, của sương đêm long lanh và ngời lên màu ngọc biếc( so sánh) - Con người thôn Vĩ: + “ Mướt quá” + “Xanh như ngọc” Khuôn mặt chữ điền, thuần hậu, mang vẻ hài hoà rất á Đông. Gương mặt ấy ẩn hiện sau cành trúc rất kín đáo, dễ thương, e ấp, lãng mạn. Em có nhận xét gì về khung cảnh thôn Vĩ ? Từ những vẻ đẹp trong hình ảnh: - Nắng - Vườn tược - Con người - Khổ thơ với lối nhập đề độc đáo, đầy sức gợi, cách bố trí âm điệu , nhịp thơ, cách vận dụng sáng tạo từ ngữ đã vẽ nên một thôn Vĩ tươi đẹp, đáng yêu, và thấm thía một xúc cảm yêu thương xứ Huế, âm thầm mà mãnh liệt của thi nhân - Khu vườn thật đẹp nhưng lại có gì đó mơ hồ, mông lung xa vắng, khó chiếm lĩnh là (ai, như ngọc…) Khổ một Chân thành cảm ơn các thầy, cô và các em Giảng văn: Đây thôn Vĩ Dạ Câu hỏi: Không gian thiên nhiên hiện lên ở khổ thơ thứ hai với những hình ảnh nào? “Gió theo lối gió, mây đường mây Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay Thuyền ai đậu bến sông trăng đó Có chở trăng về kịp tối nay?” Giảng văn: Đây thôn Vĩ Dạ 2. Khổ 2: - Không gian mênh mông có đủ gió, mây, sông, nước, trăng, hoa. : chia lìa đôi ngả : buồn trôi lặng lẽ : ưu tư trong nỗi buồn ngưng đọng. => Sự sống đang mơn mởn, xanh tươi bỗng lắt lay, xao xác. Âm điệu thơ buồn bâng khuâng, xa vắng. - Đây là cảnh được nội tâm hoá, bộc lộ nỗi đau thân phận, sự chia lìa xa cách... + Gió, mây + Nước, hoa + Thuyền , trăng Giảng văn: Đây thôn Vĩ Dạ Câu hỏi: Kết thúc khổ thơ thứ hai là một lời nhắn gửi: “ Thuyền ai đậu bến sông trăng đó Có chở trăng về kịp tối nay ?” Trong lời thơ xuất hiện những hình ảnh quen thuộc nào trong văn học? Hãy phát hiện vẻ đẹp riêng trong hình ảnh thơ của Hàn Mạc Tử. Hình ảnh “Thuyền- sông- trăng” - Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền ( Hồ Chí Minh) - Thuyền kề bãi tuyết nguyệt chênh chếch ( Nguyễn Trãi) - Trăng nằm sõng soài trên cành liễu - Gió rít tầng cao trăng ngã ngửa Vỡ tan thành vũng đọng vàng khô ( Hàn Mạc Tử) Đây thôn Vĩ Dạ Hư hư, thực thực Bình yên, đẹp đẽ Niềm mong ước của thi nhân Hình ảnh thi vị, trôi giữa đôi bờ hư thực. “Thuyền chở trăng” hay chính là chở niềm mong ước được giao duyên hội ngộ. Bến sông trăng, thuyền chở trăng Hé mở tâm trạng của thi nhân: vừa thảng thốt, vừa lo âu phấp phỏng. Có chở trăng về kịp tối nay? Giảng văn: Đây thôn Vĩ Dạ Câu hỏi: Nếu như khổ thơ thứ nhất được viết lên bằng bút pháp tả thực thì bút pháp nghệ thuật ở khổ thơ thứ 2 là gì? Nỗi đau chia lìa Bút pháp ảo hoá khiến cảnh vật thiên nhiên huyền ảo, mơ màng Tâm trạng thi nhân: mặc cảm chia lìa và sự mong chờ da diết Khổ hai Giảng văn: Đây thôn Vĩ Dạ Câu hỏi: “Bến sông trăng, thuyền chở trăng” đã đưa thi nhân vào cõi mộng . Cõi mộng ấy hiện lên ở khổ thơ thứ 3 với những hình ảnh, từ ngữ nào? Giảng văn: Đây thôn Vĩ Dạ 3. Khổ 3: + Từ ngữ: “mơ, khách đường xa, áo trắng, sương khói, mờ nhân ảnh, tình ai...” Tất cả đều gợi sự xa xôi, hư ảo. + Hình bóng giai nhân: màu áo trắng trinh nguyên như một ảo ảnh xa vời + Tiếng goị: điệp lại hai lần, quấn quýt, tha thiết đầy khát vọng, nhưng “khách đường xa” dường như cứ chập chờn xa vời rồi khuất bóng. Giảng văn: Đây thôn Vĩ Dạ “ở đây sương khói mờ nhân ảnh Ai biết tình ai có đậm đà?” + Cảnh đẹp - cảnh mộng của xứ Huế với không gian mịt mờ bảng lảng khói sương. - chính là thế giới của nhà thơ đang tồn tại, đang từng giây phút vật vã với cái chết - đó là thế giới lạnh lẽo u ám mà nhà thơ luôn ngóng vọng ra ngoài. + “ở đây” Giảng văn: Đây thôn Vĩ Dạ + “Sương khói”: không gian, thời gian; sương khói của 1 mối tình mong manh chưa 1 lời ước hẹn, sương khói của 1 trái tim biết mình sắp từ giã cõi đời... + Khép lại bài thơ vẫn là một câu hỏi da diết về tình đời, tình người. - Bài thơ mang đậm phong cách thơ Hàn Mạc Tử: khuynh hướng nội tâm hoá. Nhà thơ triệt để sử dụng bút pháp lãng mạn, tạo trạng thái huyền ảo bao trùm toàn bộ bài thơ. - Tình yêu say đắm của Hàn Mạc Tử giành cho xứ Huế mộng mơ. - Khát vọng tình đời, tình người cháy bỏng. Tổng kết Đây Thôn Vĩ Dạ Giảng văn: Đây thôn Vĩ Dạ Đã từng có những cách hiểu khác nhau về bài thơ:  Là một bài thơ tả cảnh Huế  Thể hiện tình yêu thầm kín của Hàn Mạc Tử với Hoàng Cúc. Theo em, nên hiểu bài thơ này như thế nào? Và trước một bài thơ có nhiều cách tiếp cận khác nhau như vậy thì chúng ta sẽ phân tích theo hướng nào? Tài liệu tham khảo Văn học và tuổi trẻ Tạp chí - Trang Web: Các ý kiến trao đổi xin gửi theo địa chỉ e-mail: bn.hong@yahoo.com Xin kính chào Quý vị đại biểu, thầy cô và các em! Người dạy: Bùi Nguyệt Hồng

File đính kèm:

  • pptDay thon vi da.ppt